Code RPCP trên máy TABLE-TABLE

Author
Cũng giống như thuật nghữ RTCP trên máy Head - Head trên máy
nếu Output code RPCP sẽ tiện lợi khi gá đặt phôi và chương trình vạn năng hơn !
[video=youtube;jBeufVV5fpg]http://www.youtube.com/watch?v=jBeufVV5fpg[/video]
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Kiểu lập trình RTCP cho phép đường chạy dao ( tính từ tâm của dao ballnose, hay là mũi cho dao endmill), được trực tiếp trùng với tâm xoay của các trục xoay tương ứng. Chức năng này loại bỏ việc tạo / lập lại chương trình khi dao thay đổi chiều dài hay thiết lập lại điểm zero của gốc phôi cho mỗi trục xoay.

Với RTCP on,
giá trị X,Y và Z mới được tự động tính lại tại bộ điều khiển, vì vậy tâm của dao sẽ chạy theo đường tâm đường chạy dao ban đầu. Đối với postprocessor trong trường hợp chung, giá trị chuyển động thẳng X,Y và Z không được điều chỉnh dựa trên vị trí của các trục xoay sau khi xoay, việc hiệu chỉnh này được thực hiện tại bộ điều khiển.

Tính năng này phải được hổ trợ bởi bộ điều khiển.

RTCP thì mình biết, nó là "Rotation" của "Tool Center Point", TCP là đường tâm dao - là vị trí mà khi mình lập trình trong CAM mình thấy được tọa độ khi mô phỏng, "Rotation" là khi tọa độ đó bị thay đổi do các bàn máy / hay đầu máy xoay. Lúc này có hai trường hợp xảy ra:

1. Là bộ điều khiển sẽ thực hiện việc bù này, có RTCP - khi đó post chỉ quan tâm đến G54, không cần quan tâm đến các khoảng cách pivot point và Machine Zero.

2. Bộ điều khiển không bù được - không có RTCP khi đó post sẽ thực hiện việc bù này, post ngoài nhập G54 phải nhập thêm khoảng cách pivot point (khoảng cách từ mặt bàn xoay / bề mặt của spindle đến tâm xoay) VÀ vị trí của G54 so với Machine Zero.


RPCP - Rotation Pivot Center Point ? Mình search trên google thì không thấy khái niệm này, thực chất đây liệu có phải là "sáng chế" của bác chímèn, hihihi, mình Like sáng chế của bác.

Tuy nhiên theo mình thì RTCP hay RPCP (bản quyền chimen) đều không giới hạn cho máy head hay table.

Vì ngoài thực tế máy head (luôn luôn có chiều dài pivot point - từ spindle face đến điểm pivot) thì máy table ngoài việc thường đặt điểm pivot trục B (hay A ví dụ) trùng với điểm pivot (mặt bàn anpha) tuy nhiên cũng có rất nhiều máy có điểm pivot (mặt bàn anpha) thấp hay cao hơn điểm pivot => khi đó cũng yêu cầu RTCP.

Bonus:
Mình đã "giải mã" được cách dùng G93 của bác chímèn, chỉ bằng cách chọn ở đây / và mình đã kiểm chứng là G93 KHÔNG THỂ rút gọn chương trình so với G94 khi gia công nhiều trục như bác chímèn đã đề cập, bạn chímèn cỏ thể phản biện / đưa ra bằng chứng không ? (vấn đề này ta có trình bày trong http://www.meslab.org/mes/threads/3...-dao-gia-cong-4-truc.html?p=184382#post184382)

[/URL][/IMG]

Hy vọng việc đưa ra những khái niệm / kiến thức mới được hưỡng ứng.
 
Last edited:
Author
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

:D nhìn về mặt công động học mà nói Dòng HEAD CÓ RTCP hay dòng TABLE có RPCP nó chie là thuật ngữ để gọi tên cho cả một công nghệ.
RTCP đơn giản là trên đầu máy điểm chuẩn là điểm TIP hoặc CENTER của tool
RPCP là thuật ngữ tồn tai trong công nghệ CNC controler chẳng qua không quan tâm nhiều nên nó ít gặp.
Nói về RTCP hay RPCP chúng ta không nên quá quan tâm tới nó quay quanh cái j ( Rotation Tool Control Point ) mà cái đặc biệt nằm ở cái Bo mạch trong máy CNC. Với công nghệ này thì 5 bậc tự do của máy CNC đồng bộ hoàn toàn với nhau ( khác với Option DUMP )
Nói vậy không phải là không còn sai số , chúng ta luôn luôn có sai số về mặt cơ khí nhưng ít ra chúng ta cũng khử được cái sai số máy móc của máy CNC là sai số không tự chủ ( Mất khả năng đồng bộ giữa XYZ và ABC ).
RPCP (ROTATION PIVOT CONTROL POINT ) là thuật ngữ dành cho máy TABLE giống như RPCP của máy HEAD tại vì mình đọc đâu đó nhiều ngừoi nói dòng TABLE không tồn tại cái được gợi là RTCP các bác có thể thấy Code G43.4 của mình trên sẽ cho setup G54 mọi vị trí tren TABLE cỉa dòng máy TABLE.
Còn Bù này bù kia chẳng qua khi Setup tool ta đã nhập con số cụ thể cho nó rồi và nó lấy con số đó đề tính toán cho các dịch chuyển của đầu máy ( đó chính là sự tiên tiến của RTCP RPCP )

G93 thì sao : CÓ ai tự hỏi G93 đơn vị là gì chưa ?
G93 là dàng FEEDRATE liên quan tới Tần suất dịch chuyển của tool G93 = G94/DENTA ( DENTA là lượng dịch chuyển 3D chủa điểm cần tính FEED ) nhìn là biết đơn vị ( 0/phút ) :D
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

:D

RTCP đơn giản là trên đầu máy điểm chuẩn là điểm TIP hoặc CENTER của tool

:D
RTCP không phải lấy điểm chuẩn là tâm của Tip hay là Center của Tool đâu bác chimen ạ.

RTCP lấy điểm Pivot Point làm chuẩn tạo ra đường chạy dao. Nó giống như việc lập trình lấy chiều dài dao + chiều dài pivot =0, chiều dài pivot + chiều dài dao sẽ được bộ điều khiển tính toán nội bộ.

Có lẻ bác ít chạy thực tế trên máy thật rồi...kakaka
 
Author
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Pivot làm chuẩn thì thực tế lúc nào nó cũng làm chuẩn rồi cho dù nó có tham chiếu đi đâu đi chăng nữa. Nhưng điểm điều khiển thì ý mình nói nó sẽ tính về tip hoặc về center đó là lý do mà rtcp chạy đường tool luôn ưu tiên các điểm này. Pivot luônà chuẩn gốc điều này là chắc chắn nhưng sau khi nhập cái chiều dài từ tip tới pivot thì controler offset điểm chuẩn này về tip chứ ko bao jo mỗi lệnh code control lại phải tham chiếu về pivot làm như vậy xung điện tử có độ trễko ccần thiết. Đó lá ý của mình.
 
Author
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Bài toán Bác IPUM http://www.meslab.org/mes/threads/3...-dao-gia-cong-4-truc.html?p=184382#post184382
Thìnuueeuus Post như ims hay ICam thì sẽ không có option nào sẵn ăn cả vì thực tế ngừoi ta không làm vậy vì lý do an toàn.
Nếu nuốn có bác buộc phải viết thêm Macro trong ims hoặc icam để cắt xén đi các dòng đơn chỉ có góc xoay A hay cũng có thể viết cả con post mới.
Nếu bác thiết tha vơi cái kiểu code đó thì có thể nhờ QCM viết cho cái soft opti code nếu không mình viết cho cái mini tool trên visual basic.
Nhưng mình nghĩ không nên remove đi cái dòng đó vì nó liên quan tới feedrate trên mỗi dòng.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Pivot làm chuẩn thì thực tế lúc nào nó cũng làm chuẩn rồi cho dù nó có tham chiếu đi đâu đi chăng nữa. Nhưng điểm điều khiển thì ý mình nói nó sẽ tính về tip hoặc về center đó là lý do mà rtcp chạy đường tool luôn ưu tiên các điểm này. Pivot luônà chuẩn gốc điều này là chắc chắn nhưng sau khi nhập cái chiều dài từ tip tới pivot thì controler offset điểm chuẩn này về tip chứ ko bao jo mỗi lệnh code control lại phải tham chiếu về pivot làm như vậy xung điện tử có độ trễko ccần thiết. Đó lá ý của mình.
1. Khi máy là RTCP - dạng bàn xoay / table.(ví dụ C on B) : Pivot từ đĩnh mặt C đến tâm xoay B, ví dụ dài L. Thì bộ điều khiển tạo giá trị bù cho dịch chuyển thẳng X,Y,Z bằng hàm f(L). Máy dạng table/table thì trục Z(0,0,1) là không đổi do đó chiều dài bù dao G43 không ảnh hưởng đến giá trị mới X,Y,Z theo f(L).

2. Khi máy là RTCP - dạng spindle / h
(hay head/table) : Pivot từ đĩnh mặt C đến tâm xoay B, ví dụ dài L, chiều dài dao ví dụ H1, H2...Hn. Thì bộ điều khiển tạo giá trị bù cho dịch chuyển thẳng X,Y,Z bằng hàm f(L, H1, H2...Hn) theo từng dao. Máy dạng này thì trục Z(0,0,1) là thay đổi do đó chiều dài bù dao G43 ảnh hưởng đến giá trị mới X,Y,Z theo f(L, H1, H2...Hn). Do đó khi post thì phải khai báo đúng giá trị chiều dài dao dùng trong thực tế. Giá trị H1, H2...Hn được phần mềm CAM gửi vào Macro LOADTL. Khi Post thì post sẽ cộng chiều dài này vào.

3. Khi máy là Full RTCP thì Post không phụ thuộc vào f(L) và H1, H2, ...Hn, bộ điều khiển sẽ tự tính và bù trên máy. Điểm chú ý của dạng này là tọa độ trong phần mềm CAM = tọa độ output ra khi Post.

Ngoài ra còn trường hợp Working Plane (WP) thì Post phải được cấu hình trong Macro Working Plane để định nghĩa ma trận chuyển vị.

[/IMG]

[/URL][/IMG]

[/URL][/IMG]

[/URL][/IMG]
 
Author
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

:D IPUM đưa nhiều lý thuyết quá nhưng nhưng tất cả cái đó chỉ là vấn đề hình học trước đấy có lần mình từng tung lên 1 bài Post ra rất nhiều các điểm trên cả tool và máy tất cả đều không khác j với lý thuyết trên :


Cái đó mình nghĩ là base của bộ môn Postprocessor.

Cái quan trọng mình nhấn mạnh ở đây là Controler của CNC nó làm việc ra sao ấy không phải là CODE . nhìn code thì biết lền nó post ra chính xác so với gốc G54 như trong phần mềm CAM ( mình không nói là PIVOT ) cái này trong lý thuyết nó nói chỉ để cho chúng ta tưởng tượng thôi hoặc về mặt hình học cũng có thể nói là post tại điểm Pivot.
Control nó offset điểm điều khiển xuống TIP ( CENTER ) tool thực tế mà ta gá đặt và cái cons số này ta đưa vào máy CNC như một tham số và control nó lấy con số này để offset hệ toạ độ tính toán xuồng Control Point ( T,C ). trong môi dòng Gcode thì control tính toán nó không quan tâm tới Pivot ( bởi nó đã có tham chiếu rồi ).

Rất cảm ơn IPM vì mấy hình Lý thuyết trên dành cho các anh em mới học về Post.
Mình nói trên là hoàn toán về control chứ không phải hình học như IPM nghĩ .
 
Last edited:
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Thảo luận thêm tí nha các bác :)
Bonus: Mình đã "giải mã" được cách dùng G93 của bác chímèn, chỉ bằng cách chọn ở đây / và mình đã kiểm chứng là G93 KHÔNG THỂ rút gọn chương trình so với G94 khi gia công nhiều trục như bác chímèn đã đề cập, bạn chímèn cỏ thể phản biện / đưa ra bằng chứng không ? (vấn đề này ta có trình bày trong http://www.meslab.org/mes/threads/37...382#post184382)
Sau một vài topic thấy bác chimen_bka nhắc đến G93 em cũng đã cố tìm hiểu xem nó ngô khoai thế nào. Quả đúng như bác ấy nói, trong gia công 4, 5 trục cái này rất hay. Đối với gia công 4, 5 trục thì việc tính toán lực cắt hêt sức quan trọng. Lực cắt làm ảnh hưởng đến biên dạng, gây biến dạng chi tiết và có thể gãy dao. Để giải quết vấn đề này thì cần phải cắt mỏng, tốc độ thấp tuy nhiên sẽ dẫn đến hiệu quả không cao. Để tăng hiệu quả cho gia công thì chúng ta cần tối ưu rất nhiều thông số như điều khiển góc nghiêng hợp lý, tối ưu tốc độ cắt...Để tối ưu tốc độ cắt có thể tính xử dụng một số phương pháp :
+ Tính toán thay đổi tốc độ dựa trên chiều sâu cắt : Cái này thì phần mềm nó có hỗ trợ tính cho mình cũng khá ok.
+ Thay đổi tốc độ bằng G93 mode. Tốc độ được tính ngược dựa trên thời gian thực hiện một chuyển động giữa hai điểm liên tục. Cái này như bác bí nói là nó k thể rút ngắn được chương trình vì tọa độ điểm đâu có thay đổi đâu. Tuy nhiên cái đáng nói ở đây là tối ưu tốc độ cắt sẽ giúp giảm thời gian cắt (cần kinh nghiệm hay tính toán test để đưa ra các thông số tốt nhất)
Một vấn đề nữa là trong chạy 4, 5 trục thì do có chuyển động quay nữa nên cái feed thực tế nó k đúng với Feed lập trình. Việc dùng G93 có thể giảm đi sai lệch này (Theo như em nghiên cứu từ một số công trình nghiên cứu khác :)) )

Rất cảm ơn các bác vì những chia sẻ hữu ích !
 
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

các bác chém nhiệt qá :D nhưng mục đích cuối cùng là ai viết đc post+ bult máy rồi check thành công để chứng tỏ lý thuyết của mình ( điều này mỗi bác chimen_bk làm được ).
Chức năng này thì mỗi controller khác nhau có tên khác nhau, nhưng chúng ta cứ gọi chung là RTCP ( vì quen rồi :D ) .Điều tuyệt vời là controller nó hoạt động mạnh mẽ thế nào, với controller đời cao như heidanhen ITNC 530, fanuc 31i...chúng tự động bù tại bộ điều khiển máy CNC, tâm tool luôn giống tọa độ trong phần mềm cam và luôn giữ mối quan hệ với tọa độ gốc phôi cho dù vị trí thay phôi thay đổi vị trí bất kì ( trong giới hạn cho phép ), những controller hỗ trợ này khi bult máy thì đâu cần khai báo các thông số máy đâu :D post ra bất kỳ đều chạy ng0n :D
 

QuyenQCM

Active Member
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

sau một thời gian chiến đấu
Mình nghiệm ra rằng, để chạy cho con máy fanuc 6M của mình cũng còn khối vấn đề cần nghiên cứu,
Vì là dòng máy cũ đời quá sâu, lên tốc độ cắt nó không phù hợp với dao cụ hiện tại.
Vậy nên xin anh em bớt chém về máy con máy mà từ bé mình chưa nhìn thấy bao giờ, chém về máy 6M đê.
Ví dụ con máy của tớ làm được như thế này:[video=youtube_share;sRORho3NNcs]http://youtu.be/sRORho3NNcs[/video]
 
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

đang chạy khuôn hả bác :D em đoán nó mất khoảng 2 ngày để hoàn thiện cục khuôn này !
 
Author
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

Fanuc 6M đương nhiên là nhiều vấn đề rồi !
Nếu gặp máy lỗi còn nhiều vấn đề nứa :D
Nghiên cứu thì cứ nghiên cứu và cũng cần cập nhật công Nghệ.

Thấn !
 
Ðề: Code RPCP trên máy
/b]

sau một thời gian chiến đấu
Mình nghiệm ra rằng, để chạy cho con máy fanuc 6M của mình cũng còn khối vấn đề cần nghiên cứu,
Vì là dòng máy cũ đời quá sâu, lên tốc độ cắt nó không phù hợp với dao cụ hiện tại.
Vậy nên xin anh em bớt chém về máy con máy mà từ bé mình chưa nhìn thấy bao giờ, chém về máy 6M đê.
Ví dụ con máy của tớ làm được như thế này:[video=youtube_share;sRORho3NNcs]http://youtu.be/sRORho3NNcs[/video]
trước em có vận hành, lập trình những em CNC cũ như này ! bác đưa ra chủ đề về 6M để mọi người cùng chém chứ :D
 
Top