Bánh răng

  • Thread starter toilatoi
  • Ngày mở chủ đề
T

toilatoi

Author
Cho em hỏi thế nào được gọi là bánh răng cấp nhanh và bánh răng cấp chậm ạ...
 

TYA

Well-Known Member
Là bánh răng sơ cấp và thứ cấp trong hộp giảm tốc ! Anh bó tay hoàn toàn về câu hỏi đấy !!!!!!
 
T

toilatoi

Author
Sorry . Nhưng em vẫn chưa hiểu khi nào gọi là cấp nhanh và cấp chậm ạ ? Anh có thể nói rõ hơn không
 
Sorry . Nhưng em vẫn chưa hiểu khi nào gọi là cấp nhanh và cấp chậm ạ ? Anh có thể nói rõ hơn không
Vấn đề rất đơn giản bạn có thể hiểu như anh TYA nói : bạn có thể hiểu từ sơ cấp và thứ cấp giống như nghĩa của nó của ngành điện ấy >> bộ truyền của HGT đón c /đ từ động cơ gọi là sơ cấp ( tức cấp nhanh ) , bộ truyền tiếp theo là thứ cấp ( tức cấp chậm ) . Bạn đang hỏi với HGT 2 cấp với HGT 3 cấp còn có bộ truyền trung gian .
- Hoặc bạn có thể hiểu thế này với HGT 2 cấp nhé : HGT có tác dụng giảm tốc độ vòng quay , ở trục vào có c/đ lớn hơn >> bộ truyền cấp nhanh , ở đầu ra có c/ đ chậm hơn >> bộ truyền cấp chậm .
Hình vẽ minh họa cho bạn đây :
 
Last edited:
L

lfree2009

Author
Bánh răng cấp nhanh là bộ bánh răng chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh, bánh răng cấp chậm thi ngược lại.
Bạn có động cơ tốc độ quay 1450 v/ph, bạn cần bơm nước tốc độ quay 2800 v/ph thì bộ bánh răng của bạn là phải bộ tăng tốc, lúc đó bộ bánh răng của bạn gọi là cấp nhanh.
 

TYA

Well-Known Member
@ lfree : Lơ mơ ! Ai bảo thế là cấp nhanh, cấp chậm. Cấp nhanh , cấp chậm là khái niệm gắn với các bộ truyền đa cấp, bất kể tăng/giảm tốc. Cụ thể xem hình letiendung đưa lên.
 
Bánh răng cấp nhanh là bộ bánh răng chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh, bánh răng cấp chậm thi ngược lại.
Bạn có động cơ tốc độ quay 1450 v/ph, bạn cần bơm nước tốc độ quay 2800 v/ph thì bộ bánh răng của bạn là phải bộ tăng tốc, lúc đó bộ bánh răng của bạn gọi là cấp nhanh.
Cậu này xem lại đi nhé , cậu nói vậy là chưa được đầu .
Còn về động cơ thì đa số các động cơ đều cần giảm tốc cậu ạ , tại sao vậy ? cậu nên tự đọc sách về động cơ điện sẽ rõ hơn .
 
L

lfree2009

Author
Đúng, đa số là người ta chế Hộp giảm tốc, cũng có trường hợp người ta cần tốc độ quay cao (công suất nhỏ), nên người ta chế bộ hộp tăng tốc. Cũng có loại động cơ điện tốc độ quay chỉ có 1450 v/phút, động cơ này không đủ tốc độ quay để kéo máy bơm (2800v/phút mới bơm được nước). Đa số là giảm tốc, còn lại ... thiểu số là tăng tốc. Cậu chưa gặp thực tế nên mới nói vậy, đôi khi thực tế sách vở không nói đến, đừng là con mọt sách nhé
Hộp giảm tốc đâu chỉ dùng cho động cơ điện, nó còn dùng cho cả động cơ Diesel và xăng nữa, động cơ Diesel mo men lớn nhưng tốc độ quay chậm hơn động cơ điện và xăng, ở công ty tôi vẫn chế hộp tăng tốc (tăng vòng quay) cho động cơ Diesel kéo bơm nước đó
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
@lfree : Tăng tốc hay giảm tốc vẫn ứng dụng phổ biến. Nhưng "cấp" nhanh/chậm là nói cho 1 cặp bánh răng chứ không nói theo 1 bánh răng.

Vì thế nếu 1 cặp br có tỉ số truyền u hay 1/u cũng được, dù tăng hay giảm tốc vẫn không có khái niệm cấp nhanh cấp chậm => nói gì đến br cấp nhanh, chậm ?

Do đó câu "Bánh răng cấp nhanh là bộ bánh răng chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh" là không rõ nghĩa, không coi là đúng được !
 
D

di_kien

Author
Bánh răng cấp nhanh là bộ bánh răng chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh, bánh răng cấp chậm thi ngược lại.
Bạn có động cơ tốc độ quay 1450 v/ph, bạn cần bơm nước tốc độ quay 2800 v/ph thì bộ bánh răng của bạn là phải bộ tăng tốc, lúc đó bộ bánh răng của bạn gọi là cấp nhanh.
He he nói như thế này thì ai chả nói được: "cấp nhanh là chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh. bánh răng cấp chậm thi ngược lại".
Thế xin hỏi nếu đảo đầu ra thì sao? chậm lại thành nhanh, nhanh lại thành chậm.............chậm lại thành nhanh, nhanh lại thành chậm.......:67::67::67:
 

Mesia™

Active Member
He he nói như thế này thì ai chả nói được: "cấp nhanh là chuyển từ tốc độ chậm sang tốc độ nhanh. bánh răng cấp chậm thi ngược lại".
Thế xin hỏi nếu đảo đầu ra thì sao? chậm lại thành nhanh, nhanh lại thành chậm.............chậm lại thành nhanh, nhanh lại thành chậm.......:67::67::67:
:77: Đừng nên làm phức tạp vấn đề, mọi chuyện nên đơn giản hóa cho dẽ hiểu, còn ai mà đảo ngược cái như bạn nói thì chắc người đó không bình thường.:68:
 
D

di_kien

Author
:77: Đừng nên làm phức tạp vấn đề, mọi chuyện nên đơn giản hóa cho dẽ hiểu, còn ai mà đảo ngược cái như bạn nói thì chắc người đó không bình thường.:68:
Hề hề, xem ra kiến thức bạn về chế tạo máy cũng khá, xin bạn Vịt trả lời cho mình xem định nghĩa cấp nhanh và cấp chậm ở đây được định nghĩa thế nào, khác nhau ra sao?
Gợi ý nhỏ cho Vịt nhé, Vịt thử phân tích độ bền của bánh răng của cấp nhanh và cấp chậm xem sao!
Chờ tin Vịt!
 

Mesia™

Active Member
Mình không chuyên sâu về Cơ khí và CTM không dám phát biểu linh tinh.
 
N

NDA

Author
Nếu như các bạn chỉ cần tìm những định nghĩa hay công thức tính toán cho hộp giảm tốc thì theo cuốn tính toán hệ dẫn động cơ khí, hướng dẫn làm đồ án chi tiết máy là có hết mà, còn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về độ bền ,vật liệu, chọn thông số các chi tiết như ổ bi, ổ đỡ, trục thì thật không đơn giản đâu nên tránh tranh luận vì như vậy sẽ đi xa vấn đề đó.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Hề hề, xem ra kiến thức bạn về chế tạo máy cũng khá, xin bạn Vịt trả lời cho mình xem định nghĩa cấp nhanh và cấp chậm ở đây được định nghĩa thế nào, khác nhau ra sao?
Gợi ý nhỏ cho Vịt nhé, Vịt thử phân tích độ bền của bánh răng của cấp nhanh và cấp chậm xem sao!
Chờ tin Vịt!
Mọi người đang nói về hộp giảm tốc (HGT) - mà cụ thể là hộp 2 cấp! Với HGT thì cấp nhanh là cấp có tốc độ cao (cấp ở đầu vào) còn cấp chậm là cấp có tốc độ thấp (có trục ra). Nếu HGT nhiều cấp nữa thì nên đánh số (cấp 1, 2...) mà nói thì mới chính xác! Các cấp của HGT đều là giảm tốc cả! Thêm vào đó, HGT thì không đảo đầu mà chạy được đâu vì không phải cứ đảo đầu là thành hộp tăng tốc!

WJT.
 

paven8880

Active Member
Nói đến cấp nhanh cấp chậm là nói đến nhiều cặp br trong hộp giảm tốc rồi. nếu chỉ có 1 thì người ta phân ra làm sao đc.Cũng nói thêm đây là nói về hộp giảm tốc! Còn việc đảo đầu hộp giảm tốc, theo nguyên lí chung thì thành hộp tăng tốc. nhưng nó còn liên quan đến nhiều vấn đề như độ bền br chẳng hạn...cho nên ko thể đảo nó mà trở thành HTT đc
 

thanh hao

<b>Giải nhất vòng 2 cuộc thi NPD11 năm 2010</b>
theo mình thì như letiendung nói là dể hiểu và đúng nhất. hộp giảm tốc chẳng qua là một bộ phận trong cơ cấu truyền động có tác dụng làm giảm tốc độ của nguồn cung cấp(động cơ) để đưa ra bộ phận công tác.thông thường thi tốc độ của động cơ rất lớn mà nếu truyền trực tiếp sang bộ phận công tác thì rất nhanh hỏng và khó điều khiển.vì thế người ta đã ngỉ ra hộp giảm tốc độ.còn nếu muốn hiểu rõ vấn đề thì bạn nên xem kỹ cuốn (nguyên lý chi tiết máy).
 
Đúng, đa số là người ta chế Hộp giảm tốc, cũng có trường hợp người ta cần tốc độ quay cao (công suất nhỏ), nên người ta chế bộ hộp tăng tốc. Cũng có loại động cơ điện tốc độ quay chỉ có 1450 v/phút, động cơ này không đủ tốc độ quay để kéo máy bơm (2800v/phút mới bơm được nước). Đa số là giảm tốc, còn lại ... thiểu số là tăng tốc. Cậu chưa gặp thực tế nên mới nói vậy, đôi khi thực tế sách vở không nói đến, đừng là con mọt sách nhé
Hộp giảm tốc đâu chỉ dùng cho động cơ điện, nó còn dùng cho cả động cơ Diesel và xăng nữa, động cơ Diesel mo men lớn nhưng tốc độ quay chậm hơn động cơ điện và xăng, ở công ty tôi vẫn chế hộp tăng tốc (tăng vòng quay) cho động cơ Diesel kéo bơm nước đó
Động cơ điện sử dụng cho các máy vận chuyển ví dụ như : Băng tải , xích tải ...đa số là cần giảm tốc >>cần có hộp giảm tốc , nếu bạn cần có tốc độ cao bạn nên chọn động cơ có tốc độ cao như vậy sẽ đơn giản hơn mà giá thành có khi laih rẻ hơn.
Còn về phần bạn nói tới động cơ deszen và động cơ xăng để tăng tốc độ vòng quay cho máy bơm bạn cần nâng số vòng quay lên bao nhiêu lần mà cần chế hẳn 1 hộp tốc độ vây ? Thực đúng như bạn nói cũng không ít trường hợp cần phải tăng tốc thật . Ví dụ máy bơm nước để chống hạn , tát ao hồ , máy bơm cát , máy nghiền bột gia xúc ... v.v . nhưng thực tế thì người ta thường sử dụng buly để khuyếch đại tốc độ vòng quay lên . Nhưng cần chú ý tới các yếu tố sau : momen cần thiết ,công suất , tốc độ vòng quay ...Cái này tùy thuộc vào công việc cụ thể , với các loại máy này mình tiếp xúc với nó thường xuyên .

P / S : Hơi lệch lạc vấn đề so với câu hỏi của chủ topic chút mong các thầy , anh thông cảm .
 
Last edited:
Top