Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Author
Mình không phải là một cao nhân hay ghê gớm gì trong lĩnh vực thiết kế khuôn mẫu nghành nhựa. Nhưng sau một thời gian lăn lộn bùn đất, mình cũng đã thu lượm được ít nhiều kiến thức và kinh nghiệm, có thể chọn nó làm 1 nghề để theo đuổi và xây dựng lâu dài. Bản thân mình rất đam mê khuôn mẫu, cơ khí, hay miễn cái nào liên quan tới sắt thép,...Một thời mình cũng từng là sinh viên và trải nghiệm từng thời điểm, những băn khoăn khi sv sắp ra trường, hay những nỗi lo trong thời kỳ xin việc,...Nên ít ra bạn nào đang trên con đường "cơ khí" mình hiểu rất rõ những mơ hồ của các bạn và những khó khăn bạn sẽ vấp phải. Và không phải ai học cơ khí, khi ra trường cũng đi theo được con đường mình đã chọn. Thật sự, trước khi được 1 cty lớn nhận vào vị trí thiết kế khuôn, mình đã được nhà trường đào tạo về lĩnh vực khuôn mẫu, bao gồm cả lý thuyết và thực hành thiết kế, mô phỏng, lập trình, đứng máy cnc, ép ra sản phẩm,...Nhưng khi vào môi trường làm việc thực sự mình mới nhận ra tất cả mớ kiến thức ấy chỉ dùng được chưa đến 15%. Đa phần chỉ còn tận dụng lại được các định nghĩa và nguyên lý,....để mình dễ hiểu và tiếp thu được nhanh hơn. Ngoài ra, bạn không áp dụng được bao nhiêu trong mớ lý thuyết bao la ấy vì thực tế người ta còn phải tính rất nhiều yếu tố: chi phí, độ tin cậy, độ bền, phương án gia công, chất lượng sản phẩm ổn định,...Nhưng dù sao mình cũng rất cảm ơn nhà trường đã tạo được bước nền cho sinh viên. Cho nên mình nghĩ, nếu bạn nào đam mê khuôn mẫu nhưng không được nhà trường đào tạo hay chưa vững lý thuyết thì cũng không phải ngại. Các bạn hãy cố gắng vượt qua được vòng phỏng vấn nhé, bằng các bài test cơ bản và 1 chút kiến thức lý thuyết nguyên lý trong các tài liệu phổ thông thôi. Rồi sau đó, khi được tuyển dụng mới chính là môi trường để bạn trau dồi kiến thức thực sự. Trong một cty khuôn mẫu thì vị trí thiết kế khuôn nhiều lúc cũng ngầu lắm, (vì có rất nhiều bộ phận liên quan tới và có thể "chiên xào" bạn bất cứ lúc nào, mà sai sót với sự cố thì thiết kế luôn đội sổ) :24: Mặc dù mấy ku em mới vào chưa biết bao nhiêu nhưng được cái ai cũng nghĩ hắn biết nhiều lắm nên mới làm thiết kế.:65: Rồi nhanh thôi, bạn sẽ được môi trường đào tạo để làm việc thực sự chuyên nghiệp, thông qua việc trải nghiệm thiết kế từng bộ khuôn một theo thời gian. Có thể trong gói đào tạo đó bạn sẽ có cơ hội thực hành máy, thực hành lắp ráp khuôn,...trong vài tháng hoặc nửa năm để có tư duy thực tiễn trước. Nhưng số ít, cũng sẽ rất xui cho ai lọt vào một nơi không cởi mở, không có văn hóa chia sẻ kinh nghiệm, không chuyên nghiệp hoặc quá ít việc để làm, các anh lớn dành hết việc phức tạp thì vấn đề bạn học hỏi sẽ tốn nhiều thời gian hơn, thậm chí lâu dài gây chán ngán.

Hay để nhanh hơn, bạn nào đang là sinh viên hay sv mới ra trường cần trau dồi cấp tốc kỹ năng thiết kế khuôn mẫu có thể đến đây. Không dấu nghề nhé, mình sẽ phân tích rõ ràng từng thông số cụ thể và các lý do, phương án giải quyết trong từng kết cấu, theo nhiều tiêu chuẩn và quan điểm thiết kế từ cty VN đến các cty Nhật và Châu Âu, có tài liệu cụ thể.

Nội dung có thể truyền đạt bao gồm:
1) Phần mềm sử dụng: creo3.0, nx8.5, autocad.
2) Kỹ năng phần mềm: 3D Creo, 2D Creo, 2D Autocad, 3D NX, 2D NX: bao gồm các mẹo, phương pháp thiết kế và kiểm soát tham chiếu.
3) Loại khuôn: khuôn ép, khuôn thổi PET, thổi HDPE.
3) Loại sản phẩm: sp kỹ thuật, nắp chai lọ mỹ phẩm, đồ dùng gia dụng.
4) Dạng kết cấu khuôn: 2 tấm, 3 tấm, bung slide(dùng đinh xiên, cam, cẳng chó, xilanh), lói xiên(lifter), quay ren, hotrunner, valve gate hotrunner, lói 2 tầng, lói ty, lói vành, khuôn thổi PET, thổi HDPE.
5) Tài liệu, catalog,...

Các bạn sẽ phải tự tay thiết kế lần lượt từng sản phẩm và khuôn theo lịch trình hướng dẫn, hoàn thiện 3D, 2D. Đó là cách tốt nhất để trải nghiệm, hiểu và nhớ.

Email: phitruong989@gmail.com
 
Last edited:
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Dear a truongson1t
Bài viết của anh rất hay. Anh hiện giờ ở đâu đấy ạ
 
Z

znk13z

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Cảm ơn anh rất nhiều về cái tâm đối với nghề và đối với đàn em @@
 
V

vantuan000

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Bài viết hay, cảm ơn bạn!
 
D

devotion

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Làm thế nào để em theo Bác học được ak, em mới vào nghề này nhưng em chưa đc thiết kế khuôn mới. Nếu cứ chờ theo tiến trình của công ty rồi sẽ biết thiết kế thì lâu quá
 
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

em học cơ khí chế tạo máy sinh viên năm cuối mà giờ không có phương hướng gì bác ạ. ngành khuôn mẫu em cũng có nghe qua nhưng chưa có kiến thức gì có theo được không bác. duongtrungtn1994@gmail.com bác có tài liệu nào hay chia sẻ cho em với
 
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Bài viết ý nghĩa, mong bạn trao đổi và giúp đỡ thành viên nhiệt tình
 
H

hungmeo87

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Bác có tài liệu khuôn PET, khuôn có slide và lifter cho em xin ah!
Em đa tạ bác!
mail: nguyentranhung87@gmail.com
 
T

tthut26

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Đầu tiên cám ơn bác nhiệt tình. Em cũng đã làm thiết kế khuôn ép hơn 2 năm có chút ít kinh nghiệm. Phần mà em băn khoăn và muốn bác hỗ trợ vài điều:
1- Hệ số co ngót vật liệu nhựa. Cái này là quan trọng quyết định độ chính xác sp. Có bảng tra cho em thì tốt quá. Các tài lieu trên mạng thì em không biết có tin cậy không và biên độ rất rộng( VD từ 1-1,5% thì không biết chọn cái nào).
2- Căn cứ gì lựa chọn vật liệu Cav. Em đoán là dựa vào vật liệu nhựa và số lượng sản phẩm dự định ép của khuôn(tuổi thọ) nhưng cụ thể chọn thế nào em không biết.
Ngày trước em làm mấy thông số này có bác chuyên gia Nhật cung cấp. Các tài liệu ít nói về vấn đề này. Ví dụ như cùng 1 sp nhưng hệ số co ngót đường kính trong và ngoài lại khác nhau.
 

bonze

Active Member
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Mình mạo muội xin hỏi bác Trường Sơn 1t là bạn rửa tay gác kiếm để làm lĩnh vực khác hay lên quản lý, hay mở cty làm về lĩnh vực khuôn mẫu nên cần tuyển nhân viên băng cách truyền nghề này đấy ạ. Nếu bác ngại nói trên dđ thì bác inbox cho e với nhé. E thấy tò mò là bao nhiêu năm lăn lộn mới có được những kiến thức quý báu vậy mà bác sẵn sàng chia xẻ cho anh em trên này !
Mong bác hoan hỷ !
 
Author
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Bạn tthut26,
1.Hệ số co ngót sẽ có 1 những con số theo kinh nghiệm và không phải lúc nào nó cũng đc cho co ngót đồng đều trên sp. Bạn có thể tham khảo co ngót của 1 vài loại nhựa thông dụng: PP(1.6%); ABS,PET,PS(0.5%);HDPE,POM(2%), LDPE(2.6%),...
2.Chọn vật liệu insert: tạm chia cấp độ từ thấp tới cao theo tiêu chí chất lượng sp, chi phí, độ bền khuôn. Mình chia sơ bộ thành từng nhóm chất lượng từ thấp tới cao các loại thép thường dùng.
-S45C, S50C: 16HRC ko tôi
-P20, 2311: 30HRC ko tôi
-P21, NAK80:40HRC ko tôi
-2083, Stavax:50HRC sau tôi
-SKD61: 50HRC sau tôi, 60HRC thấm Nito
-SKD11: 60HRC sau tôi

Độ cứng càng lên cao chất lượng càng cao, chi phí càng cao, sản lượng càng cao.
 
Author
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

bonze,
Mình vẫn đang đi trên con đường để đến cái đích cuối cùng. Rửa tay mỗi khi bước qua 1 đoạn đường thôi. Hj
 
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Bài viết của bac rất hay. E cũng mới bước đầu chập chững thiết kế khuôn. bác có kinh nghiệm gì về tính toán hệ số co ngót để thiết kế khuôn không, share giúp e với. Cảm ơn bác
Email: duongduysc@gmail.com
 
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

Anh cho em theo học với. :). Có quy định hay yêu cầu gì ko ạ
 
Z

ZxICExZ

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

MÌNH CŨNG QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ KHUÔN MẪU.NẾU BẠN CÓ TÀI LIỆU NÀO HAY BẠN CÓ THỂ SHARE CHO MÌNH ĐƯỢC KHÔNG?EMAIL CỦA MÌNH LÀ: nguyentrung091@gmail.com .RẤT CẢM ƠN BẠN
 
D

daovu0608

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

em có thể liên hệ với anh theo cách nào ạ
 

Ngoancp

Active Member
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

em học cơ khí chế tạo máy sinh viên năm cuối mà giờ không có phương hướng gì bác ạ. ngành khuôn mẫu em cũng có nghe qua nhưng chưa có kiến thức gì có theo được không bác. duongtrungtn1994@gmail.com bác có tài liệu nào hay chia sẻ cho em với
Mình thấy rất nhiều bạn rất hào hứng xin và chia sẽ tài liệu. Các tài liệu chuyên môn tất nhiên rất rất là có ích, tuy nhiên nó có ích nhiều hơn với các bạn đã đi làm và đang vướng mắc các vấn đề kỹ thuật. Đối với các bạn sinh viên đôi khi down một tài liệu trăm trang, lại là tiếng anh, thì nói thật các bạn down về chỉ để đầy máy tính cho vui thôi. Trước đây mình cũng vậy, thấy tài liệu nào hay hay thì cứ xin cứ down (miễn phí mà), và 99% tài liệu mình down về đó chưa kịp đọc được tên tài liệu.

Các bạn nên đến gặp trực tiếp bác Truongson1t, cf với bác ấy để biết các bạn cần trang bị những kiến thức gì, lúc đó hảy xin tài liệu. Đừng xin tài liệu kiểu "bác có tài liệu nào hay", mình dám chắc tài liệu của bác chủ thớt tài liệu nào cũng hay, vài ngàn trang tài liệu english, bạn có đọc hết không ? Hay bạn có biết được trang nào hay trong một quyển sách vài trăm trang không ?
 
D

dntpi92

Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

THẦY ƠI NHẬN EM LÀM HỌC TRÒ TRONG LĨNH VỰC KHUÔN MẪU NGÀNH NHỰA VỚI Ạ.
Như tiêu đề trên em là lính mới trong ngành. Bước đầu chập chững bước vào nghề đầy lạ lẫm mong được Thầy Trường Phi và các Thầy trong MESLAB chỉ giúp hướng đi trong nghề này để vương tới đến khát khao đến đỉnh cao của nghề như Thầy Trường Phi đấy ạ.Cảm ơn Thầy đã đọc qua, chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống ạ.
Đây là mail em luôn luôn lắng nghe tâm tình truyền cảm hứng trong nghề của Thầy : dnt.pi92@gmail.com
 

Ngoancp

Active Member
Ðề: Rửa tay gác kiếm, truyền nghề cho sinh viên mới ra trường

THẦY ƠI NHẬN EM LÀM HỌC TRÒ TRONG LĨNH VỰC KHUÔN MẪU NGÀNH NHỰA VỚI Ạ.
Như tiêu đề trên em là lính mới trong ngành. Bước đầu chập chững bước vào nghề đầy lạ lẫm mong được Thầy Trường Phi và các Thầy trong MESLAB chỉ giúp hướng đi trong nghề này để vương tới đến khát khao đến đỉnh cao của nghề như Thầy Trường Phi đấy ạ.Cảm ơn Thầy đã đọc qua, chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống ạ.
Đây là mail em luôn luôn lắng nghe tâm tình truyền cảm hứng trong nghề của Thầy : dnt.pi92@gmail.com
Bạn ở đâu ? Gởi mail cho Thầy, đến gặp Thầy, mời Thầy đi uống cf ? Đưa email của bạn làm gì ?

Các bạn muốn trang bị kiến thức mà thụ động quá, chờ Thầy soạn giáo án gởi mail à. Đừng ôm cái máy tính nữa, nhấc điện thoại lên, gọi một cú, leo lên xe, ra ngoài đời bạn sẽ thấy có rất nhiều diều hay hơn ngồi ôm cái laptop mà tưởng tượng nhiều.
 
Last edited:
Top