Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

  • Thread starter hoanglinh37
  • Ngày mở chủ đề
H

hoanglinh37

Author
Anh chị giúp e với!<br>Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì? và tại sao lại dùng chất liệu ấy.<br>E đã tìm hiểu hình như là làm bằng gỗ.nhưng e không biết tại sao lại làm bằng gỗ.a chị trả lời giúp e với. e cảm ơn anh chị nhiều.
gửi vào gmail cho e vơi nhé. gmail cua e.hl0918390407@gmail.com

Lần sau hỏi trên diễn đàn thì lên diễn đàn xem bài trả lời nhé, gửi vào mail làm gì?
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bơm ly tâm

Cậu hãy post hình ảnh hoặc bản vẽ của cái bơm này lên xem sao, vì tớ nghe "vòng chống mòn" có vẻ lạ tai! Theo những gì tớ biết thì bơm ly tâm chỉ có vòng "giảm dò" ở phía miệng hút, không rõ có phải cái mà cậu đề cập không? Lý do là chỗ miệng hút của bánh công tác (chi tiết quay) với phần lắp với vỏ bơm (chi tiết tĩnh) cần có khe hở để có thể hoạt động được, nhưng khe hở này càng nhỏ thì hiệu suất bơm càng cao, do chất lỏng không bị chảy ngược trở lại miệng hút. Tuy nhiên, do độ chính xác chế tạo có giới hạn và khi bơm chạy thì có hiện tượng rung động nên với các chi tiết đó có thể có sự tiếp xúc, khiến cho bánh công tác và vỏ bơm sẽ bị hư hại hoặc giảm hiệu suất do khe hở tăng. Vì thế, tại vị trí đó trên vỏ hoặc bánh công tác, hoặc cả hai, người ta ghép những vành bằng vật liệu chịu mài mòn và va đập, điển hình là bằng đồng; tớ chưa thấy lắp vành gỗ bao giờ.

Nhưng vì cậu đã tìm hiểu thì lại thấy là vành này làm bằng gỗ, có lẽ với những loại bơm công suất nhỏ thì tớ cho là cũng có thể dùng gỗ phíp (một loại gỗ ép công nghiệp hay dùng làm bảng mạch điện). Nhưng cũng nên lưu ý là gỗ phíp vẫn có hệ số trương nở khi ngâm trong dung dịch, nó có thể khiến bánh công tác bị bó chặt, dễ cháy động cơ.
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Ðề: Bơm ly tâm

Hoặc cũng có thể bạn kia đang nhắc tới vòng làm kín ở mặt sau bánh công tác (đối với loại bơm ly tâm công sôn) hoặc hai đầu trục (đối với loại bơm nhiều cấp, bơm 2 cửa hút ...). Tại vị trí này, do ma sát trục (có thể có ống lồng trục) nên rất nóng, và theo như cháu biết thì sẽ có một đường ống dẫn nước ở cửa đẩy về chỗ làm kín này ( sẽ là đúc luôn trong thân bơm đối với loại bơm công sôn hoặc có đường ống dẫn riêng). Sau khi lắp các vòng này vào thì sẽ có một chi tiết (theo như mấy anh dưới mỏ gọi) gọi là ép túp cùng nén chặt lại (hình như là nhờ bulong). Các vòng này chỉ có tác dụng làm kín và không ảnh hưởng quá nhiều tới hiệu quả làm việc của bơm như các vòng làm kín ở cửa hút. Thực tế thì cháu chưa được mổ xẻ ra xem nó làm bằng gì, nhưng nếu như bạn kia nói nó làm bằng ghỗ thì cũng có thể xảy ra :)
Hình dưới là cấu tạo của 1 bơm ly tâm dạng công sôn. Cái mà cháu đang đề cập (và mong cũng là cái mà bạn kia nói) là chi tiết số 10, chi tiết số 9 là ống lồng, và cái "ép túp" mà cháu nhớ là chi tiết 11. Còn cái mà chú DCL nói là chi tiết số 2, 3 (ở cả mặt trước và mặt sau bánh công tác)


P/S: được học nhiều về bơm mà lâu không đụng đến nên quên hết rồi :((
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bơm ly tâm

@Sơn MDC,

Theo bản vẽ của cậu, thì các chi tiết số 2 và 3 của cả mặt trước và sau bánh công tác đều gọi là các vành giảm dò. Ở phía cửa hút của bánh công tác, các vành này chặn nước có áp suất cao từ đường đẩy, không cho chảy ngược lại đường hút. Ở phía sau bánh công tác, các vành này chặn không cho nước chảy vào buồng cân bằng, đây là một chi tiết kỹ thuật rất thú vị! Nguyên do là khi tạo áp tại đường đẩy, bánh công tác sẽ bị hiện tượng "rút trục" do mất cân bằng áp lực (tích của áp suất và diện tích) giữa phía trước và phí sau bánh công tác. Giá trị lực rút trục này bằng diện tích miệng hút bánh công tác nhân với chênh áp giữa đường hút và đường đẩy. Để thấy rõ giá trị này, ta làm thử một ví dụ với một cái bơm bình thường như sau:

- Đường kính miệng hút = 100 mm = 10 cm;
- Cột áp của bơm là 5 kgf/cm^2;

Như vậy thì lực rút trục = (10^2):4*PI*5 = 392.69 kgf!!! Đây là một lực khá lớn đối với một cái bơm bình thường, đủ sức phá tan các vòng bi và bánh công tác cũng như vỏ bơm chỉ sau ít giờ vận hành.

Để khắc phục vấn đề này, người ta làm một khoang cân bằng (mà bản chất là một miệng hút giả) ở phía sau bánh công tác, chúng cũng có các vành giảm dò như phía trước.

Còn việc ngăn không cho nước chảy từ vỏ bơm ra ngoài theo cổ trục thì có các chi tiết 9, 10 và 11. Trước đây, đó là ổ túp; có cấu tạo gồm các vòng dây thừng tẩm dầu và bột chì (giảm ma sát), quấn quanh cổ trục rồi được nén chặt lại nhờ chi tiết 11. Nhưng các bơm hiện đại dùng các vòng và ống lót bằng gốm hợp kim mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sơ sơ là như vậy!
 
M

mrphan

Author
Re: Bơm ly tâm

Bác DCL nhiều kinh nghiệm có thể cho tôi hỏi là ngay vị trí "vòng giảm dò" mà bác nói thì bề mặt dạng phẳng hay côn không? Hôm trước bên chỗ tôi làm có cái bơm ly tâm bị rung và kêu "lạch cạch" tại vị trí bánh công tác. Anh em thợ tháo ra thì thấy hư bạc đạn. Họ thay bạc đạn mới, lắp bánh công tác vào siết chặt; sau đó lắp vào thì kẹt cứng, bánh công tác không quay nổi khi quay bằng tay. Tháo ra thấy xước ngay trên bề mặt "vòng giảm dò" bánh công tác. Lấy đồng hồ so kiểm tra trục lắp bánh công tác thì không đảo, rà ngay trên vành chỗ "vòng giảm dò" thì thấy có độ ovan khoảng 0.20 mm. Anh em thợ đã dùng nhám chà cho đến khi giảm độ ovan còn 0.05 mm, lắp vào lại vẫn bị kẹt cứng. Điều đáng nói là trước khi tháo để thay bạc đạn không có hiện tượng kẹt như vậy, trong quá trình tháo cũng rất cẩn thận không để xảy ra va chạm đối với bánh công tác. Cả mấy ngày vật lộn mà không tìm được cách để lắp cho hết kẹt. Mãi tưởng bó tay thì có một bác thợ nhiều kinh nghiệm ở bộ phận khác thử sức, bác ta tháo đai ốc hãm đầu bánh công tác ra, dùng búa táng thật mạnh cho bánh công tác thụ sâu vào phía ổ túp, xiết chặt lại đai ốc. Kết quả là hết kẹt. Điều thắc mắc là khi kiểm tra thì mặt đầu của bánh công tác không bị bó kẹt, xây xước là trên mặt ngoài "vòng giảm dò" bánh công tác, vậy thì có phải do "vòng giảm dò" ở dạng côn? Trước tôi cũng đã nghi ngờ nó côn nhưng dùng đồng hồ so rà sơ qua thì không nhận thấy. Tóm lại thì cũng đã được một bài học kinh nghiệm nhưng mọi thứ vẫn chưa rõ ràng lắm.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bơm ly tâm

@mrphan,

Vòng giảm dò của bơm ly tâm có vài kiểu, tạm gọi là kiểu "hướng kính" và kiểu "mặt đầu".

Kiểu "hướng kính" chính là kiểu ở hình minh hoạ trong bài của cậu Sơn MDC bên trên. Kiểu này đòi hỏi khe hở hướng kính giữa vòng ngoài và vòng trong khá xít xao để có tác dụng; nếu khe hở này mà quá lớn thì dĩ nhiên chức năng của cụm chi tiết đó sẽ suy giảm hoặc không còn tác dụng nữa. Hình như cái bơm của bạn cũng có cấu tạo kiểu này.

Kiểu "mặt đầu" thì 2 vành trong 1 cụm giảm dò có kích thước bằng nhau và chúng được lắp áp sát nhau. Kết cấu này chịu được sai lệch hướng kính nhưng không chịu được sai lệch dọc trục.

Ưu điểm của kiểu "hướng kính" là cho phép một sai số dọc trục của bánh công tác, vì ta biết rằng sai số do chế tạo và lắp ráp, sự thay đổi nhiệt độ làm việc sẽ khiến cho vị trí bánh công tác có những sai lệch đáng kể theo phương dọc trục. Kết cấu giảm dò này chịu đựng được những sai lệch đó ở mức khá lớn (khoảng 1/2 chiều dày vòng giảm dò). Tuy nhiên, nếu kết cấu này chịu được sai lệch dọc trục thì nó lại không chịu được sai lệch hướng kính, chỉ một mức lệch tâm rất nhỏ do vòng giảm dò bị móp méo trong quá trình tháo lắp, do vòng bi mòn hoặc lắp bi sai kỹ thuật (sai chủng loại) là bơm bị bó ngay, đó chính là sự cố mà bạn đã gặp.

Bạn cần kiểm tra lại xem các vòng bi thay thế có cùng loại với các vòng bi cũ không? Quá trình tháo lắp có làm biến dạng các vành giảm dò không? Bánh công tác đã lắp đúng vị trí chưa?

Việc đóng tụt bánh công tác mà bơm chạy được thì có thể là trước đó nó chưa được lắp đúng. Cũng có thể động tác đó đã đóng tụt vành giảm dò trên thân bơm, thì đó là một cách xử lý hoàn toàn sai kỹ thuật. Vì không được quan sát cụ thể trên thực địa nên tôi không dám kết luận ẩu, chỉ nêu vài câu hỏi để bạn tự trả lời.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Bơm ly tâm

Chào chú DCL và các bạn trong diễn đàn. Hiện tại mình đang phụ trách trung tu trạm bơm nước sử dụng bơm ly tâm trục ngang và có một vẫn đề xin được mọi người giúp đỡ. Sau khi tiến hành bảo dưỡng, bơm được lắp lại hoàn chỉnh và chạy thử thì không hút được nước. Mặc dù đã mở van tay đầu vào, đóng van tay đầu ra trước khi chạy động cơ, và khi động cơ ổn định mới mở dần van tay đầu ra. Thêm nữa bình thường dòng điện định mức của động cơ (22kW) bơm là 33A nhưng hiện tại chỉ có 17A. Theo mình chuẩn đoán thì lưu lượng qua bơm ít, do đó tải giảm do vậy mà dòng định mức cũng giảm, như vậy phần điện không có vấn đề gì. Còn lại phần cơ hiện tại đang cho kiểm tra, van đầu vào bình thường còn van tay và van một chiều lắp trên đường ống đầu ra chưa kiểm tra được.
Thông sô của bơm:
- Lưu lương Q-80m3/h
- Cột áp H-59m
- Số vòng quay động cơ 2900v/phút
Mình mới bắt đầu sửa loại bơm này nên chưa có kinh nghiệm, mong chú DCL và mọi người góp ý về hiện tượng trên. Dự định ngày mai sẽ cho anh em kiểm tra van trên đường đẩy, nếu không có gì bất thường sẽ tiếp tục bổ bơm ra kiểm tra lại một lần nữa. Mong mọi người giúp đỡ.
 
Ðề: Bơm ly tâm

BẠn thử kiểm tra xem đưởng ống hút có bị rò không sau đó mồi nước đầy vào rồi chạy lại xem.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bơm ly tâm

Quy trình vận hành bơm như bạn trình bày như vậy là đúng rồi, nhưng chưa thấy bạn nói về việc mồi bơm, tức là đảm bảo trong buồng bơm có đầy nước trước khi chạy bơm (vì bơm chỉ hoạt động khi có nước chứ không hoạt động với khí trong bơm). Hiện tượng mà bạn mô tả chắc chắn là do bơm không đủ lưu lượng.

Bởi vì đây là 1 trạm bơm đang hoạt động bình thường, nhưng sau khi trung tu thì mới sảy ra hiện tượng non tải động cơ, vậy thì ta hãy tập trung xem xét chất lượng cũng như tình trạng các phụ tùng, linh kiện của hệ thống mà khỏi phải lo lắng tới việc thiết kế hệ thống đã đúng hay chưa.

Việc đầu tiên: kiểm tra lại toàn bộ hệ thống, gồm những mục không được sửa chữa trong kỳ trung tu này, như van ống, cả trên đường hút và đường đẩy, đảm bảo chúng trong tình trạng bình thường. Hãy kiểm tra và làm sạch rọ lọc cửa hút, các van 1 chiều và van tay phải chắc chắn rằng chúng hoạt động tốt...

Tại sao lại kiểm tra cả những cái ta không sửa chữa? Vì có thể khi lập phương án trung tu, cán bộ kỹ thuật chưa phát hiện hết những hư hỏng, đến khi tháo ra sửa chi tiết này thì mới biết một vài chi tiết khác cũng cần sửa. Ngoài ra, khi sửa bơm và van ống, có thể công nhân vô ý để quên rẻ lau hoặc bu-lon, que hàn... trong đường ống rồi sau đó cứ thế lắp lại, làm tắc hệ thống van ống.

Việc tiếp theo: kiểm tra lại toàn bộ những nội dung trung tu, có đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng chế tạo và lắp ráp không.

Sau đó cho chạy lại theo đúng quy trình (nhớ mồi bơm). Bơm không đủ lưu lượng do nghẹt cửa hút thường rung mạnh và rú to do hiện tượng "xâm thực" tại ống hút và buồng bơm. Lý do là lực hút của bơm tạo ra chân không (áp suất âm) khiến nước tại đây sôi lên; cả hai pha hơi và lỏng lẫn lộn sẽ va đập trong buồng bơm khiến bơm rung lắc và gầm rú rất nguy hiểm. Vì thế, phải đảm bảo cửa hút luôn thông thoáng, bể chứa có đủ nước và mồi bơm đầy đủ thì mới chạy bơm.

Nếu bơm non tải và êm ru thì chắc van đẩy hoặc đường ống đẩy có vấn đề rồi. Cậu phải tháo ống ra mà kiểm tra và giải quyết rồi lắo lại là OK.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

Xin cảm ơn chú DCL và các bạn. Mình vừa đi sửa bơm về, hệ thống van đầu ra, đầu vào đã tháo ra không phát hiện dấu hiệu bất thường nào, đường ống không bị tắc. Dự kiến chiều nay sẽ cho vận hành thử. Trạm bơm của nhà máy mình có 2 bơm góp chung vào 1 đường ống đưa lên bể xử lý, chỉ có một bơm làm việc còn bơm kia dự phòng (rất may là thiết kế như vậy) trước khi cho chạy thư bơm mình đã mở thông đường ống đầu ra và đầu vào kể cả van một chiều, khi đó nước trong đường ống qua các van chảy vào buồng hút của bơm và ngược lại bể, lúc này thì cánh bơm quay ngược chiều quay khi làm việc. Theo mình nghĩ sau khi đóng các van lại và cho vận hành thì trong buồng bơm cũng không còn khí nữa(bơm đã được mồi)
Cháu xin hỏi chú DCL la khe hở bánh xe của bơm và vòng giảm dò là bao nhiêu?bởi bơm bên cháu dùng không thấy có nói về phần này nên không biết bơm có mòn quá giới hạn cho phép không? Cháu đang nghi có thể khe hở của bơm vượt quá giới hạn cho phép gây tổn thất lưu lượng.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

Xin lỗi mình đưa anh len Flickr rồi copy đường dẫn paste vào đây mà không được
HTML:
http://www.flickr.com/photos/86284120@N05/7904175188/in/photostream/lightbox/
Mọi người vào đường link này xem
 
Last edited by a moderator:
T

thanhmech

Author
Ðề: Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

Hiện tại mình đã trung tu bơm 1 xong và chạy ok. Bơm sô 2 đang gặp sự cố như vậy. Mong mọi người tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

Xin cảm ơn chú DCL và các bạn. Mình vừa đi sửa bơm về, hệ thống van đầu ra, đầu vào đã tháo ra không phát hiện dấu hiệu bất thường nào, đường ống không bị tắc. Dự kiến chiều nay sẽ cho vận hành thử. Trạm bơm của nhà máy mình có 2 bơm góp chung vào 1 đường ống đưa lên bể xử lý, chỉ có một bơm làm việc còn bơm kia dự phòng (rất may là thiết kế như vậy) trước khi cho chạy thư bơm mình đã mở thông đường ống đầu ra và đầu vào kể cả van một chiều, khi đó nước trong đường ống qua các van chảy vào buồng hút của bơm và ngược lại bể, lúc này thì cánh bơm quay ngược chiều quay khi làm việc. Theo mình nghĩ sau khi đóng các van lại và cho vận hành thì trong buồng bơm cũng không còn khí nữa(bơm đã được mồi)
Cháu xin hỏi chú DCL la khe hở bánh xe của bơm và vòng giảm dò là bao nhiêu?bởi bơm bên cháu dùng không thấy có nói về phần này nên không biết bơm có mòn quá giới hạn cho phép không? Cháu đang nghi có thể khe hở của bơm vượt quá giới hạn cho phép gây tổn thất lưu lượng.
Nếu sau khi trung tu mà bơm không đạt được công suất như trước đó thì hiển nhiên là công tác sửa chữa có vấn đề rồi, cậu cần tập trung kiểm tra thật kỹ lưỡng lại xem đã làm những gì, đã thay thế ra sao và lắp ráp lại thế nào.

Như cậu mô tả là bơm hút kém, vậy hãy kiểm tra xem đường hút có bị vướng kẹt gì không, có rẻ lau hoặc dị vật trong đường ống không và các bích có lắp đủ gioăng (joint) làm bằng amian hoặc cao su tấm để đảm bảo kín khí không, bộ lọc có tắc không, van tay có hoạt động tốt và đảm bảo kín không... Một số bơm có đường hồi trực tiếp từ cửa đẩy quay về cửa hút để điều chỉnh áp suất và lưu lượng bơm, cậu kiểm tra xem van hồi có đóng không?

Các vòng giảm dò có thể gây thất thoát lưu lượng chút ít (và khi đó kèm theo tăng tải chứ không giảm tải động cơ), cũng cần kiểm tra lại nếu tiện; khe hở cậu cứ tạm tính bằng 0.1~0.2% đường kính của vòng (ví dụ, đường kính vòng là 100 thì khe hở bằng 0.1~0.2).

Một lưu ý nữa là khi lắp lại động cơ và đấu nối điện, các cậu cần lưu ý chiều quay của động cơ phải đúng, thường trên vỏ bơm có ký hiệu mũi tên chỉ chiều quay của động cơ đấy!

Lẽ ra cậu nên nói nội dung trung tu bơm thì mọi người dễ hình dung những thứ các cậu đã "phá phách" để từ đó đoán xem cần kiểm tra lại mục nào.
 
T

thanhmech

Author
Ðề: Bơm ly tâm - Vòng chống mòn trong bơm thủy lực làm bằng chất liệu gì?

Cảm ơn chú DCL cùng các bạn trên diễn đàn.Mấy hôm nay mình bận quá, đến cả tết 2-9 cũng phải đi làm do nhà máy có sự cố. Chạy khắp nhà máy cũng chỉ vì mấy cái bơm của anh "Tàu".Về cái bơm trung tu gặp sự cố mãi chiều qua mới quay lại làm và đã xử lý dứt điểm.Báo cáo chú DCL bơm non tải, kêu và rung đúng triệu chứng lọt khí vào cửa hút hoặc tắc bộ lọc.Kiểm tra bộ lọc thì không thể vì mực nước trong bể quá lớn, nước về nhiều gần bằng lưu lượng bơm hút nên một bơm gần như làm việc 24/24.Các gioăng mặt bích đường ống hút đều dùng gioăng chì, nhưng sau khi tháo ra cháu cho dùng lại mà không thay thế, quả là sơ suất tai hại nhưng cũng cho một kinh nghiệm nhớ đời.Hì.Chiều qua thay bằng gioăng cao su tấm 5mm chạy ngon rồi.
Một lần nữa cảm ơn chú DCL và mọi người.Mong mọi người cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế nhiều hơn nữa.
 
Top