Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

  • Thread starter Lethuy_hvkt
  • Ngày mở chủ đề
U

umy

Author
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

Cảm ơn anh Pathétique cho Sách hay về Ansys từ bài viết 37 đến 41:
(dành cho các bạn chuyên hỏi nhưng lười học ! Theo đăc trưng của nền giáo dục hiện tại ở VN :) )

Hướng dẩn ngắn theo ngu ý

1) (Advances in engineering series) Dill, Ellis H-The Finite Element Method for Mechanics of Solids with ANSYS Applications-CRC Press (2011).pdf

500 Trang; từ chương 15 có các thí dụ cho dùng APDL (lệnh), Hướng dẩn vững chắc về lý thuyết cho Multi Physics trong Ansys

2) Alawadhi, Esam M-Finite Element Simulations Using ANSYS-CRC Press (2009).pdf

418 Trang: Hướng dẩn trực tiếp cách dùng GUI (Menu) để giair quyết, "Mì tôm ăn liền" với các thí dụ mẩu, có lời giải và căn bản

3) Chen, Xiaolin_ Liu, Yijun-Finite Element Modeling and Simulation with ANSYS Workbench-CRC Press (2014).pdf

408 Trang: Bài tập mẩu của sức bền vật liệu, được giải với Workbench, "Mì tôm ăn liền" tập dùng phần mềm rất nhanh cho thực tế, theo phương cách thời đại . Không thèm đào sâu vào căn bản.

4) Erdogan Madenci, Ibrahim Guven (auth.)-The Finite Element Method and Applications in Engineering Using ANSYS®-Springer US (2015).pdf

663 Trang; Hướng dẩn trực tiếp cách dùng GUI (Menu), dùng file.log là APDL . Chỉ dẩn , giải thích kỷ càng về lý thuyết và cách thức sử dung lệnh để lập mô hình, đưa kết quả ... Pre- Post ( theo Tài Liệu nguồn của Ansys)

5) Saeed moaven-Finite element analysis_ theory and application with ANSYS -Pearson Education (2008).pdf
Rất sâu về Lý thuyết FEM, So sánh kết quả các bài tính trong thực tế với lối tính tay, ansys, Mathlab
Cho các cao thủ làm luận văn TS, giãng dạy ở ĐH. Nắm rỏ vấn đề ... Hiểu được sự khác biệt gần đúng của các mềm, lý thuyêt

6) Tadeusz Stolarski, Y. Nakasone, S. Yoshimoto,-Engineering Analysis with ANSYS Software (2007).pdf
Giãng giải trong ĐH, cách dùng GUI (Menu) các bài tập mẩu có lời giải, để áp dụng vào thực tế. Lý thuyết FEM căn bản cho KS, Th.S
cần nắm vững.


Chúc các Ansys-Fans chịu khó lưu trử 6 sách quí nầy (giá trị khoãng1000 U$ , đừng chờ khi Dđ bị sự cố mất nguồn TL rồi than van)
Tùy sở thích , lựa chọn phương pháp APDL, GUI hay Workbench. Rồi HỌC kỷ càng sách , chứ đừng tận dụng umy, HỎI vu vơ làm phiền lắm.
 
Last edited by a moderator:

Pathétique

Active Member
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

Cảm ơn chú Umy review rất rõ về các sách. Cháu chưa đọc hết các sách này, tuy nhiên nhìn qua cũng thấy cuốn Moaveni viết bài bản và hữu ích nhất.

Nhiều sách và tutorials các phần mềm chỉ làm người đọc mất thời gian và chỉ có giá trị quảng cáo phần mềm.

Chúc các bạn đội Ansys cày cuốc hiệu quả, 'tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc' nhưng tránh 'quá độ', thà giãy chết 400 năm ở hạ giới còn hơn làm người tử tế 70 năm trên thiên đường.
 
U

umy

Author
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

Ngôn ngử lập trình APDL ở trình độ cao, nên dùng các parametric functions, vector, matrix ... các lệnh với *command.

Tài Liệu xem thêm:

APDL tự học:
1) Ansys Parametric Design Language Guide: 110 Page
http://148.204.81.206/Ansys/150/ANSYS Parametric DesignLanguage Guide.pdf

2) APDL_0 40Page CAE

https://caeai.com/sites/default/files/APDL_0.pdf


3) Links tra cứu thêm

https://www.sharcnet.ca/Software/Ansys/17.0/en-us/help/ans_apdl/Hlp_P_APDLTOC.html

https://uiuc-cse.github.io/e498c-fa5/lessons/lab7-script/script.html

B- Vài thí dụ nhỏ với ngôn ngử lập trình APDL

1) SILO APDL VÀ VISUAL BASIC 12Page
http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/3947/3/3.LONG-DUONG-TIEN-DAT-HIEN.pdf

2) Examples tutorial 3 Page
http://www.mece.ualberta.ca/tutorials/ansys/AT/APDL/Print.pdf

3) OPTIMIZATION-85.pdf 8Page
http://ijergs.org/files/documents/OPTIMIZATION-85.pdf

Nên lưu giử Tài Liệu, để ngừa trường hợp mất bài.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

ôi trời ơi, lang thang ở meslab bao lâu nay mà giờ em/cháu mới tìm được cái động ansys này, bổ ích quá, cảm ơn chú umy và anh Pathétique nhiều :6:
 
U

umy

Author
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

1) SILO APDL VÀ VISUAL BASIC 12Page
http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace...N-DAT-HIEN.pdf

Có lời nhận xét của chuyên gia nhiều năm nghề:

Đọc tài liệu này mà thấy thắc mắc. Các giảng viên trường BK thiết kế 1 phần mềm để thiết kế tự động Silo thép kết hợp ANSYS ADPL và Visual Basic. Trong ví dụ đưa ra các bác chỉ kiểm tra ứng suất và chuyển vị trong phần tử shell. Vậy còn các kiểm tra ổn định theo Eurocode 1993-4-1 ở đâu?
Trong bài báo cũng không nhắc đến tiêu chuẩn này. Chỉ thấy nói có dùng Eurocode 1991-4 để tính tải trọng lên silo.
Các cấu kiện thanh có vẻ cũng không được kiểm tra ổn định
Bài báo từ năm 2010, không biết phần mềm hiện còn được phát triển hay không.
Umy: Trong phạm vi ĐH, làm được như vầy là khá lắm rồi. Kinh nghiệm thực tiển còn giới hạn lắm ...

Nếu muốn kiểm tra ổn định, với ansys chỉ cần thêm
antype, buckling

*) Để tính Silos thì đa số các mềm mới đều có , xem Youtube ! Chuyên đề Buckling rất rộng và khó ... vi phạm thì công trình bị sự cố phá hủy bất ngờ !! Trong giới hạn trong phạm vi nhỏ mới tự động hóa được.

Riêng phần Ansys Cho mỗi Buckl-factors có hìng dạng Buckling Mode theo thứ tự.

*0) >>>Paper7640-647.pdf 8Page
http://www.ijmser.com/wp-content/uploads/2014/07/Paper7640-647


Nếu thích tìm hiểu về Plate, Shell Buckling >> Xem thêm:

*1)* >>>** 2-11-1448003314-2. IJCE - BUCKLING ANALYSIS OF THIN SHELLS.pdf 8Page
https://www.google.de/url?sa=t&rct=...sg=AFQjCNFX8AWjlWfUgzK-n-Oun7HSEwEdpQ&cad=rja


*2) ** >> Structural Behavior of Grain Bin Steel Silo.pdf 108Page
http://scholar.uwindsor.ca/cgi/viewcontent.cgi?article=6311&context=etd


*3) >>> reportTimChen.pdf 163Page
http://homepage.tudelft.nl/p3r3s/MSc_projects/reportTimChen.pdf


C) Thông thường, thì chỉ bán tự động >> Phải có chuyên gia kiễm định và tính tay ít nhất ở vài cục bộ theo công thức của TC lại. ( Ngành Bridges Container Crane, Auto Teleskope Crane, Bình bầu mõng chịu nén cao ... Oil&Gas ...). Như vây để bên Kiễm Định xét được mới chịu chấp nhận.
.

 
U

umy

Author
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

ôi trời ơi, lang thang ở meslab bao lâu nay mà giờ em/cháu mới tìm được cái động ansys này, bổ ích quá, cảm ơn chú umy và anh Pathétique nhiều :6:
Nhận thấy bạn trẻ dangduyhao có niềm đam mê, có thể đạt nhiều thành công ở tương lai ... thấy vui lắm!
Nhớ cảm ơn thêm Anh chủ thớt Lethuyhvkt đưa vấn đề lên, có cơ hội để ACE trao đổi học hỏi lẫn nhau !

Xem các bài viết, tài liệu được đưa lên. Nếu nhận thấy còn gì thiếu sót thì cứ thẳng thẳng chỉ dẩn và đóng góp thêm.
Thế giới nầy chưa hoàn hảo đâu ! phải tìm toài xem và biết nhận thức đúng sai, lựa chọn để sử dụng đúng vào vấn đề mình cần dùng.
 
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu



Nhận thấy bạn trẻ dangduyhao có niềm đam mê, có thể đạt nhiều thành công ở tương lai ... thấy vui lắm!
Nhớ cảm ơn thêm Anh chủ thớt Lethuyhvkt đưa vấn đề lên, có cơ hội để ACE trao đổi học hỏi lẫn nhau !

Xem các bài viết, tài liệu được đưa lên. Nếu nhận thấy còn gì thiếu sót thì cứ thẳng thẳng chỉ dẩn và đóng góp thêm.
Thế giới nầy chưa hoàn hảo đâu ! phải tìm toài xem và biết nhận thức đúng sai, lựa chọn để sử dụng đúng vào vấn đề mình cần dùng.
Cháu cảm ơn chú, cháu mới chỉ học về Ansys Workbench và Hypermesh thôi, tất cả đều ở mức ứng dụng thực hành. Lý thyết thì cháu mới học xong phần tính toán kết cấu tĩnh bằng phần tử hữu hạn. Cháu muốn làm thiên về ứng dụng phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế thì theo chú umy, cháu nên tiếp tục với Ansys Workbench không ạ?
 
U

umy

Author
LV.Th.S ở ĐH Chalmers -Sweden Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pyton, Herkules vàn APDL (có cho codes đính kèm) trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để tự động, tối hữu hóa trong cơ khí. Tính toán theo SA (Sweden), EN (Europa) Và ASME (USA)

Dành cho các Bạn giỏi thích về ngôn ngữ lập trình, nghiên cứu tự học thêm để theo kịp đà tiến triển trên thế giới. (Nhớ lưu giử tL)

Method development for optimizing the pre-tension of flange joints (2016) 109 Page
http://publications.lib.chalmers.se/records/fulltext/238679/238679.pdf

Xem trang 23-24 có mô hình chia mạng để tính Bulon với lực căng trước
 
Tài liệu hướng dẫn lập trình bằng ngôn ngữ APDL của ANSYS
"Introduction into the ANSYS Parametric Design Language (APDL)" - PADT Inc 2nd edition 2016

https://drive.google.com/open?id=0B_xLhMLg2gCEV1ltbDM5YlVSTWs

Cuốn sách khá ngắn gọn nhưng dễ hiểu của PADT, cty partner lâu năm của Ansys. Có các workshop đi kèm để thực hành.
Tặng các bạn muốn học lập trình với ADPL
 
Last edited:
Ðề: Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền phần mềm ANSYS công nghiệp để phân tích kết cấu

[
Tips cho Kết Cấu Thép[/B]: Tháp thép, (cẩu tháp) , khung thép, Nhà thép cao tầng... với Ansys hoặc các phần mềm khác.

- Nên dùng phần tử Link cho giằng chéo chỉ có Normal Force, Beam cho Cột , dầm có đủ các phần nội lưc N, Q, M
- Khi liên kết Link vào Beam, thì nút sẻ tự động là khớp. Liên kết Beam vào Beam nút sẻ là ngàm.
- Nút liên kết khớp có thể dùng 1, 2 Bù Long nối lại, có thể Hàn được (phải thấu hiểu kỹ thuật Hàn)

Xem thêm trong các TC kết cấu thép của VN và ngoại quốc (có trong bài viết trước).

B- Kỹ thuật lập mô hình:
- tập dùng lệnh KP (Keypoint), L (Line), A (Area) thay vì dùng N: Nút, E: Element, Phần tử ... Sau đó mới tận dụng được free Mesh với lệnh Lmesh, Amesh ... cho các mô hình lớn (> 1000 đến 100,000 phần tử !)

Xem trong 3 courses hướng dẫn thực hành Ansys, sử dụng APDL và GUI, và trong 5 luận văn có APDL-codes đã cho có nhiều thí dụ. Học theo đó mới thành cao thủ, đủ tài sức "lên đài đấu vỏ công" với cao thủ nước ngoài. :69:
Dear chú UMY.
chú có thể post lại tài liệu "5 luận văn" được không ạ, cháu đang học ANSYS, cám ơn chú.
 
U

umy

Author
Dear chú UMY.
chú có thể post lại tài liệu "5 luận văn" được không ạ, cháu đang học ANSYS, cám ơn chú.
Muốn học thì phải xông xáo tự tìm kiếm !:cool:! Đã có tên luận văn rồi thì để thời giờ gõ tìm trong mạng sẻ thấy !
Thí dụ:
3- Dynamic Analysis of Hydraulic Cylinder.pdf
http://ansys.deu.edu.tr/wp-content/uploads/2015/12/y7.pdf
...
5- skinner_thesis Finite Element Predictions of Plasticity-Induced Fatigue Crack Closure in three Dimensional Cracked Geometries .pdf
http://oss.jishulink.com/caenet/forums/upload/2012/09/25/191/24856142105255.pdf

Hoặc hỏi xin Anh Lethuy_hvkt, đã có lưu giử 5 Luận văn nầy !
Nhắc nhở chung:
Có rất nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu học thêm về Ansys >> Phải tự lập tìm đọc và đóng góp chung vào Dđ.
Tôi không muốn và không thể nào có đủ thời giờ để giúp cho từng "đứa trẻ lười" được.!:mad: !
 
L

Lethuy_hvkt

Author
Cảm ơn chú Umy nhiệt tình chia sẻ! Cháu còn nhiều cái cũng còn thắc mắc, chưa biết, nhưng mà có tài liệu rồi thì tìm hiểu đã, có phần nào đọc rồi mà vẫn không hiểu, nhờ chú chỉ giáo tiếp ạ. :)
 
Lượt thích: umy
U

umy

Author
Cảm ơn chú Umy nhiệt tình chia sẻ! Cháu còn nhiều cái cũng còn thắc mắc, chưa biết, nhưng mà có tài liệu rồi thì tìm hiểu đã, có phần nào đọc rồi mà vẫn không hiểu, nhờ chú chỉ giáo tiếp ạ. :)
Anh Lethuy_hvkt cứ hỏi trong Dđ để mọi người có thể trao đổi. Những gì tôi biết và đủ thời giờ sẻ giúp cho. Không có được thì bạn phải ráng tự tìm hiểu, đừng hờn !!;)
Nhưng phải biết Ansys của thầy Swanson có được từ hội tụ kiến thức của hơn hơn 200 cao thủ (>10 năm nghề) tầm như " >2000 nội cộng". Mà bản thân tôi đi gần hết đời người, chỉ có được trên 30 năm Fem_ansys So ra hiểu biết cũng chẵng là bao nhiêu cho đủ.o_O Vẫn phải tự xem, học mót những chiêu tuyệt kỷ trong TL của các cao thủ khác.
Chính vì thế tôi căn dặn các ACE phải ráng đọc xem TL tiếng Anh, học thêm các thủ thuật của người. Không được chỉ chờ đợi TL dịch sang tiếng Việt mới chịu học, và phải có người giúp đở chỉ dạy cho từng bướt ... Như thế thì suốt đời cũng chay theo sau lưng "ngựa" để hốt phân !:eek:

Phần thưởng cho bạn trở lại Dđ sau nhiều ngày xa vắng là:
1) Vật liệu kết hợp mới Bê Tông sợi kính, được dùng rộng lớn ra ngoài phạm vi xây dựng qua bên bình bầu, cơ khí, quân sự ...
(Bên Ba tư (Iran) họ đóng tầu quân sự nhỏ (5 người) chạy nhanh với loại BT sơi kính nầy thay cho thép!)
Samborsky thesis.PDF 531 Trang có mô hình vật liệu thực tế
http://www.montana.edu/composites/documents/Samborsky thesis.PDF

2) Tính mõi và phá hủy ... chãy vật liệu như BT sợi kính với ansys ( có cho codes APDL, xem lối lập trình ấy, mở rộng kiến thức)
Finite Element Predictions of Plasticity-Induced Fatigue Crack Closure in three Dimensional Cracked Geometries .pdf
http://oss.jishulink.com/caenet/forums/upload/2012/09/25/191/24856142105255.pdf

TL số 2) nầy sẻ được đưa thêm vào
BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering
 
Last edited by a moderator:
L

Lethuy_hvkt

Author
Anh Lethuy_hvkt cứ hỏi trong Dđ để mọi người có thể trao đổi. Những gì tôi biết và đủ thời giờ sẻ giúp cho. Không có được thì bạn phải ráng tự tìm hiểu, đừng hờn !!;)
Nhưng phải biết Ansys của thầy Swanson có được từ hội tụ kiến thức của hơn hơn 200 cao thủ (>10 năm nghề) tầm như " >2000 nội cộng". Mà bản thân tôi đi gần hết đời người, chỉ có được trên 30 năm Fem_ansys So ra hiểu biết cũng chẵng là bao nhiêu cho đủ.o_O Vẫn phải tự xem, học mót những chiêu tuyệt kỷ trong TL của các cao thủ khác.
Chính vì thế tôi căn dặn các ACE phải ráng đọc xem TL tiếng Anh, học thêm các thủ thuật của người. Không được chỉ chờ đợi TL dịch sang tiếng Việt mới chịu học, và phải có người giúp đở chỉ dạy cho từng bướt ... Như thế thì suốt đời cũng chay theo sau lưng "ngựa" để hốt phân !:eek:

Phần thưởng cho bạn trở lại Dđ sau nhiều ngày xa vắng là:
1) Vật liệu kết hợp mới Bê Tông sợi kính, được dùng rộng lớn ra ngoài phạm vi xây dựng qua bên bình bầu, cơ khí, quân sự ...
(Bên Ba tư (Iran) họ đóng tầu quân sự nhỏ (5 người) chạy nhanh với loại BT sơi kính nầy thay cho thép!)
Samborsky thesis.PDF 531 Trang có mô hình vật liệu thực tế
http://www.montana.edu/composites/documents/Samborsky thesis.PDF

2) Tính mõi và phá hủy ... chãy vật liệu như BT sợi kính với ansys ( có cho codes APDL, xem lối lập trình ấy, mở rộng kiến thức)
Finite Element Predictions of Plasticity-Induced Fatigue Crack Closure in three Dimensional Cracked Geometries .pdf
http://oss.jishulink.com/caenet/forums/upload/2012/09/25/191/24856142105255.pdf

TL số 2) nầy sẻ được đưa thêm vào
BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering
Cảm ơn chú ạ! Đợt vừa rồi cháu bận làm khóa luận nên cũng ít online.
Cháu nghĩ chạy theo sau những người giỏi mà mình bám được gần "đuôi" họ được đã là giỏi rồi chú. hi. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể kết hợp được tinh túy của những người giỏi và đi sâu tìm hiểu, thành chuyên gia trong hướng riêng của mình. Nhưng mà đến được mức đó thì lâu và phải học nhiều lắm ...
Vì nhiều kiến thức quá, nếu tìm hiểu hết tất cả các sách và đi các hướng khác nhau để tự đánh giá thì mất rất nhiều thời gian, nhờ chú chỉ giúp cháu nên đi theo hướng nào được không ạ? thời gian vừa rồi cháu có tìm hiểu nhưng cảm giác vẫn chưa định hình rõ hướng đi.
1) Khi lập trình APDL, nên chọn hướng code mô hình từ đầu đến cuối bài toán, hay đoạn đầu xây dựng mô hình, mình nên dùng thêm các phần mềm Cad hỗ trợ, chuyển mô hình vào rồi mới xử lý công đoạn tiếp theo ạ?
Vì cháu thấy xây dựng mô hình bằng lệnh APDL, mô hình đơn giản thì không sao, chứ mô hình phức tạp thì code rất lâu. Hiện tại cháu mới chỉ tiếp cận hướng dùng toàn bộ câu lệnh, chưa thử dùng phần mềm CAD để xây dựng mô hình, chưa biết hiệu quả thế nào.

2) Trong ANSYS, cháu nghe nói có phần code mở, tức là có thể dựa trên cơ sở ANSYS, tự lập trình để đưa thêm một số thuật toán vào, kết hợp với ANSYS để chạy, giải bài toán.
Cháu muốn hỏi là nếu sử dụng code mở thì nên dùng loại ngôn ngữ nào, hay ANSYS có sẵn loại ngôn ngữ đó? Ở Đại học BKHN, cháu thấy có anh dùng ngôn ngữ C# để lập trình phần code bổ sung, tạo menu và làm thành một chương trình khá đầy đủ từ phần tính toán thiết kế, xây dựng mô hình, kết hợp PM SOLIDWORKS để xuất bản vẽ.

3) Định hướng lâu dài, sau khi tìm hiểu những bài toán khá ổn rồi, cháu muốn tìm hiểu để tạo những menu và phần mềm nhỏ, chuyên giải quyết một nhóm bài toán nào đó. Như phần mềm Matlab, cháu thấy có chức năng hỗ trợ đóng gói tạo phần mềm chạy độc lập (không cần mở Matlab vẫn chạy được).
ANSYS APDL có chức năng đóng gói như thế không chú? Hoặc có chức năng giúp mình tạo một menu trên nền phần mềm ANSYS để khi giải bài toán chỉ cần nhấn chuột vào đó là xong ấy?
(Anh bên Đại học Bách Khoa HN làm trên ANSYS WORKBENCH).
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Author
Anh Lethuy_hvkt hỏi nhiều lắm thế ! Cần rất nhiều thời giờ trả lời cho một phần trong đấy.

0) Bên thế giới tư bản có tự do cho mỗi cá nhân, tự xét khả năng của mình mà tự định hướng, không có nạn cha mẹ ép duyên con :rolleyes:, bè đảng sấp đặt tương lai dân đen.
Phải tự tin, tư duy độc lập định hướng cho mình, vượt qua cái lối ràng buột trong ao nhà, giếng cạn.
Nếu có cơ hội đi ra ngoài, va chạm đấu tranh với người.> sẻ sáng trí hơn. (đi một ngày đàng, học một sàn khôn) !! ( cố gắn tu bổ tiếng Anh cho giỏi nhé!:cool: để gặp cơ hội tốt thực hiện được hướng đi trong mộng ;)!)

Tôi chỉ giúp đở cho vài chiêu vỏ nghệ, để khộng bị người ngoài vào ức hiếp.

1) dùng lệnh APDL để lập mô hình phức tạp, mất thời giờ nhiều lắm (khoãng 80 giờ) ..đến khoãng 2002 Đã không con thích hợp nửa. Hiện tai dùng CAD tạo mô hình khối (volume) dạng file.sat, hoặc thanh, tấm (beam, shell) dạng file.igs (khoãng 12 giờ). Nhập vào APDL với lệnh:

~SATIN, Name, Extension, Path, Entity, FMT, NOCL, NOAN
Transfers a .SAT file into the ANSYS program.
Xem trong HELP > Connection Commands !!
Ngoài ra gần như tất cả mềm CAD hiện nay, đều có thể chia mạng lưới solid luôn , mất khoãng 4 giờ thay vì dùng APDL chia mạng mất 20 giờ !. >> export file.cdb ghi nút với tọa đọ x,y,z cùng với phần tử tạo bởi số nút nào.
file.cdb nầy tùy format cho Ansys, Abaqus, SAP ... được nhập vào mềm thích hợp
Khi đó APDL chỉ dùng để chỉnh sửa mạng lưới, và solve mà thôi.
với Ansys dùng lệnh input để nhập file nút và phần tử:

/INPUT, Fname, Ext, --, LINE, LOG
Switches the input file for the commands that follow.


Hỏi các Hàm vị chuyên gia, " vỏ sư, cao thủ" của DASI và trong BK-HN xem, các cậu ấy có biết thì chỉ dẩn cho. Rồi báo cáo lại cho bạn bè khác.
Còn không có, thì tự tìm trong youtube, google tập xem tiếng Anh.:p

2) gởi lại cho tôi cái mail của bạn, để tôi tìm lại trong kho course bài giãng xưa của thầy TS. Swanson với lối ngôn ngử lập trình cho Ansys, cho xem thêm ! dể bị tẩu hỏa nhập ma :eek:! (mất thời giờ nhiều lắm., mà cũng không chắc còn)
Dùng C#, Python, Matlab ... thứ nào cũng trao đổi lẫn nhau được cả ! Có đủ giỏi vỏ nghệ, nội công thâm hậu thật thì tự hành được.
còn tiếp ...
 
Last edited by a moderator:
L

Lethuy_hvkt

Author
Cảm ơn chú!
Email của cháu là: thuylxmta@gmail.com
Chú cho cháu xin thêm tài liệu về lĩnh vực này với ạ.
Cùng luồng suy nghĩ nên cháu viết cả mấy câu hỏi luôn. :)
Ý cháu là nhờ chú định hướng giúp cách tiếp cận và khai thác hiệu quả phần mềm nhất ấy ạ! Vì nếu cứ theo hướng dùng câu lệnh thì mất nhiều thời gian. làm theo hướng khác thì cách làm thế nào để rút bớt thời gian được. Học cái gì thì việc tự học để tìm hiểu cũng là quan trọng nhất vì có như thế thì mới làm lâu dài được, nếu có ai chỉ cho mình thì cũng chỉ trong một thời gian thôi, ngoài ra nếu có người chỉ mà không tự học thêm thì cũng không thực hành được. Tuy nhiên, như chú nói ở phần trên, có người chỉ điểm cho thì mới tiến bộ nhanh được ấy. :)
 
U

umy

Author
TL trong khóa học 3 ngày với TS Swanson về ngôn ngử lập trình trong Ansys đã gởi theo Mail đến anh Lethuy_hvkt.
Nhận được rồi thì UP lên Dđ cho các bạn khác.
Nhắc lại:
Phải tự học thêm TL tiếng Anh mới thành cao thủ Ansys được. Không thực hiện được thì đừng phí công sức, vô ích thôi !

Trẻ con thơ ấu, thì cần thiết người chỉ điểm giúp đở cho, còn tốt nghiệp ĐH xong phải tự lập phấn đấu cho chóng lớn !:mad:!

Tiếp tuc ...
3) Căn bản để thành chuyên gia về CAE, FEM, Ansys là phải giỏi ngoại ngử, thích toán, vật lý, vào ĐH chuyên thêm tiếng Anh, SBVL mechanics, statics, multiphysics ... Luyện tập siêng năng "vỏ công" chuyên môn cho thành kỹ năng, không đi ngang về tắc ! Cần nhiều năm cho có "nội công" hùng hậu. Khi căn bản vững chắc thì xét khả năng bản thân và tự định hướng cho mình. Không Ai giúp được đâu :rolleyes:
Thắc mắt vấn đề gì, thì đưa lên Dđ thảo luận chung.
Nên biết thêm tất cả các phần mềm và ngôn ngử lập trình đều có thể trao đổi cho nhau. Như thế nào thì phải kiên nhẩn luyện tập học xem của người (TL tiếng Anh). Chứ không chờ mong "Ai" chỉ điểm qua vài bài viết ở Dđ,
Tôi không thực hiện mong muốn chỉ điểm nầy cho người không xem TL ngoại ngử được.


Ở VN đã có nhiều cao thủ, trường ốc có thể giúp cho các bạn thích học FEM Ansys !:
- Thầy Đinh Bá Trụ, TS. Vũ hoàng Hưng, DASI, nhiều thầy cô ở ĐH
 
Cảm ơn chú ạ! Đợt vừa rồi cháu bận làm khóa luận nên cũng ít online.
Cháu nghĩ chạy theo sau những người giỏi mà mình bám được gần "đuôi" họ được đã là giỏi rồi chú. hi. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể kết hợp được tinh túy của những người giỏi và đi sâu tìm hiểu, thành chuyên gia trong hướng riêng của mình. Nhưng mà đến được mức đó thì lâu và phải học nhiều lắm ...
Vì nhiều kiến thức quá, nếu tìm hiểu hết tất cả các sách và đi các hướng khác nhau để tự đánh giá thì mất rất nhiều thời gian, nhờ chú chỉ giúp cháu nên đi theo hướng nào được không ạ? thời gian vừa rồi cháu có tìm hiểu nhưng cảm giác vẫn chưa định hình rõ hướng đi.
1) Khi lập trình APDL, nên chọn hướng code mô hình từ đầu đến cuối bài toán, hay đoạn đầu xây dựng mô hình, mình nên dùng thêm các phần mềm Cad hỗ trợ, chuyển mô hình vào rồi mới xử lý công đoạn tiếp theo ạ?
Vì cháu thấy xây dựng mô hình bằng lệnh APDL, mô hình đơn giản thì không sao, chứ mô hình phức tạp thì code rất lâu. Hiện tại cháu mới chỉ tiếp cận hướng dùng toàn bộ câu lệnh, chưa thử dùng phần mềm CAD để xây dựng mô hình, chưa biết hiệu quả thế nào.

2) Trong ANSYS, cháu nghe nói có phần code mở, tức là có thể dựa trên cơ sở ANSYS, tự lập trình để đưa thêm một số thuật toán vào, kết hợp với ANSYS để chạy, giải bài toán.
Cháu muốn hỏi là nếu sử dụng code mở thì nên dùng loại ngôn ngữ nào, hay ANSYS có sẵn loại ngôn ngữ đó? Ở Đại học BKHN, cháu thấy có anh dùng ngôn ngữ C# để lập trình phần code bổ sung, tạo menu và làm thành một chương trình khá đầy đủ từ phần tính toán thiết kế, xây dựng mô hình, kết hợp PM SOLIDWORKS để xuất bản vẽ.

3) Định hướng lâu dài, sau khi tìm hiểu những bài toán khá ổn rồi, cháu muốn tìm hiểu để tạo những menu và phần mềm nhỏ, chuyên giải quyết một nhóm bài toán nào đó. Như phần mềm Matlab, cháu thấy có chức năng hỗ trợ đóng gói tạo phần mềm chạy độc lập (không cần mở Matlab vẫn chạy được).
ANSYS APDL có chức năng đóng gói như thế không chú? Hoặc có chức năng giúp mình tạo một menu trên nền phần mềm ANSYS để khi giải bài toán chỉ cần nhấn chuột vào đó là xong ấy?
(Anh bên Đại học Bách Khoa HN làm trên ANSYS WORKBENCH).
Góp ý với các câu hỏi của bạn Lethuy_hvkt:
1) mình cũng đã tự đặt câu hỏi này giống bạn sau khi xem demo của Spaceclaim thấy phần mềm CAD này quá mạnh. Một mô hình phức tạp nếu sử dụng phần mềm sẽ nhanh hơn rất nhiều so với sử dụng APDL. Nhưng sau đó mình quyết định vẫn tiếp tục với APDL vì những lý do:
- mình làm mảng Kết cấu thép, bài toán của mình hiện tại thường là các loại liên kết phức tạp nhưng vẫn có thể sử dụng APDL được
- một lợi thế rất lớn của APDL là một khi bạn đã làm xong, muốn thay đổi các thông số hình học lại nhanh hơn dùng CAD vì chỉ cần sửa file text và reload lại
- cá nhân mình thích sử dụng các câu lệnh APDL vì thấy chúng thuận tiện
- khi bạn dùng APDL tốt thì sau này sẽ giúp cho bạn rất nhiều cho các câu hỏi 2 và 3
Nếu bạn thấy mô hình của bạn thường phức tạp, kiểu như các chi tiết máy thì dùng CAD sẽ hợp lý hơn
P/s: mình vừa tham gia một khóa training Ansys, người hướng dẫn cho biết sắp tới (chưa biết cụ thể bao giờ) Ansys sẽ kết hợp 2 phần mềm CAD của hãng hiện tại là DesignXplorer và Spaceclaim thành 1 sản phẩm duy nhất. Nếu bạn muốn dùng CAD cho Ansys bạn nên bắt đầu với Spaceclaim
2) Nếu bạn xem các tài liệu về APDL bạn sẽ thấy đây là một ngôn ngữ rất mạnh về các công cụ giải toán, nhất là các bài toán vector, ma trận.... Các hàm xây sẵn của nó rất phong phú (ví dụ trong tài liệu Swanson mà bạn vừa upload lên). Có thể sau khi tìm hiểu xong bạn sẽ thấy APDL là đủ rồi, không cần dùng thêm ngôn ngữ khác nữa
3) Khả năng đóng gói thì mình chưa thấy nhưng tạo menu thì chính là dùng macro với APDL
 
Top