đường nước làm mát trong khuôn nhựa

  • Thread starter huyduongbk
  • Ngày mở chủ đề
H

huyduongbk

Author
E đang thắc mắc một vấn đề mong anh chị tư vấn cho e với ạ. áo khuôn của em có tạo hốc để lắp lòng khuôn vào.Đường nước làm mát sẽ đi từ áo vào đến lòng khuôn.vậy nước sẽ bị chảy vào khe hở giữa áo và lòng khuôn.giải quyết vấn đề này thế nào ạ.em băn khoăn quá???
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Nười ta là cái rãnh cho cái đệm cao su vào
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa


Cấu tạo khuôn

răng cao su để chặn đường nước

Nước nước đi từ máy nhựa vào vỏ khuôn sau đó đi lên lòng khuôn.
Tại vị trí đường nước di chuyển từ tấm này sang tấm kia, họ sẽ ra công một rãnh xung quanh lỗ đường nước. để nhét giăng cao xu vào. Làm cho nước không thể tràn qua giăng cao su mà ra ngoài được.
 
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

tks a ạ.vậy là đường nước mình sẽ phải thiết kế đi từ dưới áo khuôn lên lòng khuôn hả anh.chứ không thiết kế đi xuyên ngang ạ?
Với a cho e hỏi thêm câu nữa ạ: Lắp ghép giữa áo khuôn và lòng khuôn là lắp ghép gì hả anh ?
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Vẫn có thể đi theo chiều ngang, nhưng hạn chế,nếu ko có cách nào đi nữa.lắp ghép giữa lõi khuôn và vỏ khuôn thi dùng bu lông bạn à,bắt bu lông từ tấm khuôn lên lõi khuôn.
 
Last edited:
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

đi theo chiều ngang thì nước nó lọt vào khe giữa lòng và áo giải quyết thế nào được ạ.vì giữa lòng và áo có độ hở mở đúng không anh.câu hỏi t2 của em là lắp ghép giữa lòng và vỏ là lắp chặt lỏng hay trung gian ý ạ???
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

lắp ghép giữa lòng và vỏ làm sao có độ hở được bạn, nếu có độ hở thì hỏng khuôn rồi. Lắp lỏng, dung sai rơi vào khoảng h7/H7, cái này cũng tùy tiêu chuẩn của mỗi công ty khác nhau.
 
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

em tk a ạ.nhưng e nghĩ lắp lỏng là có độ hở chứ ạ ???
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Có độ hở chứ, nhưng chỉ hở 0.01 mm thôi nhé, với độ hở ấy thì nước cũng khó thoát ra rồi, nên đừtâng nói là giăng cao su.
Rãnh làm răng cao su theo mỗi chỗ có kích thước tiêu chuẩn khác nhau, Nếu để trạng thái bình thường, độ dày của Giăng sẽ cao hơn chiều cao của rãnh, Khi tấm insert áp sát vào hốc trên vỏ khuôn, giăng cao su sẽ bị nén lại. Tạo ra diện tích kín xung quanh đường nước.
muốn học về khuôn phải đến xưởng khuôn kiến tập trước bạn à, như vậy sẽ dễ hiểu hơn. :D
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

[video=youtube;c-J-SJAhVJE]
-SJAhVJE&list=PLnHuyD1yFOW9TaIs7qRh7LAPJjg-MhG-x&index=11[/video]
Đoạn video dưới đấy có thể nhìn thấy tổng quan về kết cấu khuôn 2 tấm này, mời bạn tham khảo nhé.
 
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

em cảm ơn anh.hihi.còn một vấn đề nữa e muốn hỏi anh ạ.
e khoan lỗ dẫn nước làm mát phi 8.sâu tầm 18 cm thì khoan trên máy 2H53 có được không hả anh.
e dùng CNC để gia công lòng lõi với vỏ khuôn thì nên lấy gốc phôi ở tâm mặt trên chi tiết hay ở góc chi tiết để quá trình lắp ráp sau này chính xác hơn ạ?
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Bạn hỏi bao la bát ngát vậy nhỉ? Mình không sành về gia công lắm đâu, nhưng theo mình nghĩ thì ra công được đấy. chiều sâu không sâu lắm mà.
còn lấy tâm phôi thì ở chỗ nào của phôi cũng được, miễn sao bạn gia công chính xác . Nhưng các tấm khuôn mình thấy thường họ hay lấy mặt trên ở giữa phôi nhé.
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Nhìn mấy vấn đề em hỏi anh đoán em đang làm đồ án về khuôn mẫu. Về lý thuyết thì em có thể vận dụng các vấn đề đã học để áp dụng vào. Còn bên dưới anh sẽ trả lời em theo hướng thực tế:

E đang thắc mắc một vấn đề mong anh chị tư vấn cho e với ạ. áo khuôn của em có tạo hốc để lắp lòng khuôn vào.Đường nước làm mát sẽ đi từ áo vào đến lòng khuôn.vậy nước sẽ bị chảy vào khe hở giữa áo và lòng khuôn.giải quyết vấn đề này thế nào ạ.em băn khoăn quá???

Dùng ron nước (O-ring như các bác ở trên đã trình bày)

tks a ạ.vậy là đường nước mình sẽ phải thiết kế đi từ dưới áo khuôn lên lòng khuôn hả anh.chứ không thiết kế đi xuyên ngang ạ?
Với a cho e hỏi thêm câu nữa ạ: Lắp ghép giữa áo khuôn và lòng khuôn là lắp ghép gì hả anh ?


Những khuôn đơn giản (hoặc chi phí thấp) , người ta thiết kế lòng khuôn với áo khuôn là 1, do đó có thể bố trí đường nước đi xuyên ngang thoải mái

Với khuôn có dùng cục ghép (nhất là phần khuôn bên đực), để làm mát tốt ta phải thiết kế đường nước đi từ tấm khuôn lên cục ghép

Tùy kết cấu khuôn mà có vô vàn kiểu lắp ghép giữa vỏ khuôn và cục ghép. Vd như:

  • Hốc ghép (giữa vỏ khuôn và cục ghép) thẳng đứng, 2 nửa khuôn khi đóng lại được định vị bởi vỏ khuôn: lắp trung gian
  • Hốc ghép thẳng đứng, 2 nửa khuôn được định vị bởi lòng khuôn: lắp lỏng
  • Hốc ghép côn (có độ nghiêng): lắp chặt



em cảm ơn anh.hihi.còn một vấn đề nữa e muốn hỏi anh ạ.
e khoan lỗ dẫn nước làm mát phi 8.sâu tầm 18 cm thì khoan trên máy 2H53 có được không hả anh.
e dùng CNC để gia công lòng lõi với vỏ khuôn thì nên lấy gốc phôi ở tâm mặt trên chi tiết hay ở góc chi tiết để quá trình lắp ráp sau này chính xác hơn ạ?
Theo lý thuyết và cả thực tế thì khoan được. Tuy nhiên "em" có tự khoan được hay không lại là vấn đề khác :)

(Nói đùa cho vui thôi vì khi khoan sẽ bị lệch chút ít, nếu gần lỗ khoan có các hệ thống khác như lỗ ty lói thì phải khoan khéo tay và chính xác để không bị trúng vào mấy chỗ này)
 
Last edited:
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

em cảm ơn anh the_rock ạ.e đang làm đồ án khuôn mẫu.chi tiết nắp ổ cắm điện 3 chấu với 2 sp trên 1 lòng khuôn.vì kiến thức thực thế chưa có với lại thầy em chả hướng dẫn gì.nên e nhiều chỗ khúc mắc.may quá lên diễn đàn có các anh giải đáp giúp e.hihi
Về CNC e cũng kém quá.sv cơ khí sắp ra trường mà chả biết gì cả.
Em vẫn chưa hiểu lắm cái lắp ghép kia ạ.định vị khi đóng khuôn là như nào hả anh. nghĩa là tiếp xúc giữa 2 mặt tấm áo và tấm lòng ạ.
Với e còn thắc mắc: e dùng CNC để gia công lòng lõi với vỏ khuôn thì nên lấy gốc phôi ở tâm mặt trên chi tiết hay ở góc chi tiết để quá trình lắp ráp sau này chính xác hơn ạ?
Em cảm ơn!
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

em cảm ơn anh the_rock ạ.e đang làm đồ án khuôn mẫu.chi tiết nắp ổ cắm điện 3 chấu với 2 sp trên 1 lòng khuôn.vì kiến thức thực thế chưa có với lại thầy em chả hướng dẫn gì.nên e nhiều chỗ khúc mắc.may quá lên diễn đàn có các anh giải đáp giúp e.hihi
Về CNC e cũng kém quá.sv cơ khí sắp ra trường mà chả biết gì cả.
Em vẫn chưa hiểu lắm cái lắp ghép kia ạ.định vị khi đóng khuôn là như nào hả anh. nghĩa là tiếp xúc giữa 2 mặt tấm áo và tấm lòng ạ.
Với e còn thắc mắc: e dùng CNC để gia công lòng lõi với vỏ khuôn thì nên lấy gốc phôi ở tâm mặt trên chi tiết hay ở góc chi tiết để quá trình lắp ráp sau này chính xác hơn ạ?
Em cảm ơn!

định vị khi đóng khuôn là định vị giữa 2 nửa khuôn (giữa phần khuôn cái và khuôn đực). Nó liên quan đến cách lắp ghép giữa phần tấm khuôn và cục ghép ở mỗi nửa khuôn như anh đã nêu

Với chi tiết ổ cắm điện thì nên lấy gốc phôi ở tâm mặt trên (mặt trên được hiểu là mặt phân khuôn - mặt tiếp xúc giữa 2 nửa khuôn chứ không phải mặt trên của sản phẩm trên khuôn)
goc toa do.jpg
 
Last edited:
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Đồ án của bạn đã làm tới bước nào rồi:
Đã chọn được vỏ khuôn thích hợp, trên máy ép nhựa nào chưa . Dùng vỏ khuôn tiêu chuẩn của Futaba hay tự nghĩ ra một kích thước phù hợp vậy?
Đã tính toán độ co ngót của nhựa, và tạo 2 nửa cavity và core chưa? sản phẩm có tạo một lượng góc thoát không?
Hệ thống đẩy, hệ thống thoát khí, hệ thống làm mát...

ở bách khoa thì có một quyển sách của thầy Nguyễn Huy Ninh , mình thấy rất sát với thực tế, bạn nên mua quyển này về để tham khảo.
Còn về vấn đề chọn gốc để gia công, mình nghĩ lấy tấm ở tâm phôi, trên bề mặt cao nhất của tấm khuôn. Như vậy khi bạn gia công và vẻ bản vẽ cũng đơn giản.
 
H

huyduongbk

Author
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

vâng ạ.em cảm ơn anh the_rock, anh dvtuan.uni
nhiều lắm lắm!
A ơi cho e hỏi thêm 1 câu nữa thôi ạ: e có phôi hình hộp chữ nhật.e phay 4 mặt xung quanh ý.e thấy các anh làm đồ án thường định vị mặt đáy 3 bậc tự do với rà gá mặt bên 2 bậc tự do.e chưa hiểu rà gá mặt bên là thế nào ạ.có phải dùng chốt định vị 2 bậc không ạ.
E làm chọn tiêu chuẩn khuôn FUTABA với thiết kế xong hết rồi ạ. giờ e đang gia công lòng lõi khuôn với áo khuôn :))
 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

vâng ạ.em cảm ơn anh the_rock, anh dvtuan.uni nhiều lắm lắm!
A ơi cho e hỏi thêm 1 câu nữa thôi ạ: e có phôi hình hộp chữ nhật.e phay 4 mặt xung quanh ý.e thấy các anh làm đồ án thường định vị mặt đáy 3 bậc tự do với rà gá mặt bên 2 bậc tự do.e chưa hiểu rà gá mặt bên là thế nào ạ.có phải dùng chốt định vị 2 bậc không ạ.
E làm chọn tiêu chuẩn khuôn FUTABA với thiết kế xong hết rồi ạ. giờ e đang gia công lòng lõi khuôn với áo khuôn :))
Về khuôn mẫu thì hiện tại chưa có nhiều trường đào tạo thật. Nhưng em hỏi câu này anh thật không biết em học chuyên ngành gì luôn. Thôi lỡ rồi nên anh trả lời luôn cho câu cuối cùng của em vậy

Em cứ hình dung mặt bàn máy gia công là mặt phẳng XY.

Khi phôi đặt lên bàn máy (chưa cố định hay kẹp chặt) thì vẫn được định vị bởi 3 bậc tự do (lên xuống theo chiều Z, xoay theo trục X và Y)

Tiếp đó cần rà gá để cạnh bên của phôi song song với trục X và Y của bàn máy (khâu này chắc là khâu rà gá mặt bên 2 bậc tự do mà em nói). Và ở rà gá thì không liên quan gì đến chốt định vị (em nên đọc sách xem lại phân biệt giữa pp rà gá và pp tự động đạt kích thước)

Sau cùng cần kẹp chặt để khống chế 3 bậc tự do còn lại. Nếu em theo sách vở thì có thể thêm 1 số cơ cấu khác để giáo viên khỏi bắt lỗi phần này

 
Ðề: đường nước làm mát trong khuôn nhựa

Mình nghĩ là thiết kế đường nước vừa đủ cho tấm ghép sau đó sẽ tạo 2 đường nước ra vào trên áo. Làm kín giữa áo và tấm ghép có (o ring). Trường hợp mà sản phẩm to thì nên chọn nguyên cả khối và tạo đường nước ngay trên khối đó
 
Top