Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

  • Thread starter phongvlkl
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
P

phongvlkl

Author
Anh chi nào có kinh nghiệm về đầm lò cảm ứng trung tần? cho em hỏi làm sao thì có thể tránh được hiện tượng tách lớp giữa lớp bột đầm lò và lớp đất sét trét cổ lò và miệng lò ko ah ( nhằm ngăn ngừa hiện tượng gang chui... ) >> ( dùng nước thủy tinh có được có hiệu quả ko ah?) anh chị nào có kinh nghiệm xin giúp đỡ e với ah! e thanks
 
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Mình có 1 vài lần dùng nước thủy tinh để đắp đất cổ lò hơi , đắp lò nấu kẽm .thỳ ở trường hợp lò nấu kẽm hợp chất đất + nước thủy tinh + gạch chịu nhiệt cho kết quả rất tốt ít bị nứt còn về tuổi thọ thỳ mình kg rõ đc lâu hay kg .vỳ lò nấu kẽm nấu 1 thời gian là phải đập để sửa nồi,nó cũng tương tự như lò nấu thủy tinh.
Còn đắp cổ lò hơi thỳ thường bị bể.mình nghĩ có lẽ do đầu đốt chạy có độ rung nên nó kg bền.
Đó là kinh nghiệm của mình....
 
C

Carbon

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Nếu không nhầm thì bạn bị như vầy:


Trong lò cảm ứng trung tần hiện tượng tách lớp ở giữa 2 lớp bột đầm lò và lớp đầm miệng nắp lò là do đang sử dụng 2 loại vật liệu khác nhau để đầm 2 lớp này.



Hình: Phần màu xanh là lớp chuyển tiếp giữa 2 loại vật liệu giữa 2 lớp

Mục đích của việc sử dụng đến 2 loại vật liệu là vì mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng riêng khi nấu kim loại:



  • Lớp bột đầm lò: dùng tạo thành lò để chứa và chịu nhiệt khi nấu chảy kim loại. Tùy vào nấu gang hay thép mà sử dụng loại vật liệu đầm

  • Lớp miệng lò: thường lớp này khi nấu chảy kim loại thì kim loại không chạm đến ngưỡng này. Tuy vậy nó phải chịu những tác động lớn như tác động cơ học khi nạp liệu, tác động của sự sốc nhiệt khi rót khi mà vật liệu ở vị trí miệng lò lại rất khó để thiêu kết ban đầu.
Để tránh hiện tượng tách lớp, tất nhiên phải sử dụng cùng 1 loại vật liệu cho cả 2 vùng này. Nhưng khi sử dụng vật liệu đầm thân lò cho đầm nắp miệng lò thì lớp nắp miệng lò sẽ không đáp ứng hết yêu cầu của nó là chịu tác động cơ và nhiệt.


Đây là vấn đề chung của các lò cảm ứng trung tần khi đầm bằng 2 loại vật liệu cho 2 lớp này. Hiện tượng này thấy rất rõ khi lò đã nguội (2 lớp vật liệu co lại), nhưng khi gia nhiệt nấu tiếp thì phân lớp này sẽ được thu hẹp lại, không đến nỗi nghiêm trọng. Quan trọng là tránh để tồn xỉ trong khe phân lớp này, bởi khi gia nhiệt giãn nở, xỉ chèn vào sẽ ngăn chặn quá trình giãn nở, phá vỡ lớp tường lò và đỉnh lò.

Vài góp ý, có gì thiếu sót xin cùng mọi người cùng đóng góp thêm.
Thân ái.
 
C

chimgicat

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

theo như em tìm hiểu sách - Kỹ thuật nấu luyện hợp kim đúc : Vật liệu đầm cổ, miệng lò cũng là hỗn hợp vật liệu như đầm tường lò nhưng trộn thêm 1,2 -2% nước thủy tinh. Và sau khi đầm thì dùng "xiên hơi " (chắc que như đũa xe đạp ?! :D) xăm nhiều lỗ để thoát dễ thoát hơi nước khi sấy, nung thiêu kết.
có 1 đoạn như này:
"khi dùng quaczit làm vật liệu đầm lò, nếu đã xử lý đến 1500 độ C thì chất lượng tường lò sẽ ổn định hơn nhiều"
...
"Do hiện tượng chênh lệch nhiệt độ và vật liệu lại có tính dãn nở nhiệt mà đầm tường lò dễ rạn nứt.Tường lò cần được đầm, sấy và thiêu kết đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế hiện tương rạn nứt"

"Với những chế độ nấu không liên tục (nấu dừng rồi lại nấu), tường lò chịu sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, trong thành phần của vật liệu đầm lò nên trộn thêm alumina và manhezit lò điện vì hai loai vật liệu này đều có hệ số dãn nở nhiệt nhỏ và có khả năng chịu sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ."
=> nếu dùng vật liệu đầm lò + 1,2 -2% nước thủy tinh để đầm cổ lò và miêng lò :
- xử lý vật liệu ở 1500 độ C
- đầm đúng kỹ thuật (!?) (ý là đầm cẩn thận :D)
- cho thêm hỗn hợp alumina và quaczit
.
Nếu là yếu tố cơ học thì có khắc phục được khi nạp liệu k? Thiêu kết miệng lò khó, khắc phục được k, dùng gas thổi và ý đc k? :D
HIện theo em biết thì bên cơ khí Đông Anh vẫn đầm cùng 1 loại bột nhưng bột là mua, k biêt đc xử lý c, nhưng sự cố thì chỉ có rạn nứt tường lò còn tách 2 lớp thì k.
 
P

phongvlkl

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Mình cảm ơn vì các phản hồi! vậy thực tế sx, ai có kinh nghiệm hoặc đang dùng loại vật liệu nào vừa có thể làm tường và làm cổ cho hiệu quả khả quan ko? hoặc có biện pháp nào... từng làm,... để ngăn ngừa hiện tượng tách lớp giữa 2 lớp vật liệu của tường lò và cổ lò ,xin chia sẻ ! ( bên mình dùng loại bột silic 99%(mirosil ) làm tường nấu gang, còn cổ lò dùng đất sét A85)
email :phongvlkl2010@yahoo.com.vn
 
Last edited by a moderator:
P

phongvlkl

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Vậy có biện pháp nào làm tạo sự dính hết để hạn chế sự tách lớp cho 2 lớp vật liệu ?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Anh chi nào có kinh nghiệm về đầm lò cảm ứng trung tần? cho em hỏi làm sao thì có thể tránh được hiện tượng tách lớp giữa lớp bột đầm lò và lớp đất sét trét cổ lò và miệng lò ko ah ( nhằm ngăn ngừa hiện tượng gang chui... ) >> ( dùng nước thủy tinh có được có hiệu quả ko ah?) anh chị nào có kinh nghiệm xin giúp đỡ e với ah! e thanks
Đây là hiện tượng thường gặp, chỉ có cách hạn chế chứ không khắc phục được hoàn toàn.
Khi đầm lò ta thường chia 2 phần: tường lò và cổ + miệng lò.
Tường lò được đầm bằng vật liệu chuẩn được xác định đúng tỷ lệ, đầm tới bề mặt trên của vòng đồng khi nấu thiêu kết trước khi nâng nhiệt để nấu chảy thì tắt điện đầm đắp cổ, miệng lò. Thực tế khi đầm tới mẻ cuối thì thường đầm ẩu, không đảm bảo độ xít kín do đó khi nấu gang (có độ chảy loãng cao) thì hay bị gang xâm nhập vào. Có người cẩn thận sau khi nấu thiêu kết khoảng trên 10 mẻ thì phá bỏ lớp miệng + cổ lò dùng que xiên lại tường lò (nên nhẹ nhàng vì lúc này tường còn mỏng), bổ xung thêm vật liệu đầm lò.

Cổ lò + miệng lò ở phía trên vòng đồng nên khả năng thiêu kết không có, người ta không dùng cùng tỷ lệ phối liệu như vật liệu đầm lò để không lãng phí. Như có bạn đã phân tích ở trên lớp này cần chịu va đập của liệu, đủ xít kín để khi ra gang không bị gang lỏng chiu vào. Hỗn hợp đầm đắp cổ + miệng lò dùng 50% cát vàng cỡ hạt (1- 2)mm + 50% cát trắng làm khuôn cỡ hạt (0,2 - 0,3)mm chất dính chủ yếu là 20% đất sét Kaolinit (không được dùng đất sét Bentonit), độ ẩm 6%, có thể thêm (4 - 6)% nước thủy tinh để nhanh cứng. Chỉ đầm tường đến trên vòng đồng, để hở mặt trên khi nấu thiêu kết dễ bay hết hơi nước, trước khi nâng nhiệt nấu chảy tắt điện đổ hỗn hợp đầm cổ lò vào dùng cán búa đầm chặt, đắp miệng rót, đóng điện nấu tiếp.

Một nguyên nhân làm cho gang hay chui vào cổ lò là do khi nấu, xỷ bám miệng trên tạo thành hàm ếch, khi gang lỏng đầy dâng lên sẽ đẩy phần hàm ếch này lên gây nứt do vậy khi sau mỗi mẻ nấu thợ phải đục sửa lại không để hàm ếch, các vết nứt có thể dùng cát + nước thủy tinh đắp, vá kín.
 
P

phongvlkl

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Đây là hiện tượng thường gặp, chỉ có cách hạn chế chứ không khắc phục được hoàn toàn.
Khi đầm lò ta thường chia 2 phần: tường lò và cổ + miệng lò.
Tường lò được đầm bằng vật liệu chuẩn được xác định đúng tỷ lệ, đầm tới bề mặt trên của vòng đồng khi nấu thiêu kết trước khi nâng nhiệt để nấu chảy thì tắt điện đầm đắp cổ, miệng lò. Thực tế khi đầm tới mẻ cuối thì thường đầm ẩu, không đảm bảo độ xít kín do đó khi nấu gang (có độ chảy loãng cao) thì hay bị gang xâm nhập vào. Có người cẩn thận sau khi nấu thiêu kết khoảng trên 10 mẻ thì phá bỏ lớp miệng + cổ lò dùng que xiên lại tường lò (nên nhẹ nhàng vì lúc này tường còn mỏng), bổ xung thêm vật liệu đầm lò.

Cổ lò + miệng lò ở phía trên vòng đồng nên khả năng thiêu kết không có, người ta không dùng cùng tỷ lệ phối liệu như vật liệu đầm lò để không lãng phí. Như có bạn đã phân tích ở trên lớp này cần chịu va đập của liệu, đủ xít kín để khi ra gang không bị gang lỏng chiu vào. Hỗn hợp đầm đắp cổ + miệng lò dùng 50% cát vàng cỡ hạt (1- 2)mm + 50% cát trắng làm khuôn cỡ hạt (0,2 - 0,3)mm chất dính chủ yếu là 20% đất sét Kaolinit (không được dùng đất sét Bentonit), độ ẩm 6%, có thể thêm (4 - 6)% nước thủy tinh để nhanh cứng. Chỉ đầm tường đến trên vòng đồng, để hở mặt trên khi nấu thiêu kết dễ bay hết hơi nước, trước khi nâng nhiệt nấu chảy tắt điện đổ hỗn hợp đầm cổ lò vào dùng cán búa đầm chặt, đắp miệng rót, đóng điện nấu tiếp.

Một nguyên nhân làm cho gang hay chui vào cổ lò là do khi nấu, xỷ bám miệng trên tạo thành hàm ếch, khi gang lỏng đầy dâng lên sẽ đẩy phần hàm ếch này lên gây nứt do vậy khi sau mỗi mẻ nấu thợ phải đục sửa lại không để hàm ếch, các vết nứt có thể dùng cát + nước thủy tinh đắp, vá kín.

Em thank a TAMAC, cách làm cổ lò như trên, trung bình sẽ sử dụng được bao lâu vậy anh? các vật liệu làm cổ + miệng >> mua từ nhà cung cấp chắc chắn tốt hơn cách trên chứ a ?

Em xin trình bày sơ về vật liệu được mua , sử dụng đầm lò bên công ty e : cổ lò dùng đất sét trắng (A85 >> chắc a biết ?) , miệng lò dùng đất sét xanh (A86, Cr) , còn tường thì 1 lò dùng bột SiO2 (nấu gang), 1 lò dùng bột MgO (nấu thép) . Trong quá trình nấu thường ngâm gang lỏng trong lò hơi lâu, >> tuổi thọ lò hình như là trung bình khoảng 1 tháng phải đầm lại (tại em mới làm), zậy thì tuổi thọ kém quá, hay bình thường vậy a? Vậy thường thì tuổi thọ trung bình của 1 lò dùng bột Minrosil 1001 (loại bột silic) khoảng bao lâu a?

Bên em tính thay đất sét trắng A85 đắp cổ lò>> bằng chình vật liệu đầm tường lò minrosil ( được trộn với nước thủy tinh), nhưng em nghĩ nó không hiệu quả, vì bên e nạp liệu bán tự động bằng xe nạp liệu nên khó kiểm soát được va đập liệu vào cổ lò, nên e nghĩ nước thủy tinh khó đảm bảo độ bền đó@! Nếu dùng nước thủy tinh + bột đầm tường >> làm cổ lò thì có thể tránh được hiện tượng tách lớp (vì cùng 1 vật liệu) , nhưng độ bền cổ lò ko biết sử dụng được bao lâu?:(

em, hiểu thế, có ji sai mong a, mọi người chỉ giúp, e thank...!
 
C

Carbon

Author
Ðề: Biện pháp khắc phục hiện tượng tách lớp của lớp bột đầm và lớp đất sét đắp cổ lò , miệng lò?

Bạn đang sử dụng những sản phẩm đó là của hãng Allied Mineral thuộc hàng đầu của thế giới về vật liệu chịu lửa rồi đấy
Bạn có thể xem thêm ở đây http://www.alliedmineral.com/industries/foundry/iron-alloys/coreless-induction-furnaces.html

Nếu bạn muốn đắp cổ lò bằng chính vật liệu đầm lò Minro Sil (dạng bột, đầm khô) thì bạn phải sử dụng dưỡng cho phần cổ lò này (Form như hình), nên việc đắp và sửa chữa sẽ rất khó khăn (Chờ lò nguội hoàn toàn, chuẩn bị dưỡng, máy đầm tay...).



Thân!
 
Status
Not open for further replies.
Top