Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Author
Chào các bạn, hôm nay mình xin mạn phép lập topic này để chia sẻ cùng mọi người một số mẹo nhỏ khi sử dụng Mastercam. Các tài liệu và giáo trình Mastercam được lưu hành phổ biến hiện nay chủ yếu chỉ tập trung vào việc vẽ như thế nào, tạo các đường chạy dao ra sao..v.v mà rât ít hoặc không đề cập đến các mẹo và tiện ích khi sử dụng phần mềm.

Những mẹo nhỏ và tiện ích này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình lập trình gia công. Mong nhận được đóng góp từ các bạn để topic thêm phong phú.




Mastercam tip 1: VARIABLE DEPTH HOLES

Khoan nhiều lỗ có cùng đường kính nhưng khác nhau về các thông số khác (Depth-Z, Retract-R, F
, Clearance...) trong cùng một Operation.



(Video minh họa cho một bản vẽ khác:)

Để khoan các lỗ cùng đường kính nhưng khác thông số chu trình (Depth,Retract, Clearance, Feed...) trong cùng một Operation ta làm như sau:
Ví dụ ta có một chi tiết với tổng chiều dày 40mm như trên hình. Ta cần khoan 4 lỗ Ø10. Hai lỗ nằm trên mặt Z0 có chiều sâu 15mm, và 2 lỗ trên mặt Z-20 khoan xuyên suốt chi tiết. Để thực hiện việc khoan 4 lỗ này trong cùng một operation cho mũi khoan 10mm, ta làm như sau:

- Chọn tất cả các lỗ muốn gia công.
- Thông số chu trình chung cho các lỗ này sẽ được quy định trong phần Parameters của Operation.
- Trong ví dụ này, hai lỗ thứ nhất và thứ hai năm trên ặmt Z0 sẽ lấy thông số mặc định tự Parameter của chương trình nên không cần thay đổi thông số. Ta có các giá trị cho hai lỗ này là:
Clearance: 5| Retract: 1| Depth: 15


- Để thay đổi thông số chu trình cho một hoặc nhiều lỗ, ta mở cửa sổ quản lý các lỗ khoan - Drill Point Manager.

- Ta cần thay đổi thông số cho 2 lỗ là lỗ thứ ba và lỗ thứ tư (2 lỗ nằm trên mặt Z-20.). Chọn lỗ muốn thay đổi thông số chu trình (lỗ thứ ba), click chuột phải và chọn Change at Point.
- Thay đổi các giá trị như mong muốn, ví dụ:
Clearance: 5| Retract: -19| Depth: -44



- Click chọn biểu tượng
nếu bạn muốn thông số vừa nhập chỉ có tác dụng với lỗ đang chỉnh sửa.

- Click chọn biểu tượng
nếu bạn muốn tất cả các lỗ xếp sau nó kế thừa thông số bạn vừa mới nhập. Trong ví dụ này mình đã xếp các lỗ đúng thứ tự nên chỉ cần sửa thông số cho lỗ thứ ba. lỗ thứ tư sẽ có thông số giống như thông số của lỗ thứ ba.

- Đây là chương trình sau khi xuất:


[TR="bgcolor: transparent"]
[TD="bgcolor: transparent"]

[TR="bgcolor: transparent"]
[TD="bgcolor: transparent"]%
O0402(
DRILLING)
(P/N:N/A)
(REVISION:1)
(CODED:GIANG)
(SAMPLED:N/A)
G91 G28 Z0.
G40 G49 G80 G90
G10 L2 P1 X Y Z
(10. Drill HSS)
N1 T1
M6
G0 G90 G54 X-28.323 Y-40.358 S1145 M3
M08
G43 H1 Z5.
G98 G83 Z-15. R1. Q4. F50.
X28.84
X14.127 Y-78.466 Z-44. R-19.
X-12.886
G80
M9
G91 G28 Z0. M19
G90 G53 G0 Y0.
M30
%
[/TD]
[/TR]

[/TD]
[/TR]

===================================================================

CÒN TIẾP.....
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Mastercam Tip 2: Custom Tool Profile

Chào các bạn, chắc các bạn cũng đã từng gặp khó khăn khi không chọn được dụng cụ cắt có biên dạng như mong muốn trong thư viện của MasterCam. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu cách để tạo dụng cụ cắt có biên dạng do người dùng tự định nghĩa (Custom Tool). Bằng cách này, ta có thể chủ động kiểm tra được kết quả của đường chạy dao khi mô phỏng một cách khá chính xác, kiểm tra xem cán hay các thành phần khác của dụng cụ cắt có va chạm với phôi hay không - nhất là các dụng cụ cắt chuyên dùng có biên dạng và kết cấu mà ta không thể tìm thấy trong thư viện sẵn có của Mastercam.

- Ta có thể vẽ biên dạng dụng cụ cắt trực tiếp trên MasterCam hoặc trên Autocad (Có thể dùng bất cứ phần mềm nào nhưng Mastercam chỉ nhận các file khai báo dụng cụ cắt có định dạng .MCX hoặc DXF).

Các quy định của Mastercam khi vẽ (khai báo) biên dạng cho dụng cụ cắt:

- Biên dạng phải được thể hiện trên mặt phẳng XY (Top)
- Biên dạng chỉ được tạo bởi các đoạn thẳng (Line) và cung tròn (Arc)
- Biên dạng phải hở và chỉ thể hiện một nửa đường kính dao- Bán kính của dao tại vị trí có lưỡi cắt (Flute) khai báo phải có giá trị bằng 1. Mastercam sẽ tự động scale biên dạng theo giá trị đường kính bạn nhập vào sau này.
- Tâm dao (Mũi dao) phải nằm trên gốc tọa độ (0,0)
- Trong File khai báo biên dạng không được chứa bất kì các phần tử nào khác ngoài biên dạng cần khai báo.


Để tạo dụng cụ cắt có biên dạng được người dùng định nghĩa, ta sẽ thực hiện qua các bước:

Bước 1: trước tiên ta cần nắm được biên dạng và các kích thước của dụng cụ cắt sẽ tiến hành xây dựng. Các kích thước này thường có thể thấy trong catalogue của dụng cụ cắt hoặc download file dxf từ website của nhà sản xuất. Sau khi đã nắm được các thông số này, ta vẽ ra được biên dạng dụng cụ cắt với một kích thước tùy ý, nhưng phải đúng theo tỉ lệ. Ví dụ mình vẽ một dao phay ngón (End mill) có đường kính lưỡi cắt 15mm như trên hình. ta sẽ có giá trị bán kính dao tại vị trí có lưỡi cắt là R (trong ví dụ thì R=7.5)
Bước 2: Scale biên dạng vừa vẽ để giá trị R=1. Trong ví dụ này, ta dùng lệnh scale biên dạng dao với tỉ lệ 10/75 để cho R=1.



Bước 3: Trim một nửa biên dạng theo trục đối xứng của dao để ta có một biên dạng hở như hình bên dưới


- Bước 4: Dời vị trí tâm dao (mũi dao) về gốc tọa độ.


Sau khi đã có biên dạng theo đúng quy định, ta lưu file DWG hoặc DXF này lại với tên bất kỳ. Ở đây mình sẽ lưu lại với tên Custom_Endmill_1.dwg

Bây giờ ta sẽ tạo một file .MCX tương ứng cho dụng cụ cắt ta vừa vẽ. Mở một File Mastercam mới, chèn file Custom_Endmill_1.dwg vào bằng chức năng File > Open hoặc File > Merge/ Pattern. Lưu file MCX này lại với tên Custom_Endmill_1.MCX7 (MCX6, MCX5,...).

Cuối cùng mình sẽ thử nghiệm dụng cụ cắt vừa mới tạo. Chi tiết cần gia công là một khối vuông kích thước 50x50x20 cần cắt một rãnh rộng 10mm sâu 10mm. Ta sẽ dùng dao phay ngón Custom_Endmill_1 để gia công. Vì đây là ví dụ mang tính chất minh họa nên mình sẽ dùng dao vừa tạo rạch một đường duy nhất để đạt kích thước 10mm.

Các bạn xem tiếp video để nắm lại các bước tạo biên dạng, gọi dụng cụ cắt vừa tạo và kiểm tra kết quả dụng cụ cắt.

Lưu ý:


  • Các bạn có thể tạo biên dạng một cách trực tiếp và nhanh hơn mà không phải qua các bước Scale, Trim, Move như mình trình bày. Mình chỉ nêu một cách tổng quát để các bạn hình dung được một biên dạng đúng theo quy định là phải như thế nào.
  • Biên dạng cũng có thể được vẽ trực tiếp ngay trên Mastercam hoặc ngay trên file gia công. Nếu vẽ trên file gia công thì biên dạng phải đặt trên một Lever riêng. Dù biên dạng tool có nằm trên một File MCX riêng hay ngay trên file gia công hiện hành thì các quy định về biên dạng vẫn phải được tuân thủ.
  • Việc khai báo biên dạng dụng cụ cắt từ file DXF có các quy định khác nên mình không trình bày để đỡ rối rắm.
  • Từ phiên bản MCX7, biên dạng của dao có thể đúng với kích thước thật mà không cần phải đưa R về giá trị R=1. Tuy nhiên biên dạng không có R=1 sẽ cố định và do đó bạn sẽ không thay đổi được giá trị đường kính dao chính xác theo yêu cầu khi vào MasterCAM.
  • Khi chọn dao Custom để gia công, bạn nhớ check vào ô Scalable (như trong Clip) để khi nhập vào giá trị đường kính (Diameter) thì Mastercam sẽ tự động scale biên dạng dao tương ứng với giá trị Diameter bjan nhập. Nếu không check vào ô này, đường kính dao sẽ bằng với đường kính biên dạng khai báo trong file Custom_Endmill_1 cho dù bạn có nhập bất kì giá trị đường kính nào vào ô Diameter.
  • Khi sử dụng dao custom, các thông số hình học khác của dao này như Flute Length, Shank, Overall Length sẽ tự động scale theo file biên dạng bạn vẽ chứ không theo giá trị bạn nhập trong Mastercam.

Các thông tin trong bài viết được thu thập từ quá trình mày mò nên không thể tránh khỏi sai xót, rất mong được các bạn đóng góp ý kiến
=================================================================
CÒN TIẾP.....
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Mastercam tip 3: Entry Point For Pocket & Contour Toolpath (tạo điểm xuống dao tùy ý trong chu trình gia công)

Khi lập trình gia công, trong một số trường hợp ta cần phải tạo một điểm xuống dao theo ý muốn của mình (Ví dụ như cần xuống dao tại vị trí lỗ đã khoan sẵn trước đó để gia công hốc kín, xuống dao phía ngoài phôi để tránh va chạm...). Trong mastercam, các điểm xuống dao (diểm vào dao) này được gọi là Entry Point.

Dưới đây là cách tạo các Entry Point cho đường chạy dao, áp dụng cho cả gia công hốc (Pocket các loại - Standard, Open, Facing) và gia công biên dạng (Contour các kiểu - 2D, 3D, chamfer...).

Để tạo Entry Point, khi chọn chain để gia công bạn chỉ việc chọn thêm các Point (điểm) bạn muốn dùng làm Entry Point.

/COLOR]
gQ9yyJz3m1Q

Lưu ý:

- Với các đường chạy dao gia công pocket, ta chỉ việc chọn các chain cần gia công và các điểm để làm Entry Point, thứ tự sắp xếp các chain và các point này không quan trọng, Mastercam sẽ tự động tính toán khoảng cách và chọ điểm gần nhất với pocket làm entry point cho pocket đó.

- Với các đường chạy dao contour thì khó khăn hơn, sau khi chọn các chain để định nghĩa các biên dạng cần gia công và các point để làm entry point, bạn phải sắp xếp theo thứ tự, entry point của chain nào thì phải đưa lên phía trên chain đó (như trong video). Nếu không Mastercam sẽ không hiểu. Và nếu muốn sử dụng entry point cho đường chạy dao contour thì trong mục Lead in/ Lead Out, bạn phải check vào ô " Use entry Point " và có thể check thêm vào ô "Use Exit Point" nếu muốn nhấc dao tại điểm đó sau khi gia công.

 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

MASTERCAM TIP 4: THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ CHU TRÌNH CHUNG (COMMON PARAMETER) CHO NHIỀU OPERATION CÙNG MỘT LÚC

Trong khi làm việc với Mastercam, nếu bạn muốn thay đổi một (hoặc nhiều) thông số (parameter) nào đó cho nhiều chu trình cùng một lúc thì phải làm sao để không tốn nhiều thời gian cho việc sửa các thông số này cho từng chu trình một. Trong trường hợp này ta sẽ sử dụng chức năng edit common paramters.

Ví dụ một vài trường hợp cần thay đổi thông số cho nhiều chu trình cùng một lúc:

- Thay đổi tốc độ trục chính, lượng chạy dao cho một nhóm các chu trình nào đó
- Sử dụng/ không sử dụng dung dịch làm mát cho một nhóm các chu trình nào đó
- Thêm hoặc thay đổi cao độ an toàn (Clearance), Feed Plane, Depth… cho một nhóm hoặc toàn bộ các chu trình trong chương trình gia công
- Thay đổi gốc toạ độ gia công (WCS) cho nhóm các chu trình nào đó
- Và một số các trường hợp khác…

Cách thực hiện như sau:
- Bạn chọn các chu trình muốn thay đổi thông số, các chu trình được chọn sẽ có dấu tick màu xanh



- Click chuột phải lên một chu trình bất kỳ > Edit Selected Operations> Edit common parameters



- Trên cửa sổ “Edit common parameters”, bạn có thể chỉnh sưa một cách đồng loạt các thông số chung cho các chu trình vừa chọn.
- Để thay đổi thông số nào ta check vào ô thông số đó
- Trong ví dụ này mình sẽ thực hiện thay đổi tốc độ trục chính cho các chu trình sử dụng dao 3. END MILL. Đồng thời sẽ thêm vào cao độ an toàn cho tất cả các chu trình trong chương trình gia công.



Nhấn OK để xác nhận thay đổi.
Chúc các bạn thành công :)
================================
Còn tiếp.....
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

MASTERCAM TIP 5: DI CHUYỂN, THAY ĐỔI NHANH CHÓNH CÁC CHAIN, TOOL VÀ PARAMETER GIỮA CÁC OPERATION
Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện việc di chuyển, thay đổi các chain, tool và parameter giữa các operation khác nhau một cách nhanh chóng bằng cách "kéo & thả" - "Drag & Drop".

Ví dụ về các trường hợp cần thay đổi các thông số trên:

Thay đổi, thêm, di chuyển chain giữa các operation:

Ví dụ chi tiết cần gia công thô và tinh 10 bề mặt, ta dùng dao thô để gia công trước, ta chọn đầy đủ 10 chain tương ứng cho 10 mặt. Tuy nhiên đến dao tinh, vì một lý do nào đó ta chọn thiếu vài chain. Thay vì mở cửa sổ chain để chọn tiếp các chain còn thiếu, ta có thể copy nhanh các chain từ operation (bước) phay thô sang operation của bước phay tinh.

Để thực hiên: Ta chỉ việc kéo và thả chain của operation gốc vào vị trí chain cần thêm hoặc thay đổi ở các operation khác. Với chain của các chu trình gia công lỗ, khi kéo và thả, chương trình sẽ hỏi thêm là bạn có muốn chép đè thông số chu trình của các chain cũ vào operation mới không (ví dụ: chiều sâu lỗ, retract...)




Lưu ý: Đối với Mastercam X6 trở về trước, ta chỉ cần kéo và thả, chương trình sẽ tự động hiện lên các tùy chọn (ADD hoặc Replace/ thêm hoặc thay thế các chain cũ). Với bản Mastercam X7, khi ta kéo và thả, chương trình tự động sẽ hiểu là ADD, tức là thêm các chain mới và giữ lại các chain cũ. Nếu ta kéo đồng thời click chuột phải trước khi thả, chương trình mới hiện lên các tùy chọn ADD/ Replace...




Các bạn có thể xem video minh họa, trong video này mình có 2 ví dụ: Một là copy nhanh các chain (point) của mũi khoan Spot drill vào sử dụng cho mũi khoan 1.6 và mũi tap M2. Hai là ví dụ copy nhanh thông số chu trình (Parameter) giữa các operation của dao chamfer. Các bạn sẽ thấy thông số chu trình thay đổi sau khi ta thực hiện thao tác kéo thả.


Ta cũng làm tương tự để thay đổi tool cho một operation nào đó...tất cả công việc cần làm cũng chỉ là.... kéo và thả
----------------------------------
Còn tiếp....
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

MASTERCAM TIP 6: CHẾ ĐỘ TẠM NGƯNG LỆNH THỰC THI (INTERRUPT MODE)

Trong khi đang chọn biên dạng gia công (chain) cho một đường chạy dao nào đó (Contour/Pocket...), ta phát hiện ra cần phải chỉnh sửa chain (Trim/Extend/Break/Fillet...) để được biên dạng như ý muốn, thay vì thoát khỏi lệnh chọn chain của Toolpath đang thực thi để chỉnh sửa chain, ta có thể dùng chức năng Interrupt để tạm dừng lệnh chọn chain và thực hiện thao tác chỉnh sửa chain trước khi tiếp tục.


Chức năng này không có sẵn trên thanh công cụ, bạn phải lấy nó ra bằng cách:

Vào Menu Settings> Customize> Trong list Category> Chọn Settings. Sau đó kéo biểu tượng Interrupt Mode (Hình mũi tên màu đỏ hướng xuống) ra ngoài và đặt lên thanh công cụ (Toolbar).



Sau đây là một ví dụ cụ thể:

- Mình muốn tạo một đường phay Contour đi từ điểm A đến điểm B. Tuy nhiên trong khi chọn chain thì vô tình phát hiện 2 chain màu xanh và đỏ chưa được xử lí, mình cần fillet hai chain này và nối chúng lại với nhau để dao có thể chạy tới điểm B.





- Khi chọn chain, ta tạm dừng tại điểm A', kích hoạt chế độ Interrupt Mode trên thanh công cụ:



- Tiến hành Fillet 2 đường xanh và đỏ, nhấn Esc sau khi xử lí xong biên dạng để thoát khỏi chế độ Interrupt:



- Tiến hành tiếp thao tác chọn chain đang thực hiện dang dở:



Video minh họa:

------------------------------------
Còn tiếp....
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

MASTERCAM TIP 7: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM "GAP" VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHỨC NĂNG "GAP SETTINGS" TRONG ĐƯỜNG CHẠY DAO 3D.


Chắc hẳn một số bạn khi mới làm quen với Mastercam đã từng điên đầu khi thấy đường chạy dao 3D của mình khi Back Plot ra nhìn rối mù hoặc có quá nhiều điểm nhấc dao thừa cũng như nhiều đường dao không theo ý muốn. Nếu gặp tình trạng như vậy, rất có khả năng bạn đang gặp vấn đề vì khai báo thông số GAP chưa hợp lí, vậy GAP là gì và ảnh hưởng của nó đến đường chạy dao như thế nào?


Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết hay chưa hiểu rõ khái niệm này khi xây dựng các đường chạy dao 3D thì video dưới đây có thể giúp được bạn. Đây là một video ghi lại từ một buổi hội thảo trực tuyến (Webinar) với chủ đề tìm hiểu khái niệm Gap và ứng dụng của Gap trong việc tối ưu hóa các đường chạy dao 3D trên phần mềm Mastercam. Trong video này, bạn sẽ được định nghĩa Gap là gì, giải thích ý nghĩa của các thông số và tùy chọn trong Gap Settings và cách sử dụng nó như thế nào trong từng trường hợp cụ thế với ví dụ minh họa.




 
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

e có 1 thắc mắc là không biết phay pocket 2d trong mastercam có cách nào ghiềm dao không nhấc giống như phay volume ben pro e không ạ.nếu có thì nhờ a giangthetool giúp e với ạ.e đã tìm rất nhiều tài liệu rồi mà không thấy ạ
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

e có 1 thắc mắc là không biết phay pocket 2d trong mastercam có cách nào ghiềm dao không nhấc giống như phay volume ben pro e không ạ.nếu có thì nhờ a giangthetool giúp e với ạ.e đã tìm rất nhiều tài liệu rồi mà không thấy ạ
Thông thường contour và pocket 2D có tùy chọn keep tool down giúp hạn chế việc nhấc dao trong quá trình cắt. Mình cũng chưa rõ ý của bạn lắm, nếu được bạn có thể up file gia công lên và nói rõ yêu cầu của bạn .
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

ý của e là dao khi bắt đầu gia công và khi kết thúc gia công chỉ xuống và lên dao 1 lần thôi ạ.không chỉ mình pocket 2d mà khi e gia công surface rough thì dao cũng nhấc rất nhiều ạ.e không có cách nào khống chế dao được hết ạ.e đã thử chỉnh gap setting nhưng vô ich ạ.e mới tham gia nên không biết cách nào úp hình lên đuợc hết ạ.e sẽ gửi mail qua a ạ.
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

ý của e là dao khi bắt đầu gia công và khi kết thúc gia công chỉ xuống và lên dao 1 lần thôi ạ.không chỉ mình pocket 2d mà khi e gia công surface rough thì dao cũng nhấc rất nhiều ạ.e không có cách nào khống chế dao được hết ạ.e đã thử chỉnh gap setting nhưng vô ich ạ.e mới tham gia nên không biết cách nào úp hình lên đuợc hết ạ.e sẽ gửi mail qua a ạ.
Gap Settings và Option Keep tool down sẽ giải quyết được vấn đề của bạn (mình đã thử trên file bạn gửi qua mail). Giá trị Gap Distance của bạn chưa đủ lớn nên dao nhấc trong quá trình gia công. Giá trị Gap Distance ~ 200 và tùy chọn Follow Surface sẽ cho kết quả.
 
D

DHKT

Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Bác cho em hỏi khi lập trình phay em thấy có thông số work offset mặc định là -1, vậy nó có nghĩa là gì vậy bác, và tác dụng của work offset là ntn vậy bác?
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Bác cho em hỏi khi lập trình phay em thấy có thông số work offset mặc định là -1, vậy nó có nghĩa là gì vậy bác, và tác dụng của work offset là ntn vậy bác?
Chào bạn, khi lập trình gia công một chi tiết, nếu muốn sử dụng nhiều hệ tọa độ gia công (vd: G54...-> G59), ta sử dụng thông số work offset (WO). Thông thường WO được khai báo kèm theo Hệ tọa độ (WCS) trong Mastercam, tức là mỗi WCS sẽ có một WO tương ứng (các số WO có thể giống nhau).

Giá trị:
WO=0 tương ứng với G54,
WO=1 -> G55,
WO=2 -> G56
...
WO=5 --> G59

(Hệ tọa độ mở rộng)
WO=6 --> G54.1 P1
WO=7 --> G54.1 P2
WO=8 --> G54.1 P3
WO=9 --> G54.1 P4
....

Ví dụ khi bạn tạo một hệ tọa độ gia công WCS và khai báo thông số WO cho nó là 5 thì các operation sử dụng hệ tọa độ này khi xuất chương trình sẽ sử dụng G59.

Ngoài ra, ta cũng có thể can thiệp trực tiếp thông số WO trong mỗi Operation. Tức là một operation sử dụng WCSWO=5 có thể xuất ra chương trình sử dụng hệ tọa độ G54, G55, G56, G57, G58 thay vì G59 nếu ta khai báo giá trị WO riêng cho operation đó.

Giá trị WO=-1 là giá trị mặc định, khi sử dụng giá trị mặc định này, Mastercam sẽ sử dụng WO của WCS làm WO cho Operation.
Ngoài ra, giá trị WO=-1 còn cho phép chương trình tự động tạo ra các WO với giá trị tăng dần nếu như có sự thay đổi Tool plane giữa các operation (chỉ áp dụng trong gia công nhiều trục).

Ví dụ, ta cần công 5 mặt của một chi tiết trên máy 4 trục, tức là cần phân độ 5 lần để gia công từng mặt, thì các operation tương ứng với từng lần phân độ sẽ có giá trị WO giống nhau và WO sẽ tăng dần sau từng lần phân độ. Các Operation gia công mặt 1 sẽ sử dụng G54, các operation gia công mặt 2 sử dụng G55...và các operation gia công mặt 5 sẽ sử dụng G58...Nếu WO=-1.
 
D

DHKT

Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

bác cho em hỏi thêm là khi mình post gcode ở đầu và cuối chương trình đều có tham số A0
N106 G0 G90 G54 X41.476 Y23.8 A0. S3500 M3
.
.
.
N6874 G28 X0. Y0. A0.
Vì máy của em là máy NC nên khi post em muốn nó k co tham số A0 thì làm thế nào bác?
 
Author
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

bác cho em hỏi thêm là khi mình post gcode ở đầu và cuối chương trình đều có tham số A0
N106 G0 G90 G54 X41.476 Y23.8 A0. S3500 M3
.
.
.
N6874 G28 X0. Y0. A0.
Vì máy của em là máy NC nên khi post em muốn nó k co tham số A0 thì làm thế nào bác?
Trước khi lập trình bạn chọn máy 3 Axis VMC trong phần Machine Type thì chương trình xuất ra sẽ không có A. Vì bạn đang sử dụng máy Mill Default mặc định nên có tình trạng này.
 
B

beanmr178

Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

chào bác,
Bác cho em hỏi: khi chạy contour đường biên dạng hở, em thấy bên pro có thể chạy đến cuối biên dạng sau đó dao nhấn xuống tiếp và chạy ngược lại (không có đường chạy dao không), bên Mastercam em không thấy có đường chạy dao kiểu này ! Bác cho em hỏi trong mastercam có thể chỉnh được kiểu chạy dao này không ạ? Cám ơn bác!
 
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

GiangTheTool


Mình làm nhiều Mastercam nhưng lâu nay có một vấn đề chưa thể làm được một cách nhanh gọn :
Khi vào góc thông thường chúng ta giảm tốc 75% Feedrate như các PM khác như Catia thì rất gọn nhẹ nhưng Mastercam thì hầu như không thể và không tìm đực Option nào cho phép giảm tốc ?
GiangTheTool

Có cách nào nhanh không ? chỉ giúp mình vấn đề này !
Thanks !
 
Last edited:
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

chào bác,
Bác cho em hỏi: khi chạy contour đường biên dạng hở, em thấy bên pro có thể chạy đến cuối biên dạng sau đó dao nhấn xuống tiếp và chạy ngược lại (không có đường chạy dao không), bên Mastercam em không thấy có đường chạy dao kiểu này ! Bác cho em hỏi trong mastercam có thể chỉnh được kiểu chạy dao này không ạ? Cám ơn bác!
Chào ban.minh đang lên mang bằng điện thoại nên không đánh dấu được.ve contour nhận dao giống bên pro thi bạn vào llệnh ramp va de plunge nhá.đây là kiểu chạy cơ bản của mastercam mjnh nghj ban nên tiềm hiểu lí thuyết trước khi đặt câu hỏi nhe.thanhs.nếu k làm dc thì liên hệ minh.babyboy1989chipchip@gmail.com
hi.e đã sửa bài rùi ạ.e sẽ cố gắng tiềm bài đăng bằng diện thoại để sửa
 
Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

GiangTheTool


Mình làm nhiều Mastercam nhưng lâu nay có một vấn đề chưa thể làm được một cách nhanh gọn :
Khi vào góc thông thường chúng ta giảm tốc 75% Feedrate như các PM khác như Catia thì rất gọn nhẹ nhưng Mastercam thì hầu như không thể và không tìm đực Option nào cho phép giảm tốc ?
GiangTheTool

Có cách nào nhanh không ? chỉ giúp mình vấn đề này !
Thanks !
Neu khong lam thi e nho bai nay co cau tra loi roi ma.cai dat o trong Settings->control definition->feed là dc ma
 
B

beanmr178

Ðề: Mastercam Tips: Mẹo vặt trong Mastercam

Cám ơn bạn nhiều, mình làm được rồi,mình sẽ xem lại lý thuyết, đúng là mình chưa xem kỹ mấy đường chạy dao này!!! Cảm ơn bạn !
 
Top