Lựa chọn kiểu phân khuôn

Author
Chào mọi người,
Em đang băn khoăn trong việc lựa chọn phương án phân khuôn cho chi tiết có mặt phân khuôn không phẳng. Theo em được biết thì có 2 cách phân khuôn :

1/ Phân khuôn mà không có mặt khóa khuôn (interlock surface)


Với phương án này thì việc bố trí và gia công kênh dẫn nhựa không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc gia công tốn thời gian, chi phí cao và khó chỉnh sửa để khi đóng khuôn đảm bảo kín khít.

2/Phân khuôn có mặt phân khuôn :


Em thấy phương án này dễ gia công chính xác hơn vì phần tiếp xúc của 2 nửa khuôn không lớn lắm, làm cho công đoạn nguội đơn giản hơn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là phải thiết kế kênh dẫn ngược trong khi đọc tài liệu về thiết kế khuôn thì ít người dùng kênh dẫn ngược.

Mong mọi người giúp đỡ!
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Theo mình thì ưu nhược điểm của 2 pp tách khuôn này như sau:

1>Kiểu thứ 1:
-Ưu điểm:
+Dễ gia công
+Mặt tiếp xúc giữa 2 nửa khuôn rộng ->không bị nghiêng khuôn

-Nhược điểm:
+Nếu 4 chốt dẫn hướng gia công không chính xác thì có thể bị lệch khuôn-> phải làm thêm phần định vị cho mỗi nửa khuôn

2>Kiểu thứ 2:
-Ưu điểm
+Có thể tận dụng các vách đứng xung quanh để định vị cho 2 nửa khuôn
+Có thể tách riêng phần giữa thành cục ghép,và gia công độc lập với tấm phôi

-Nhược điểm:
+Khó gia công và rà ráp (do mặt phân khuôn có nhiều bậc)
+Khó bố trí kênh dẫn nhựa
+Kích thước bao của khuôn phải lớn hơn

Kết luận:
-Với những khuôn có kích thước lớn người ta thường làm theo cách thứ 1,vì dễ gia công,và nếu rà ráp kỹ thì khuôn sẽ rất chắc chắn
-Những khuôn có kích thước nhỏ,có giá tiền cao, và yêu cầu làm cục ghép (insert) thì người ta làm theo cách thứ 2
 
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Hĩ hì hụi gõ trả lời, đến lúc gửi bài thì mất kết nối :(
Cám ơn anh the_rock đã trả lời! Tuy nhiên em có một số thắc mắc về câu trả lời của anh:

1/Về phần gia công : em thấy khuôn tách theo kiểu 2 dễ gia công hơn so với kiểu 1 chứ vì ở kiểu 2, số bề mặt 3D giảm đi, đặc biệt bề mặt tiếp xúc của 2 nửa khuôn cần gia công chính xác cũng giảm đi tương đối . PP 2 còn thêm 1 lợi thế nữa là công đoạn nguội đơn giản hơn rất nhiều, chi phí và thời gian gia công cũng giảm. Em không hiểu anh nói PP1 dễ gia công hơn là nói ở khía cạnh nào?

2/ Kích thước của 2 kiểu khuôn em thấy tương đối giống nhau vì phần lòng khuôn và lõi khuôn là giống nhau rồi. Kích thước rộng thêm do một số cơ cấu phụ khác quyết định. Lẽ nào anh định làm chốt hồi sát tịt vào vách chi tiết?

Em đang băn khoăn không biết giữa 2 phương án: 1 và 2 thì phương án nào cho tính công nghệ trong kết cấu cao nhất. Vì đọc các tài liệu về khuôn của nước ngoài lẫn trong nước em chưa thấy tài liệu nào nói về thiết kế kênh dẫn ngược cả :46:
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Hĩ hì hụi gõ trả lời, đến lúc gửi bài thì mất kết nối :(
Cám ơn anh the_rock đã trả lời! Tuy nhiên em có một số thắc mắc về câu trả lời của anh:

1/Về phần gia công : em thấy khuôn tách theo kiểu 2 dễ gia công hơn so với kiểu 1 chứ vì ở kiểu 2, số bề mặt 3D giảm đi, đặc biệt bề mặt tiếp xúc của 2 nửa khuôn cần gia công chính xác cũng giảm đi tương đối . PP 2 còn thêm 1 lợi thế nữa là công đoạn nguội đơn giản hơn rất nhiều, chi phí và thời gian gia công cũng giảm. Em không hiểu anh nói PP1 dễ gia công hơn là nói ở khía cạnh nào?

2/ Kích thước của 2 kiểu khuôn em thấy tương đối giống nhau vì phần lòng khuôn và lõi khuôn là giống nhau rồi. Kích thước rộng thêm do một số cơ cấu phụ khác quyết định. Lẽ nào anh định làm chốt hồi sát tịt vào vách chi tiết?

Em đang băn khoăn không biết giữa 2 phương án: 1 và 2 thì phương án nào cho tính công nghệ trong kết cấu cao nhất. Vì đọc các tài liệu về khuôn của nước ngoài lẫn trong nước em chưa thấy tài liệu nào nói về thiết kế kênh dẫn ngược cả :46:
1>Nếu em nói là "tách khuôn theo kiểu 2,một số bề mặt 3D giảm đi",coi chừng bị lầm.Nhìn trên hình cũng có thể thấy chi tiết trên hình 2 nhiều bề mặt hơn chi tiết trên hình 1
-Nếu nói về thời gian gia công: do tổng diện tích bề mặt của chi tiết 2 lớn hơn chi tiết 1,nên thời gian gia công sẽ lâu hơn.Chưa kể nếu phần tiếp xúc nhỏ giữa 2 tấm nhỏ quá -> không chạy được dao lớn -> chạy dao nhỏ lại tốn thêm thời gian nữa

2> Khi làm những bộ khuôn giá rẻ,tiết kiệm phôi,thì kích thước khuôn của 2 trường hợp trên không thể giống nhau được.Ở t/h 1 có thể thu hẹp kích thước bao khuôn,để Guide Pin và Return Pin cách phần tạo hình SP chừng 10-15mm.Còn ở t/h2 em làm vậy được không? (sẽ vướng phần vách đứng giữa mặt phân khuôn trên và dưới)

-Nói tóm lại là trừ khi tách khuôn thành cục ghép nhỏ,chứa phần tạo hình SP,hoặc những bộ khuôn có yêu cầu đặc biệt,phải tận dụng vách đứng giữa mặt phân khuôn trên/dưới làm phần định vị thay cho Guide Pin,thì mới làm theo cách 2,còn không anh chưa thấy ai làm vậy bao giờ,vì sẽ tốn thời gian hơn cách 1 rất nhiều

P/S:Anh không hiểu cụm từ "tính công nghệ trong kết cấu" là như thế nào.Nhưng hiện giờ tất cả các cty khuôn mẫu đều làm khuôn theo các tiêu chí: rẻ,bền đẹp.Nếu em làm đồ án,hoặc sản xuất thực tế thì anh khuyên nên làm theo cách 1,vì với hình dạng SP như vậy,không có lý do gì để làm theo cách 2 hết
 
Last edited:
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Tính công nghệ trong kết cấu là những đặc điểm trong cấu tạo của chi tiết thỏa mãn các điều kiện làm việc và cho chi phí sản xuất là bé nhất. Tiêu chí của công ty anh cũng chính là nhằm thỏa mãn tính chất đó. Với cách thứ 2, theo em nghĩ thì khi lắp rắp 2 nửa khuôn, người ta chỉ cần chỉnh mặt khóa khuôn (mặt cong rộng ra khoảng 10mm so với mặt phân khuôn, tùy vào đk của dao cắt có thể tăng rộng thêm) chứ không phải chỉnh cả mặt 3D như phương án thứ nhất. Còn cái phần mặt nghiêng (mặt draft) có chức năng định vị và dẫn hướng khi 2 nửa khuôn tiếp xúc với nhau nên không cần phải gia công chính xác lắm. Góc nghiêng của nó lớn nhất là 5 độ nên không ảnh hưởng lắm tới việc thu hẹp chốt hồi và chốt dẫn hướng.

Tuy nhiên thực tế em lại thấy ít người làm vậy. Ví dụ như dưới xưởng trường em thì khuôn mũ bảo hiểm các thầy cũng để nguyên cả mặt cong như vậy mà không có mặt khóa khuôn. Vấn đề ở đây là em muốn hiểu rõ tại sao người ta lại chọn PA 1 thay cho PA 2 thôi, chứ muốn làm đồ án cho xong thì chỉ cần xuống xưởng tham khảo người ta làm ntn rồi mình làm như thế là được. Nhưng làm thế thì mình lại không học hỏi được cốt lõi của vấn đề.
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Chào bạn cuongtd, mình cũng đang làm đồ án tốt nghiệp về thiết kế khuôn nhựa. Mình sẽ trao đổi với bạn để hiểu biết nhiều hơn nhé.
1/ Nếu lựa chọn, mình sẽ chọn mặt phân khuôn theo TH1. Ở TH1 mình thấy kết cấu đơn giản hơn nhiều so với TH2. Mà trong các phần mềm thiết kế thường có tính năng phân tích đường phân khuôn tự động (đưa ra các đường phần khuôn để ta lựa chọn), vì thế mà ta cứ lựa chọn theo cách đó. Còn ở TH2, bạn phải tự tạo đường phân khuôn rồi mới tạo được mặt phân khuôn.
2/ Bạn nói là gia công TH1 khó hơn (lâu hơn) TH2. Mình hỏi bạn đã thử gia công chưa (GC trong phần mềm thôi). Nếu GC, mình chắc rằng ở TH2 sẽ lâu hơn. Tuy là ở TH2 mặt phẳng nhiều hơn nhưng ở các mặt bậc bạn vẫn phải GC 3D rất khó khăn vì tiết diện nhỏ. Nói chung là cả 2 TH đều phải gia công trên máy phay CNC 3 trục trở lên (hình như là vậy) cho nên mặt phẳng hay mặt cong cũng không vấn đề gì khi phay cả.
3/ Như bạn nói, mũ bảo hiểm người ta cũng làm như TH1, cho nên mình nghĩ phương pháp đó là tối ưu hơn đó.
4/ Mình hỏi chút, chi tiết của bạn chắc là cái mặt trên của tay cầm ĐT bàn hả? Bạn dùng phần mềm gì thiết kế vậy?
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Tính công nghệ trong kết cấu là những đặc điểm trong cấu tạo của chi tiết thỏa mãn các điều kiện làm việc và cho chi phí sản xuất là bé nhất. Tiêu chí của công ty anh cũng chính là nhằm thỏa mãn tính chất đó. Với cách thứ 2, theo em nghĩ thì khi lắp rắp 2 nửa khuôn, người ta chỉ cần chỉnh mặt khóa khuôn (mặt cong rộng ra khoảng 10mm so với mặt phân khuôn, tùy vào đk của dao cắt có thể tăng rộng thêm) chứ không phải chỉnh cả mặt 3D như phương án thứ nhất. Còn cái phần mặt nghiêng (mặt draft) có chức năng định vị và dẫn hướng khi 2 nửa khuôn tiếp xúc với nhau nên không cần phải gia công chính xác lắm. Góc nghiêng của nó lớn nhất là 5 độ nên không ảnh hưởng lắm tới việc thu hẹp chốt hồi và chốt dẫn hướng.

Tuy nhiên thực tế em lại thấy ít người làm vậy. Ví dụ như dưới xưởng trường em thì khuôn mũ bảo hiểm các thầy cũng để nguyên cả mặt cong như vậy mà không có mặt khóa khuôn. Vấn đề ở đây là em muốn hiểu rõ tại sao người ta lại chọn PA 1 thay cho PA 2 thôi, chứ muốn làm đồ án cho xong thì chỉ cần xuống xưởng tham khảo người ta làm ntn rồi mình làm như thế là được. Nhưng làm thế thì mình lại không học hỏi được cốt lõi của vấn đề.
-So với độ tuổi sinh viên,thì em cũng có chút hiểu biết về khuôn mẫu hơn các bạn khác đấy,nhưng như thế vẫn chưa đủ.Cụ thể hơn nữa là khi quan sát,hoặc xem xét 1 vấn đề,em nên nhìn nhận cho đến nơi đến chốn,không nên nghe người ta nói thoáng qua rồi suy diễn và kết luận này nọ.

-Cụ thể là những câu anh bôi đỏ:
+Thứ 1: nếu sử dụng vách đứng giữa 2 mặt phân khuôn trên/dưới làm phần định vị khuôn,thì sao lại "không cần phải gia công chính xác"? Ngược lại chỗ đó phải gia công chính xác hơn cả phần tạo hình SP nữa em à :)
+Thứ 2: đúng là vách này phải nghiêng 1 góc để chống ma sát cho 2 nữa khuôn khi mở ra đóng vào.Nhưng tùy vào độ cao vách mà góc nghiêng của nó tối thiểu phải từ 5-10 độ,chứ không phải tối đa như em nói
+Thứ 3: vách này không ảnh hưởng đến chốt hồi và chốt dẫn hướng? Em đã thử hình dung ra việc thu hẹp kích thước bao khuôn,nếu cây chốt hồi,hoặc chốt dẫn hướng nằm ngay giữa phần vách này thì sẽ thế nào chưa?


-Những thắc mắc của em anh đã giải thích khá đầy đủ ở các bài post trên rồi,nếu muốn hiểu sâu thêm về các vấn đề khác thì đợi khi ra trường,có điều kiện bắt tay vô làm thực tế,em sẽ học được nhiều hơn.Còn trên mạng không thể vài ba lời mà giải thích hết được
 
Last edited:
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Mình cũng rất đồng tình với các ý kiến của the_rock làm khuôn muốn hiệu quả thì phải thực tế nhiều có những cái mà sách vở không ai nói tới đâu cho nên những ý kiến đóng góp từ thực tế mà the_rock nêu lên đã làm rất hữu ích cho những bạn chưa có thực tế.
 
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

.....
1/ Nếu lựa chọn, mình sẽ chọn mặt phân khuôn theo TH1. Ở TH1 mình thấy kết cấu đơn giản hơn nhiều so với TH2. Mà trong các phần mềm thiết kế thường có tính năng phân tích đường phân khuôn tự động (đưa ra các đường phần khuôn để ta lựa chọn), vì thế mà ta cứ lựa chọn theo cách đó. Còn ở TH2, bạn phải tự tạo đường phân khuôn rồi mới tạo được mặt phân khuôn.
2/ Bạn nói là gia công TH1 khó hơn (lâu hơn) TH2. Mình hỏi bạn đã thử gia công chưa (GC trong phần mềm thôi). Nếu GC, mình chắc rằng ở TH2 sẽ lâu hơn. Tuy là ở TH2 mặt phẳng nhiều hơn nhưng ở các mặt bậc bạn vẫn phải GC 3D rất khó khăn vì tiết diện nhỏ. Nói chung là cả 2 TH đều phải gia công trên máy phay CNC 3 trục trở lên (hình như là vậy) cho nên mặt phẳng hay mặt cong cũng không vấn đề gì khi phay cả.
3/ Như bạn nói, mũ bảo hiểm người ta cũng làm như TH1, cho nên mình nghĩ phương pháp đó là tối ưu hơn đó.
4/ Mình hỏi chút, chi tiết của bạn chắc là cái mặt trên của tay cầm ĐT bàn hả? Bạn dùng phần mềm gì thiết kế vậy?
Cám ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề của mình. Phần interlock surface cũng được phần mềm tính toán tự động bạn à :), bằng cách sử dụng lệnh Tooling Split trong SolidWorks. Có rất nhiều kiểu loại mặt khóa khuôn, nếu bạn dùng SolidWorks có thể tham khảo trong Help của phần mềm.

Mình thấy là TH 2 rõ ràng dễ gia công hơn vì ngoại trừ bề mặt chi tiết ra thì chỉ cần phải gia công 3D thêm phần bề mặt khóa khuôn rộng khoảng 10mm, còn phần bao quanh mặt khóa khuôn là mặt phẳng. Vì thế mà chi phí gia công cũng giảm xuống.

Như mình nói ở trên rồi, vấn đề ở đây là ta muốn tìm hiểu xem tại sao mà người ta lại làm như thế chứ dập khuôn y những gì họ làm thì đã không có phần bàn luận này! :)

-So với độ tuổi sinh viên,thì em cũng có chút hiểu biết về khuôn mẫu hơn các bạn khác đấy,nhưng như thế vẫn chưa đủ.Cụ thể hơn nữa là khi quan sát,hoặc xem xét 1 vấn đề,em nên nhìn nhận cho đến nơi đến chốn,không nên nghe người ta nói thoáng qua rồi suy diễn và kết luận này nọ.

-Cụ thể là những câu anh bôi đỏ:
+Thứ 1: nếu sử dụng vách đứng giữa 2 mặt phân khuôn trên/dưới làm phần định vị khuôn,thì sao lại "không cần phải gia công chính xác"? Ngược lại chỗ đó phải gia công chính xác hơn cả phần tạo hình SP nữa em à :)
+Thứ 2: đúng là vách này phải nghiêng 1 góc để chống ma sát cho 2 nữa khuôn khi mở ra đóng vào.Nhưng tùy vào độ cao vách mà góc nghiêng của nó tối thiểu phải từ 5-10 độ,chứ không phải tối đa như em nói
+Thứ 3: vách này không ảnh hưởng đến chốt hồi và chốt dẫn hướng? Em đã thử hình dung ra việc thu hẹp kích thước bao khuôn,nếu cây chốt hồi,hoặc chốt dẫn hướng nằm ngay giữa phần vách này thì sẽ thế nào chưa?


-Những thắc mắc của em anh đã giải thích khá đầy đủ ở các bài post trên rồi,nếu muốn hiểu sâu thêm về các vấn đề khác thì đợi khi ra trường,có điều kiện bắt tay vô làm thực tế,em sẽ học được nhiều hơn.Còn trên mạng không thể vài ba lời mà giải thích hết được
Cám ơn anh đã nhiệt tình giúp đỡ em! :) Phần interlock surface thực ra là em tham khảo từ phần Help của SolidWorks và ý kiến của một thầy giáo chứ tài liệu về khuôn mẫu không nói gì đến phần đó. Anh có thể lên google gõ vào "interlock surface" thì chỉ tìm thấy 1 vài kết quả liên quan. Vì thế em mới đang phân vân không biết có nên dùng không. Theo như định nghĩa của SolidWorks thì : Mặt khóa khuôn nằm bao quanh đường bao ngoài của mặt phân khuôn theo hướng xấp xỉ vuông góc và có góc côn trong đa số trường hợp là 5 độ. Như đa số các mặt côn (vát) khác, mặt khóa khuôn được làm côn so với đường phân khuôn. Mặt khóa khuôn dùng để :
1/ Khóa khuôn để đảm bảo nhựa lỏng không rò rỉ.
2/ Dẫn hướng khuôn vào đúng vị trí trong quá trình đúc.
3/ Đảm bảo sự thẳng hàng (alignment) giữa các phần tử của khuôn.
4/ Ngăn ngừa sự dịch chuyển của khuôn, các bề mặt gồ ghề (uneven) và các bề dày thành không chính xác.
5/ Giảm chi phí gia công các tấm khuôn tiếp xúc với nhau (tấm cái và tấm đực) bởi vì khu vực bao quanh mặt khóa khuôn là mặt phẳng


Em nghĩ rằng phải có lí do nào đó thì lúc thiết kế công cụ phân khuôn, các tác giả của SolidWorks mới thêm vào phần này.

Câu anh bôi đỏ đúng là em nói chưa đúng. Không phải là lớn nhất là 5 độ mà trong đa số trường hợp thì góc côn của nó là 5 độ.

Bởi vì bề rộng mặt khóa khuôn tương đối nhỏ, giá trị mặc định của SolidWorks đối với trường hợp sản phẩm của em là khoảng 6mm, cùng với góc côn 5 độ thì nó không làm tăng kích thước của khuôn lên nhiều lắm. Còn phần không cần gia công chính xác theo ý em nói là phần côn chứ không phải mặt khóa khuôn.

Cũng bởi vì đã có mặt khóa khuôn đảm bảo không cho nhựa lỏng không rò rỉ ra ngoài nên phần còn lại của mặt tiếp xúc của 2 khuôn ta không cần chỉnh sửa quá nhiều mà chỉ cần tập trung sửa mặt khóa khuôn trong quá trình rà lắp.

Có một câu nói rằng "Lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi".Em cũng hiểu điều này. Tuy nhiên như anh biết đó, em mới chỉ là sinh viên nên những kiến thức em có được về khuôn mẫu chỉ là thu lượm từ sách vở, bên chế tạo máy của bọn em không được học môn nào về thiết kế khuôn ép nhựa cả. Trước khi nhận đồ án này thì kiến thức về khuôn mẫu của em là số không. Chính vì muốn hiểu thực tế làm thế nào nên em mới post bài mong anh chị, những người đang làm khuôn thực tế, giúp đỡ. Hi vọng anh không bị làm phiền bởi những thắc mắc của em! :)

Mình cũng rất đồng tình với các ý kiến của the_rock làm khuôn muốn hiệu quả thì phải thực tế nhiều có những cái mà sách vở không ai nói tới đâu cho nên những ý kiến đóng góp từ thực tế mà the_rock nêu lên đã làm rất hữu ích cho những bạn chưa có thực tế.
Tất nhiên mọi cái hiệu quả ra sao thì chỉ có thực tế mới chứng minh được. Như anh the_rock có nói, khi xem xét một vấn để, phải nhìn nhận nó đến nơi đến chốn nên mình mới nêu lên thắc mắc của mình trên diễn đàn. Còn nếu dập y như những gì người khác đã làm thì mình nghĩ sẽ không còn gì để bàn luận nữa :)
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Đúng ra những gì cần nói anh đã nói rồi,không định tranh luận với em nữa.Nhưng thấy em có tinh thần học hỏi vậy là tốt nên góp ý thêm cho em mấy vấn đề nữa:

+có thể em đọc chưa kỹ phần định nghĩa về "mặt khóa khuôn" nên có những nhận định không được chính xác lắm.Mặt khóa khuôn ở đây chính là phần vách đứng giữa mặt phân khuôn tên và dưới (hình như em lầm nó với mặt phân khuôn trên thì phải).Như em đã nói ở trên,mặt này có công dụng "Ngăn ngừa sự dịch chuyển của khuôn, các bề mặt gồ ghề (uneven) và các bề dày thành không chính xác" nên nó bắt buộc phải được gia công chính xác em àh

+Còn chuyện góc nghiêng của mặt này theo em nói đọc trong tài liệu thường là 5 độ. Gỉa sử chiều cao của mặt này khoảng 10mm,thì theo em ghĩ với góc nghiêng 5 độ,đường bao của mặt trên và dưới sẽ cách nhau bao nhiêu?(chừng vài dem) Nếu nhỏ quá thì khi đóng khuôn lại,2 mặt khóa khuôn này trên 2 tấm phôi sẽ bị ma sát với nhau,lâu ngày sinh ra mòn và không còn chính xác nữa.Cho nên thường thì ngoài thực tế người ta làm từ 10 độ trở lên

P/S: đã giải thích cho em 4 lần rồi,mong là lần này không bị em phản biện lại nữa :)
 
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Cám ơn anh the_rock đã nhiệt tình trả lời. Tuần vừa rồi em bận một số việc cá nhân nên giờ mới tiếp tục làm được. Dưới đây là hình chụp tổng quan về khuôn của em :

Kiểu khuôn SC, kích thước bao 270x350. Dùng cơ cấu lói xiên để đẩy lõi bên và lực lò xo để hồi.

Tuy nhiên em còn băn khoăn ở một số điểm, rất mong anh giúp đỡ :).
1. Có cần thêm lò xo vào chốt hồi?
2.Khoảng cách giữa đường làm mát và kênh dẫn nên bằng bao nhiêu là tốt? Ở đây em cho bằng 25mm, khoảng cách giữa 2 đường là 40mm. Với kích thước như vậy em sợ nhựa sẽ nguội trước khi điền đầy vào khuôn, tuy nhiên không biết để bao nhiêu là phù hợp.
3.Anh có biết tra hay tính toán áp suất phun đối với nhựa PP không? Tại em đang "men" sang phần CAE nên cần có cái này :). Nếu anh có được bảng tra hay catalog của một số máy ép phun thông dụng thì hay quá:D
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Cám ơn anh the_rock đã nhiệt tình trả lời. Tuần vừa rồi em bận một số việc cá nhân nên giờ mới tiếp tục làm được. Dưới đây là hình chụp tổng quan về khuôn của em :

Kiểu khuôn SC, kích thước bao 270x350. Dùng cơ cấu lói xiên để đẩy lõi bên và lực lò xo để hồi.

Tuy nhiên em còn băn khoăn ở một số điểm, rất mong anh giúp đỡ :).
1. Có cần thêm lò xo vào chốt hồi?
2.Khoảng cách giữa đường làm mát và kênh dẫn nên bằng bao nhiêu là tốt? Ở đây em cho bằng 25mm, khoảng cách giữa 2 đường là 40mm. Với kích thước như vậy em sợ nhựa sẽ nguội trước khi điền đầy vào khuôn, tuy nhiên không biết để bao nhiêu là phù hợp.
3.Anh có biết tra hay tính toán áp suất phun đối với nhựa PP không? Tại em đang "men" sang phần CAE nên cần có cái này :). Nếu anh có được bảng tra hay catalog của một số máy ép phun thông dụng thì hay quá:D
-Với cơ cấu lói xiên của em thì nên gắn thêm lò xo vào chốt hồi cho chắc ăn.Tuy nhiên việc dùng lò xo kéo lói xiên về trên thực tế ít ai làm.Vì các mặt bên của lói xiên phải chịu lực ma sát với thành của lỗ gắn lói xiên trên tấm phôi,nếu lực lò xo yếu quá không đủ để kéo lói xiên về,lúc này khi đóng khuôn lại sẽ bị cấn vào tấm cái (cavity)

-Để vật liệu dễ dàng điền đầy vào lòng khuôn,và nguội nhanh (tăng năng suất) thì Khoảng cách giữa hệ thống làm mát phải càng gần phần tạo hình SP càng tốt,và ngược lại càng xa hệ thống kênh dẫn càng tốt (khoảng cách em chọn 25mm cũng khá an toàn rồi)

-Đối với mỗi loại SP có hình dáng khác nhau thì áp suất phun cũng sẽ khác nhau.Do đó khi đem khuôn lên máy ép người ta chỉnh áp suất phun từ thấp đến cao,cho đến khi nào SP bơm căng,đẹp như yêu cầu thì thôi.Quan trọng là lực kềm khuôn có đủ để giữ khuôn đóng chặt trước áp suất phun đó không.Vì vậy thường thì người ta tính lực kềm khuôn để chọn loại máy ép phun,chứ ít ai tính áp sất phun làm gì.(em thường nghe nói đến chọn máy ép bao nhiêu tấn là do vậy đó).Và thường thì với đa số các máy ép,áp suất phun sẽ được thiết kế mạnh hơn nhiều lần so với lực kềm khuôn
 
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

-Với cơ cấu lói xiên của em thì nên gắn thêm lò xo vào chốt hồi cho chắc ăn.Tuy nhiên việc dùng lò xo kéo lói xiên về trên thực tế ít ai làm.Vì các mặt bên của lói xiên phải chịu lực ma sát với thành của lỗ gắn lói xiên trên tấm phôi,nếu lực lò xo yếu quá không đủ để kéo lói xiên về,lúc này khi đóng khuôn lại sẽ bị cấn vào tấm cái (cavity)
Em cũng đã tính toán đến trường hợp đó. Lực đàn hồi của lò xo cho mỗi lõi bên vào cỡ 25N, trong khi khối lượng của mỗi lõi vào khoảng 30g. Tính đến cả lói xiên nữa thì em nghĩ lực ma sát cũng không vượt quá lực đàn hồi. Tất nhiên nếu cố định đầu còn lại của lõi thì sẽ an toàn hơn, tuy nhiên như vậy sẽ khó bố trí do khoảng cách giữa 2 lõi bên tương đối nhỏ (cỡ 12mm)

-Đối với mỗi loại SP có hình dáng khác nhau thì áp suất phun cũng sẽ khác nhau.Do đó khi đem khuôn lên máy ép người ta chỉnh áp suất phun từ thấp đến cao,cho đến khi nào SP bơm căng,đẹp như yêu cầu thì thôi.Quan trọng là lực kềm khuôn có đủ để giữ khuôn đóng chặt trước áp suất phun đó không.Vì vậy thường thì người ta tính lực kềm khuôn để chọn loại máy ép phun,chứ ít ai tính áp sất phun làm gì.(em thường nghe nói đến chọn máy ép bao nhiêu tấn là do vậy đó).Và thường thì với đa số các máy ép,áp suất phun sẽ được thiết kế mạnh hơn nhiều lần so với lực kềm khuôn
Vấn đề ở chỗ lực kẹp khuôn = áp suất phun x diện tích tiếp xúc giữa kênh dẫn và lòng khuôn x hệ số an toàn nên em không hiểu anh thường tính lực kẹp khuôn như thế nào?
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Vấn đề ở chỗ lực kẹp khuôn = áp suất phun x diện tích tiếp xúc giữa kênh dẫn và lòng khuôn x hệ số an toàn nên em không hiểu anh thường tính lực kẹp khuôn như thế nào?
mình cũng làm đồ án về khuôn ép nhựa, tính toán lực kẹp phun sử dụng công thức như bạn nói, sau đó dung Moflow mô phỏng tính toán lực kẹp, kết quả thấy khác nhau. nên mình cũng đang không biết chọn cách nào.
Mình cũng học chế tạo máy, ĐH BK Hà Nội, rất vui được trao đổi vs bạn.
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Em cũng đã tính toán đến trường hợp đó. Lực đàn hồi của lò xo cho mỗi lõi bên vào cỡ 25N, trong khi khối lượng của mỗi lõi vào khoảng 30g. Tính đến cả lói xiên nữa thì em nghĩ lực ma sát cũng không vượt quá lực đàn hồi. Tất nhiên nếu cố định đầu còn lại của lõi thì sẽ an toàn hơn, tuy nhiên như vậy sẽ khó bố trí do khoảng cách giữa 2 lõi bên tương đối nhỏ (cỡ 12mm)
-Trừ trường hợp các chi tiết khuôn này được gia công theo điều kiện lý tưởng,đạt độ hở đúng tiêu chuẩn cho các mối ghép trượt thì pp dùng lò xo kéo lói xiên này không có gì để nói.Tuy nhiên trên thực tế do các điều kiện khách quan nên khi gia công xong,thường các chi tiết này khi ghép với nhau trở thành kiểu lắp ghép có độ dôi.Lúc này có khi phải dùng búa đóng nhẹ thì cây lói xiên mới trượt ra được,vậy thì 25N của em chắc là không thấm vào đâu hết.Tuy nhiên nếu làm đồ án thì cứ để vậy cũng không sao,chắc giáo viên cũng không có ý kiến gì đâu :)


Vấn đề ở chỗ lực kẹp khuôn = áp suất phun x diện tích tiếp xúc giữa kênh dẫn và lòng khuôn x hệ số an toàn nên em không hiểu anh thường tính lực kẹp khuôn như thế nào?
Lúc đầu em hỏi công thức tính áp suất phun nên anh không biết,vì chưa tính như vậy bao giờ,còn tính lực kẹp khuôn thì đây (Công thức 7.337.34) -trước đó phải xác định được số Cavity trên khuôn


 
Last edited:
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Lắp ghép giữa lói xiên và tấm đực bắt buộc phải là lắp có độ hở chứ anh, bởi vì chúng trượt so với nhau. Giả sử do lỗi của gia công mối ghép này trở thành lắp chặt hay trung gian thì dần dần sẽ chuyển thành mối ghép lỏng do tác dụng của ma sát.

Trong công thức 7.3.3 thì Pi lấy bằng 70 MPa à anh? Còn A nếu định nghĩa như vậy thì nó bằng diện tích phủ bì của khuôn và rãnh dẫn?

Cho em hỏi thêm là hình minh họa trên anh lấy trong sách của ai vậy? Tại em cũng có tài liệu đó nhưng không biết là do ai viết :!

Chúc anh một ngày vui vẻ và hiệu quả :)
 
Author
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

Anh the_rock cho em hỏi một ý cuối :D : Phôi thép P20 kích thước 254x354x62 liệu có mua sẵn đc không anh? Nếu mua được anh cho em địa chỉ tham khảo để lúc bảo vệ thầy có hỏi thì còn biết đường trả lời!
 
Ðề: Lựa chọn kiểu phân khuôn

muốn viết thêm comment góp ý với các bạn, nhưng đọc xong hết các comment thì thấy anh THE_ROCK viết chính xác và trên cả tuyệt vời. Mình không có thể thêm bớt gì thêm. Thành thật cảm ơn các bạn và anh THE_ROCK vì sự hiểu biết và nhiệt tình chia sẽ.
 
Top