Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Author
Chào các bác!
Em đang làm đồ án chế tạo về thiết kế quy trình gia công gối đỡ 2 nửa. Thứ tự các nguyên công của em như sau:


Cho em hỏi là khi em gá tiện lỗ phi60 em không lắp nắp hộp có được không? Vì thầy em nói là nếu em lắp nắp hộp lên tức là em phải thiết kế một quy trình gia công nắp nữa! Thầy không cho em lắp thêm, vậy em có thể tiện vẫn được phải không ạ? Nếu không được thì còn phương án nào tốt hơn mà không phải lắp nắp hộp lên mà vẫn đạt độ chính xác cộng độ nhám bề mặt như bvct.
Em xin cảm ơn!
Hình ảnh và đánh số phiền các bác nhấp vào link dưới.
https://goo.gl/photos/aArQqMSMhENDZysp9
 
Last edited:

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

có 1 câu hỏi cho bạn suy nghĩ: Vì sao phay 4 mà không phay 8,12,14,18,22 luôn một lúc? Rồi làm lỗ 5,21 lại k làm luôn 7,15? hay đại loại vậy.
chỉ với 1 chi tiết mà làm đến 11 công đoạn, vậy là có bấy nhiêu lần sai số công thời gian kẹp gá.
Bạn đã gia công 1 chi tiết thật bao giờ chưa?

còn câu hỏi chính: cần gì nắp hả bạn? nếu bần cùng quá thì từ nguyên khối lớn, khoan 1 lỗ 13 cho đẹp, rồi phay vứt phần trên đi thì cần gì 1 chi tiết nữa? vậy cần gì lắp thêm? thầy nói vậy là đúng còn gì nữa?
 
Author
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Em cảm ơn bác đã gợi ý. Em vẫn còn thắc mắc đó là: nguyên công chắc do em hiểu sai, hồi đầu em hiểu nguyên công đó là khi mình gia công xong một cái mặt đó mình nhấc dao ra là một nguyên công. Giờ em đã hiểu được nguyên công là mình gá 1 lần và thay dao nhiều lần vẫn 1 lần gá đó(do em tìm hiểu chưa kỹ khái niệm). Vậy theo như bác nói thì em chuyển sang phương án như thế này được không ạ? Mong bác nhận xét giúp em





































Số thứ tự nguyên công số bề mặt gia công bề mặt định vị dạng máy gia công
Phay mặt đáy 1 6, 8, 19 máy phay đứng vạn năng
Khoan 5, 21, 7, 15 1, 2, 30 máy khoan cần
Phay các mặt trên 4, 8, 11, 12, 14, 16, 19, 22 1, 5, 21 máy phay ngang vạn năng
Taro 7, 15 1, 5, 21 máy taro
Tiện lỗ, mặt bên, vát
13, 25, 28, 26, 29 1, 5, 21 máy tiện

không biết em gom 3 kiểu tiện lại một nc ở nc tiện được không ạ? Em rất băn khoăn về cái lỗ phi60 yêu cầu độ chính xác cao nhất nên có 2 phương án là phay và tiện, bác có thể cho em ý kiến về cái lỗ này gia công như thế nào được ạ? Em gửi bác link bản vẽ của em đã vẽ.
https://drive.google.com/file/d/0B68iMakvd0O5VW1hRGVqRnNvcWc/view?usp=sharing
Bác giúp em với. Em cảm ơn bác nhiều ạ!
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Em cảm ơn bác đã gợi ý. Em vẫn còn thắc mắc đó là: nguyên công chắc do em hiểu sai, hồi đầu em hiểu nguyên công đó là khi mình gia công xong một cái mặt đó mình nhấc dao ra là một nguyên công. Giờ em đã hiểu được nguyên công là mình gá 1 lần và thay dao nhiều lần vẫn 1 lần gá đó(do em tìm hiểu chưa kỹ khái niệm). Vậy theo như bác nói thì em chuyển sang phương án như thế này được không ạ? Mong bác nhận xét giúp em





































Số thứ tự nguyên công số bề mặt gia công bề mặt định vị dạng máy gia công
Phay mặt đáy 1 6, 8, 19 máy phay đứng vạn năng
Khoan 5, 21, 7, 15 1, 2, 30 máy khoan cần
Phay các mặt trên 4, 8, 11, 12, 14, 16, 19, 22 1, 5, 21 máy phay ngang vạn năng
Taro 7, 15 1, 5, 21 máy taro
Tiện lỗ, mặt bên, vát 13, 25, 28, 26, 29 1, 5, 21 máy tiện

không biết em gom 3 kiểu tiện lại một nc ở nc tiện được không ạ? Em rất băn khoăn về cái lỗ phi60 yêu cầu độ chính xác cao nhất nên có 2 phương án là phay và tiện, bác có thể cho em ý kiến về cái lỗ này gia công như thế nào được ạ? Em gửi bác link bản vẽ của em đã vẽ.
https://drive.google.com/file/d/0B68iMakvd0O5VW1hRGVqRnNvcWc/view?usp=sharing
Bác giúp em với. Em cảm ơn bác nhiều ạ!
Bạn đã bao giờ tiện 1 cái lỗ cho một chi tiết không tròn xoay chưa?
làm thế nào để chuẩn tâm cho 13 khi gá lên máy tiện? đấy là câu hỏi cho bạn suy nghĩ.

Không phải là "Em làm thế này được không?" mà phải là: "Em làm vì lí do này" hay "em vẫn thấy không ổn ở chỗ này"

Bạn là người thiết kế ra chi tiết đấy hay bạn là ai? làm gì trong công việc này?
 
Author
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Cảm ơn Bác! Hồi giờ em không biết điều đó. Nên cứ hỏi mà không có chính kiến với em sợ nêu ý kiến mình ra rồi giống như phản bác ý thầy hay ý của Bác vậy. Theo như bản vẽ của em thì em đã có cái gờ để đẩy cái bàn gá chi tiết vào mâm tiện sau đó em định vị bàn gá vào mâm tiện bằng chốt định vị và siết bu lông cố định lại, sau đó gá khối chuẩn lên bàn gá, cho chi tiết lên khối chuẩn trên bàn gá sao cho hai lỗ 2 bên định vị vào chốt côn thì lúc đó là tâm đã được chuẩn với tâm của máy tiện rồi! Theo bác có đúng không ạ?
dưới đây là link hình vẽ nguyên công tiện của em
https://goo.gl/photos/aArQqMSMhENDZysp9
Còn phương án phay thì nếu muốn đồng tâm được thì dễ hơn phải không Bác?
Em chưa bao giờ gia công thực tế nên cũng chưa có nhiều kiến thức về cách thức mà ta gá lên rồi để dao, điều chỉnh sau đó chạy dao như thế nào? Nên cũng đang rất mông lung. Mong Bác giải đáp giúp em hoặc cho em biết em cần đọc tài liệu nào để biết sâu hơn về máy cũng như đồ gá khi thiết kế gia công chi tiết hàng loạt.
 
Author
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Bác ơi, bác đâu rồi? Bác cho em hỏi nếu chọn nguyên công là Tiện mặt lỗ thì khi tiện nếu không có nắp trên, dao sẽ bị va đập sau mỗi nửa vòng quay. Vậy ta nên chọn tốc độ vòng quay lớn hơn đồng thời chiều sâu cắt cũng phải nhỏ lại, vậy là khoảng bao nhiêu là hợp lý ạ?
 
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Theo những gì em biết thì nguyên công tiện lỗ 13, vát mép 25, 26, 28, 29 vẫn thực hiện được trên máy phay mà, sao cần phải làm trên máy tiện cho nó khó. Làm trên máy tiện thì phải thiết kế đồ gá >> tốn thời gian + tốn kém.
Ta có thể dùng dao Boring ( dao doa ), nguyên lý giống như tiện thôi, khác 1 chỗ là dao vừa quay tròn vừa tịnh tiến đi xuống.
Boring xong thì vát mép luôn trên một lần gá đặt, tất cả thực hiện trên máy phay CNC có thay dao tự động là được.
Sao phải đem đi tiện cho nó mất thời gian ra nhỉ.
Đây là ngu ý của em, có gì không đúng mong mợi người cho ý kiến nhé.


Em Cám ơn.
 
Author
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Vậy con dao bác nói thì nó phải đi từ bên này qua bên kia chứ làm sao đi xuống được? Doa trên máy phay thì đi từ trên xuống nếu phay đứng, còn doa ngang thì mình không biết có không? Mình cũng nghĩ phương án của bạn nhưng là con dao phay dĩa đi từ trên xuống có lẽ sẽ chuẩn hơn. Theo ý bác thì sao?
 
Ðề: Đồ gá tiện chi tiết gối đỡ 2 nửa

Vậy con dao bác nói thì nó phải đi từ bên này qua bên kia chứ làm sao đi xuống được? Doa trên máy phay thì đi từ trên xuống nếu phay đứng, còn doa ngang thì mình không biết có không? Mình cũng nghĩ phương án của bạn nhưng là con dao phay dĩa đi từ trên xuống có lẽ sẽ chuẩn hơn. Theo ý bác thì sao?
Doa trên máy phay ngang được nhé,
Nếu trên máy phay đứng có 2 cách để làm :
1 . thiết kế đồ gá nằm ngang để lỗ cần gia công của sản phẩm xoay theo hướng thẳng đúng từ trên xuống
2. có loại đầu BT chuyển góc 90 độ nhé.
Em gửi thêm hình ảnh của nó nhé
 

Attachments

Em gửi thêm hình ảnh của con dao Boring mà em đang nói đến nhé.
Mọi nguwoif xem hình ảnh nha.
Có thể phương án em đưa ra chưa phải là tốt nhất,
Trong điều kiện sản xuất hàng loạt, và sự phát triển của ngành CNC như hiện nay, em nghĩ sinh viên nên tiếp cận đến những cong nghệ, thiết bị mới để áp dụng vào làm đồ án, như vậy mới là thiết thực.
 

Attachments

Author
Cảm ơn Bác nhiều! Em cũng đã xem qua video về gia công trên máy phay ngang nhưng em thấy về nguyên lý thì nó gần như tương tự phương án tiện về cách chạy dao, nếu con dao như của bác thì mình cũng vẫn phải chạy từ bên này qua bên kia đúng không bác? Chứ mình không có đi từ trên xuống. Còn về phần điều chỉnh sao cho được lỗ phi60 thì mình chọn dao theo đường kính phải không Bác? Vậy nếu em chọn nguyên công tiện thì theo bác em sẽ giải thích với thầy như thế nào về gá làm sao cho đồng tâm ạ? Đó là điều mà em thắc mắc từ đầu đến giờ mà chẳng ai giải đáp giúp em :)) .
Tuần sau em ký rồi nên nếu được, Bác giúp em giải đáp sớm được thì may quá ạ! Em cảm ơn Bác!
 
M

maythoikhi

Trong phương án của bạn đưa ra có mấy vấn đề sau:
Vì đây là đồ án, Bạn chỉ làm trên lý thuyết, sách vở thôi lên việc bạn chọn Phương án như thế nào là tùy thích, nếu ở đây mà thầy đưa cho bạn một mẫu sản phẩm là gối đỡ hai nửa và yêu cầu bạn lấy mẫu, thiết kế và chế tạo nó thì có lẽ sẽ rất khác, và ý nghĩa hơn.
- Theo như đồ gá bạn thiết kế để gia công lỗ R30, Tôi thấy về lý thuyết ok, có quả đối trọng, đồ gá định vị đủ để xác định được tâm R30 ( theo lý thuyết, không tính thực tế sản xuất), nên khi thấy bạn hỏi "theo bác em sẽ giải thích với thầy như thế nào về gá làm sao cho đồng tâm ạ?" làm Tôi có chút hơi bối rối vì trước tiên bạn phải có phương án định vị, rồi kẹp chặt ... thì mới lên được đồ gá.
- Để trả lời câu hỏi của bạn Tôi có mấy câu hỏi sau: để tiện R30 bạn cần không chế những bậc tự do nào, và các thông số kích thước như ( Kích thước 50+0,125; kích thước tâm 90 +-0.125; rồi Độ // 0.015 với tâm B sẽ đạt được kiểu gì,).
Giả thuyết nếu bạn gia công được R30 thì:
- bạn lấy gì để khẳng định rằng kích thước R30 -0.08 nằm trong miền dung sai, hay bạn kiểm kích thước R30 -0.08 đó kiểu gì?
- Khi lắp ghép 2 nửa gối đỡ lại với nhau, lấy gì để đảm bảo hai nửa hình trụ R30 thành một hình trụ tròn xoay tâm B. (hay cứ để khi ghép hai nửa gối vào chúng lại chả có liên quan gì đến nhau).
Tôi có mấy chia sẻ vậy thôi, hi vọng hữu ích với bạn.
 
Author
Trong phương án của bạn đưa ra có mấy vấn đề sau:
Vì đây là đồ án, Bạn chỉ làm trên lý thuyết, sách vở thôi lên việc bạn chọn Phương án như thế nào là tùy thích, nếu ở đây mà thầy đưa cho bạn một mẫu sản phẩm là gối đỡ hai nửa và yêu cầu bạn lấy mẫu, thiết kế và chế tạo nó thì có lẽ sẽ rất khác, và ý nghĩa hơn.
- Theo như đồ gá bạn thiết kế để gia công lỗ R30, Tôi thấy về lý thuyết ok, có quả đối trọng, đồ gá định vị đủ để xác định được tâm R30 ( theo lý thuyết, không tính thực tế sản xuất), nên khi thấy bạn hỏi "theo bác em sẽ giải thích với thầy như thế nào về gá làm sao cho đồng tâm ạ?" làm Tôi có chút hơi bối rối vì trước tiên bạn phải có phương án định vị, rồi kẹp chặt ... thì mới lên được đồ gá.
- Để trả lời câu hỏi của bạn Tôi có mấy câu hỏi sau: để tiện R30 bạn cần không chế những bậc tự do nào, và các thông số kích thước như ( Kích thước 50+0,125; kích thước tâm 90 +-0.125; rồi Độ // 0.015 với tâm B sẽ đạt được kiểu gì,).
Giả thuyết nếu bạn gia công được R30 thì:
- bạn lấy gì để khẳng định rằng kích thước R30 -0.08 nằm trong miền dung sai, hay bạn kiểm kích thước R30 -0.08 đó kiểu gì?
- Khi lắp ghép 2 nửa gối đỡ lại với nhau, lấy gì để đảm bảo hai nửa hình trụ R30 thành một hình trụ tròn xoay tâm B. (hay cứ để khi ghép hai nửa gối vào chúng lại chả có liên quan gì đến nhau).
Tôi có mấy chia sẻ vậy thôi, hi vọng hữu ích với bạn.
Em cảm ơn Bác đã giải đáp giúp em! Giờ thì em đã thông não rồi! Câu hỏi của bác em xin trả lời là: em sẽ khống chế các bậc tự do x, y, z, Mx, My(có đúng không Bác?). Em cũng đã nghĩ ra phương án là phay ngang, dùng dao phay ngón trên máy phay CNC. Nhưng thời gian không còn dài, có lẽ em sẽ để phương án này và giải thích thầy khi bảo vệ. Tại em cứ sợ phương án mình chọn không hợp lý cái rồi thầy hỏi không biết trả lời là rớt. :) Kỳ cuối rồi, em chỉ muốn ra trường đi làm thôi, nên cũng lo lỡ rớt phát ở lại kỳ nữa! :) Em còn thi 2 môn nữa mà chưa ôn gì, thông não rồi chắc em đi ôn thi cái đã! Cảm ơn Bác nhiều!
 
Trước kia mình cũng phải làm đồ án công nghệ chế tạo máy như này.
nếu đã là gối đỡ khi gia công lỗ R30 mà không ghép nửa còn lại vào rồi gia công 1 lần thì không có gì đảm bảo là sau khi gia công xong rồi lắp ghép 2 nửa lại sẽ đồng tâm với nhau.
Mà 2 nửa đã không đòng tâm thì không còn là lỗ tròn nữa rồi.
Thầy giáo không cho ghép nửa kia lại để gia công, mình nghĩ thầy đố mẹo học sinh thôi, nếu học sinh không biện luận được luôn thì đồ án này khó qua lắm.
Thầy giáo mình trước kia cũng vậy, thầy cố tình đưa ra phương án sai, nếu học sinh không phát hiện ra và biện luận lại được là tạch.
Đó là ý kiến của mình
 
Author
Trước kia mình cũng phải làm đồ án công nghệ chế tạo máy như này.
nếu đã là gối đỡ khi gia công lỗ R30 mà không ghép nửa còn lại vào rồi gia công 1 lần thì không có gì đảm bảo là sau khi gia công xong rồi lắp ghép 2 nửa lại sẽ đồng tâm với nhau.
Mà 2 nửa đã không đòng tâm thì không còn là lỗ tròn nữa rồi.
Thầy giáo không cho ghép nửa kia lại để gia công, mình nghĩ thầy đố mẹo học sinh thôi, nếu học sinh không biện luận được luôn thì đồ án này khó qua lắm.
Thầy giáo mình trước kia cũng vậy, thầy cố tình đưa ra phương án sai, nếu học sinh không phát hiện ra và biện luận lại được là tạch.
Đó là ý kiến của mình
Vâng! Thầy cũng đồng ý em làm phương án này, thầy nói là phương án này khó cái là xác định đồng tâm thôi! Chứ thật sự nếu em cần gia công phi60, vát mép và mặt bên thì chọn như thế này hợp lý hơn, đỡ mất thời gian thay dao. Chi phí sẽ giảm. Các nhóm khác cũng làm chi tiết gối đỡ nhưng là gối đỡ liền nắp(nắp và thân là 1) nên lúc đầu em cũng băn khoăn là khi gia công nó sẽ gây va đập. Nhưng thực chất điều đó không phải là cốt lõi, cái cốt lõi chính là đồng tâm.
 
Author
Em mới bảo vệ xong! Cũng chưa hài lòng lắm với kết quả đạt được nhưng sau đồ án này em hiểu được rất nhiều điều, một trong những điều đó chính là về bản thân, đó là phải phân tích kỹ càng trước khi quyết định một điều gì đó, giống như là mình làm đồ án, phương án mình chọn cũng phải có cơ sở vậy! Điều này thực sự rất khó, nhưng không phải lúc nào cũng phải xem xét kỹ rồi mới quyết định, đôi lúc cũng ngoại lệ. Em đã thay đổi cách suy nghĩ từ cái đồ án này! Cảm ơn các bác. Mong là sau này sẽ còn được đồng hành cùng các mem trong diễn đàn nhiều hơn để được học hỏi thêm nhiều điều nữa!
 
Em mới bảo vệ xong! Cũng chưa hài lòng lắm với kết quả đạt được nhưng sau đồ án này em hiểu được rất nhiều điều, một trong những điều đó chính là về bản thân, đó là phải phân tích kỹ càng trước khi quyết định một điều gì đó, giống như là mình làm đồ án, phương án mình chọn cũng phải có cơ sở vậy! Điều này thực sự rất khó, nhưng không phải lúc nào cũng phải xem xét kỹ rồi mới quyết định, đôi lúc cũng ngoại lệ. Em đã thay đổi cách suy nghĩ từ cái đồ án này! Cảm ơn các bác. Mong là sau này sẽ còn được đồng hành cùng các mem trong diễn đàn nhiều hơn để được học hỏi thêm nhiều điều nữa!
sau khi bảo vệ xong bạn có cảm nghĩ gì không?
Nếu giờ bạn làm lại thì bạn có làm theo phuong án khác không? bạn thấy có phương án nào khác tốt hơn phương án bạn đã làm như trong đồ án vủa rồi không ?
 
Author
sau khi bảo vệ xong bạn có cảm nghĩ gì không?
Nếu giờ bạn làm lại thì bạn có làm theo phuong án khác không? bạn thấy có phương án nào khác tốt hơn phương án bạn đã làm như trong đồ án vủa rồi không ?
Thật sự là nếu trên thực tế, thầy giao cho em một bản vẽ chi tiết gối đỡ 2 nửa như trong đồ án vừa rồi và chỉ cho phép em thiết kế quy trình và gia công thực tế 1 nửa dưới thôi thì em sẽ không chọn phương án tiện như trong đồ án em đã làm. Lý do là như chúng ta đã phân tích là nó rất khó để gá đồng tâm, gây va đập đồng thời cũng khó chỉnh sao cho đối trọng cân bằng lực với trọng lượng gối đỡ. Làm như phương án của Bác ở trên em thấy thực tế hơn. Ngoài ra còn có thể Phay bằng dao phay dĩa trên máy phay CNC. Nhưng thực tế thì đúng là gia công gối đỡ ít khi chỉ gia công 1 nửa gối mà thường chế tạo 2 nửa sau đó mới ghép lại và gia công 2 nửa lỗ của 2 chi tiết cùng 1 lúc.
 
Top