BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 22] Mô hình shock wave khảo sát tàu ngầm lớn kilo

Làm feasibility study tình cờ thấy trong Abaqus documentation mô hình này mô phỏng tàu ngầm dưới tác động của vụ nổ. Chắc các bạn quân đội nhân dân sẽ yêu thích, trong bài này nhắc đến mô hình tàu ngầm lớp kilo của xô viết, vừa rồi Việt Nam mua 6 chiếc về đặt tên theo 6 thành phố. Lớp kilo này được Việt Nam thích vì được mệnh danh là lỗ đen, khó bị phát hiện bởi các thiết bị săn ngầm, còn tại sao thì chúng ta không cần biết, có nhu cầu chế tạo đâu, Bắc Trung Nam rừng vàng Biển Đông biển bạc, bốc tiền lên mua về thôi.
http://129.97.46.200:2080/v2016/books/exa/default.htm?startat=ch09s01aex133.html
(mục 9.1.6 UNDEX analysis of a detailed submarine model)

Mong các bạn yêu thích thì ráng gắng sức, cả nước cày cuốc mấy chục năm mua được 6 con kilo này, lóng ngóng học sử dụng. Trong chương trình đại học phải chi thay Marx bằng Marc (nonlinear finite element code mới được giải thưởng của NASA) thì giờ chắc đã chế tạo được 60 chiếc, khác mỗi chữ x và chữ c nhưng một bên khi nhắc đến kilo thì nghĩ đến gạo, bên kia nói đến kilo là nghĩ đến mô hình ansys, abaqus...
 
Last edited:
T

thicongpccc

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Mua 50 con kilo cho máu
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 23] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 1-2

Trở lại cùng 500 anh em,

Góp phần tạo dữ liệu, nhất là tài liệu tốt cho cộng đồng học và làm mô phỏng, mình mới soạn xong tutorial Abaqus phần fundamentals. Tutorial này đã được gửi cho Abaqus và submit cho Learning Community của Simulia (Dassault Systeme).

Tutorial bao gồm 9 chương (80 trang), bao gồm các bài đi từ chia lưới cho đến mô phỏng cơ nhiệt với vật liệu phi tuyến.

Problem được giải trong tutorial là bài toán trong giáo trình training course của code Cast3M. Bản tiếng Anh đầy đủ của course này ở đây, bạn nào làm cast3M có thể download code về chạy từ đầu đến cuối, kèm theo bài giảng rất chi tiết :
http://www-cast3m.cea.fr/html/formations/Starting_with_Cast3M.pdf

Tại sao Cast3M ?
Mình soạn tutorial Abaqus theo Cast3M vì vài lý do sau. Thứ 0, dĩ nhiên là vì mình rất thành thạo Cast3M, từng 4 năm ngày nào cũng code với nó. Thứ nhất vì mình thấy problem được giải quyết trong cast3m course rất hữu ích, theo kinh nghiệm lâu năm làm mô phỏng của mình. Hữu ích ở đây là từ problem đó mình nhanh chóng giải quyết được nhiều project khác, học xong là ứng dụng ngay và luôn, chứ không phải chỉ có kiến thức, biết dùng phần mềm rồi lại phải mò mẫm dự án đang làm. Thứ 2, khác với các phần mềm khác, Cast3M không phải là "hộp đen", nên các thao tác xây dựng mô hình, giải phương trình, xử lý kết quả đều được thiết lập từ các lệnh và toán tử cơ bản, qua đó người dùng hiểu hết toàn bộ quy trình (cũng vì thế nên sau này sẽ làm "đúng quy trình" !). Thứ 3, tiện so sánh kết quả giữa các phần mềm, việc so sánh này cũng thú vị.

(Cast3M là phần mềm phần tử hữu hạn phát triển bởi cao ủy năng lượng hạt nhân Pháp (http://www-cast3m.cea.fr/index.php?xml=presentation))

Tài liệu mình viết theo style bài giảng của Abaqus, cả cách trình bày lẫn ngôn ngữ, rất dễ đọc và tiện theo dõi. Do mình submit cho Dassault nên viết bằng tiếng Anh. Tài liệu không nhằm mục đích thương mại, nên các bạn vui lòng không copy, không in để bán, sử dụng để giảng dạy thoải mái với điều kiện ghi rõ nguồn và tôn trọng quyền tác giả.

Tutorial này không chỉ giúp người dùng làm quen với phần mềm, phương pháp PTHH, mà còn hiểu sâu về computer implantation, các kiểu dữ liệu sử dụng trong xây dựng mô hình, qua đó biết thao tác cũng như sử dụng thủ thuật hợp lý để xử lý một số vấn đề kĩ thuật đặc biệt.

Cũng vậy, tuy bài tập được giải trên graphic interface (abaqus cae), nhưng các chương cuối được giải kết hợp với keywords editor để người dùng làm quen với việc viết mô hình sử dụng code lệnh.

Mình sẽ up dần từng chương lên, chúc 500 anh em cày bừa tốt, và làm ra 500 con kilo với sukhoi cho Việt Nam.

Chương 1-2, bao gồm general introduction :
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6Q0NmQ3piTG15dVk

Cuối cùng, dù viết rất cẩn thận và đầu tư khá nhiều thời gian (hơn nữa là với trình độ abaqus của mình !) mình sẵn sàng đón nhận 500 ý kiến anh em gửi về nhằm sửa đổi bổ sung để hoàn chỉnh hơn !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 24] Giáo trình truyền nhiệt MIT ocw

Do tài liệu mình post trên là tutorial, nên không có chức năng review lý thuyết, mà chủ yếu là hands-on section.

Problem trong tutorial bắt đầu với chương về nhiệt, tuy nhiên các bạn đừng ngại nếu chưa học gì về nhiệt. Phương trình nhiệt không khác gì phương trình kéo nén trong sức bền vật liệu. Hầu hết các sách phần tử hữu hạn cũng bắt đầu bằng phương trình nhiệt, cuối sách mới nói đến phương trình đàn hồi, vì phương trình nhiệt là tường minh và đơn giản nhất.

Các giáo trình về nhiệt thường viết rất dài, chủ yếu do phần mô tả hiện tượng nhiệt và background về thermodynamics. Tuy nhiên phương trình nhiệt và các bài toán căn bản thì khá dễ. Để tiết kiệm thời gian và đọc hiệu quả, khi đọc giáo trình heat transfer các bạn vào thẳng phương trình truyền nhiệt và Fourier, cũng vậy đối với các mô hình đối lưu, bức xạ, sau đó là bài tập là hiểu ngay, 3 ngày là lên lớp dạy lại cho các thầy được rồi.

Giáo trình heat transfer thì nhiều. Ở đây mình giới thiệu free online textbook, đăng trên site ocw (học liệu mở) của MIT:
http://web.mit.edu/lienhard/www/ahtt.html
 
Lượt thích: Done

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Trong tutorial Abaqus của mình, chương 1-2 và chương 5 là phân tích tuyến tính, các chương còn lại đều liên quan đến phi tuyến với cả 4 kiểu đk biên, load, geometry và vật liệu.

Thuật toán phổ thông nhất để giải trường hợp phi tuyến là Newton-Raphson. Các lỗi hội tụ cũng từ đây, khi gặp vấn đề convergence, các bạn xem các thông số quá trình giải (trong abaqus được lưu lại trong file .msg và .sta) sẽ "bắt bài" vì sao Newton-Raphson bị lỗi, từ đó có thể phân tích tìm ra cách giải quyết. Trên hết là tránh thử đủ mọi options vì sẽ ra kết quả sai.

Fiche tóm tắt về bài toán phi tuyến và sơ đồ giải Newton Raphson được trình bày trong note sau (course Nonlinear Finite Element Analysis of Solids & Structures trên MIT ocw) của K.J. Bathe, cha đẻ phần mềm ADINA huyền thoại.
https://ocw.mit.edu/courses/mechani...tube]ctur-notes[/MEDIA]/MIT2_092F09_lec10.pdf

Bài giảng thực tế phần mềm với Solidworks về nonlinear analysis được đăng cách đây vài hôm:
[MEDIA=youtube]ml72gkURbSY[[/MEDIA]/URL]
 
Last edited:
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 22] Mô hình shock wave khảo sát tàu ngầm lớn kilo

Làm feasibility study tình cờ thấy trong Abaqus documentation mô hình này mô phỏng tàu ngầm dưới tác động của vụ nổ. Chắc các bạn quân đội nhân dân sẽ yêu thích, trong bài này nhắc đến mô hình tàu ngầm lớp kilo của xô viết, vừa rồi Việt Nam mua 6 chiếc về đặt tên theo 6 thành phố. Lớp kilo này được Việt Nam thích vì được mệnh danh là lỗ đen, khó bị phát hiện bởi các thiết bị săn ngầm, còn tại sao thì chúng ta không cần biết, có nhu cầu chế tạo đâu, Bắc Trung Nam rừng vàng Biển Đông biển bạc, bốc tiền lên mua về thôi.
http://129.97.46.200:2080/v2016/books/exa/default.htm?startat=ch09s01aex133.html
(mục 9.1.6 UNDEX analysis of a detailed submarine model)

Mong các bạn yêu thích thì ráng gắng sức, cả nước cày cuốc mấy chục năm mua được 6 con kilo này, lóng ngóng học sử dụng. Trong chương trình đại học phải chi thay Marx bằng Marc (nonlinear finite element code mới được giải thưởng của NASA) thì giờ chắc đã chế tạo được 60 chiếc, khác mỗi chữ x và chữ c nhưng một bên khi nhắc đến kilo thì nghĩ đến gạo, bên kia nói đến kilo là nghĩ đến mô hình ansys, abaqus...
Chuyện đóng tầu ngầm nầy thì bên Đức có HDW chuyên về Uboot, họ dùng Ansys và Abaqus mô phỏng. Uboot bán qua Hy Lạp, Đại Hàn, Turkey ... Các nước nầy mua luôn cả bản quyền tự đóng ráp và gia cường thêm trong xứ !!

https://www.thyssenkrupp-marinesystems.com/de/uboote.html

VN ta nếu trình như "KS máu thicongpccc" thì ... chỉ biết mua và xây thêm nhiều tượng Bác là đủ.! :59:
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chuyện đóng tầu ngầm nầy thì bên Đức có HDW chuyên về Uboot, họ dùng Ansys và Abaqus mô phỏng. Uboot bán qua Hy Lạp, Đại Hàn, Turkey ... Các nước nầy mua luôn cả bản quyền tự đóng ráp và gia cường thêm trong xứ !!

https://www.thyssenkrupp-marinesystems.com/de/uboote.html

VN ta nếu trình như "KS máu thicongpccc" thì ... chỉ biết mua và xây thêm nhiều tượng Bác là đủ.! :59:
TKMS (Thyssenkrupp) trước giờ cháu đi thang máy thấy nhiều lắm ạ :D


Nhưng cách đây 2 tuần thì Pháp phải mừng hụt vì mất hợp đồng tàu ngầm với hải quân Norway vào tay TKMS.
http://navaltoday.com/2017/02/03/german-tkms-will-[MEDIA=youtube]uil-norways[/MEDIA]-submarines/


Đối thủ của TKMS trong gói thầu này là DCNS. Hàng năm mỗi lần đi học hay hội thảo abaqus là nhẵn mặt mấy kĩ sư mô phỏng bên đó. Năm ngoái DCNS trúng hợp đồng lớn với hải quân Úc, cung cấp số lượng lớn tàu ngầm, nhưng rõ ràng TKMS không chỉ biết làm thang máy !


Cũng vậy, trên bộ thì cuộc đua đường sắt cao tốc vẫn chưa ngã ngũ, vẫn giữa 2 đối thủ là Đức và Pháp với lợi thế tạm thời là Đức.


Riêng về xây tượng đài, nhất là tượng Bác thì VN vô địch. Hơn nữa, trong khi có tiền thì nhà người ta nghĩ đến mua ansys và abaqus về làm tàu ngầm, còn mình có nghìn tỷ thì bắn pháo hoa và tượng đài, sau đó ngắm để quên nghèo khó, rõ ràng độc lập tự do hạnh phúc là đây, thiên đường xã nghĩa là đây.
 
Last edited:
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Thyssenkrupp (chuyên về Thép) là công ty mẹ (nắm đa số cổ phần) của HDW ! Đôi khi vấn đề kinh tế và chính trị, nên Pháp và Đức cũng hay cộng tác để bán "hàng". Pháp chủ động, hảng Đức tham gia. Đường dài... đôi khi là đối thủ, có khi là bạn đồng minh ! Không có gì vỉnh viễn đâu.
Đường sắt cao tốc, còn có nhiều đối thủ lợi hại hơn Pháp, Đức ... thắng bại không chỉ ở kỹ thuật, mà nằm ở thành phần lảnh đạo cao cấp. Có minh chúa thì mới tiến lên được.

Anh Pathétique tham dự các Conferences, thì trong các giờ Pause có thể nhắm kỷ vào "nhóm" nào có lợi cho mình, liên lạc thêm cá nhân, trao đổi Carte Visite; chuyên môn. Có nhiều lợi ích về sau. Nhưng cẩn thận đừng vồn vả quá dể bị hiểu lầm ... phiền lắm.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Thyssenkrupp (chuyên về Thép) là công ty mẹ (nắm đa số cổ phần) của HDW ! Đôi khi vấn đề kinh tế và chính trị, nên Pháp và Đức cũng hay cộng tác để bán "hàng". Pháp chủ động, hảng Đức tham gia. Đường dài... đôi khi là đối thủ, có khi là bạn đồng minh ! Không có gì vỉnh viễn đâu.
Đường sắt cao tốc, còn có nhiều đối thủ lợi hại hơn Pháp, Đức ... thắng bại không chỉ ở kỹ thuật, mà nằm ở thành phần lảnh đạo cao cấp. Có minh chúa thì mới tiến lên được.

Anh Pathétique tham dự các Conferences, thì trong các giờ Pause có thể nhắm kỷ vào "nhóm" nào có lợi cho mình, liên lạc thêm cá nhân, trao đổi Carte Visite; chuyên môn. Có nhiều lợi ích về sau. Nhưng cẩn thận đừng vồn vả quá dể bị hiểu lầm ... phiền lắm.
Cháu cảm ơn lời khuyên của chú umy ạ. Đi conference ngoài nghe báo cáo thì mục đích cũng là để làm quen và xin contact khách hàng ạ, nói chung thì ở đâu có mỏ tiền tiềm năng thì mình tìm cơ hội, ở xứ tư bản giãy chết riết rồi không còn là "người tử tế" nữa.


Đúng là hổ tướng thì bên nào cũng có, tài trí ngang nhau, liên minh Tôn Lưu thì khi bạn khi thù, quan trọng là minh chúa. Chúa giỏi xoay sở theo thời thế, thì dân giàu nước mạnh, làm từ thang máy đến tàu ngầm. Còn lú chúa gà què ăn quẩn cối xay, lo tự diễn biến tự chuyển hóa, thì đúng là đất nước có bao giờ được như thế này chưa.
 

MES LAB

Well-Known Member
Ban Quản trị
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Anh Minh và bác Umy sống ở nước ngoài nhiều năm, cách nhìn khác nhiều so với người ở trong nước. Ở Việt Nam đúng là có nhiều cái hạn chế. Cơ mà em/ cháu mạn phép nhắc xíu là đang ở trên diễn đàn ở Việt Nam nên mọi người cố gắng giữ hoà khí ạ :D căng là không còn diễn đàn để anh em bàn luận đâu ạ +.+
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Anh Minh và bác Umy sống ở nước ngoài nhiều năm, cách nhìn khác nhiều so với người ở trong nước. Ở Việt Nam đúng là có nhiều cái hạn chế. Cơ mà em/ cháu mạn phép nhắc xíu là đang ở trên diễn đàn ở Việt Nam nên mọi người cố gắng giữ hoà khí ạ :D căng là không còn diễn đàn để anh em bàn luận đâu ạ +.+
umy xin vâng lời căn dặn của ban Quản trị MES LAB ! để trong diễn đàn ở Việt Nam có được bình yên

Để giúp vui xin kể lại chuyện mô phỏng ngày xưa của Galileo Galilei có cho rằng: quả đất hình cầu và xoay quanh mặt trời.

Nhưng chẳng may! điều ấy khác lời ghi dạy của nhà thờ thánh Đàng thiên chúa thời ấy cho là: trái đất phải là mặt phẳng, trung tâm của vủ trụ. Trên trời trăng sao, dưới là địa ngục. Mọi thứ phải xoay quanh mặt Đất :56:

Bị bắt buột Galileo phải sửa đổi lại theo kinh thánh, nếu không sẻ bị rơi đầu.

Ông ta đành đoạn thốt lên lời: tôi cố đành sửa lại y như lời. Nhưng quả đất tròn vẫn bướng bỉnh, tiếp tục theo thời gian xoay quanh mặt trời ... Sự thật ra sao thì ngày nay toà thánh ngày nay cũng rỏ rồi. Bạn nào không tin thì dùng Abaqus mô phỏng xem sao

Xem thêm về Galileo theo wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
 
Last edited by a moderator:

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Anh Minh và bác Umy sống ở nước ngoài nhiều năm, cách nhìn khác nhiều so với người ở trong nước. Ở Việt Nam đúng là có nhiều cái hạn chế. Cơ mà em/ cháu mạn phép nhắc xíu là đang ở trên diễn đàn ở Việt Nam nên mọi người cố gắng giữ hoà khí ạ :D căng là không còn diễn đàn để anh em bàn luận đâu ạ +.+
Nhất trí với ban quản trị, thôi không viết nhật ký yêu nước nữa ! Thật ra thì ai cũng giữ hòa khí, chủ yếu nói cho vui, thấy buồn cười thôi chứ bức xúc chi cho mệt.

Mô phỏng trái đất quay quanh mặt trời bằng abaqus mà chú Umy nói cũng là ý hay, cháu đã từng nghĩ đến, cách đây khoảng 1 năm, lát cháu kể.

Có hôm xem learning community của abaqus tình cờ thấy cái mô phỏng con lắc này, do 1 ông làm chơi cho con ổng xem, trông cũng ảo diệu, sửa chút thì cũng thành mô hình hệ mặt trời:
[MEDIA=youtube]BaKptbW2m1w[[/MEDIA]...url]https://en.wikipedia.org/wiki/Dark_matter). Tuy nhiên lên facebook hỏi thì nghe mấy bạn vật lý giảng giải thấy mình có vẻ không hiểu gì cả, nên thôi lại gác lại giấc mơ thống nhất 4 lực trong tự nhiên, trở lại làm kĩ sư đi trên mặt đất với bộn bề lo cơm áo gạo tiền !
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

...

giấc mơ thống nhất 4 lực trong tự nhiên, trở lại làm kĩ sư đi trên mặt đất với bộn bề lo cơm áo gạo tiền !
kĩ sư đi làm ở ngoài xứ, với bộn bề lo cơm áo gạo tiền, ô tô, căn hộ, thêm quốc tịch xứ sở mình sống ... mới ổn định được cho bản thân, gia đình vợ con được ! Ở Pháp các cậu KS Trung đến 30 tuổi ổn định , còn KS Việt đến 40 vẫn còn lao chao :69:. Có đứng vững nơi xứ người, thì dể dàng giúp đở cho VN hơn . Mình mô phỏng cho cuộc đời như vậy đi ... giản dị mà hiệu quả cao.

Tử rằng:
Tu thân, tề gia, trị quốc ... Tập tành Bình thiên hạ :48: !

Tớ rằng:
Đi 3 bướt đủ rồi, bướt thứ 4 khổ hại thế gian :108: !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

kĩ sư đi làm ở ngoài xứ, với bộn bề lo cơm áo gạo tiền, ô tô, căn hộ, thêm quốc tịch xứ sở mình sống ... mới ổn định được cho bản thân, gia đình vợ con được ! Ở Pháp các cậu KS Trung đến 30 tuổi ổn định , còn KS Việt đến 40 vẫn còn lao chao :69:. Có đứng vững nơi xứ người, thì dể dàng giúp đở cho VN hơn . Mình mô phỏng cho cuộc đời như vậy đi ... giản dị mà hiệu quả cao.

Tử rằng:
Tu thân, tề gia, trị quốc ... Tập tành Bình thiên hạ :48: !

Tớ rằng:
Đi 3 bướt đủ rồi, bướt thứ 4 khổ hại thế gian :108: !
Quả thật chú nói đúng ạ, hùng dũng sang trọng còn chưa đủ trị quốc, chứ Tập giỏi viễn giao Cận công mới nghĩ Bình thiên hạ được, công lắm vào rồi hại thế gian.

Mỗi lá số là 1 mô hình, trong đó các sao là các thông số, các cung là các biến, cứ vậy mô phỏng ra tử vi. Nhưng bài toán này chỉ mỗi người giải được cho mô hình của riêng mình, chứ abaqus hay ansys đều không predict được ai gia cát ai trọng đạt.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 25] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 3

Tiếp tục Abaqus tutorial cho 500 anh em làm máy bay sukhoi và tàu ngầm kilo class.

Chương 1-2 bao gồm chia lưới và mô phỏng bài toán steady state thermal analysis. Do response là time independent nên đạo hàm nhiệt độ theo thời gian bằng 0, do đó trong tính chất vật liệu chúng ta không cần nhiệt dung riêng.

Trong chương 3, chúng ta mô phỏng với transient response, trong đó điều kiện biên thay đổi theo thời gian, hiện tượng nhiệt duy nhất vẫn là conduction, với tính chất vật liệu có thêm heat specific, vì nhiệt độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào đại lượng này.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6dThadm0tTHJaaUk

Để 500 anh em tiện theo dõi, mình tóm tắt lại nội dung 9 chương sau đây :
chương 1 : chia lưới
chương 2 : steady state thermal analysis
chương 3 : transient thermal analysis
chương 4 : transient thermal analysis với điều kiện biên Đối lưu (convection) và Bức xạ (radiation)
chương 5 : elastic mechanical analysis
chương 6 : thermoelastic analysis (giống chương 5 nhưng thêm phân bố nhiệt trích từ increment cuối từ thermal analysis trong chương 4)
chương 7 : thermoelastic analysis với tính chất vật liệu (hệ số nở nhiệt) thay đổi theo không gian miền
chương 8 : thermomechanical analysis, gồm phần thermal từ chương 4 và mô hình ứng xử vật liệu perfect plasticity
chương 9 : thermomechanical analysis với yield stress thay đổi theo nhiệt độ

Chúc 500 anh em cày bừa tốt, hôm qua hải quân thượng cờ thêm 2 tàu ngầm nữa, mua 6 con đặt tên theo 6 thành phố, chúng ta làm cho hải quân 57 con nữa để đặt tên theo đủ 63 tỉnh thành trong cả nước. Sớm gặp lại 500 anh em trong 57 lễ thượng cờ !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Trong chương 4 sắp tới, với điều kiện biên đối lưu và bức xạ (hàm bậc 4 theo chênh lệch nhiệt độ), bài toàn trở thành phi tuyến phụ thuộc vào thời gian. Phương trình nhiệt sử dụng trong abaqus xem ở link sau, phần Abaqus Theory Manual, chương 2.11.1 Uncoupled heat transfer analysis, đoạn Boundary Conditions
http://abaqus.software.polimi.it/v6.12/books/stm/default.htm


Formulation để giải bài toán dạng này, gồm các thuật toán cơ bản (Euler integration schemes và Runge Kutta) được trình bày trong bài giảng sau của Onera tại trường hè về Non Linear Computational Mechanics do trường Mines Paris tổ chức, slide 11 và 12:
http://mms2.ensmp.fr/msi_paris/archives-transparents/FE_NL.pdf


Chương tuyến tính ở link sau, cùng course và thầy :
http://mms2.ensmp.fr/msi_paris/archives-transparents/FE.pdf


Đây là một trong những bài giảng rõ ràng, dễ hiểu, tổng hợp và súc tích nhất, do các giáo sư và kĩ sư giỏi nhất trình bày.


Khi làm phân tích, solver đóng vai trò chính, nhưng nếu bạn làm kĩ sư chuyên về 1 phần mềm nào đó lâu dài, thì kĩ năng thao tác phần mềm đó đóng vai trò quan trọng (mà ta hay gọi là thủ thuật, recall là khi thủ thuật được sử dụng 2 lần thì nó là phương pháp (ngày xưa mình đọc cuốn toán gì đó của Polya nói vậy, lâu qua rồi quên luôn tên sách)), không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, mà còn giúp bạn communicate tốt với sếp và khách hàng, điều này rất có lợi cho công việc.


Web page sau của Cambridge University tổng hợp rất nhiều câu hỏi thường gặp, bao gồm cả về phần mềm lẫn kĩ năng sử dụng, cho phần mềm Abaqus, khá tiện để tra cứu cũng như tham khảo.
http://www-h.eng.cam.ac.uk/help/programs/fe/abaqus/faq68/abafaq68i.html
 
Last edited:

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 26] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 4

Hưởng ứng bài học từ cô gái hot nhất tuần qua, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chủ tịch Vietjet Air, bí quyết để thành công là trung thực, và chí hướng là không làm chuyện "cò con".

500 anh em cũng không làm mô hình cò con. Sau đây là tutorial chương 4, như mình giới thiệu từ trước, bắt đầu từ chương này bài toán trở thành phi tuyến, với khai báo lại từ tính chất mô hình để thêm vào các hằng số vật lý bao gồm 0 độ (K) tuyệt đối và hằng số Stefan Boltzmann để mô hình hóa hiện tượng bức xạ.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6OF9VZlo5TG5uR00

Lưu ý trong các mô hình thực tế, khi không cần phân tích quá sâu hiện tượng nhiệt, thì ta biến đổi phương trình botlzmann hợp nhất với phương trình đối lưu (Newton), từ đó chỉ cần xác định 1 hệ số trao đổi nhiệt tương đương H duy nhất, giúp đơn giản hóa mô hình đi rất nhiều mà vẫn đảm bảo độ chính xác.

Đến đây, các bạn đã xây dựng được mô hình heat transfer hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các hiện tượng nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ).

Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ mô phỏng bài toán cơ và cơ-nhiệt. Kết quả phân bố nhiệt độ trong chương 4 này sẽ được read và apply vào các chương sau để mô phỏng biến dạng của tấm do giãn nở nhiệt, với một số xử lý đặc biệt đối với vật liệu, cò con thành hổ báo cũng từ đây.
 
Lượt thích: Done

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Quá muộn màng nhưng post để mọi người theo dõi, biết contact và các khóa học rất hữu ích cho chuyên ngành mô phỏng :
http://www.math.hcmus.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2437&Itemid=173

Đây là khóa học về ứng xử vật liệu dạng phá hủy, tổ chức tại trường KHTN TPHCM do giáo sư Marigo giảng dạy.

Như giới thiệu trong link trên, thầy Marigo giáo sư hàng đầu thế giới về chuyên ngành cơ học vật liệu, nếu search các kiến thức trong ngành dễ thấy các criteria có tên GS, từng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam.

Hồi 2011 mình đến hỏi bài bác Bùi Huy Đường, bác hỏi biết Bạch Tuyết không, mình trố mắt rồi nghĩ bác hỏi về cải lương, vì không thể có chuyện bác hỏi về truyện cổ tích, mình nói bác là biết nghệ sĩ Bạch Tuyết. Bác không nói gì, bảo mình đi theo bác, hóa ra bác muốn giới thiệu chị Bạch Tuyết đang làm với GS Marigo.

Article sau là công trình của chị Tuyết hồi đó làm cùng GS Marigo:
https://www.math.univ-paris13.fr/~halpern/Publis/2014Tuyetmemocs.pdf
 
Last edited:
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 27] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 5

Tiếp tục chương 5 abaqus tutorial bài toán plate with a hole.
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6MjJpdm5NMEI1c2M

Từ chương 5 chúng ta bắt đầu xây dựng mô hình mechanical. Trong chương này mô hình dạng linear elastic, phần tử ứng suất phẳng. Lưới được copy từ mô hình nhiệt nhưng chỉnh lại kiểu phần tử.

Về ứng suất phẳng và biến dạng phẳng, các bạn tham khảo lý thuyết và ứng dụng tại các link sau, rất hữu ích khi làm mô hình để tiết kiệm thời gian tính toán :
Course cơ kết cấu, khoa hàng không vũ trụ trường MIT (ocw):
https://ocw.mit.edu/courses/aeronau.../l[MEDIA=youtube]ctur-notes[/MEDIA]/unit6.pdf

Article từ chuyên gia NAFEMS:
http://www.digitaleng.news/de/simpl...MEDIA]-[MEDIA=youtube]n-plane[/MEDIA]-strain/
 
Lượt thích: umy
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Xin góp ý vào đề tài nầy: U-boot, Tầu thủy, Phi cơ ..., trọng tâm phải biết tính toán Buckling of Shell (Ổn định cho tấm ?).

Chuyên đề nầy chẵng biết ĐH ở VN có hướng dẩn chuyên chăng ?
Sau đây là chút ít tài liệu cho các bạn nào muốn tìm hiểu thêm, từ căn bản đến vài vấn đề sâu trong thực tế .


1) Tạo Mô Hình tổng thế, thí dụ

- improveModelling.pdf > Xem Page 4,5
http://www.hkieged.org/download/seminar/improveModelling.pdf

Chuyên đề: Buckling analysis of shell with Abaqus:

1) Nghiên cứu ở Đức
http://www.dlr.de/fa/en/Portaldata/17/Resources/dokumente/institut/srw_05.pdf
14-01954MertMuameleciRapport

2) Rapport phi cơ chiến đấu SAAB - Sweden
http://www.solidmechanics.iei.liu.s...MasterTheses/14-01954MertMuameleciRapport.pdf

3) Nghiên cứu căn bản ở Japan: Kobayashi_SCC2010
http://www.simulia.com/download/pdf2010/Kobayashi_SCC2010.pdf

4) Căn bản
Buckling of an imperfection-sensitive cylindrical shell
http://www.aerospacengineering.net/?p=10047&lang=de

5) Bài tập Abaqus
lesson_14_final
http://www.scc.kit.edu/scc/sw/msc/Nas120/lesson_14_final.pdf

6) Tutor: Abaqus 6.12 EXAMPLES_1 (880 Page)
https://things.maths.cam.ac.uk/computing/software/abaqus_docs/docs/v6.12/pdf_books/EXAMPLES_1.pdf
 
Lượt thích: Done
Top