Khắc phục thói "Nước đến chân mới nhảy" nhờ quản lý danh sách công việc

Author
Screen-Shot-2018-06-11-at-10.06.26.png

Ngay từ giai đoạn đầu tiên, bạn hãy lên kế hoạch cho bản thân “khi nào” bắt đầu công việc.

Bài viết này, tôi xin giới thiệu đến các bạn lợi ích của phương pháp quản lý danh sách công việc.

Nếu bạn chỉ “quản lý thời gian biểu” thì đối với những công việc chưa quyết định khoảng thời gian thực hiện hay thời điểm xử lý công việc sẽ phải phụ thuộc vào trí nhớ của bạn. Khi trông đợi từ trí nhớ, khiến bạn lại khó có thể nắm được hết công việc ngay khi bắt đầu một ngày và bỏ qua việc lên kế hoạch. Và kết quả bạn chán nản với những công việc cần làm hay quên mất chúng, chỉ khi gần đến thời hạn mới cuống cuồng “vắt chân cổ chạy”.

Đặc biệt, nếu bạn chỉ tập trung suy nghĩ “làm việc này đến khi nào” khuynh hướng bạn sẽ bắt tay vào công việc đó vào thời điểm gần hạn chót. Chúng ta nên suy nghĩ bắt đầu thực hiện công việc lúc nào và lên kế hoạch cho công việc, đây chính điểm mấu chốt đẩy lùi căn bệnh “nước đến chân mới nhảy”.

Quản lý danh sách công việc giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Quản lý các đầu việc nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ rằng: “Không được quên” từng công việc. Mục đích không chỉ để kiểm tra xem “việc này đã làm hay chưa?”. Mà cần lên kế hoạch cho công việc “khi nào thực hiện” chúng. Khi lặp đi lặp lại công việc theo hướng “bản thân phải làm đúng hạn” “mình phải làm việc này ngay, mình phải làm việc kia ngay” sẽ khiến bạn gặp nhiều căng thẳng.

Thực hiện phương pháp quản lý danh sách công việc, giúp bạn thêm có thời gian để suy luận trước bắt tay vào làm.

Tóm lại, không chỉ có ích với người muốn “xác định rõ công việc” hay muốn “công việc mang hiệu suất cao” mà cho cả những người “không muốn công việc bị lặp đi lặp lại”.

Quản lý thời gian không chỉ giúp “nâng cao hiệu suất công việc” mà còn giúp bạn giảm căng thẳng với việc “chạy đua với công việc”,“chạy đua thời gian”.

Trích cuốn: 39 tips quản lý thời gian không làm quá giờ.
 
Lượt thích: Nova
Top