Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Bạn đã nghe đến ngành học mới này chưa?


  • Total voters
    32

Nova

MES LAB Founder
Author
Để giới thiệu về ngành kỹ thuật tương đối mới mẻ này, xi trích đăng lại bài giới thiệu tuyển sinh trên trang web của ĐH Bách Khoa TP HCM.

Link gốc: http://www.aao.hcmut.edu.vn/tuyen_sinh/Nganh/Qsb127.html

-------------------------------------------------------------------------

Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp – KTHTCN là một ngành học mới mở đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1999 tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Ngành này có mặt ở hầu hết các trường Đại học Mỹ, Canada và các nước phát triển ở châu Âu. Tại châu Á, ngành này có mặt ở các trường Đại học các nước Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Ấn độ, Brunei, Pakistan và một số nước khác.

Tên tiếng Anh: Industrial Engineering (IE) hoặc Industrial Systems Engineering (ISE).

1. Mục tiêu Đào tạo và khả năng làm việc của Kỹ sư KT-HTCN

Ngành KTHTCN Đào tạo Kỹ sư KT-HTCN có các khả năng:

a. Điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ.

b. Thiết kế mới các Hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ từ qui mô nhỏ đến trung bình và lớn.

c. Phát hiện, mô hình hóa, tìm lời giải và đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống công nghiệp theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

d. Phân tích, đánh giá, mô hình hoá và hỗ trợ Ra quyết định cho các cấp quản lý.

e. Chủ trì thực hiện các công việc: Tổ chức điều độ- lập kế hoạch sản xuất và dịch vụ, Dự báo cho sản xuất và dịch vụ, Thiết kế và thực hiện hệ thống Quản lý Vật tư – Tồn kho, Kiểm soát và Quản lý chất lượng, Nghiên cứu tổ chức lao động hợp lý, Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, Tổ chức quản lý dự án Công nghiệp, Thiết kế hệ thống Công nghiệp (Sản xuất, dịch vu), Tổ chức công tác thống kê- điều tra phục vụ quản lý, Thiết kế và thực hiện hệ thống Bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống Công nghiệp, Tích hợp máy tính vào các hệ thống sản xuất, Thiết kế sản phẩm trong sản xuất và dịch vụ.

2. Nội dung học


Để thực hiện được các công việc trên sinh viên theo học ngành KT-HTCN sẽ được trang bị các môn học chuyên ngành sau đây: Xác suất & Thống kê trong KTCN, Ứng dụng máy tính trong KTCN, Kỹ thuật Hệ thống, Vận trù học, Quản lý sản xuất, Kỹ thuật dự báo trong CN, Đo lường lao động và thiết kế công việc, Thiết kế vị trí và mặt bằng HTCN, Quản lý vật tư – Tồn kho, Kiểm soát và Quản lý chất lượng Sản phẩm, Kỹ thuật điều độ trong sản xuất– Dịch vụ, Thiết kế sản phẩm – Dịch vu, Quản lý dự án Công nghiệp, Quản lý bảo dưỡng công nghiệp, Kỹ thuật Ra quyết định, Mô hình hóa & Mô phỏng các HTCN, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý và nhiều môn học khác.

3. Nơi công tác

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác ở nhiều cơ quan, nhà máy, công ty, phòng thí nghiệm, văn phòng, trường Đại học, Viện nghiên cứu khác nhau như: Các xí nghiệp dệt/may xuất khẩu, các nhà máy liên doanh lắp ráp thiết bị điện tử, xe hơi, các công ty có vốn 100% nước ngoài, các công ty liên doanh, các khu Công nghiệp, các công ty thương mại, các Văn phòng Đại diện công ty nước ngòai, các công ty Xây dựng, Cơ khí, Sản xuất hàng tiêu dùng . . . Đặc biệt tỷ lệ làm việc trong các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài rất cao.

4. Các điều kiện theo học

- Để theo học ngành này, sinh viên cần có sự yêu thích ngành nghề và có năng lực về toán học

- Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đặc biệt tăng cường thêm hai kỹ năng mạnh là tiếng Anh và máy tính.

- Không có giới hạn về giới tính, sinh viên nữ theo học ngành này rất thích hợp.



THAM KHẢO THÊM
: Các kết quả tìm kiếm trên Google về ngành này:

1. Tiếng Việt: http://www.aao.hcmut.edu.vn/tuyen_sinh/Nganh/Qsb127.html
2. Tiếng Anh: http://www.google.com.vn/search?hl=...neering&btnG=Tìm+kiếm&meta=&cts=1252051134325

Relax for inspiration :4: :

 
Last edited:

Nova

MES LAB Founder
Author
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Tham khảo thêm bài viết của các bạn sinh viên ngành ISE bên diễn đàn ISEVN.com:

Link gốc: http://www.isevn.com/showthread.php?t=8

---------------------------------------------------

Industrial Engineering: IE
Industrial and Systems Engineering: ISE
KS: Kỹ sư
KSCL: Kiểm soát chất lượng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tại sao IE nhấn mạnh tính hệ thống?

Có một thực tế là ngành IE tại Mỹ trong những năm gần đây bắt đầu chuyển hướng sang tính hệ thống và dịch vụ, nhấn mạnh vào việc thiết kế các hệ thống (systems design). Vì hệ thống sản xuất hiện đại gồm nhiều yếu tố tương tác với nhau và làm việc cùng nhau. Kinh nghiệm cho thấy thay đổi một thành phần không hiểu quả cho toàn hệ thống. Do vậy, các kỹ sư IE được nhấn mạnh vào phân tích các hệ thống và thiết kế (systems analysis and design).
Tại Việt Nam, nền công nghiệp còn "sơ khai". Rất cần một người Kỹ sư có thể nắm bắt cách thức vận hành của hệ thống để có thể "chữa" khi nó đổ bệnh.

Kỹ sư công nghiệp chỉ đơn thuần là "công nghiệp"?

Ở nơi nào có các hệ thống sản xuất (có dịch vụ, có sản xuất ra sản phẩm) thì nơi ấy các phương pháp luận của IE có đất dụng võ. Theo nghĩa đó, tính từ "industrial" nên được dịch ra là "industrious", nói đến một quá trình được hình thành với sự khéo léo và cẩn trọng. Ở nhiều bộ môn (trên thế giới), IE còn được gọi là ISE. Bộ môn chúng ta được gọi theo cách này.

IE được xem là ngành Kỹ thuật như thế nào?

Người kỹ sư nói chung sẽ làm công việc phân tích và thiết kế các hệ thống. Kỹ sư điện sẽ làm việc với các hệ thống điện, KS cơ khí làm việc với các hệ thống Cơ khí..vv...Kỹ sư công nghiệp sẽ làm việc với các hệ thống sản xuất (production systems). Nói chung, phần kỹ thuật của IE là mảng ứng dụng khoa học và toán học để phát triển các loại sản phâm và dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cho con người. IE đặt trọng tâm vào "cách thức" (way) mà các sản phẩm và dịch vụ được làm ra, áp dụng các cách giống nhau để tạo ra sản phẩm/dịch vụ với cùng mục đích. Đứng dưới góc độ này, người kỹ sư IE có thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà đóng vai trò hỗ trợ hoặc một xác định cách thức mang tính kinh tế có thể có cho sản phẩm/dịch vụ.

Điều gì khiến IE khác với các ngành kỹ thuật khác?

Về cơ bản, IE không có một "bộ khung sườn" khoa học cơ bản như cơ học, hóa học đay điện tử. Hơn nữa, bởi vì một yếu tố chính yếu trong bất kỳ hệ thống sản xuất nào đó là con người, IE có yếu tố con người trong đó. Có thể nói, chính điều này tạo ra sự khác biệt căn bản. Tại đại học bang North Carolina, khía cạnh con người còn được gọi là ergonomics, mặc dù ở các nơi khác, nó được gọi là các yếu tố con người (human factors). Một sự khác biệt tinh tế khác giữa IE và các ngành kỹ thuật khác đó là IE nhấn mạnh vào toán rời rạc. IE xử lý các hệ thống mà các thông số của nó được đo đạc một cách rời rạc thay vì liên tục.

Khoa học nền tảng cho IE là gì?

Bởi vì IE làm việc với "cách thức" mà đối tượng nào đó được thực hiện, các công cụ của IE nhấn mạnh tới "các phương thức" để hiểu các hệ thống. Các ngành khoa học cơ sở ta đề cập đến đó là toán học, thống kê và khoa học máy tính. Đặc tính của hệ thống vì vậy sẽ sử dụng các phương thức và mô hình toán, thống kê, máy tính, dẫn tới việc xuất hiện các công cụ IE như tối ưu hóa, các quá trình ngẫu nhiên và mô phỏng. Các môn học của ngành IE sử dụng các nền khoa học và các công cụ IE như trên để giúp sinh viên hiểu được các yếu tố sản suất truyền thống như phân tích kinh tế, hoạch định sản xuất, thiết kế vị trí thiết bị, hệ thống nâng chuyển, các quá trình và hệ thống sản xuất, thiết kế công việc, hỗ trợ ra quyết định, dự báo trong công nghiệp, quản lý logistics, chuỗi cung ứng....

Tại sao thống kê lại quan trọng trong ngành IE?

Tất cả kỹ sư IE phải lấy ít nhất một môn học xác suất và một môn thống kê. (Tại trường ta, hai môn này gộp chung). Đây là môn tiên quyết của KSCL, Mô phỏng và các quá trình ngẫu nhiên (vận trù II). Hơn nữa, các môn học truyền thống đều cần các mô hình thống kê và thu thập dữ liệu để tìm hiểu các hệ thống.
Như vậy, tóm lại, Kỹ thuật công nghiệp hay Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?
IE liên quan đến thiết kế các hệ thống sản xuất và dịch vụ. KS IE phân tích và chỉ rõ ra các yếu tố tích hợp của con người, máy móc và các phương tiện khác nhằm tạo ra hệ thống hiệu quả và có năng suất cao.
 

Nova

MES LAB Founder
Author
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Một số môn học (tham khảo) - Tiếng Anh. Bạn nào có danh sách tiếng Việt xin bổ sung giúp:

1. Business statistics
2. Product and operation management
3. Operations Research/Optimization Techniques
4. Inventory and material management
5. Simulation modeling and analysis
6. Engineering Economics
7. microeconomics
8. macroeconomics
9. Statistical quality control
10. Forecasting technique
11. Project management
12. Human Factors Engineering/Ergonomics
13. Facilities Design and/or Work Space Design
14. Total quality management
15. Time and Motion Study
16. computer control of manufacturing systems (CCMS)
17. Computer integrated manufacturing (CIM)
18. Artificial Intelligence
19. Automated control systems
20. Management information system
21. Technology Management and evaluation
22. Decision making in Industry
23. Scheduling technique in manufacturing and services
24. Industrial maintenance and management
25. Product design and development
Nguồn: Ceevee.com
 
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Ngành học này mới quá nên chắc mới chỉ giảng dạy ở ĐH Bách Khoa Tp.HCM, các trường khác em chưa thấy giảng dạy.
 
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Ngành này mình thấy cũng rất hay, tuy nhiên chắc còn mới nên chưa được mọi người biết nhiều. Mọi người ai muốn biết thêm thông tin có thể tham khảo tại forum http://www.isevn.com/ của ngành hệ thống công nghiệp BKHCM.
hoặc web bộ môn http://www4.hcmut.edu.vn/~kthtcn/
 

Nova

MES LAB Founder
Author
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Ở Khoa mình học, có 01 Lab về CAD CAM, 01 Lab về Human Engineering (Nghiên cứu yếu tố con người), 01 Lab về Information Systems (Hệ thống thông tin, Phân tích số liệu), 01 Lab về Manufacturing (Chế tạo), 01 Lab về Knowledge Management (~ Kinh tế tri thức) và 01 Lab về Decision Making (Ra quyết định)

Ngành này tổng hợp rất nhiều thứ, ở bậc Đại học, họ học cả Công nghệ phần mềm và Công nghệ chế tạo máy !
 
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Theo TV:
1. Số liệu thống kê kinh doanh
2. Sản phẩm và hoạt động quản lý
3. Hoạt động nghiên cứu / kỹ thuật tối ưu hóa
4. Kiểm kê, quản lý vật tư
5. Mô phỏng mô hình hóa và phân tích
6. Kinh tế Kỹ thuật
7. kinh tế vi mô
8. kinh tế vĩ mô
9. Thống kê kiểm soát chất lượng
10. Dự báo kỹ thuật
11. Quản lý dự án
12. Yếu tố con người và thiết bị
13. Thiết kế cơ sở và / hoặc thiết kế không gian làm việc
14. Tổng số quản lý chất lượng
15. Thời gian và học Motion
16. Kiểm soát máy tính của các hệ thống sản xuất (CCM)
17. Sản xuất máy tính tích hợp (CIM)
18. Trí tuệ nhân tạo
19. Hệ thống điều khiển tự động
20. Quản lý hệ thống thông tin
21. Công nghệ quản lý và đánh giá
22. Ra quyết định trong công nghiệp
23. Lập kế hoạch kỹ thuật trong sản xuất và dịch vụ
24. Công nghiệp bảo trì và quản lý
25. Sản phẩm thiết kế và phát triển
Nguồn: Ceevee.com
 
Ðề: Giới thiệu ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp - ISE

Ví dụ tài liệu " CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL " mình viết theo hệ thống ISE:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL

Mở đầu: Tổng quan về công nghệ sản xuất gạch tuynel


PHẦN 1
CƠ SỞ HÓA LÝ SILICAT
1.1. Đất sét và cao lanh
1.2. Thành phần hóa học đất sét
1.3. Cơ lý tính của đất sét
1.4. Sự chuyển biến đất sét khi nung

PHẦN 2
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ LÒ TUYNEL

Tổng quan
2.1. Sơ đồ công nghệ
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc lò tuynel
2.3. Xây dựng biểu đồ nhiệt độ nung
2.3.1. Biểu đồ nhiệt độ
2.3.2. Biểu đồ độ co dãn nở
2.4. Thiết bị lò tuynel
2.4.1. Tính toán năng xuất thiết kế
2.4.2. Lựa chọn thiết bị
2.5. Kỹ thuật điều khiển lò tuynel
2.5.1. Sự phân bố mật độ nhiệt năng trong lò
2.5.2. Kỹ thuật điều khiển lò theo biểu đồ công nghệ
2.6. Tự động hóa và thiết bị phụ trợ lò tuynel
2..6.1. Xây dựng thuật toán điều khiển giám sát
2.6.2. Hệ thống phun than tự động
2.6.3. Buồng xử lý bụi xỉ than

PHẦN 3
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TẠO HÌNH

3.1. Quy trình công nghệ gia công tạo hình
3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị gia công tạo hình
3.2.1. Phân tích cơ lý tính nguyên liệu
3.2.2. Xác định cấu hình dây chuyền công nghệ
3.3. Lựa chọn thiết bị công nghệ
3.3.1. Tính toán năng suất yêu cầu của dây chuyền
3.3.2. Lựa chọn thiết bị
3.4. Điều khiển vận hành dây chuyền công nghệ
3.5. Xây dựng thuật toán tự động hóa dây chuyền công nghệ


PHẦN 4
THIẾT BỊ XẾP ĐẶT VÀ VẬN CHUYỂN

4.1. Thiết bị công nghệ xếp đặt
4.1.1. Tính toán năng suất yêu cầu
4.1.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ
4.2. Thiết bị vận chuyển
4.2.1. Lựa chọn giải pháp
4.2.2. Xây dựng lưu đồ vận chuyển

PHẦN 5
TÍNH TOÁN PHỐI LIỆU VÀ THIẾT KẾ KHUÔN MẪU

5.1. Xác định thành phần và tỉ lệ phối liệu
5.1.1. Thực nghệm mẫu thử
5.1.2. Xác định tỉ lệ phối liệu tối ưu
5.2. Thính toán thiết kế khuôn mẫu
5.2.1. Biểu đồ phân bố áp suất dòng chảy trạng thái dẻo
5.2.2. Phân tích nguyên nhân biến dạng do co ngót
5.2.3. Tính toán xác định độ co ngót nguyên liệu
5.2.4. Thiết kế kết cấu khuôn
5.3. Quy trình kỹ thuật hiệu chỉnh khuôn
5.3.1. Quy trình hiệu chỉnh khử độ cong
5.3.2. Quy trình hiệu chỉnh khử độ nứt

PHẦN 5
QUẢN LÝ SẢN XUẤT

5.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm và nguyên nhiên liệu
5.2. Dự toán định mức chi phí đầu vào cho sản xuất
5.3. Xử lý dữ liệu thống kê sản lượng và phân loại
5.4. Quản lý thiết bị công nghệ
5.5. Tổ chức điều hành sản xuất

PHẦN 6
THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

6.1. Thuyết minh công nghệ
6.1.0. Sơ đồ công nghệ
6.1.1. Mô tả công nghệ
6.1.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất
6.1.3. Lựa chọn hiết bị công nghệ
6.2. Thuyết minh xây dựng
6.2.1. Quy hoạch tổng mặt bằng dự án
6.2.2. Giải pháp kết cấu
6.2.3. Giải pháp cấp điện
6.2.4. Giải pháp cấp thoát nước



PHẦN 7
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
6.1. Tính toán tải lượng tác động môi trường
6.2. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động môi trường


Tác giả: Nguyễn Văn Vĩnh, Ngvavinh@gmail.com
 
Top