Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

  • Thread starter jonyhien
  • Ngày mở chủ đề
J

jonyhien

Author
xin chào cả làng.!
Có một vài vấn đề mình cần sự trợ giúp của mọi người.
tại sao ?
1.khi sử dụng chốt đẩy trong khuôn ép nhựa thì nên bố trí nó ở góc cạnh gân của SP?
2. bình thường có thể đặt đỉnh chốt ngang bằng so với lòng khuôn, thực tế có thể đặt thấp hoặc cao hơn 0.05-0.1mm. theo mình tìm hiểu đc thì tốt nhất là đặt thấp hơn khoảng 0.02-0.04mm.?
3. tiêu chuẩn chọn chốt, bạc dẫn hướng, trục dẫn hướng có ghi ở trong tài liệu nào không ạ?
có Tài liệu thiết kế khoảng đẩy, bạc và trục dẫn hướng nào để tham khảo không. tiếng anh hoặc tiếng việt đều đc.
 
Ðề: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

1.Phần đỉnh của chốt đẩy về lý thuyết nằm ngang bằng với lòng khuôn, nhưng thực tế, có thể là trên hoặc dưới 0.05-0.1.Cái này là theo yêu cầu của nhà thiết kế sản phẩm cho phép dung sai là bao nhiêu, cho phép chỗ lỗi hoặc lõm trên sản phẩm hay không.
2.Thường đặt chốt đẩy ở vị trí dễ xảy ra trục trặc nhất.(ví dụ như nơi tập ứng suất)
3.Tài liệu :
Tiếng Việt : Thiết kế khuôn cho sản phẩm nhựa .TS.Vũ Hoài Ân
Tiếng Anh: The Mould Design Guide .Petee Jonhs,....
 
Ðề: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

xin chào cả làng.!
Có một vài vấn đề mình cần sự trợ giúp của mọi người.
tại sao ?
1.khi sử dụng chốt đẩy trong khuôn ép nhựa thì nên bố trí nó ở góc cạnh gân của SP?
2. bình thường có thể đặt đỉnh chốt ngang bằng so với lòng khuôn, thực tế có thể đặt thấp hoặc cao hơn 0.05-0.1mm. theo mình tìm hiểu đc thì tốt nhất là đặt thấp hơn khoảng 0.02-0.04mm.?
3. tiêu chuẩn chọn chốt, bạc dẫn hướng, trục dẫn hướng có ghi ở trong tài liệu nào không ạ?
có Tài liệu thiết kế khoảng đẩy, bạc và trục dẫn hướng nào để tham khảo không. tiếng anh hoặc tiếng việt đều đc.
1> Như ta đã biết.Nếu sản phẩm có các vách xung quanh cao,hoặc có gân sâu,thì phần này dính rất chặt trong khuôn (phần core),vì vậy phải bố trí ty đẩy ở gần những vị trí này để có thể đẩy SP ra khỏi khuôn dễ dàng.Vị trí ty đẩy càng xa những phần gân này bao nhiêu thì lực tác dụng lên nó càng yếu,và có nguy cơ làm thủng bề mặt nhựa tại vị trí chốt đẩy trước khi đẩy được SP ra khỏi khuôn (với những SP có độ dày mỏng)

2>Thường thì với những SP có trọng lượng tương đối nhẹ,và yêu cầu rớt tự động trên máy ép phun,người ta bố trí các ty đẩy bằng hoặc thấp hơn lòng khuôn 1 khoảng.Lý do là nếu làm cao hơn,sau khi đẩy SP ra khỏi khuôn,đầu của ty đẩy vẫn còn nằm 1 đoạn trong SP,vì vậy SP vẫn còn dính vào các ty đẩy và không thể rớt tự động được

3>Với những kích thước bao của khuôn nhất định thì người ta sẽ sử dụng các chi tiết khuôn như bạc,chốt dẫn hướng...tương ứng.Mình thấy hiện nay phổ biến nhất là tiêu chuẩn Futaba của Nhật.Tài liệu về phần này thì mình chỉ có ở dạng sách nên không share lên đây được.Tuy nhiên bạn có thể vào đây down tài liệu chi tiết khuôn của Misumi,trong này có đầy đủ hết các thi tiết làm khuôn ép phun,mà các kích thước thì cũng không khác Futaba là mấy đâu:
http://www.
.info/www_download/EPR_2007_complete.zip
 
Last edited:
Câu 1 mình đồng ý với a the_rock

Câu 2 mình xin bổ sung thêm ý này không biết có đúng không: đối với bộ khuôn của chúng ta, sau một số lượng lớn chu kì ép Core và Cavity thường bị mòn nhanh hơn hệ thống ty đẩy, nếu ty đẩy cao hơn lòng khuôn + lượng thấp đi của lòng khuôn do bị mòn -> ty đẩy có thể chạm vào Cavity->nguy hiểm. Làm thấp hơn -> điều này xảy ra lâu hơn, và an toàn hơn.

Mặt khác để linh hoạt, khi thiết kế khuôn ta thường gắn trên tấm kẹp sau các con vít, đệm cao su vừa giảm chấn động khi lò xo ở chốt hồi đẩy hệ thống đẩy về vừa có thể điều chỉnh khoảng cách của ty đẩy so với lòng khuôn bằng cách vặn các con vít này lên hay xuống để thay đổi độ cao.

Câu 3: trong modul EMX của Pro mình cũng thấy tiêu chuẩn của các chi tiết khuôn khá nhiều, đặc biệt trong VISI nhiều hơn nữa, bạn cũng có thể vào đây để tham khảo. Nhưng nghe Thầy mình dặn khi thiết kế giả sử như hệ thống đẩy mình nên thiết kế sơ bộ trước, sau đó đi mua các hệ thống này ở ngoài thực tế, về đo kích thước rồi thay đổi thiết kế của mình cho chính xác vì mình thường dùng những chi tiết này của China, Taiwan là nhiều còn nếu muốn có chi tiết của hãng chính gốc thì bạn phải chuẩn bị tiền USD hay EUR :13:
 
Ðề: Re: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

Câu 2 mình xin bổ sung thêm ý này không biết có đúng không: đối với bộ khuôn của chúng ta, sau một số lượng lớn chu kì ép Core và Cavity thường bị mòn nhanh hơn hệ thống ty đẩy, nếu ty đẩy cao hơn lòng khuôn + lượng thấp đi của lòng khuôn do bị mòn -> ty đẩy có thể chạm vào Cavity->nguy hiểm. Làm thấp hơn -> điều này xảy ra lâu hơn, và an toàn hơn.
Cách lý giải như của bạn thì cũng đúng.Nhưng thường thì sau khi khuôn hoạt động 1 thời gian,do ma sát trượt giữa Ty đẩy với lỗ ty trên phần Core,sẽ làm lỗ này bị mòn.Sự ăn mòn này xảy ra nhanh hơn sự ăn mòn tổng thể của lòng khuôn (do áp lực nhựa).Do đó nhựa sẽ tràn vào khe hở giữa lỗ và ty đẩy,làm ảnh hưởng đến ngoại quan và các yêu cầu kỹ thuật của SP.Lúc này thì có lẽ người ta đã SX ra số thành phẩm cần thiết rồi nên không cần tới bộ khuôn này nữa,hoặc nếu chưa SX đủ thì cần phải đem khuôn đi bảo trì.Cho nên có lẽ bạn không cần phải lo đến việc mòn lòng khuôn do áp lực nhựa đâu,quá trình này xảy ra rất lâu bạn àh :)

Mặt khác để linh hoạt, khi thiết kế khuôn ta thường gắn trên tấm kẹp sau các con vít, đệm cao su vừa giảm chấn động khi lò xo ở chốt hồi đẩy hệ thống đẩy về vừa có thể điều chỉnh khoảng cách của ty đẩy so với lòng khuôn bằng cách vặn các con vít này lên hay xuống để thay đổi độ cao.
Mình xin bổ sung thêm là các vít đệm này ngoài công dụng điều chỉnh khoảng cách của Ty đẩy,nó còn có tác dụng hạn chế bớt sự tiêp xúc bề mặt giữa tấm đẩy (Ejector Plate) và tấm kẹp khuôn (Bottom Plate),đề phòng trường hợp có bụi hoặc vật gì đó dính vào giữa 2 tấm này

Câu 3: trong modul EMX của Pro mình cũng thấy tiêu chuẩn của các chi tiết khuôn khá nhiều, đặc biệt trong VISI nhiều hơn nữa, bạn cũng có thể vào đây để tham khảo. Nhưng nghe Thầy mình dặn khi thiết kế giả sử như hệ thống đẩy mình nên thiết kế sơ bộ trước, sau đó đi mua các hệ thống này ở ngoài thực tế, về đo kích thước rồi thay đổi thiết kế của mình cho chính xác vì mình thường dùng những chi tiết này của China, Taiwan là nhiều còn nếu muốn có chi tiết của hãng chính gốc thì bạn phải chuẩn bị tiền USD hay EUR :13:
Đúng rồi đó bạn,các cty làm khuôn họ hay đặt mua các chi tiết của China hoặc Taiwan là nhiều,do yếu tố giá cả và thời gian.thường thì các chi tiết này hơi khác với chi tiết tiêu chuẩn 1 chút,nhưng hiện nay đa số họ đều cố gắng làm theo các tiêu chuẩn hiện có,chỉ trừ những kiểu đặc biệt quá thì họ không có bán thôi
 
1. Sẵn đây cho đệ hỏi đối với ty đẩy, trong các chi tiết tiêu chuẩn của nhà sản xuất, họ có cần quan tâm đến ma sát giữa ty đẩy và bạc hay không.

Mục đích là để mình tính toán độ cứng của lò xo ở chốt hồi cho hợp lý để có thể đưa hệ thống đẩy về trước khi đóng khuôn, ngoài việc dựa vào trọng lượng của hệ thống đẩy này. Hoặc là huynh nào có kinh nghiệm về việc tính toán này chia sẻ cho đệ với.

2. Về chốt hồi, có phải cũng nên làm như ty đẩy là thấp hơn lòng khuôn một khoảng hay không? Đệ được biết, chốt hồi này cũng rất hữu ích khi mà lò xo không thể đưa hệ thống đẩy về đúng vị trí ban đầu thì người ta sẽ hàn thêm một đoạn ở chốt hồi này để khi đóng khuôn, bề mặt nằm ngoài lòng khuôn trên tấm khuôn sẽ đẩy chốt hồi này về -> hệ thống đẩy cũng lùi về. Tất nhiên là phải tính toán đoạn hàn thêm vào này là bao nhiêu.
 
Ðề: Re: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

1. Sẵn đây cho đệ hỏi đối với ty đẩy, trong các chi tiết tiêu chuẩn của nhà sản xuất, họ có cần quan tâm đến ma sát giữa ty đẩy và bạc hay không.
Bạn hỏi câu này thì chắc là đã có tham khảo tiêu chuẩn của các chi tiết đó rồi.Vậy hãy xem dung sai của từng chi tiết mà tính ra khả năng hoạt động của chúng nhé :)

Mục đích là để mình tính toán độ cứng của lò xo ở chốt hồi cho hợp lý để có thể đưa hệ thống đẩy về trước khi đóng khuôn, ngoài việc dựa vào trọng lượng của hệ thống đẩy này. Hoặc là huynh nào có kinh nghiệm về việc tính toán này chia sẻ cho đệ với.
Lực nén của lò xo thì bạn có thể tra trong tài liệu Misumi hoặc các tài liệu về lo xo nhé.Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết thôi,thực tế với những kiểu khuôn chỉ cần 2 tấm đẩy lùi về 1 đoạn mà không cần lùi về hết (để không bị vướng vào các cơ cấu khác)người ta mới áp dụng cách này,còn muốn chắc ăn hơn nữa họ gắn thêm 2 Piston 2 đầu để đẩy 2 tấm đẩy lùi về hoàn toàn

2. Về chốt hồi, có phải cũng nên làm như ty đẩy là thấp hơn lòng khuôn một khoảng hay không? Đệ được biết, chốt hồi này cũng rất hữu ích khi mà lò xo không thể đưa hệ thống đẩy về đúng vị trí ban đầu thì người ta sẽ hàn thêm một đoạn ở chốt hồi này để khi đóng khuôn, bề mặt nằm ngoài lòng khuôn trên tấm khuôn sẽ đẩy chốt hồi này về -> hệ thống đẩy cũng lùi về. Tất nhiên là phải tính toán đoạn hàn thêm vào này là bao nhiêu.
Như đã nói ở trên thì việc dùng lò xo đẩy là phụ thôi,tất cả trông chờ vào chốt hồi(mình chưa thấy khuôn nào người ta tự tin đến mức bỏ đi chốt hồi mà chỉ gắn lò xo đẩy),vì thế chốt hồi nên làm bằng mặt phân khuôn,và không nên hàn hay gắn thêm gì vào nó cả
 
Last edited:
1. Thật ra đệ đang trong quá trình học lý thuyết để thiết kế một khuôn ép nhựa "đẩu tay" của mình nên hỏi cho kỹ trước khi bắt đầu thôi, chứ cũng chưa tra thông số, hay tiêu chuẩn gì cả.

2.
Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết thôi,thực tế với những kiểu khuôn chỉ cần 2 tấm đẩy lùi về 1 đoạn mà không cần lùi về hết (để không bị vướng vào các cơ cấu khác)
Đệ chưa hiểu chỗ này của huynh the_rock, đệ nghĩ khuôn nào mà chẳng cần đưa hệ thống đẩy về trước khi đóng khuôn. Hay ý huynh the_rock là những khuôn có nhân công tham gia vào quá trình lấy sản phẩm, rồi tiện tay đẩy hệ thống đẩy về luôn?

Nếu đã dùng tới piston thì có lẽ là trong nhà máy rồi. SV tụi em làm sao tính toán sử dụng hết chức năng những chi tiết có trên hệ thống khuôn là đã OK lắm...:28:

3. Đệ sẽ ghi nhận vấn đề này.:39:
 
Ðề: Re: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

-không phải khuôn nào cũng cần phải đưa hệ thống đẩy về trước khi đóng khuôn bạn àh.Mà đa số các trường hợp thì hệ thống đẩy thường lùi về song song với quá trình đóng khuôn.Khi đóng khuôn,mặt phân khuôn bên cối sẽ tiêp xúc với đầu chốt hồi trước tiên,và nó đẩy chốt hồi,cộng với 2 tấm đẩy lùi về từ từ.Đến khi khuôn đóng lại hoàn toàn thì 2 tấm đẩy cũng đã lùi về lại vị trí ban đầu. Đây chính là nguyên nhân tại sao người ta lại làm ra cây chốt hồi (Return Pin) đó bạn

-đối với khuôn có các cơ cấu phức tạp - nhất là với cơ cấu lói xiên.Khi đóng khuôn,có nhiều t/h trước khi mặt phân khuôn bên cối kịp chạm vào đầu chốt hồi thì nó đã chạm vào cơ cấu lói xiên trước,có thể gây hư hỏng cho 1 trong 2 phần này.Vì vậy cần phải gắn lò xo cho 2 tấm đẩy kéo lói xiên lùi về 1 khoảng an toàn để khi đóng khuôn không xảy ra va chạm.kế đó thì phần bên cối sẽ tiếp tục đẩy chốt hồi + 2 tấm đẩy về hết hành trình

-do thời gian có hạn nên mình cũng không thể diễn đạt hết ý,và minh họa cho bạn được.Cách tốt nhất là khi có điều kiện làm thực tế về vấn đề này thì bạn sẽ hiểu thôi :)
 
Last edited:
Vậy mà e cứ tưởng là hệ thống đẩy nào cũng phải cần lò xo lùi về chứ. Tìm lại đống dữ liệu mới thấy chẳng hạn như cái này thì không cần.

Còn về lói xiên mà a the_rock nói, e cũng đã hình dung được một phần.
Cảm ơn a the_rock nha.
 
J

jonyhien

Author
Ðề: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

thank các huynh nhiều nhé
thực ra em đang làm một bài báo cáo về khuôn mẫu thôi. thực sự có rất nhiều điều cần hiểu rõ về khuôn ép nhựa. nhiệm vụ của em là hệ thống đẩy ý mà. chưa thể hình dung hết được.
khó khăn nhất là cách tính toán về khoảng đẩy, lò xo, bạc dẫn hướng và trục dẫn hướng. lên một số diễn đàn chỉ thấy người ta nói là chọn theo tiêu chuẩn cả.?
như ống đẩy này chẳng hạn.
http://www.mediafire.com/?vb2ytemlkd9vt43
em cũng không biết hình này ở trong cuốn sách nào nữa. vì chưa tìm được cuốn nào. hi hi
ủa mà cái tiêu chuẩn fubata coi sao vậy các huynh? đuôi SLDPRT chắc bằng solidwork hử?
 
Last edited by a moderator:
P

phat loc

Author
Ðề: Khuôn Ép Nhựa_Hệ THống ĐẨy

Mình ở Hà Nội.Nhà máy mình đủ năng lực máy móc và công nghệ gia công chốt đẩy khuôn nhựa.Ngoài ra.Mình nhận các sản phẩm cơ khí tiện, phay CNC, cắt dây, xung,mài...sản phẩm khuôn ép nhựa các loại, gia công bánh răng, số lượng lớn, gía cả hợp lý.Trân trọng hợp tác!
Đt:0928.86.9898
 
Top