Thiết kế xe máy

  • Thread starter danhbazero
  • Ngày mở chủ đề
D

danhbazero

Author
Tôi đọc báo thấy ở Mỹ có những cơ sở họ tự thiết kế và cho ra đời những xe máy cực kỳ hấp dẫn và độc đáo. Tôi cũng muốn thiết kế những chiếc xe máy như vậy nhưng không biết bắt đầu từ đâu cả. Có ai có thể giúp tôi được không???

Xin đa tạ!!!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bắt đầu từ bản vẽ phác thảo vẻ bề ngoài của xe
sau đó đến thiết kế khung xe và các vị chí của động cơ, ống xả
cuối cùng là tính đến TIỀN có bao nhiêu để có thể thuê các đơn vị tư nhân hảo tâm làm theo thiết kế cơ bản của mình kèm yếu tố kỹ thuật của họ để sản phẩm ra đời ko bị thiếu yếu tố kỹ thuật. Tốt nhất là mời 1 bác sửa xe máy đầu đường hợp tác.
Tiếp đến là gọi tác xi tải chở cục cưng đến bãi trống trải để chạy thử và đi đăng kiểm ở cục đăng kiểm đương bộ VN.
Chúc thành công!
 
V

Vo HuyThanh

Author
Hỏi một câu hỏi lớn khủng khiếp. Đại khái muốn làm một chiếc xe thì người ta sẽ qua những bước sau .
1) Điều tra thị trường : Phải tìm hiểu tất cả các nhu cầu mà người tiêu dùng mong muốn có ở một chiếc xe . Nhân viên tiếp thị của các công ty sẽ làm những bản điều tra ý kiến của người tiêu dùng trong phạm vi một địa phương , một nước , và cả thế giới . Ví dụ người Việt nam thích màu đỏ, thích nổi bật , đầu óc hướng ngoại ,đường xá nhiều ổ gà, xứ nóng , một chiếc xe là một giấc mơ của các cậu choai choai v.v... nếu mà chế chiếc xe màu trắng , quá đơn điệu không màu mè cầu kỳ, hệ thống giảm xốc không chịu nổi đường xá đầy ổ voi , gắn máy sưởi , cái tên nghe không kêu như "Dream" v.v.. thì bán chắc không ai mua. Ngược lại người Nhật thích hướng nội , không thích sặc sỡ , xứ lạnh v.v.. nếu đem chiếc xe màu mè sặc sỡ sản xuất dành cho người Việt nam mà bán ở Nhật thì chắc không ai mua . Do đó điều nghiên thị trường rất quan trọng nếu muốn bán xe chạy . Tất cả các thông tin khách hàng cần sẽ được tổng hợp thành một DATABASE dành cho các nhà thiết kế . Chuyên viên thiết kế sẽ theo các yêu cầu đặt ra mà thiết kế chiếc xe . Sản phẩm của Japan đưa vô thị trường nào bán cũng chạy hết là cũng nhờ một phần họ đã điều tra kỹ lưỡng nhu cầu và tập quán văn hóa của người tiêu dùng v.v.. của thị trường đó.
2) Sau khi điều tra xong thì các nhà thiết kế sẽ dùng Database đó để thiết kế . Bước đầu là các nhà design sẽ vẽ phác thảo bằng tay . Kế đến là các chuyên viên CAD Design sẽ dùng bản vẻ tay đó để scan vào CAD và vẽ lại hình dáng chiếc xe 3D . HONDA , TOYOTA dùng CATIA để thiết kế, ISUZU, GMC dùng UG để thiết kế, NISSAN dùng I-DEAS để thiết kế, sau khi qua những lần kiểm thảo thì sẽ bắt đầu bắt tay vào thiết kế thô, thiết kế thử nghiệm. Quá trình này đòi hỏi các chuyên viên về khí động lực học, lưu thủy lực học, động cơ, vật liệu , design , cơ cấu học. Muốn làm điều này thì em phải biết cả CAD,CAM, CAE, CIMM , kiến thức cơ khí, vật liệu và kiến thức về công nghệ ô tô v.v...Sau khi quá trình thiết kế trên máy computer xong thì sẽ bắt tay vào thiết kế mẫu bằng "clay", quá trình này gọi là "mock up". Sau nhiều lần thử nghiệm khí động lực học trên mô hình đất sét xong thì sẽ bắt đầu chế mẫu thử. Bên động cơ thì sẽ nghiên cứu loại động cơ tương ứng chịu được cho mẫu xe đó . Quá trình làm mẫu thử rất mất thời gian khoảng vài năm. Sau nhiều lần thực nghiệm trên mẫu thử xong , nếu không có vấn đề thì bắt đầu chế mẫu thật. Và bắt đầu thực nghiệm chạy thật. Tùy theo mẫu xe, có chiếc phải thực nghiệm chạy thật khoảng vài năm để lấy thông số an toàn cũng như các thông số phá hủy . Sau khi các thông số phá hủy kiểm tra được toàn bộ thì sẽ bắt đầu thay đổi thiết kế cho tối ưu trước khi bắt đầu chế tạo hàng loạt. Toàn bộ quá trình thiết kế từ lúc trên bản vẽ tay cho đến lúc chiếc xe thật ra đời khoảng 10 năm với hàng ngàn kỷ sư tham gia, không những chỉ các chuyên viên của hảng lớn mà đòi hỏi phải huy động toàn bộ kỹ thuật của các công ty vệ tinh. Một mẫu xe ra đời tốn vài trăm triệu USD tiền nghiên cứu
Đó là cách làm của Nhật và các nước lớn về công nghiệp xe hơi. Cách làm của Trung quốc thì nhàn hạ hơn cứ việc lấy cái mẫu của người ta làm sẵn copy lại và chế gần giống rồi gắn tên của mình vào ( chế gần giống thôi vì đi sâu vào kỹ thuật cao thì chế không giống được). Còn cách của Việt nam mình thì khỏi cần làm , khỏi cần copy luôn, kêu người ta đem hết máy móc vô , người ta làm hết, mình chỉ bỏ sức lao động giá rẻ của con em thôi xong rồi vênh mặt lên tự mãn gọi là đã nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chuẩn bị quá độ từ thời kỳ không có công nghệ sang thời kỳ xuất khẩu xe ra nước ngoài đặt mục tiêu vài năm chơi chơi thôi, hoặc lấy của người ta làm sẵn về ráp lại, đóng mạc cho có vẻ của ngoại quốc rồi bán. Trong 3 cách , bạn chọn cách nào.
 
Doanh nghiệp nhà nước sản xuất và lắp ráp oto "toàn lỗ" có chuyên gia Hàn Quốc nói với tôi là : sao các ông mua đắt mà bán lại rẻ
Câu chuyện có thật nhưng rất it người hiểu được, phần lớn chỉ có người làm dự án đầu tư và mua bán vật tư họ hiểu hết câu nói này
 
Tôi đọc báo thấy ở Mỹ có những cơ sở họ tự thiết kế và cho ra đời những xe máy cực kỳ hấp dẫn và độc đáo. Tôi cũng muốn thiết kế những chiếc xe máy như vậy nhưng không biết bắt đầu từ đâu cả. Có ai có thể giúp tôi được không???

Xin đa tạ!!!
em nghĩ nên tách ra làm 2 phần, 1 là thiết kế kỹ thuật, 2 là thiết kế mỹ thuật, bác chọn cái nào ah?
 
Hỏi một câu hỏi lớn khủng khiếp. Đại khái muốn làm một chiếc xe thì người ta sẽ qua những bước sau .
1) Điều tra thị trường : Phải tìm hiểu tất cả các nhu cầu mà người tiêu dùng mong muốn có ở một chiếc xe . Nhân viên tiếp thị của các công ty sẽ làm những bản điều tra ý kiến của người tiêu dùng trong phạm vi một địa phương , một nước , và cả thế giới . Ví dụ người Việt nam thích màu đỏ, thích nổi bật , đầu óc hướng ngoại ,đường xá nhiều ổ gà, xứ nóng , một chiếc xe là một giấc mơ của các cậu choai choai v.v... nếu mà chế chiếc xe màu trắng , quá đơn điệu không màu mè cầu kỳ, hệ thống giảm xốc không chịu nổi đường xá đầy ổ voi , gắn máy sưởi , cái tên nghe không kêu như "Dream" v.v.. thì bán chắc không ai mua. Ngược lại người Nhật thích hướng nội , không thích sặc sỡ , xứ lạnh v.v.. nếu đem chiếc xe màu mè sặc sỡ sản xuất dành cho người Việt nam mà bán ở Nhật thì chắc không ai mua . Do đó điều nghiên thị trường rất quan trọng nếu muốn bán xe chạy . Tất cả các thông tin khách hàng cần sẽ được tổng hợp thành một DATABASE dành cho các nhà thiết kế . Chuyên viên thiết kế sẽ theo các yêu cầu đặt ra mà thiết kế chiếc xe . Sản phẩm của Japan đưa vô thị trường nào bán cũng chạy hết là cũng nhờ một phần họ đã điều tra kỹ lưỡng nhu cầu và tập quán văn hóa của người tiêu dùng v.v.. của thị trường đó.
2) Sau khi điều tra xong thì các nhà thiết kế sẽ dùng Database đó để thiết kế . Bước đầu là các nhà design sẽ vẽ phác thảo bằng tay . Kế đến là các chuyên viên CAD Design sẽ dùng bản vẻ tay đó để scan vào CAD và vẽ lại hình dáng chiếc xe 3D . HONDA , TOYOTA dùng CATIA để thiết kế, ISUZU, GMC dùng UG để thiết kế, NISSAN dùng I-DEAS để thiết kế, sau khi qua những lần kiểm thảo thì sẽ bắt đầu bắt tay vào thiết kế thô, thiết kế thử nghiệm. Quá trình này đòi hỏi các chuyên viên về khí động lực học, lưu thủy lực học, động cơ, vật liệu , design , cơ cấu học. Muốn làm điều này thì em phải biết cả CAD,CAM, CAE, CIMM , kiến thức cơ khí, vật liệu và kiến thức về công nghệ ô tô v.v...Sau khi quá trình thiết kế trên máy computer xong thì sẽ bắt tay vào thiết kế mẫu bằng "clay", quá trình này gọi là "mock up". Sau nhiều lần thử nghiệm khí động lực học trên mô hình đất sét xong thì sẽ bắt đầu chế mẫu thử. Bên động cơ thì sẽ nghiên cứu loại động cơ tương ứng chịu được cho mẫu xe đó . Quá trình làm mẫu thử rất mất thời gian khoảng vài năm. Sau nhiều lần thực nghiệm trên mẫu thử xong , nếu không có vấn đề thì bắt đầu chế mẫu thật. Và bắt đầu thực nghiệm chạy thật. Tùy theo mẫu xe, có chiếc phải thực nghiệm chạy thật khoảng vài năm để lấy thông số an toàn cũng như các thông số phá hủy . Sau khi các thông số phá hủy kiểm tra được toàn bộ thì sẽ bắt đầu thay đổi thiết kế cho tối ưu trước khi bắt đầu chế tạo hàng loạt. Toàn bộ quá trình thiết kế từ lúc trên bản vẽ tay cho đến lúc chiếc xe thật ra đời khoảng 10 năm với hàng ngàn kỷ sư tham gia, không những chỉ các chuyên viên của hảng lớn mà đòi hỏi phải huy động toàn bộ kỹ thuật của các công ty vệ tinh. Một mẫu xe ra đời tốn vài trăm triệu USD tiền nghiên cứu
Đó là cách làm của Nhật và các nước lớn về công nghiệp xe hơi. Cách làm của Trung quốc thì nhàn hạ hơn cứ việc lấy cái mẫu của người ta làm sẵn copy lại và chế gần giống rồi gắn tên của mình vào ( chế gần giống thôi vì đi sâu vào kỹ thuật cao thì chế không giống được). Còn cách của Việt nam mình thì khỏi cần làm , khỏi cần copy luôn, kêu người ta đem hết máy móc vô , người ta làm hết, mình chỉ bỏ sức lao động giá rẻ của con em thôi xong rồi vênh mặt lên tự mãn gọi là đã nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chuẩn bị quá độ từ thời kỳ không có công nghệ sang thời kỳ xuất khẩu xe ra nước ngoài đặt mục tiêu vài năm chơi chơi thôi, hoặc lấy của người ta làm sẵn về ráp lại, đóng mạc cho có vẻ của ngoại quốc rồi bán. Trong 3 cách , bạn chọn cách nào.
2 PP trên bác nói thì em nghĩ thời điểm này là thời diểm mà công nghệ IT tương đối phát triển, n

hìn về quá khứ chút vào những năm 1900 khi oto mới ra đời ấy ah, họ làm thế nào ta làm thế đây thôi ah. trìh độ cộng nghệ của ta với họ cách nhau chừng 100 năm cơ mà. :4

Có lần em xem discovery thấy nói 747 vẫn còn được thiết kế bằng giấy bút , ko biết có thật ko
 
Cần hiểu: thiết kế mới hoàn toàn và thiết kế cải tiến. Nếu thiết kế mới hoàn toàn thì giống như anh Huythanh đã nói, còn thiết kế cải tiến thì nó gần giống độ xe. Cái này chủ yếu dựa trên các mẫu sẵn có mà phát triển theo hướng của mình, có thể theo các hướng sau, ở đây nói về xe máy thôi, thông thường xe máy chia làm 4 phần chính là: Động cơ, khung xe + bình xăng, chi tiết nhựa + đèn, chi tiết phụ.
1, Dựa trên một mẫu động cơ sẵn có thiết kế khung xe, chi tiết nhựa và chi tiết phụ khác ( dây điện, còi.....): cái này rất khó làm vì nó gần như thiết kế mới hoàn toàn
2, Dựa trên mẫu động cơ sẵn có và khung xe + bình xăng để cải tiến lại chi tiết nhựa+ đèn, cái này coi như làm bề ngoài của xe như mẫu mới theo ý tưởng của mình. Cái này thường thấy thực hiện vì: việc cải tiến đơn giản nhưng vẫn đảm bảo theo ý đồ của mình, không thay đổi kích thước quan trọng của xe nhiều, linh kiện nhựa + đèn ( đồ nhựa ) dễ thay đổi ( bằng cách thủ công như cưa, cắt, hàn, sơn lại ), dung sai kích thước đồ nhựa và khung lớn ( có thể thay đổi hay làm mới các vị trí lắp đồ nhựa lên khung bằng cách xả bách hàn lại vị trí mới, bỏ bách cũ hàn bách mới....).
3, giữ nguyên trạng xe cũ chỉ sơn lại, thay một số chi tiết nhỏ phụ như gác để chân sau, phuộc, vành, đèn....cái này thấy dân chơi hay dùng.
Theo mình, nếu bạn có điều kiện thì chơi theo cách 2 đảm bảo không đụng hàng, chỉ cần 2,3 bộ đồ nhựa rồi đem cắt, hơ nóng... hàn lại tạo hình theo ý của mình ( hàn nhựa thì quá đơn giản! ), một máy hàn sắt + vài kg lặp là ( thép tấm bản nhỏ )...tha hồ mà phá.
 
T

thanhddec

Author
Tôi đọc báo thấy ở Mỹ có những cơ sở họ tự thiết kế và cho ra đời những xe máy cực kỳ hấp dẫn và độc đáo. Tôi cũng muốn thiết kế những chiếc xe máy như vậy nhưng không biết bắt đầu từ đâu cả. Có ai có thể giúp tôi được không???

Xin đa tạ!!!
Mình đọc trên các tạp chí khoa học của nước ngoài thấy rất nhiều cơ sở với mô hình chỉ là xưởng sản xuất nhỏ họ đề cập đến chế tạo xe máy.
Có những ý tưởng rất ngộ nghĩnh như chế tạo bánh xe máy không dùng năn hoa, động cơ xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời.
Mới đây mình xem thời sự, ở Sài gòn một anh kĩ sư kết hợp với một tiệm sửa xe máy cho ra đời loại xe máy chạy bằng khí ga sinh học, những ý tưởng rất độc đáo và làm lợi cho môi trường.
Mình cũng được biết hiện nay người ta đang nghiên cứu chế tạo cài tiến động cơ bằng các vật liệu khác nhau, bác thử thiết kế xe bằng cách cải tiến vật liệu sử dụng để chế tạo.
Bác thử nghiên cứu xem làm xi lanh bằng sứ có được không, việc nghiên cứu phát triển vật liệu này bác có thể tìm hiểu thêm ở các cơ sở gốm sứ bát tràng.
Chúc cho bác thành công! tớ luôn ủng hộ bác.
:67::67::67:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Hỏi một câu hỏi lớn khủng khiếp. Đại khái muốn làm một chiếc xe thì người ta sẽ qua những bước sau . .................
Đó là cách làm của Nhật và các nước lớn về công nghiệp xe hơi. Cách làm của Trung quốc thì nhàn hạ hơn cứ việc lấy cái mẫu của người ta làm sẵn copy lại và chế gần giống rồi gắn tên của mình vào ( chế gần giống thôi vì đi sâu vào kỹ thuật cao thì chế không giống được). Còn cách của Việt nam mình thì khỏi cần làm , khỏi cần copy luôn, kêu người ta đem hết máy móc vô , người ta làm hết, mình chỉ bỏ sức lao động giá rẻ của con em thôi xong rồi vênh mặt lên tự mãn gọi là đã nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chuẩn bị quá độ từ thời kỳ không có công nghệ sang thời kỳ xuất khẩu xe ra nước ngoài đặt mục tiêu vài năm chơi chơi thôi, hoặc lấy của người ta làm sẵn về ráp lại, đóng mạc cho có vẻ của ngoại quốc rồi bán. Trong 3 cách , bạn chọn cách nào.

Cháu thấy trước mắt cứ học theo Tàu cái đã, phương châm và khẩu hiệu của họ là " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO ". Chính sách chưa hợp lý nên không có gì nghi ngờ rằng VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi khi các điều khoản WTO có hiệu lực.!
 
@Huythanh: Theo mình biết nền công nghiệp sản xuất xe máy của việt nam cũng đã nội địa hóa được khá nhiều. Điều đó làm cho các công ty sản xuất phụ tùng xe máy trong nước phát triển được và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Nền công nghiệp sản xuất oto ở việt nam vẫn dừng lại ở việc lắp ráp theo mình nguyên nhân khách quan vẫn là chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, chính sác chưa rõ ràng để có thể ép được họ nội địa hóa ngành sản xuất oto.
@lddung2010 : " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO" theo mình thì sao chép bao giờ cũng là sao chép thôi, nếu cũng đi theo con đường như vậy thì không bao giờ VN mình có đội ngũ thiết kế cả vì họ không cần phải trả lương cho người thiết kế làm gì (cực kỳ tốn kém và mất nhiều thời gian công sức). theo mình nếu không tự nghĩ ra được thì qui trình nên là Tham khảo nguyên lý -> lên phương an thiết kế theo công nghệ của mình hiện có.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
@Huythanh: Theo mình biết nền công nghiệp sản xuất xe máy của việt nam cũng đã nội địa hóa được khá nhiều. Điều đó làm cho các công ty sản xuất phụ tùng xe máy trong nước phát triển được và tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Nền công nghiệp sản xuất oto ở việt nam vẫn dừng lại ở việc lắp ráp theo mình nguyên nhân khách quan vẫn là chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, chính sác chưa rõ ràng để có thể ép được họ nội địa hóa ngành sản xuất oto.
@lddung2010 : " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO" theo mình thì sao chép bao giờ cũng là sao chép thôi, nếu cũng đi theo con đường như vậy thì không bao giờ VN mình có đội ngũ thiết kế cả vì họ không cần phải trả lương cho người thiết kế làm gì (cực kỳ tốn kém và mất nhiều thời gian công sức). theo mình nếu không tự nghĩ ra được thì qui trình nên là Tham khảo nguyên lý -> lên phương an thiết kế theo công nghệ của mình hiện có.
Con đường này Trung Quốc đang đi, và đem lại lợi ích về nhiều mặt cho họ, điển hình là ngành công nghiệp ô tô. Theo bạn thì đội ngũ thiết kế cần bao nhiêu người? Và công việc của đội ngũ thiết kế này là gi? Theo tôi được biết thì đội ngũ thiết kế của các hãng ô tô cũng hầu hết là làm lại theo những cái đã có + đánh giá trên kết quả thử nghiệm để cho ra đời sản phẩm mới do họ đã có thiết kế của các phiên bản trước để lại. Người TQ hiểu được điều đó và vận dụng tốt nên có thể nói họ đang thành công. (Đi tắt đón đầu một cách đúng nghĩa)
"Tham khảo nguyên lý -> thiết kế theo công nghệ mình đang có"
mình đã có tí tẹo nguyên lý nào đâu, đã có tí tẹo công nghệ nào đâu? -> đây là cách thiết kế thích hợp trong trường học và phòng thí nghiệm mà thôi.
Mình lấy 1 ví dụ nhé: bạn tính toán thiết kế ra một cái trục lái của xe, tôi lấy thông số của một xe đang chạy 20 năm không vấn đề gì và lắp lên 2 xe đem bán thì người tiêu dùng tin bạn tính toán hay tin cái thực tế của mình hơn? Mình có thể bảo hành sản phẩm 20 năm (thực tế đã chứng minh) còn bạn có thể nói được bảo hành sản phẩm bao lâu không?
Xe máy cũng vậy thôi, cách làm nào phù hợp thì tiến hành chứ ngồi tìm hiểu nguyên lý thì đến cuối đời cũng chưa xong được cái xe máy đơn giản thô sơ nhất...
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Nền văn minh hiện đại của nhân loại do các bậc tiền bối đi trước như Newton Darwin Einstein....khai sáng. 1 đứa trẻ sinh ra với khoảng 20 năm ăn học miệt mài..may ra mới tiếp cận được vài phần..và nếu may mắn thì sau 20 tiếp theo mới ra được thành tựu mới. tieubu01 có nhận xét rất đúng . Nhìn lại lịch sử thì co thể thấy rõ điều này : Anh là nước công nghiệp pt đầu tiên trên thế giới, Germany France..học theo và thành các cường quốc công nghiệp mới ở châu Âu . Japan từ 1 quốc gia phong kiến vô cùng lạc hậu (thế kỉ 17 được đánh giá còn xếp sau cả VN va TQ) nhưng học theo USA nên thành 1 cường quốc phát xít làm kinh hoàng cả thế giới và sau đó học Germany và châu Âu để có 1 nền công nghiệp cơ khí như bây giờ.....Trước mắt chúng ta là ai? hơn 100 năm trước còn là 1 quốc gia lạc hậu bị nước ngoài xâu xé , ép bán cả đất đai tổ tiên để lại, bị Nhật - 1 nước mà hàng ngàn năm họ vẫn tha hồ giày xéo , quay lại tàn phá điên đảo, thế mà bây giờ đã là siêu cường thứ 2 thế giới ! gần như chẳng có 1 thứ hàng nào trên thế giới mà họ không làm được (đơn giản vì phần lớn đều do họ làm ra chứ ai??!) .Tất cả là 1 chuỗi ligic mà bắt đầu bằng 2 từ "sao chép"
 
@tieubu01,lddung2010 : Tư duy và quan điểm thiết kế của mỗi người có thể không giống nhau, nhưng điểm chung là mình tạo được ra sản phẩm mà khách hàng cần, sự sao chép sẽ làm mất dần khả năng làm tư duy và chủ động trong thiết kế và tự biến mình thành thợ vẽ lúc nào không biết. Nếu câu " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO" không phải của điều hành viên cao cấp có lẽ mình sẽ dễ hiểu nhau hơn. Mấy lời nói thẳng nếu làm bạn phật ý thì cho mình xin lỗi nhé.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
@tieubu01,lddung2010 : Tư duy và quan điểm thiết kế của mỗi người có thể không giống nhau, nhưng điểm chung là mình tạo được ra sản phẩm mà khách hàng cần, sự sao chép sẽ làm mất dần khả năng làm tư duy và chủ động trong thiết kế và tự biến mình thành thợ vẽ lúc nào không biết. Nếu câu " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO" không phải của điều hành viên cao cấp có lẽ mình sẽ dễ hiểu nhau hơn. Mấy lời nói thẳng nếu làm bạn phật ý thì cho mình xin lỗi nhé.
Nếu bạn còn đang học trong trường thì cách làm trên hoàn toàn không phù hợp vì bạn muốn có các thông số thực tế cũng không thể có (không có các thiết bị đo, các thiết bị kiểm định).
Ở đây mình muốn nói đến cách thức tiến hành một công việc sao cho có hiệu quả. Đối với những sản phẩm liên quan đến an toàn cho con người như phương tiện giao thông thì vấn đề kiểm nghiệm bền nó là mấu chốt, còn các cơ cấu cấu tạo của sản phẩm thì trên thế giới ở đâu cũng như nhau về cơ bản (cùng nguyên lý máy, chi tiết máy như nhau), có khác cũng chỉ là chút ít không đáng kể. Cùng là cơ cấu như nhau nhưng độ lớn bao nhiêu thì đủ bền trong điều kiện làm việc thay đổi liên tục như các phương tiện giao thông? Không ai dám đảm bảo điều này, và không ai có thể đảm bảo điều này
từ đó mới cần có "thử nghiệm thực tế" (Vụ xe gẫy cổ phốt là một ví dụ)
Nguyên lý thì bạn nhìn một cơ cấu cùng lắm mất nửa ngày là bạn hiểu nguyên lý hoạt động như thế nào -> học trên thực tế có tốt hơn không? Còn bạn mầy mò mất nửa năm, một năm để thiết kế ra cơ cấu đó thì về mặt tự lập có thể là tốt nhưng có được ai công nhận không? Vì đó là cái đã có rồi chỉ là bạn không chịu học thôi và các thầy không chịu cập nhật liên tục vào tài liệu để cho bạn học thôi. Còn bạn mất nửa ngày để hiểu được cơ cấu đã có sẵn nó tốt hay không tốt và thời gian nửa năm đó để cải tiến thành cơ cấu tốt hơn nữa thì cách làm nào có lợi?
Cái "tôi", cái "sĩ diện" tồn tại trong người VN mình quá lớn làm cản trở quá trình phát triển. Đến ngay cả các công ty ô tô của Nhật bạn tưởng người ta không Copy ư? Hãng nào ra một sản phẩm mới là các đối thủ mua ngay một cái về để mổ xẻ triển lãm cho nhân viên của họ xem đấy, họ tham khảo để cải tiến sản phẩm của họ tôt hơn của đối thủ, có điều họ không "dầy da mặt" như TQ bê nguyên xi vào thôi.
Còn vấn đề cách tư duy thì mình nghĩ là diễn đàn không hạn chế các thành viên, điều hành viên hay thành viên đều thảo luận một cách công bằng, mình không muốn bị một cái hạn chế theo kiểu "đã là cán bộ nhà nước thì chỉ được sinh 2 con" nhà tớ nội ngoại neo người sinh thêm đứa thứ 3 cho trong nhà có thêm tiếng nói ý mà..
Thân.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Sufcad thân mến , " SAO CHÉP -> HỌC HỎI -> NGHIÊN CỨU -> SÁNG TẠO " là phương châm của cả 1 nền công nghiệp 1 đất nước và mình thấy nó là 1 chuỗi logic đúng cho cả thế giới..Bạn hãy ngẫm nghĩ thật kỹ chuỗi ligic đó trong thực tế lịch sử có chứng minh đúng không ? Tất cả các thành tựu khoa học hay tri thức đều là của chung của nhân loại và mỗi người sinh ra từ nhỏ đến lớn đều cố gắng "sao chép" càng nhiều càng tốt trước khi có thể tiến hành sáng tạo ra cái mới...Bạn đừng hiểu 1 cách hạn hẹp về triết lý ấy.Bạn thử nghĩ xem VN mình đã " sao chép " thành công cái gì của thế giới chưa ? đến cái xe đạp còn chưa "nhai lại" cho ra hồn nói gì cái xe máy ! Bạn hãy hiểu rằng "sao chép" là "đứng trên vai người khổng lồ" ...
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Trước đây mình từng làm và được 1 tập đoàn của Taiwan đào tạo nên mình mới thấy được phần nào "cái khẩu hiệu" nằm lòng ấy...Chuỗi logic ấy được thấm nhuần cả từ hành động tới suy nghĩ và ý thức. Mới đầu chưa biết gì họ bảo mình cứ làm theo họ , làm thấy đúng và chả hiểu tại sao đúng! chỉ biết làm như thế mới đúng và thử làm khác là sai !!? 1 thời gian sau khi đã thành thục...và chú ý suy nghĩ , mình dần hiểu ra tại sau làm thế đúng..và mình thậm chí phát hiện thêm 1 số cái mới hiểu quả hơn hay hơn dựa trên cái mà mình chỉ biết làm theo cách đó vài tháng..Mình mới nhận thức được ý nghĩa của "khẩu hiệu " mà họ đưa ra.Cứ sao chép cái mà được thực tế khẳng định và luôn suy nghĩ về nó..chắc chắn sự sáng tạo sẽ là hệ quả xuất hiện theo thời gian.
*Có thể bạn chưa biết : Chú Huy thanh - nguyên lão viện mà chúng ta gọi bằng "bác" hay "ông" :59: là cán bộ cao cấp của HonDa ,tuy hàng chục năm ở Nhật nhưng có rất nhiều tâm huyết với nền cơ khí nước nhà và Mes đấy bạn ạ ! chúc bác luôn khỏe mạnh!
 
Ðề: Thiết kế xe máy

Nhà thiết kế luôn phải nghĩ tới thừa hưởng thành tựu kết của TK của người đi trước (sản phẩm mình làm ra dựa vào cái đã có mà phát triển thêm = R&D). Ứng dụng các phần mềm KT là công cụ hàng đầu của nhà thiết kế. Thực tế oto VN copy của TQ, TQ copy của Nhật và châu Âu công cụ phổ biến là Catia và máy quét (Scan) (Catia HandyScan)
http://www.youtube.com/watch?v=nTEkTGO3tuQ
 
V

vuquoctri

Author
Ðề: Thiết kế xe máy

Theo mình thì không phải là muốn theo cách nào là đc. Học theo Mỹ đã khó, học theo Trung Quốc lại càng khó hơn. Bởi vì VN mình cái môi trường làm việc và cái bản tính con người nó đã cố hữu rồi, để thay đổi phải có thời gian. Làm đc như Trung Quốc mới là cái khó, ngta copy, nhưng mà không phải là không làm đc nguyên bản. Nếu cần họ sẵn sàng cho ra hàng xịn. Còn VN mình thì khi copy, kể cả có tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát theo dõi công việc nhưng không bao giờ muốn làm đúng theo. Tất cả chỉ vì chữ lười, 1 phần vì lương thấp (cũng do trình độ chưa cao thôi). Nếu bạn muốn thiết kế đc xe máy thì trc hết bạn nên tìm hiểu về tất cả các loại xe hiện có, hiểu hết về tất cả, rồi từ đó mới nhận ra cái ưu và nhc điểm của từng loại.
 
Last edited by a moderator:
Top