Máy nén khí trục vis

Author
- Thân chào các bạn. Mình đang tính nâng cấp dàn nén khí piston hiện có bằng loại nén trục vis. Mình cần các bạn tư vấn các vấn đế sau:
1/ Có mấy dạng nén trục vis, ưu khuyết điểm
2/ Các thương hiệu thông dụng dể thay thế và sửa chữa
3/ Mua mới nhà cung cấp nào?
4/ Mua củ mua ở đâu trong TP HCM
- Cám ơn
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Máy nén khí trục vis

Hiện nay có khá nhiều nhà sản xuất máy nén trục vít với những đặc điểm ít nhiều khác nhau và vì vậy mà chúng có những ưu-nhược khác nhau cũng như có giá bán và chất lượng/tuổi thọ khác nhau. Như người ta vẫn nói: "Tồn tại là có lý, có lý thì tồn tại", cậu có thể tìm kiếm trên mạng hoặc trao đổi với các nhà cung cấp để biết thông tin chi tiết, làm cơ sở để lựa chọn loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như vừa với túi tiền. Ở đây, tớ chỉ trao đổi vài ý kiến với tư cách là người dùng thôi!

Ưu điểm thấy rõ nhất của máy nén trục vít so với piston là giảm thiểu tiếng ồn và rung động đáng kể. Nếu không có mặt bằng tách biệt cho trạm khí nén, nên buộc phải để máy trong khu vực sản xuất chung, thì máy nén trục vít là lựa chọn hợp lý. Một ưu điểm nữa là trừ khi bị hỏng, nói chung là máy có lưu lượng khá ổn định trong suốt vòng đời của nó.

Tất nhiên là máy nén trục vít cũng có những mặt hạn chế, mặc dù các nhà cung cấp tán hươu tán vượn gì gì đi nữa, tớ thấy những hạn chế của loại máy này nói chung như sau:

- Chi phí đầu tư lớn;

- Chi phí bảo dưỡng lớn;

- Chi phí năng lượng lớn: cái này mới là nhược điểm cốt tử, vì đây là khoản chi thường xuyên nếu vẫn còn sử dụng đến chúng, nguyên do là hiệu suất máy trục vít kém máy piston. Chi phí năng lượng ở đây chính là tiền điện, tính trên lưu lượng khí nén tại 1 áp suất cố định. Nhà cung cấp nào cũng bảo máy trục vít có hiệu suất cao hơn loại piston, nhưng chỗ tớ phải trả tiền điện mỗi tháng gần 1 tỷ đồng khi còn dùng các máy piston, sau khi trang bị lại toàn bộ bằng các máy trục vít thì số tiền điện lại tăng trên 1 tỷ (vì khoản chi này quá lớn nên bọn tớ rất quan tâm theo dõi để tiết giảm)! Đã thế, lưu lượng khí nén bây giờ không còn được như xưa, cho dù tổng công suất thiết kế thì ngang nhau và các máy nén bây giờ để sát nơi tiêu thụ (tức là giảm thiểu tổn thất đáng kể)! Các máy nén piston cũ nát trong khi chờ thanh lý sắt vụn thì vẫn được để phòng hờ tại trạm khí nén cũ; thế rồi đôi khi máy trục vít trục trặc hoặc phải dừng bảo dưỡng, người ta đành chạy lại một vài máy piston cũ, thì ô hay, lưu lượng khí nén tăng lên trông thấy và tiền điện cũng giảm đi trông thấy!

Cậu hãy tham khảo ý kiến của tớ để có lựa chọn sáng suốt!
 
Last edited:
Author
Ðề: Máy nén khí trục vis

- Cám ơn DCL nhiều. Vậy mà trước đến giờ cứ tưởng là hiệu suất làm việc của máy trục vis nó cao hơn hơn piston và công suất cần thiết cũng nhỏ hơn.
- Mình ví dụ: nếu máy nén piston cũ 10HP, tích áp vào bình 1m3_10bar, khoảng 20 phút. Cùng công suất với máy nén trục vís có lẽ thời gian sẽ kéo dài ra vì hiệu suất kém hơn. Hoặc công suất kéo không phải là 10HP mà là 12HP, như vậy tiền điện mới tăng lên.
- Cho mình hỏi thêm. Khoan bàn đến vấn đề hao thêm điện. Vậy máy nén trục vis hơn máy nén piston điểm gì? Mình đọc qua chỉ thấy hơn 1 điểm là rung động cùng công suất, mà thực tế mình cũng công nhận đúng
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Máy nén khí trục vis

Sau khi thấy các đơn vị sản xuất chỗ tớ liên tục kêu thiếu khí nén kể từ khi đưa hệ thống máy nén mới đi vào hoạt động, phòng kỹ thuật lại khăng khăng rằng chắc chắn có những chỗ xì hở đâu đây gây tổn thất, vì thực sự thì tổng công suất các máy trục vít mới mua còn cao hơn các máy piston cũ cộng lại chút ít, đó là chưa nói đến hiệu suất mà ai ai cũng đinh ninh rằng của trục vít còn cao hơn nữa. Cần nói rõ hơn, hiệu suất máy piston lệ thuộc rất nhiều vào độ kín của các séc-măng với xy-lanh, của các van hút/xả và hệ thống làm mát trung gian... mà những thứ này sẽ hư hao theo thời gian, làm cho hiệu suất máy ngày càng giảm.

Giai đoạn này, các đơn vị sản xuất oan ức vô kể mà không biết kêu ai, vừa bị giảm năng suất, lại mất ổn định chất lượng! Quả đáng tội, thực sự thì hệ thống thiết bị sử dụng khí nén tại các xí nghiệp sản xuất (mỗi XN hàng trăm máy) cũng xì xoẹt thật, thế nhưng từ trước nó vẫn vậy mà sao giờ lại thiếu khí nén trầm trọng như thế, trong khi lẽ ra phải dư thừa đáng kể chứ?

Thế là tớ bắt đầu sinh nghi, mới bảo phòng kỹ thuật làm 1 test đơn giản để so sánh 2 loại máy nén cùng công suất: lần lượt từng máy nén sẽ nạp khí vào 1 bình chứa duy nhất đang không có áp suất dư, xem cái nào mất nhiều thời gian hơn để tăng áp suất khí trong bình lên đến 1 giá trị cố định, đồng thời đo mức tiêu thụ điện rất chi tiết. Kết quả thật bất ngờ nên phép thử đã được làm đi làm lại nhiều lần, để cuối cùng mọi người đều ngã ngửa ra rằng hiệu suất máy piston cũ nát của TQ vẫn ăn đứt máy trục vít mới cứng của Atlas Copco (nạp nhanh hơn, tiêu thụ ít điện hơn).

Cũng qua phép thử này, tớ mới hiểu rằng thông số lưu lượng của máy nén phải được hiểu là lưu lượng hút. Ví dụ, máy nén 30/8 trước đây được người ta diến giải rằng nó nén được 30 m^3/phút tại áp suất 8 bar, thì thực ra là nó hút được 30 m^3 không khí ngoài trời để nén lên áp suất 8 bar; khi đó lưu lượng của lượng khí nén chỉ còn chừng 3.5~4 m^3/phút mà thôi.

Một điều hay ho nữa được rút ra là thế này: máy nén piston chỗ tớ có thể điều chỉnh giảm lưu lượng và/hoặc áp suất nhờ van cửa hút gió, nó cũng làm giảm tiêu thụ điện khá hữu hiệu. Do vậy, với điều kiện sử dụng liên tục trong thời tiết nắng nóng thì nên dùng máy có lưu lượng và áp suất cao hơn nhu cầu rồi điều chỉnh van hút. Như vậy vừa bền máy lại tiết kiệm điện. Sau đó, bộ phận kỹ thuật còn phát hiện (hoặc học được) một kỹ thuật mới: đó là lắp biến tần cho động cơ để điều chỉnh tốc độ máy nén, cũng có tác dụng điều tiết lưu lượng/áp suất và tiết kiệm điện rất đáng kể, tăng tuổi thọ máy nén, tóm lại là hơn hẳn phương pháp điều chỉnh cửa hút!

Bài trên, tớ đã đề cập về ưu nhược của 2 loại máy nén so với nhau, dưới góc độ sử dụng, không hiểu cậu còn cần biết thêm gì nữa? Có 1 điểm cần làm rõ thêm là sau khi chạy hệ thống trục vít thì chất lượng (độ tinh khiết) của khí nén cao hơn, nhưng đó là do tác dụng của các bộ lọc tiên tiến được tích hợp trên máy nén mới, chứ không phải là ưu điểm của riêng loại máy này. Ta hoàn toàn có thể mua các hệ thống lọc đó để lắp cho các máy piston (sau bình chứa).
 
Last edited:
Author
Ðề: Máy nén khí trục vis

- Qua kiểm chứng nhanh với 2 nhà máy bạn có máy nén trục vis, có lẻ rằng hiệu suất làm việc của máy nén trục vis thấp hơn máy nén piston, cụ thể qua các bài đo thử từ 2 nhà máy ở 2 nơi khác nhau. Nhưng may mắn 2 nơi (A là nén piston và B là nén trục vis) có cùng công suất là 15HP (nhà máy A=B=15HP), cùng tích áp vào bình 2 bình đấu // với thông số 0,8m³_8bar cho ra kết quả bằng thời gian A=17 phút và B=19 phút. Suy ra B hiệu suất thấp hơn A, cho nên hao điện là đúng

- Còn vấn đề anh DCL nói giảm lưu lượng đầu hút để tăng tuổi thọ máy và giảm điện năng theo mình thì có vẻ không hợp lí , nếu chưa sử dụng inverter. Giả sử máy thiết kế có công suất 30/8, tức là nó cần lấy 30m³ không khí ngoài cho đủ 8bar trong thời gian ấn định , giả sử 20 phút. Vậy vô tình anh kéo dài thời gian chạy motor => hao điện thêm??. Theo mình nghĩ hao

- Nói thêm về Inverter (biến tần)/ thật sự tiết kiệm điện năng khi nó gánh cho những motor có công suất lớn, thời gian làm việc dài trong ngày. Như động cơ từ 10HP cho đến vài trăm HP, thời gian làm việc khoảng trên 6/24 --> 24/24 giờ liên tục trong ngày. Vì Inverter nó được tối ưu hóa Cosφ gần bằng 1, Ở điều kiện bình thường với lưới điện 3 pha đấu nối motor Cosφ khoảng 0.6 -->0.86, tùy thuộc vào chất lượng motor và chất lượng lưới điện tại nơi tiêu thụ.

- Nếu cần nhu cầu lọc khí chất lượng cao thì phải có hệ thống lọc hợp lí. Nhà máy mình có bộ phận mình phải lọc thật sạch trước khi sử dụng với tiêu chuẩn không khí là 0,22µm
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Máy nén khí trục vis

- Còn vấn đề anh DCL nói giảm lưu lượng đầu hút để tăng tuổi thọ máy và giảm điện năng theo mình thì có vẻ không hợp lí , nếu chưa sử dụng inverter. Giả sử máy thiết kế có công suất 30/8, tức là nó cần lấy 30m³ không khí ngoài cho đủ 8bar trong thời gian ấn định , giả sử 20 phút. Vậy vô tình anh kéo dài thời gian chạy motor => hao điện thêm??. Theo mình nghĩ hao
Vấn đề này khá thú vị (cũng nên nói rõ rằng cái gì mà tớ chưa biết tường tận thì tớ không dám viết bậy đâu!). Qua mấy bài viết trên, các cậu cũng thấy rằng chỗ tớ dùng khí nén nhiều đến thế nào (tổng lưu lượng khoảng 200 m^3/phút!) và để có đủ khí nén sản xuất, chỗ tớ có nhiều trạm nén khí. Đối với bọn tớ, khí nén vừa quan trọng do nó ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng sản phẩm, nó lại còn quan trọng ở chỗ tiêu hao rất nhiều điện năng; vì thế, bọn tớ đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Ngày trước, do máy móc cũ hỏng và phụ tùng thiếu nên nguồn cấp khí nén rất phập phù, Tổng Giám đốc yêu cầu lắp tại phòng ông 1 đồng hồ khí nén để ông có thể theo dõi bất cứ lúc nào. Dài dòng như vậy để các cậu hiểu thêm rằng vì sao tớ có thể đóng góp những ý kiến rất có giá trị thực tiễn mà chính đơn vị mình đã từng trả giá, không những bằng tiền mà còn cả thời gian, sức lực và thậm chí cả máu nữa.

Nếu các cậu từng sử dụng máy nén công suất lớn liên tục thì mới thấy mức độ khủng khiếp của tác động khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm) tới tuổi thọ máy, đặc biệt là các máy nén phải hoạt động với áp suất tối đa. Nếu có điều kiện thì nên mua máy có áp suất tối đa cao hơn nhu cầu mình dùng chút ít, ví dụ cần 8 bar thì nên dùng máy 12 bar vân vân, như vậy thì mới yên tâm được. Có lẽ bọn tây thiết kế máy để dùng ở điều kiện khí hậu dễ chịu hơn mình và cũng hạn chế để máy chạy hết công suất trong thời gian dài.

Về lý thuyết, ta cần có trạm khí nén phù hợp cả về lưu lượng lẫn áp suất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Cái khó là nơi sử dụng thường có nhu cầu dao động, khi thì các máy dùng khí nén đồng loạt chạy ồ ạt, khi thì rủ nhau dừng đồng thời tùy theo chu trình mỗi sản phẩm, chưa kể những tổn thất xì hở khó biết trước... Do vậy, các trạm khí nén cần có công suất dư, bố trí các máy chạy luân phiên hoặc xen kẽ và các bình chứa có dung tích lớn để giảm sự giao động áp suất. Tuy nhiên, các bình chứa chỉ điều tiết dao động áp suất ngắn hạn (vài chục giây trở lại) chứ không điều tiết được dài hạn. Trước đây, nếu thừa lưu lượng thì phải chấp nhận tắt bớt máy nén nếu không muốn nổ sup-pap xả khí nén ra ngoài trời, sau đó thiếu thì lại chạy thêm, tức là cứ liên tục đóng ngắt một vài máy nén trong trạm. Điều này bất lợi trong vận hành, tốn điện và hại máy nén thế nào, có lẽ không cần phải giải thích.

Sau này cty tớ nhập một số máy nén có van cửa hút với mục đích cải thiện chế độ vận hành và điều chỉnh lưu lượng (cũng chính là điều chỉnh áp suất), tiện lợi hơn hẳn. Bắt đầu chạy máy thì phải đóng van hút, đến khi tốc độ ổn định thì mở dần van hút ra, ta sẽ thấy máy rung động hơn và dòng điện tăng lên, đến khi mở van hết cỡ thì máy chạy toàn công suất. Nếu bên tiêu thụ không sử dụng hết khí nén thì áp suất bình chứa bắt đầu tăng tiếp, ta chỉ cần khép van hút 1 mức nào đó thì áp suất sẽ giảm về mức yêu cầu, máy chạy êm hơn và dòng điện giảm tương ứng. Như vậy là thay vì đóng ngắt máy nén liên tục (kiểu máy nén nhỏ bơm xe ngoài đường) thì bây giờ chỉ cần điều chỉnh van hút. Sau này một số kỹ sư được đào tạo về tiết kiệm năng lượng cũng được dạy về phương pháp điều tiết này, họ có các công thức tính toán hiệu quả tiết kiệm đã được đúc kết trên thực tiễn của thế giới.

Các máy này dùng van đóng mở bằng tay, để tăng độ tin cậy cho việc điều chỉnh, tớ nghĩ có lẽ nên lắp van tự động thông qua bộ điều tiết áp suất rất phổ biến hiện nay, thì một kỹ sư đã đề xuất lắp biến tần để dùng tín hiệu áp suất điều khiển tốc độ động cơ nhằm duy trì áp suất (cũng chính là đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lưu lượng). Rõ ràng là cách dùng biến tần còn hay hơn nữa, vì còn giảm được cả tốc độ máy nén và nhờ thế còn tiết kiệm điện hơn cũng như bảo vệ máy tốt hơn (chưa nói đến việc cải thiện hệ số cos phi). Và đây cũng là 1 trong những biện pháp được giảng dạy trong cua đào tạo tiết kiệm năng lượng. Để tiết kiệm chi phí, người ta chỉ lắp biến tần cho 1 máy nén, các máy còn lại vẫn chạy bình thường. Ví dụ, ta cần lượng 50 m^3/ph và ta có nhiều máy nén 20 m^3/ph, khi đó ta sẽ chạy 2 máy bình thường cộng 1 máy biến tần.
 
Last edited:
Author
Ðề: Máy nén khí trục vis

đóng góp những ý kiến rất có giá trị thực tiễn mà hính đơn vị mình đã từng trả giá, không những bằng tiền mà còn cả thời gian, sức lực và thậm chí cả máu nữa.
- Thêm nước mắt nửa chứ. Thật vậy khi đóng góp, cải tiến thành công ít ai nhớ đến mình, nhưng khi 1 sai lầm nhỏ, 1 thất bại thì họ luôn nhắc, làm người đề xuất, người thực hiện chạnh lòng
- Một đơn vị phải trả hàng tỷ đồng tiền điện cho dàn khí nén, thì 1 cải tiến, hay 1 sai lầm, phải ngồi hạch toán chi li thì lòi ra vài trăm triệu/tháng thì phải cân nhắc kỹ. Mình rất quí những gì anh DCL đóng góp cho bài viết bằng thực tế từ hệ thống cung cấp khí lớn.
Trước đây, nếu thừa lưu lượng thì phải chấp nhận tắt bớt máy nén nếu không muốn nổ sup-pap xả khí nén ra ngoài trời, sau đó thiếu thì lại chạy thêm, tức là cứ liên tục đóng ngắt một vài máy nén trong trạm. Điều này bất lợi trong vận hành, tốn điện và hại máy nén thế nào, có lẽ không cần phải giải thích.
---------------
....Bắt đầu chạy máy thì phải đóng van hút, đến khi tốc độ ổn định thì mở dần van hút ra, ta sẽ thấy máy rung động hơn và dòng điện tăng lên, đến khi mở van hết cỡ thì máy chạy toàn công suất. Nếu bên tiêu thụ không sử dụng hết khí nén thì áp suất bình chứa bắt đầu tăng tiếp, ta chỉ cần khép van hút 1 mức nào đó thì áp suất sẽ giảm về mức yêu cầu, máy chạy êm hơn và dòng điện giảm tương ứng. Như vậy là thay vì đóng ngắt máy nén liên tục (kiểu máy nén nhỏ bơm xe ngoài đường) thì bây giờ chỉ cần điều chỉnh van hút.
--------------
Các máy này dùng van đóng mở bằng tay, để tăng độ tin cậy cho việc điều chỉnh, tớ nghĩ có lẽ nên lắp van tự động thông qua bộ điều tiết áp suất rất phổ biến hiện nay, thì một kỹ sư đã đề xuất lắp biến tần để dùng tín hiệu áp suất điều khiển tốc độ động cơ nhằm duy trì áp suất (cũng chính là đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lưu lượng). Rõ ràng là cách dùng biến tần còn hay hơn nữa, vì còn giảm được cả tốc độ máy nén và nhờ thế còn tiết kiệm điện hơn cũng như bảo vệ máy tốt hơn (chưa nói đến việc cải thiện hệ số cos phi). Và đây cũng là 1 trong những biện pháp được giảng dạy trong cua đào tạo tiết kiệm năng lưìợng. Để tiết kiệm chi phí, người ta chỉ lắp biến tần cho 1 máy nén, các máy còn lại vẫn chạy bình thường. Ví dụ, ta cần lượng 50 m^3/ph và ta có nhiều máy nén 20 m^3/ph, khi đó ta sẽ chạy 2 máy bình thường cộng 1 máy biến tần.
- Nhà máy anh khâu cung cấp khí nén rất lớn và quan trọng. Theo mình thì anh nên kết hợp tự động hóa vào hệ thống cung cấp khí, sẽ đơn giản hóa và phân bố tải cho từng trường hợp như mất áp cục bộ thời gian ngắn, dư áp, on/off máy nén thời gian ngắn và liên tục. Góp ý với anh xem qua xem có hợp lý không nhe:

- Giả sử khu vực sản xuất cần tiêu thụ có mặt chiếu là hình chữ nhật ABCD, anh rải các bình tích áp (P)hợp lý, hoặc rãi đều tùy thuộc vào khu vực nào sử dụng lưu lượng lớn, coi như là đều đi nhe, ta rãi xen kẽ: A-P1-B-P2-C-P3-D-P4-A, --> vậy là vòng tròn khép kín --> sẽ cân bằng áp trong toàn hệ thống, giải quyết vấn đề mất áp nhanh và đột ngột

- Vấn đề đóng bớt val cửa hút, chắc mình cũng phải test thử các trường hợp và nhiều lần để xem sao?

- Còn 1 vấn đề nửa về thông số lít/phút hay m³/min nó tương đương ra sao với HP (sức ngựa)? Thông thường máy nép nó ghi trên tấm nhãn là 5HP hay 50HP, dò mãi không thấy nó ghi bao nhiêu khối/phút? Có bạn nào biết rõ cái này?
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Máy nén khí trục vis

- Còn 1 vấn đề nửa về thông số lít/phút hay m³/min nó tương đương ra sao với HP (sức ngựa)? Thông thường máy nép nó ghi trên tấm nhãn là 5HP hay 50HP, dò mãi không thấy nó ghi bao nhiêu khối/phút? Có bạn nào biết rõ cái này?
Công suất động cơ của một cái máy bất kỳ bao giờ cũng phải lớn hơn công suất mà máy sinh ra, đơn vị tính là Watt và các bội số của nó (KW, MW...) hoặc theo hệ đo khác thì là HP vân vân (1 KW = 1.36 HP hoặc 1 HP = 0.746 KW).

Thứ nguyên của công suất N theo hệ SI là Nm/s (Newton mét/giây)
Thứ nguyên của áp suất P theo hệ SI là N/m^2 (Newton/mét vuông)
Thứ nguyên của lưu lượng khí nén V theo hệ SI là m^3/s (mét khối/giây)

Như vậy, ta dễ dàng thấy công suất của khí nén được tạo ra N = k.P.V, k>1 là hệ số phụ thuộc vào đặc tính động cơ và máy nén.

Ví dụ, ta thấy trong catalog 1 máy nén có các thông số sau:
- Lưu lượng 1480 l/ph, đây là lưu lượng hút, lưu lượng khí nén gần đúng có thể lấy giá trị này chia cho áp suất, bằng 185 l/ph = 0.0031 m^3/s.
- Áp suất 8 bar = 800.000 N/m^2
- Động cơ 11 kW
Áp dụng công thức tính trên và chuyển đổi đơn vị đo theo SI, ta có:
11000 = k x 0.0031 x 800.000 = k x 2467
Tức là trong trường hợp này thì k = 11000/2467= 4.46

Như thế, với loại máy nén kiểu này, khi ta biết công suất động cơ và áp suất làm việc thì có thể suy ra lưu lượng của máy (một cách gần đúng, do các hệ số của động cơ và máy nén khác nhau chút ít).
 
Top