Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Giải được gần đúng, thoả mãn yêu cầu của bạn huaiu. Tuy nhiên, bạn huaiu không yêu cầu tính bền mà chỉ cần biết giá trị áp lược lại đáy nên không cần Cosmos. Cậu xem lại bài giải của tớ bên đó nhé!
 
Lượt thích: umy
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

bác lăng cho cháu hỏi về cách đặt mo men lên 1 dầm chịu lực dc ko ak, chả là cháu đang học cosmos nhưng có điều cháu dùng solid 2010, cảm ơn bác nhiều
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

bác lăng cho cháu hỏi về cách đặt mo men lên 1 dầm chịu lực dc ko ak, chả là cháu đang học cosmos nhưng có điều cháu dùng solid 2010, cảm ơn bác nhiều
Có rất nhiều kiểu dầm chịu lực với biết bao cách đặt moment uốn hoặc xoắn, cậu cho cái sơ đồ xem định làm thế nào chứ hỏi mơ hồ thế khó giúp lắm.
 
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cảm ơn bác lăng đã hồi âm cháu và đây là 1 vd về dầm chịu lực mà cháu đang tập phân tích trong sw mong bác phân tích cosmos giúp cháu, cụ thể 1 chút nha bác tại cháu cũng mơi nhập vô môn cosmos ah. cảm ơn bác nhiều
 
Last edited by a moderator:
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

xxx

xx
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Không rõ tại sao mà từ tuần trước tới giờ, tớ không thể post minh hoạ lên được!
 
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

bác ráng post len dùm cháu, cháu tìm hoài mà ko biết dc cách đặt mô men và các ràng buộc sao cho đúng, thanks bác nhiều
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Do tớ không tài nào post minh hoạ lên được, cậu chịu khó tự mở ra mà xem nhé!

Sau khi xây dựng xong mô hình hình học, cậu cần vẽ lên mặt lưng và mặt bụng dầm:


  • Những phân vùng chịu lực và gối đỡ, rồi dùng lệnh trình đơn Insert, Curve, Split Line để tách các phân vùng đó thành nhiều bề mặt độc lập;
  • Dùng lệnh Insert, Reference Geometry, Axis để tạo các trục tham chiếu cho các moment.

Nhờ vậy, cậu có thể đặt các lực khác nhau và các gối đỡ tại những vị trí mong muốn như minh hoạ dưới:




Cậu tạo gối đỡ bản lề cố định bên trái như sau:



Cậu tạo gối đỡ bản lề di động (cho phép trượt) bên phải như sau:



Đặt lực phân bố như sau:



Lưu ý răng lực phân bố là 3 kN/m nên với chiều dài dầm 4 m thì giá trị lực là 12 kN.

Lực tập trung:


Moment mút trái:

http://farm9.staticflickr.com/8305/7975683701_189c382491_b.jpg

Moment dưới bụng dầm:



Như vậy là đặt xong các điều kiện biên:

http://farm9.staticflickr.com/8307/7975683581_5969c608ba_b.jpg

Cậu gán vật liệu rồi chạy phân tích để có kết quả:

http://farm9.staticflickr.com/8442/7975683795_c42595fd90_b.jpg

Lưu ý rằng cái dầm này có tiết diện 200x200, nếu cậu sử dụng tiết diện khác thì dĩ nhiên kết quả sẽ khác!

Đơn giản và dễ hiểu không?
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Cám ơn Sơn MDC đã post minh hoạ giúp tớ nhé! Không hiểu máy tớ bị sao mà cả tuần nay chịu không tải hình ảnh lên được.
 
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cảm ơn bác Lăng và anh SơnMDC, bác cho cháu hỏi là trong đề chỉ thể hiện lực tâp trung và mo men vậy khi phân tích trong cosmos mà ta chia thành nhiều bề mặt thì có kết quả phân tích có khác so với tính bằng tay ko và nếu ko khác thì diện tích các mặt đó là bao nhiêu ạ.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cảm ơn bác Lăng và anh SơnMDC, bác cho cháu hỏi là trong đề chỉ thể hiện lực tâp trung và mo men vậy khi phân tích trong cosmos mà ta chia thành nhiều bề mặt thì có kết quả phân tích có khác so với tính bằng tay ko và nếu ko khác thì diện tích các mặt đó là bao nhiêu ạ.
Phương pháp Phần tử hữu hạn cho kết quả gần đúng đương nhiên khác phương pháp vi tích toán học cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, cậu chỉ giải được các bài toán vi tích trong vài trường hợp đặc biệt đơn giản mang tính giáo khoa như ví dụ trên; trong khi tuyệt đại đa số bài toán thực tiễn không giải theo cách đó được, vì cậu không thể mô tả được các điều kiện biên của bài toán bằng các phương trình toán học. Chính vì thế mà phương pháp Phần tử hữu hạn mới ra đời để giúp ta giải các bài toán thực tế.

Trong giáo trình, học viên phải vẽ các biểu đồ và giải các bài toán sức bền, nhưng phải hiểu rằng đó chỉ là các kết quả thuần tuý lý thuyết. Trên biểu đồ, người ta chỉ biểu diễn cái dầm bằng 1 đoạn nét vẽ thẳng không có kích thước các chiều khác, các lực đặt chính xác vào từng điểm cụ thể trên nét vẽ đó. Nhưng cậu có thấy ở đâu trên thực tế mà lại có cái dầm như thế không và có thể nào đặt lực tập trung hoặc moment vào một điểm nhỏ như mũi kim như trong biểu đồ không? Khi đã tính toán trên mô hình thực tế cho dù là ảo, ta cũng phải giả lập mọi điều kiện như thật vậy. Việc xác định diện tích bao nhiêu là do cậu phải tự quyết định sao cho hợp lý và dĩ nhiên là nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Và với cách làm như vậy thì rõ ràng là cách làm gần đúng lại tỏ ra chính xác hơn cách giải lý thuyết mà xa rời thực tiễn kia!

Nếu cậu mô phỏng và đặt các điều kiện biên đúng thì như trong trường hợp này, sai số 2 phương pháp có lẽ dưới 5%, cậu hãy tự kiểm tra cả 2 phương pháp để có thể thấy được mức độ chính xác của phương pháp gần đúng này.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cám ơn bác Lăng đã chỉ bảo cháu, cảm ơn bác nhiều lắm
 
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cháu đã làm thử theo chỉ dẫn của bác, quả thật rất dễ hiểu, nhưng chỉ có điều là sao thanh dầm của cháu ko cong như của bác ( cong ít lắm ạ, zoom gần mới thấy dc ) , diện tích các phần đặt lực là 100x100, và vật liệu cháu chọn là plastic, cháu cũng để chuyển vị lớn lun rồi đó bác.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cháu đã làm thử theo chỉ dẫn của bác, quả thật rất dễ hiểu, nhưng chỉ có điều là sao thanh dầm của cháu ko cong như của bác ( cong ít lắm ạ, zoom gần mới thấy dc ) , diện tích các phần đặt lực là 100x100, và vật liệu cháu chọn là plastic, cháu cũng để chuyển vị lớn lun rồi đó bác.
Thanh dầm cong ít hay nhiều là do tỷ lệ phóng đại biến dạng Deformation Scale lớn hay nhỏ để cho ta dễ thấy xu hướng biến dạng của vật thể chứ không phải thực tế nó biến dạng đến mức đó. Như biểu đồ của tớ, tỷ lệ phóng đại biến dạng này là trên 1675 lần!
 
Lượt thích: umy
D

duong_tran

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cháu cảm ơn bác nhiều ạ
 
B

bvminh

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú Lăng ơi giúp cháu với!
Sau khi tính bền xong, cháu muốn suất kết quả để làm báo cáo, cháu vào Report thì nó báo lỗi này (cháu đang dùng Solidworks 2013 và office 2010). mong chú chỉ giúp cháu cách khắc phục lỗi này. Cháu cảm ơn chú nhiều!
 
B

bvminh

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Có Bác nào biết lỗi này chỉ giúp em với.
 
N

ngochoi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Sau nhiều tháng mày mò giờ kinh nghiệm sửa dụng Sw cũng đã tăng lên nhiều, nhưng đến phần comos của sw thì mình thấy rất khó sử dụng, mặc dù đã đọc nhiều bài viết trong mục và có làm các ví dụ nhưng mình chưa thực sự quen với nó. Hiện tại mình đang cài Sw 2010, các bạn giúp mình phân tích ví dụ này, bằng lý thuyết sức bền mình đã tính được kết quả của bài toán, đường kính trục chọn được ở ví dụ trên hình là D80mm. Mình muốn giảm tải cho bản thân và kiểm nghiệm lại kết quả tính toán bằng comos, giúp mình làm ví dụ này để kiểm nghiệm lại đường kính trục.
Chân thành cảm ơn mọi người!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào các bạn!
Sau nhiều tháng mày mò giờ kinh nghiệm sửa dụng Sw cũng đã tăng lên nhiều, nhưng đến phần comos của sw thì mình thấy rất khó sử dụng, mặc dù đã đọc nhiều bài viết trong mục và có làm các ví dụ nhưng mình chưa thực sự quen với nó. Hiện tại mình đang cài Sw 2010, các bạn giúp mình phân tích ví dụ này, bằng lý thuyết sức bền mình đã tính được kết quả của bài toán, đường kính trục chọn được ở ví dụ trên hình là D80mm. Mình muốn giảm tải cho bản thân và kiểm nghiệm lại kết quả tính toán bằng comos, giúp mình làm ví dụ này để kiểm nghiệm lại đường kính trục.
Chân thành cảm ơn mọi người!
Ta dựng mô hình:

Lưu ý các vòng bi có mặt cầu làm việc:



Gán vật liệu thích hợp:



Cố định (Fix) các áo bi và mút trục phía giảm tốc:



Đặt lực lên các tay đòn:



Chọn chế độ tiếp xúc Contac/Gaps là No Penetration rồi chạy Study để có kết quả ứng suất:


Với kết quả này thì ứng suất lớn nhất (vượt ứng suất chảy của vật liệu) là tại vị trí vòng bi ngoài cùng. Tất nhiên do ta đơn giản hóa vòng bi và chọn vật liệu không đúng nên chưa thể kết luận rằng bi sẽ hỏng, nhưng ít ra là ta biết tại đó có lực rất lớn.

Xem biểu đồ chuyển vị, ta thấy giá trị lớn nhất tại đầu tay đòn là 9 mm, có lẽ là quá lớn đối với một thiết bị cơ khí:

Như vậy, xét cả 2 biểu đồ thì ta tạm kết luận rằng kết cấu này không ổn. Cách khắc phục đơn giản là bổ sung thêm 1 vòng bi nữa phía đầu ngoài cùng.
 
Lượt thích: umy
Top