ko biết có ai đã sử dụng cái phần mềm geartrax 2008 do anh Quyền giới thiệu chưa?
Em down về và dùng thì nó dùng nó vẽ tự động ra y sì 1 cái bánh răng
Em có thắc mắc là ko hiểu cái phần mềm đó nó vẽ cái biên dạng thân khai kiểu j mà ko cần chuyển từ autocad sang
 
Cảm ơn Bác DCL về FeatureWorks!Em có một số câu hỏi này nữa mong được các bác giải đáp (em đang dùng SW2005):
1. Công Dụng của PDMWorks?
2. Cách sử dụng công cụ COMPARE trong SW?
3. Mỗi khi mở một bản vẽ mới (cả part,ass và drw) em phải option lại Dimensions,arrow,baloons,...theo TCVN. Công việc này rất thủ công cho từng bản vẽ mới.Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách đặt cấu hình khởi động không và khắc phục như thế nào?
4. Có thể bảo mật các file SW gốc(part,ass, drw) không?và như thế nào?
5. Cách tạo mẫu mặt cắt mới (thủy tinh-TCVN chẳng hạn)?
(Mục 5 em đã đặt ra ở phần "SW và các sp" nhưng thấy đạt ở đây thì hợp lý hơn)
Bác nào biết câu nào trả lời giúp em câu đó, càng nhiều càng quý.
Trân trọng cảm ơn!
 
Chào cả nhà ạ !
Mọi người giúp mình giải quyết vấn đề tự động ghi kích thước với !
 
ngô văn hiến viết:
Chào cả nhà ạ ! ...
Điều bác hỏi thì tui cũng không biết nhưng theo kinh nghiệm của tui thì không nên lạm dụng chức năng này mà chỉ nên tham khảo hoặc dùng trong một số trường hợp đơn giản thôi. Bởi vì các kích thước sinh ra theo cách này là các KT điều khiển(drive), nghĩa là ta có thể thay đổi giá trị của nó và chi tiết cũng biến đổi theo-như KT trong sketch của part. Các kích thước ghi tự động này thường xuất hiện không theo qui luật, nói chung là không theo mong muốn của chúng ta-biểu diễn kích thước ở hình chiếu biểu diễn đầy đủ thông tin vật thể nhất. Ở những bản vẽ phức tạp thì kcish thước này khi xuất hiện sẽ cực kì rối, ta không thể kiểm soát nổi hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để sắp xếp, chỉnh sửa. Theo tui thì ở bản vẽ drawing thì tốt nhất nên dùng loại KT loại "bị điều khiển"(be driven) như vẫn dùng. Như vậy cũng tiện cho chúng ta kiểm soát hình dáng hình học của vật thể.
 
@MyHut: Trong nhiều trường hợp việc ghi kích thước tự động là không thể bỏ qua bạn à vì nếu tự ghi thì rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu bạn đã từng làm về thủy lực, khi thiết kế những block phức tạp có cả trăm lỗ khoan với chiều sâu các lỗ khác nhau, nếu tự mình ghi kích thước thì rất dễ nhầm nhất là với cổng P,T của van 4 cửa, và nếu bị nhầm 1 lỗ có nghĩa là hỏng cả block :-\
Ví dụ hình dưới(hình 2 mình để trong suốt để mọi người nhìn):
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
MyHUT viết:
Cảm ơn Bác DCL về FeatureWorks!Em có một số câu hỏi này nữa mong được các bác giải đáp (em đang dùng SW2005):
1. Công Dụng của PDMWorks?
2. Cách sử dụng công cụ COMPARE trong SW?
3. Mỗi khi mở một bản vẽ mới (cả part,ass và drw) em phải option lại Dimensions,arrow,baloons,...theo TCVN. Công việc này rất thủ công cho từng bản vẽ mới.Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách đặt cấu hình khởi động không và khắc phục như thế nào?
4. Có thể bảo mật các file SW gốc(part,ass, drw) không?và như thế nào?
5. Cách tạo mẫu mặt cắt mới (thủy tinh-TCVN chẳng hạn)?
(Mục 5 em đã đặt ra ở phần "SW và các sp" nhưng thấy đạt ở đây thì hợp lý hơn)
Bác nào biết câu nào trả lời giúp em câu đó, càng nhiều càng quý.
Trân trọng cảm ơn!
1. PDMWorks: phần mềm quản trị dữ liệu cho một dự án xây dựng trên môi trường cộng tác. Để triển khai những dự án thiết kế lớn, có thể cần sự phối kết hợp của nhiều nhà thiết kế. PDMWorks sẽ phân quyền và cấp phép truy cập cho từng thành viên của nhóm dự án trên nguyên tắc đảm bảo sự tham chiếu và chi phối cũng như tương hỗ giữa nhóm dự án này một cách tốt nhất, dưới sự quản trị tập trung của người đứng đầu.
2. Sử dụng công cụ DrawCompare để so sánh sự khác biệt giữa tất cả các thực thể trong hai bản vẽ. những khác biệt đó sẽ được hiển thị theo mã màu.
3. Bạn nên tạo các tài liệu mẫu cho 3 loại tập tin nêu trên, trong đó đã thiết lập tất cả những chi tiết của tài liệu theo tiêu chuẩn phù hợp, chúng được gọi là các template.
4. Bạn dùng chức năng bảo mật của Windows để bảo vệ tài khoản của mình trên máy tính dùng chung.
5. SolidWorks không cho tùy biến kiểu gạch mặt cắt, bạn chỉ dùng những kiểu đã được lập sẵn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ngô văn hiến viết:
Chào cả nhà ạ !
Mọi người giúp mình giải quyết vấn đề tự động ghi kích thước với !
Có điều gì gây khó khăn cho cậu nhỉ? Tớ chẳng hiểu cậu hỏi với ý gì? Chỉ việc dùng công cụ trong menu Tools, Dimentions, Autodimention... là xong ngay thôi chứ có gì đâu? Tại bảng thuộc tính của lệnh này, cậu có thể chọn kiểu kích thước // hoặc nối tiếp hay theo tọa độ, chọn gốc kích thước. Cậu cũng rất dễ dàng thay đổi các điểm đo... dễ lắm mà!

Tuy nhiên, thực tế tớ vẫn thích lấy kích thước "thủ công", vì đằng nào cũng cần sửa lại giá trị của mỗi kích thước và thường mình lấy kích thước theo trình tự và chuẩn gia công khác nhau chứ không "máy móc" như phần mềm tự động làm. Đối với SW, thường các sketch rất đơn giản, mỗi cái chỉ có vài kích thước và công cụ kích thước của SW quá thông minh và dễ sử dụng, nên tốt nhất vẫn cứ nên lấy kích thước thủ công thôi cậu à.
 
@DCL: Cảm ơn nhé, bác Lăng! Những thông tin bác cung cấp em sẽ thử. Tặng bác 1p!
 
Chào mọi người!
có anh em nào biết cách vẽ để làm hiển thị như mặt đồng hồ đo hoặc kích thước trên thước cặp không?
nếu biết thì chỉ giúp tôi với.
cảm ơn rất nhiều.
 
chắc là tạo ra cái hình mặt đồng hồ ko khó còn khó là ở chỗ bạn muốn tạo ra các hình nổi hay các hình chìm trên mặt đồng hồ đó
cái này có thể làm với lệnh text và lệnh wrap
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
THIẾT KẾ CỘT ĐÈN

Có thành viên gửi mail nhờ tôi giúp đỡ trong việc thiết kế cột đèn làm bằng thép tấm chấn thành cột hình côn, mặt cắt đa giác, rồi lại uốn cong. Bạn đó đề nghị tôi post bài ví dụ lên diễn đàn để anh chị em tham khảo, có thể hữu ích trong những công việc cụ thể khác nữa.

***​

1. Trước tiên, ta vẽ một đa giác đều lên mặt phẳng Top Plane rồi lấy đầy đủ các kích thước và tương quan cần thiết, sao cho tất cả các nét vẽ trong sketch này đều có màu đen, chứng tỏ nó đã hoàn toàn được xác định. (Tôi thấy rất nhiều bạn không quan tâm tới việc một sketch đã hoàn toàn được xác định hay chưa. Điều này dẫn đến hai lỗi: thứ nhất, sau này bạn sẽ thiếu kích thước trên bản vẽ chế tạo; thứ hai, những thao tác khác có thể vô tình làm biến đổi biên dạng và sai lệch mô hình).

2. Sau đó, dựng một khối côn bằng lệnh Extrude với tùy chọn độ dốc và chiều cao theo ý đồ thiết kế.

3. Làm rỗng cột này và thủng hai đầu bằng lệnh Shell, đặt chiều dày thích hợp cho cột.

Như vậy, ta có kết quả như sau:



4. Biến chiếc cột này thành chi tiết thép tấm.
a. Xẻ một rãnh chạy suốt theo một cạnh của cột bằng lệnh Extruded Cut, với chiều rộng khe vừa đủ theo kinh nghiệm của bạn. Phải làm thao tác này vì hiển nhiên là chiếc cột được làm bằng cách chấn gập tấm tôn phẳng và ghép các mép lại với nhau rồi mới hàn.



b. Dùng lệnh Insert Bends rồi chọn chiếc cột, chọn một mặt thích hợp để cố định và chọn giá trị bán kính uốn để biến chiếc cột này thành chi tiết thép tấm. Bạn sẽ thấy các cạnh sắc đã biến thành những cạnh uốn với bán kính mà bạn đã chọn.



Như vậy là bạn đã thực hiện xong nguyên công chấn, bạn có thể khai triển chiếc cột thẳng này thành tấm thép phẳng rồi lại gập nó vào bằng cách Unsuppress hoặc Suppress thư mục Flat-Pattern1 vừa được tạo theo lệnh Insert Bends kể trên.

Bạn sẽ làm tiếp việc uốn cong chiếc cột này theo cao độ và góc độ thích hợp. Nhưng bình thường thì SW sẽ không cho phép bạn khai triển chi tiết thép tấm một khi đã uốn cong nó đi, khiến các đường uốn không còn là đường thẳng nữa. Để vừa có bản vẽ hình khai triển cho việc chuẩn bị phôi và chấn, lại vừa có bản vẽ cho việc uốn cong trong cùng một tập tin, bạn cần làm một thủ thuật nhỏ như sau:

5. Click nhãn ConfigurationManager trên đỉnh Panel thiết kế để mở Panel cấu hình. Bạn thấy dưới thư mục Part1 Configuration(s) có một cấu hình Default<As Machined>. Hãy Right-Click thư mục Part1 Configuration(s) và chọn Add Configuration như minh họa sau:



6. Bạn gõ tên cho cấu hình mới vào hộp thoại, ví dụ: Uốn rồi OK.



Bạn thấy bây giờ ta đã có thêm một thư mục mới là Uốn<As Machined>.

7. Bạn hãy [
/B] thư mục này để kích hoạt nó, thư mục mặc định kia chuyển thành màu xám, cho biết nó không được kích hoạt.

8. Bạn lại click nhãn FeatureManager Design tree trên đỉnh Panel để trở lại công việc thiết kế tiếp tục. Do thủ tục đã thực hiện tại bước 7 mà từ giờ, các thao tác bạn làm sẽ chỉ áp dụng cho cấu hình Uốn<As Machined> mà thôi, cấu hình Default<As Machined> không hề chịu ảnh hưởng.

9. Gọi lệnh menu Insert, Features, Flex rồi đặt các thiết lập như minh họa sau, lưu ý rằng trong ví dụ này thì chỉ uốn cong đoạn giữa 60 độ thôi, chân cột không uốn là 600mm và phần ngọn không uốn là 400mm.



Nếu thiết lập đúng và sau khi OK, bạn sẽ có kết quả sau:



Trở lại Panel ConfigurationManager, bạn có thể kích hoạt cấu hình mặc định chưa uốn, để duỗi phẳng tấm tôn, bạn lại Unsuppress rồi Suppress thư mục Flat-Pattern1 để duỗi và gập nó lại.




Như vậy, bạn có hai cấu hình, cái thứ nhất dành cho nguyên công chấn tôn và cái thứ hai dùng cho nguyên công uốn cong. Trình bày thì dài dòng vậy đấy, nhưng làm quen thì bạn sẽ thực hiện rất nhanh và đơn giản. Mong rằng ví dụ này sẽ góp phần giúp các bạn rõ thêm về chức năng thiết kế với các cấu hình khác nhau trong cùng một tập tin. Chức năng này rất đa dụng, không chỉ đối với các chi tiết thép tấm đâu.

Ngoài lề một chút: Bên ProE, có bạn hỏi về tác dụng của lệnh UnsuppressSuppress, tôi không rõ ứng dụng đó có giống SW không, nhưng rõ ràng là các lệnh này của SW không nhằm vào việc ẩn hoặc hiển thị (vì đã có các lệnh HideUnhide rồi) mà chính là để tạo ra sự linh hoạt và đa năng cho thiết kế kỹ thuật bằng cách "làm" hoặc "không làm" một số lệnh nào đó trên những cấu hình cụ thể.
 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
Tiện đây xin hỏi bác DCL một câu ngoài lề chút:
Trong thiết kế, chế tạo máy (từ một mẫu có sẵn), nên dùng phương pháp dựng hình 3D hay 2D? Lý do tại sao và phương pháp nào tốt hơn, nhanh hơn? Tất nhiên là sau khi dựng phải in ra bản vẽ 2D để thiết kế chế tạo gá lắp, dưỡng kiểm.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
.
Tiện đây xin hỏi bác DCL một câu ngoài lề chút:
Trong thiết kế, chế tạo máy (từ một mẫu có sẵn), nên dùng phương pháp dựng hình 3D hay 2D? Lý do tại sao và phương pháp nào tốt hơn, nhanh hơn? Tất nhiên là sau khi dựng phải in ra bản vẽ 2D để thiết kế chế tạo gá lắp, dưỡng kiểm.
Câu hỏi này không phải là ngoài lề, đây là câu hỏi mà các bạn kỹ sư trẻ cả trên thế giới lẫn Việt Nam đang dùng quen AutoCAD thường đặt ra, khi biết có những phần mềm 3D được ứng dụng trong thiết kế và phân vân không biết mình có nên học để sử dụng chúng hay không. Tôi xin khẳng định chắc chắn luôn: Thiết kế cơ khí bằng các ứng dụng thiết kế 3D dứt khoát phải hơn việc dùng các ứng dụng vẽ 2D. Có rất nhiều bài phân tích về những cái lợi và những cái bất lợi giữa hai hệ phần mềm này, bạn có thể tham khảo ngay trong phần hướng dẫn sử dụng của các phần mềm đó. Ở đây, tôi chỉ xin nêu những "cái hơn" của ứng dụng CAD 3D so với 2D theo quan điểm cá nhân để bạn tham khảo:

Đầu tiên, CAD 2D chỉ là phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật bằng máy tính còn CAD 3D là thiết kế bằng máy tính. Nghe có vẻ vô lý? Các bạn kỹ sư trẻ thường đồng hóa hai khái niệm của hai công việc rất khác nhau về bản chất nhưng khá giống nhau về hình thức này, đó là vẽ kỹ thuậtthiết kế.
Đã nói về thiết kế là nói về tính toán, so sánh, giả lập, kế thừa, hoàn thiện và tối ưu. Ngày trước, đây thường là công việc của những kỹ sư lành nghề và có thâm niên cao. Sau khi đã có kết quả thiết kế, họ chuyển chúng cho các đồ họa viên, thường là các kỹ sư trẻ hoặc công nhân trung cấp cơ khí có "hoa tay" để thể hiện thành các bản vẽ kỹ thuật, thao tác này gọi là vẽ kỹ thuật. Thao tác này đòi hỏi sự tỷ mỉ, chính xác... rất nhàm chán và mệt mỏi, gây đau lưng và mờ mắt, các kỹ sư đàn anh thường dành việc này cho các "ma mới". Bởi vậy, ta thấy trong các khung tên của bản vẽ kỹ thuật có các chức danh: Vẽ - Thiết kế - Kiểm tra - Phê duyệt... mà trong đó, chức danh Vẽ là của đồ họa viên, Thiết kế là của nhà thiết kế, Kiểm tra là của Trưởng phòng thiết kế hoặc Kỹ sư trưởng và Phê duyệt là của Giám đốc.

Gần đây, do sự phát triển của công nghệ tin học, người ta đã viết ra những phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật trên máy tính, ví dụ như AutoCAD. Những ứng dụng này là một cải tiến lớn cho công việc vẽ kỹ thuật. Nó cho phép ta vẽ bất cứ hình dạng hình học nào mà ta thích, tẩy xóa vô số lần mà không sợ bẩn và rách giấy, mức độ chính xác thì thôi rồi. Nhưng chúng vẫn chỉ là công cụ vẽ, giống như việc ta không viết tay nữa mà dùng máy tính để soạn thảo văn bản, nó chẳng "tư vấn" gì trong việc thiết kế cả.

Tiếp theo, người ta viết các phần mềm hỗ trợ thiết kế, thường là ứng dụng 3D. Những ứng dụng này thường kèm theo các công cụ tính toán, giả lập, phân tích và tối ưu... giúp người thiết kế nhanh chóng hoàn thành công việc với chất lượng và hiệu quả cao. Ví dụ rất đơn giản: bạn không thể bắt AutoCAD vẽ giao tuyến của một khối trụ cắt một khối cầu, bạn phải tự xác định lấy rồi AutoCAD sẽ vẽ theo ý bạn, đúng hay sai nó không cần biết, thế nhưng các anh 3D thì khác hẳn, chúng sẽ cho bạn thấy kết quả một cách đúng đắn nhất. Nhiều khi, tôi cứ vẽ phác ra giấy một cơ cấu nào đó và đắc ý về sự thông minh của mình, thế nhưng khi dựng 3D, mới ngã ngửa vì sự bất hợp lý bây giờ mới bộc lộ, may mà chưa đưa đi chế tạo!

Với các anh chàng 3D này, sau khi đã giúp nhà thiết kế tính toán và xây dựng mô hình, ta còn có thể cho mô hình hoạt động để kiểm tra xem còn có bất cập nào không, giả lập các tác động cơ học xem chúng có hư hỏng gì không... Ta có thể xuất tập tin dưới các định dạng thích hợp để chế tạo trên máy CNC hoặc tạo ra các bản vẽ 2D để gia công theo cách thông thường. Với 3D, không còn khái niệm "vẽ kỹ thuật" nữa, các bản vẽ được sinh ra tự động theo cách người thiết kế muốn. Trong tương lai không xa, khi các nhà thiết kế đã sử dụng phổ biến các ứng dụng thiết kế 3D thì họ chẳng còn cần đồ họa viên làm gì nữa, chính công cụ thiết kế này đã tự động tạo ra các bản vẽ rồi.

Tóm lại, CAD 2D chủ yếu là công cụ diễn họa của đồ họa viên, dù cho đến nay, chúng vẫn được các kỹ sư sử dụng để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật (do dùng máy tính cũng nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn vẽ bằng tay, nên các kỹ sư lớn không tìm cách dồn việc vẽ cho đàn em như trước nữa). Ngoài ra, trong kỹ thuật cũng có những bản vẽ không đòi hỏi sự chính xác hình học quá cao, những bản vẽ mang tính quy ước như sơ đồ đường điện, hệ thống van ống... nên AutoCAD chưa phải đã đến ngày tuyệt chủng.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@DCL: thực ra câu hỏi của em không phải là vấn đề đặt ra cho những kỹ sư mới, mà câu hỏi đó dành tặng các sếp ở phần lớn các công ty hiện nay. Trên quan điểm của họ, chỉ những thằng dốt nát mới dùng 3D và thiết kế 3D vừa chậm, vừa khó chỉnh sửa; đối với họ, thiết kế 2D mới thể hiện tốt trình độ của kỹ sư thiết kế ... vì bản thân họ không quen dùng 3D. Thật sự là không nhiều nơi có lãnh đạo thích và luôn muốn ứng dụng các công nghệ thiết kế mới như bác đâu.
 
@ chú DCL: cháu vừa đi thăm chỗ anh Thảo (làm cột đèn) về có lẽ lên dùng sheetmetal và dùng lệnh gấp theo sketch (không phải loft ben) thì sẽ đúng thực tế hơn ạ, vì thực thế sau khi gập xong mép trên và dưới sẽ bị lệch do vậy nếu cần chú ý khi cắt phôi. Mà rãnh hở ở cạnh chứ không phải ở góc của lục giác đâu ạ ! Thêm nữa hình như ko có lệnh insert bends cho đến solidworks 2007, cháu tìm không thấy !
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@ chú DCL: cháu vừa đi thăm chỗ anh Thảo (làm cột đèn) về có lẽ lên dùng sheetmetal và dùng lệnh gấp theo sketch (không phải loft ben) thì sẽ đúng thực tế hơn ạ, vì thực thế sau khi gập xong mép trên và dưới sẽ bị lệch do vậy nếu cần chú ý khi cắt phôi. Mà rãnh hở ở cạnh chứ không phải ở góc của lục giác đâu ạ ! Thêm nữa hình như ko có lệnh insert bends cho đến solidworks 2007, cháu tìm không thấy !
Cũng có thể, tớ có chuyên làm thứ này đâu nên cũng chẳng rõ thực tế thế nào. Tớ nghĩ nên xuất phát từ thực tế chứ đừng chỉ khư khư một mớ lý thuyết.

Trong SW2006 có hai lệnh để tạo Sheet Metal là [
/Tab[/B] và Insert Bends. Lệnh [
/Tab[/B] bắt đầu tạo Sheet Metal ngay từ khi thực hiện sketch đầu tiên. Còn lệnh Insert Bends tạo Sheet Metal sau khi dựng mô hình có chiều dày đồng nhất và các cạnh thẳng. Nếu làm đúng thì hai cách này đều cho một kết quả như nhau.

Việc cắt rãnh ở đâu không quan trọng trong một ví dụ, tớ chỉ làm để minh họa cho phương pháp thôi.

Cậu tìm kỹ lại trong menu xem có lệnh Insert Bends, có khi phải vào mục Customize để lấy nó ra, chứ tớ không nghĩ họ lại bỏ một cái lệnh hữu ích như thế đâu. Hoặc cậu vào phần Help xem có còn lệnh này không?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@DCL: thực ra câu hỏi của em không phải là vấn đề đặt ra cho những kỹ sư mới, mà câu hỏi đó dành tặng các sếp ở phần lớn các công ty hiện nay. Trên quan điểm của họ, chỉ những thằng dốt nát mới dùng 3D và thiết kế 3D vừa chậm, vừa khó chỉnh sửa; đối với họ, thiết kế 2D mới thể hiện tốt trình độ của kỹ sư thiết kế ... vì bản thân họ không quen dùng 3D. Thật sự là không nhiều nơi có lãnh đạo thích và luôn muốn ứng dụng các công nghệ thiết kế mới như bác đâu.
Tôi không khuyên cậu nên tranh luận gì với sếp cả, đặc biệt đừng có dạy khôn cho họ, kẻo mang vạ vào thân. Đối với trường hợp gặp người có quan điểm khác mình, tôi học được ở Phật phương châm thế này:

- Nếu họ đúng, ta sai: phải cám ơn họ vì ta có thêm được kiến thức mới.
- Nếu họ sai, ta đúng: tại sao lại tức giận người kém ta? Và ta có trách nhiệm về sự kém hiểu biết của họ đâu, nên cũng chẳng cần tự giận mình!

Chỉ có qua những công việc được làm với một thái độ tận tâm, cầu thị và đạt hiệu quả cao, cậu mới chứng minh được năng lực của mình và phương pháp mà mình áp dụng. Và dù có chứng minh được rằng mình đúng, cũng đừng ép người khác phải làm như mình, không bao giờ chỉ có một cách thức duy nhất để hoàn thành bất cứ một công việc gì và mỗi người đều có sở trường - sở đoản của mình.

Thực ra, người lãnh đạo có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết, trong đó có vấn đề kỹ thuật. Việc sử dụng các ứng dụng tin học trong công việc chỉ là những chi tiết rất nhỏ, không phải nhà quản lý nào cũng có thời gian và hứng thú để mà nghiên cứu và áp dụng đâu. Hơn nữa, đối với công nghiệp, vấn đề tiêu chuẩn luôn luôn được đặt lên hàng đầu, với tư cách là một trong những công cụ cơ bản để đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao nhất phải được áp dụng đầu tiên cho khâu thiết kế. Trong tình hình hiện nay, khi mà các sản phẩm phần mềm thiết kế "nhiều như quân Nguyên" mà mỗi kỹ sư lại đòi dùng phần mềm ưa thích của cá nhân mình thì cậu sẽ thấy ngay sự hỗn loạn kinh khủng bắt đầu từ khâu thiết kế (khâu đầu tiên của quá trình sản xuất) rồi còn gì?

Nếu cậu có dịp đến tham quan hay làm việc với các nhà chế tạo cơ khí nước ngoài, cậu sẽ ngạc nhiên vì nhiều nơi vẫn dùng các phần mềm rất cũ. Chẳng phải là họ không cập nhật thông tin và chưa biết gì về những ứng dụng mới, nhưng vì lý do tài chính (nâng cấp máy tính, mua giấy phép, đào tạo sử dụng...) và sự nhất quán trong quản lý hồ sơ thiết kế (tính kế thừa, tính phối hợp và chia sẻ...), đặc biệt là liên quan đến các vấn đề trong triển khai sản xuất, nên không dễ gì chuyển đổi như đối với một cá nhân.

Tóm lại, có rất nhiều lý do chính đáng biện minh cho việc các nhà quản lý rất ngại thay đổi những gì đang ổn định trong hệ thống. Ngay như cá nhân tôi, dù nhiều người cho là cấp tiến và nhiều sáng kiến, nhưng tôi thường cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng một cải tiến nào vào sản xuất. Nhiều khi áp dụng một cải tiến mà thoạt tiên đã thấy "hiển nhiên có lợi", nhưng rồi vẫn thất bại, mới nhớ câu "Người tính không bằng Trời tính". Các bạn trẻ thường ít nghĩ đến hậu quả lâu dài nên thường đánh giá những người nhiều tuổi là bảo thủ. Nhưng nếu các bạn phải chịu trách nhiệm không những trước cá nhân và gia đình mình mà còn trước cuộc sống và ích lợi của rất nhiều người khác đang trông cậy vào mình, thì các bạn sẽ hiểu giá trị của sự thận trọng.

Đôi lời tâm sự hơi lạc đề, các bạn thông cảm nhé!
 
L

litec75

@ chú DCL: cháu vừa đi thăm chỗ anh Thảo (làm cột đèn) về có lẽ lên dùng sheetmetal và dùng lệnh gấp theo sketch (không phải loft ben) thì sẽ đúng thực tế hơn ạ, vì thực thế sau khi gập xong mép trên và dưới sẽ bị lệch do vậy nếu cần chú ý khi cắt phôi. Mà rãnh hở ở cạnh chứ không phải ở góc của lục giác đâu ạ ! Thêm nữa hình như ko có lệnh insert bends cho đến solidworks 2007, cháu tìm không thấy !
Hiến nhìn nhầm rồi,rãnh hở phải nằm ở góc vừa dễ hàn lại giữ được bề mặt đẹp.
Sau khi gấp xong mép bị lệch là do khâu cắt phôi,nếu cắt chuẩn thì sau khi cắt côn xong phải cắt lại 2 đầu sao cho tấm phôi là hình thang cân khi đó gấp lên sẽ không bị lệch ,tuy nhiên do độ lệch ít và cũng không quan trọng lắm và cũng bị che mất khi hàn vào đế nên công đoạn này được bỏ qua
 
Top