Tổng quan về rèn dập

D

dddong

Ðề: Tổng quan về rèn dập

các bạn ơi cho mình hỏi sự khác nhau giữa rèn định hình và khuôn dập kahc1 nhau chỗ nào vậy ?bạn nào có tài liệu về dập khối không cho mình xin nha .
Sách về rèn và dập khối thì tớ cũng có, nhưng hầu hết là sách tiếng Nga :D. Nếu bạn rảnh thì có thể sau 17/6 liên lạc mình sẽ gửi qua mail cho :).

Về câu hỏi của bạn, ngay trong tên gọi của nó đã có 1 phần trả lời rồi. Bạn có thể google " the differences between forging and stamping" or "различия между ковкой и штамповкой" trước khi hỏi.

So sánh giữa rèn định hình (là một quá trình gia công) với khuôn dập (1 thiết bị tạo hình) thì nó hơi bị khập khiếng. Xin được sửa lại đơn giản (có lẽ là ý muốn của ấy) là rèn dập khác nhau chỗ nào.
Rèn định hình là quá trình rèn tạo cho phôi ban đầu đến gần với hình dạng đơn giản, theo xu hướng hình dạng mong muốn của bán thành phẩm của sau quá trình đó. Nó cũng có thể là một bước trung gian cho cậu đến với cái sản phẩm cuối cùng.

Đặc điểm chính của rèn đó là sự chảy dẻo của kim loại dưới tác dụng lực là chảy một cách tự do, theo các hướng không bị giới hạn mới các dụng cụ tác động vào phôi.
Rèn ( vì tính năng suất của nó thấp) nên chỉ thích hợp cho việc tạo ra những chi tiết có tính chất đặc thù(sản xuất 1 cái thôi ) hoặc là мелкосерийного производства (sản xuất một vài cái :D).
Với rèn, dập chi tiết nhỏ thì dùng máy búa, to hơn thì dùng máy thủy lực chuyên dụng cho rèn.
Rèn cũng như bao loại gia công áp lực khác, so với đúc và cắt kim loại thì nó thu được chi tiết có mechanical properties tốt hơn nhiều bởi nó tạo fibrous ở trong kim loại trong quá trình biến dạng dẻo :).

Như bạn thấy hai hình dưới là rèn, cái đầu là протяжка = làm dài phôi ra bằng cách giảm tiết diện ngang của nó :).
Cái sau là осадка(hình như là chồn) = làm ngắn phôi lại bằng cách tăng tiết diện ngang


Còn khi nói đến dập là bạn phải có khuôn dập, là cái mà bạn định đề cập ở trên. Die của khuôn đó có rãnh tương ứng với với bán thành phẩm mà bạn mong muốn có được. Dập sẽ tạo ra sản phẩm gần giống nhất (một cách tối đa có thể) với sản phẩm cuối cùng bằng cách dứoi tác dụng lực sẽ làm cho kim loại chiếm chỗ mấy cái rãnh trong khuôn vừa nói trên.




Nguồn cơ bản http://[MEDIA=youtube]elt-grup[/MEDIA].ru/bibliot/8/1.htm.

Rất vui vì được giao lưu học hỏi cùng các bạn cùng theo nghề rèn dập, mong các bạn cởi mở chia sẻ.
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Tổng quan về rèn dập

@dddong: Diến đàn cần những bài viết như thế này, có thể từ chính kinh nghiệm của các bạn, có thể từ đọc tài liệu, tra cứu... rồi chọn lựa viết lại. Điều này hữu ích là thứ nhất bản thân các bạn được ôn luyện lại kiến thức, biết cách tóm lược, trình bày sao cho người khác hiểu được vấn đề, thứ 2 người đọc cũng sẽ rất dễ hiểu hơn là khi bạn post 1 tài liệu nào đó chưa được tóm lược vấn đề chính.
 
M

Mercredi

Ðề: Tổng quan về rèn dập

Em lôi cái này lên thắc mắc tí ạ :)

Tại sao các rãnh thoát biên trong sách thường thiết kế dạng "túi" như hình a vậy ạ? Hiện tại các khuôn dập em đều thiết kế các rãnh thoát biên như hình b.

Em thấy nếu thiết kế rãnh thoát biên như hình a thì sẽ khó điền đầy chi tiết hơn hình b. Vì khi càng ép máy (hạ đầu máy xuống) thì thiết kế như hình a sẽ làm các mặt khuôn (khoanh vùng màu đỏ) chạm nhau trước, làm khuôn không ép được chi tiết nữa. Và quan trọng nhất là chúng ta sẽ không kiểm soát được bề dày h của "rìa".
 
M

manhhungbka

Ðề: Tổng quan về rèn dập

bác neverlose có thể nói rõ cho em về " Rèn trong khuôn đơn giản" là thế nào không? e có chi tiết bánh răng dưới đây,vật liệu là thép 45, theo bác e nên dùng pp nào? e cảm ơn bác!
 
M

mrtran1908

Ðề: Tổng quan về rèn dập

đề tài này cũng khá lâu *** nhỉ!!! E đọc các bài viết của các bác ở trên hình như không có ai học chuyên ngành gia công áp lực thì phải!!! Vì theo những gì em học về chuyên ngành này thấy bài viết của các bác còn thiếu nhiều quá!!! Với lại mấy cái khuôn mà có rãnh thoát biên các bác đăng lên không phải là khuôn kín đâu! Nó là khuôn hở đó, còn khuôn kín thì sẽ không có rãnh thoát biên! Khuôn còn phân biệt dùng trên máy búa hoặc máy ép trục khuỷu nữa! e VD khuôn trên máy búa sẽ có mặt gương còn khuôn trên METK sẽ không có mặt gương (Mặt gương là mặt 2 nửa khuôn trên và khuôn dưới chạm vào nhau)!
 
M

mrtran1908

Ðề: Tổng quan về rèn dập

Em lôi cái này lên thắc mắc tí ạ :)

Tại sao các rãnh thoát biên trong sách thường thiết kế dạng "túi" như hình a vậy ạ? Hiện tại các khuôn dập em đều thiết kế các rãnh thoát biên như hình b.

Em thấy nếu thiết kế rãnh thoát biên như hình a thì sẽ khó điền đầy chi tiết hơn hình b. Vì khi càng ép máy (hạ đầu máy xuống) thì thiết kế như hình a sẽ làm các mặt khuôn (khoanh vùng màu đỏ) chạm nhau trước, làm khuôn không ép được chi tiết nữa. Và quan trọng nhất là chúng ta sẽ không kiểm soát được bề dày h của "rìa".
Cho mình hỏi bạn làm khuôn này dùng trên máy gì vậy???
Nếu dùng trên máy búa thì với hình b mình không hiểu KL thừa sẽ thoát ra khỏi vành biên như thế nào vì khuôn trên máy búa bao giờ hai nửa khuôn cũng chạm vào nhau
Còn dập trên Máy ép trục khuỷu thì chắc ok thôi
 
T

thohtc

Ðề: Tổng quan về rèn dập

Em là mem mới vào. mới vào chủ đề này đọc thấy các bác bàn tán xum tụm quá. tuy nhiên có một câu em muốn được các bác chỉ giúp. Hiện tại ở VN có công ty nào làm rèn rập tốt nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM... Ai biết xin chỉ giúp. xin đa tạ
 
N

nguoi du mu

Ðề: Tổng quan về rèn dập

Có ai biết chỉ giúp mình với!
Mình đang tìm nơi rèn 2 chi tiết TROLLEY WHEEL và GANTRY WHEEL, vật liệu là SSQW1, đường kính khoảng 600.
Xin cảm ơn
 
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Chào các bạn đã bàn luận về rèn dập ,mình đã làm khuôn cho cty rèn dập chính xác tại khu VISIP1,khuôn rèn dập cũng không phức tạp, dập thép hay là nhôm tùy theo mà làm khuôn ,nhôm thì dễ hơn vì có thể làm phôi định hình ,thép thì tính phôi và lần dập khó hơn .hiện mình đang làm về rèn dập nhôm bạn nào có hứng thú bàn luận thì liên lạc với mình nha .
 
N

ngohong01

Ðề: Tổng quan về rèn dập

Mail của anh e gửi không được và link a cho thì die mất rồi a oi
 
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Chào bạn , theo tôi thì những sản phẩm như này thì gia công dạng ép phun áp lực , không rèn dâp.
 
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Chào bạn , theo tôi thì những sản phẩm như này thì gia công dạng ép phun áp lực , không rèn dâp.
Chào bạn.
Cảm ơn bạn đã có ý kiến đóng góp. Nhưng theo mình được biết thì sản phẩm này có thể dập vuốt được.
Mình lại chưa được nhìn thấy bao giờ nên không biết cụ thể như thế nào?

Mong các bạn đóng góp ý kiến
Thanks
 
Ðề: Tổng quan về rèn dập

Rèn dập
Tôi nhớ có câu thơ "giữa trăm nghề làm nghề thợ rèn .Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi"...
Nhưng giờ đã có nơi đầu tư máy móc hiện đại để rèn dập chi tiết hàng loạt nhanh và chính xác , như cty rèn dập Chính xác khu VSIP 1
chuyên dập thép , ... có cty thì rèn dập nhôm ,
Khuôn rèn dập nóng thường chỉ có khuôn trên và khuôn dứoi ,những chi tiết thừong phải dập 2-3 nguyên công mới được .và dập trên máy dập 1000 tần 1500 tấn tùy loại
quan trọng tính cho đựoc phôi để dập sao cho không dư phôi và không thiếu phôi , sản phẩm không bị gấp vvv
Thực ra ở VN có ít cty làm lĩnh vực này
chỉ có những cơ sở vừa và nhỏ thì sử dụng búa máy hơi để rèn mang tính thủ công .
Thép làm khuôn thừong sử dụng SKD61 khuôn cắt biên sử dụng SKD11
Dập thép khuôn mau mòn , hư , dập nhôm thì lâu mòn và hư hơn
 
T

TVT2019

Em chào các bác .Em đang có sản phẩm cần rèn khuân kín .nguyên liệu nhôm A1070 .Bác nào biết cty nào làm được giới thiệu em nhé .Số lượng lớn khoảng 400.000 Pcs / tháng .( Yêu cầu công ty có ISO )
 
Top