Đôi nét về thế giới của những kỹ sư CAE

Persious

Active Member
Author
Xin chào mọi người, mình mới tìm hiểu về CAD/CAM/CAE. Bài viết này của mình không mang tính học thuật cao, chủ yếu là trong quá trình tìm hiểu về công việc CAE mà tổng hợp lại được, rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của những chuyên gia, người đi làm lâu năm, kinh nghiệm về mảng CAE trong các tập đoàn trong nước và nước ngoài; và hỗ trợ phần nào hiểu biết để định hướng sớm cho các bạn sinh viên kỹ thuật muốn trang bị kiến thức và hiểu biết thêm về một trong những lĩnh vực rất quan trọng và mới mẻ này.
Các phần mềm về CAE rất nhiều và đang ngày càng phổ biến và một phần đã được tích hợp vào các giải pháp tổng thể CAD/CAM/CAE nên mình sẽ không nhắc đến các phần mềm về CAE, mà chủ yếu là một vài công việc mà một kỹ sư CAE phải làm trong các phòng R&D của những công ty, tập đoàn về kỹ thuật trên thế giới. Đây là một vấn đề rất sâu và rộng, cả về kiến thức nền tảng và kỹ năng sử dụng phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế đó, cùng khả năng đánh giá chất lượng sản phẩm đó.
  • CAE (Computer Aided Engineering):
Là một khái niệm để chỉ các phần mềm được ứng dụng để hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư, đội ngũ thiết kế và R&D trong việc phân tích mô phỏng, tính toán thiết kế công nghiệp.
Các lĩnh vực ứng dụng cho của CAE trong các ngành công nghiệp là không giới hạn: Hàng không, quốc phòng, không gian vũ trụ, năng lượng, kiến trúc, cơ khí, xây dựng, thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng, công nghệ cao, vận tải, khoa học đời sống,...thậm chí là trong các quy trình, tiện ích và dịch vụ, giáo dục,...đều có những vai trò nhất định.
Các ông lớn trong lĩnh vực này phải kể đến như: Dassault Systemes (Pháp), Siemens PLM Software (Đức), Autodesk(Mỹ),...Với các giải pháp CAD/CAM/CAE toàn diện, hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất.Tổng quan chung để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn: Cơ học kết cấu, dao động - đàn hồi, biểu diễn các hệ tuyến tính và phi tuyến, các đặc trưng mang tính động lực học (Dynamic Response), cách thức hoạt động của hệ thống cơ điện tử, rơi tự do, va chạm, âm hưởng, cơ học chất lưu, phân tích cơ cấu, mô phỏng các quá trình truyền nhiệt, giải tích về điện từ trường, đặc biệt là các bài toán về khuôn (khuôn đúc, khuôn nhựa, khuôn dập liên hoàn,...) và mô phỏng dòng chảy trong khuôn,..
Các lĩnh vực khảo sát chính của CAE bao gồm:
1. Simulation: Mô phỏng quá trình, tính toán độ bền, chất lượng sản phẩm. Trong đó, cơ sở của phần này là các kiến thức về :
- FEA (Finite Element Analysis): Phân tích phần tử hữu hạn - Phân tích ứng suất trong từng thành phần và cụm chi tiết bằng công cụ FEM (Finite Element Method - Phương pháp phần tử hữu hạn). Bằng giải pháp này, các doanh nghiệp sản xuất có thể tối đa hóa thiết kế của mình.


Phân tích ứng suất trong chi tiết máy. Nguồn: http://www.patriotengineeringco.com

Bằng giải pháp này, các doanh nghiệp sản xuất có thể tối ưu hóa thiết kế của mình, khắc phục các lỗi trong kết cấu của sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và vật liệu tạo nên sản phẩm, từ đó đưa ra được sản phẩm có chất lượng phù hợp nhất với nhu cầu thực tiễn.
- CFD( Computational Fluid Dynamics): Tính toán động lực học chất lưu, các vấn đề về khí động học, mô phỏng tác động của dòng chảy nhiệt trong các quá trình.

Khảo sát tác động của dòng khí đối với máy bay trong quá trình bay. Nguồn: F-16.net

Giải pháp này rất được quan tâm trong các lĩnh vực như : quốc phòng, trinh sát (quân sự), khảo sát địa chất, khí tượng học, các vấn đề liên quan tới khí động học trong kỹ thuật, khảo sát các dòng chảy của vật liệu trong khuôn,... Giúp đánh giá được những tác động của các yếu tố (ngoại cảnh) thực tế lên các đối tượng khảo sát.
- MBS (Mutli-Body System): Bài toán hệ nhiều vật, các bài toán về va chạm.


Thử nghiệm tai nạn ô tô, đánh giá khả năng tác động tới người lái. Nguồn: https://ctag.com

Đây là một trong những chìa khóa quan trọng trong sự thành công của các thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên thế giới như: Ford, Tesla, BMW, Ferrari, Volkswagen, Audi,... với tiêu chí an toàn và chất lượng của sản phẩm đã tạo nên tên tuổi cho những ông trùm trong ngành này.
- Kinematics & Thermal : Mô phỏng các bài toán về động học và động lực học, những quá trình dưới sự tác động của nhiệt.

Mô tả các dữ liệu nhiệt trong chip vi xử lý bằng ANSYS. Nguồn: http://www.ansys-blog.com



Dữ liệu quá trình đốt trong động cơ bằng mô phỏng nhiệt. Nguồn: Siemens.com

Bằng các dữ liệu phân tích và tính toán, những kỹ sư CAE có thể kiểm soát và đánh giá được các quá trình tương tác và trao đổi nhiệt trong các sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao như các bộ vi mạch, chip xử lý trong các bo mạch; nhưng quan trọng là phát hiện kịp thời những lỗi thiết kế để tránh gây thiệt hại khi sản xuất hàng loạt.
2. Validation: Kiểm tra, xác nhận thông tin sản phẩm.
3. Optimization: Tối ưu hóa sản phẩm hoặc quy trình.
4. Manufacturing tools: Công cụ sản xuất.
- Tối ưu hóa thiết kế.
- Đánh giá, kiểm tra chất lượng thiết kế.
- Đánh giá khả năng gia công, chế tạo.
- Phân tích mức độ an toàn của sản phẩm trước khi đưa ra sản xuất.

Các phương pháp giải tích trong CAE :
1. Finite Element Method (FEM): Phương pháp phần tử hữu hạn.
2. Finite Difference Method (FDM): Phương pháp sai phân hữu hạn.
3. Boundary Element Method (BEM): Phương pháp phần tử biên.
Ba phương pháp trên chỉ là một phần nhỏ và cơ bản nhất giới hạn trong một số lĩnh vực kỹ thuật, trong hành trang của mỗi kỹ sư CAE, những người được đào tạo bài bản và kinh nghiệm trong ngành. Là một sinh viên kỹ thuật thì nên trang bị thêm cho bản thân các kiến thức chuyên ngành và cơ sở ngành vững chắc để có thể theo đuổi được giấc mơ công việc.

Tổng quan chung để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn: Cơ học kết cấu, dao động - đàn hồi, biểu diễn các hệ tuyến tính và phi tuyến, các đặc trưng mang tính động lực học (Dynamic Response), cách thức hoạt động của hệ thống cơ điện tử, rơi tự do, va chạm, âm hưởng, cơ học chất lưu, phân tích cơ cấu, mô phỏng các quá trình truyền nhiệt, giải tích về điện từ trường, đặc biệt là các bài toán về khuôn (khuôn đúc, khuôn nhựa, khuôn dập liên hoàn,...) và mô phỏng dòng chảy trong khuôn,...
 
Last edited:
P

phiphi

Bài viết hay quá, cảm ơn anh ạ !! Ủng hộ anh viết tiếp ))
 

Persious

Active Member
Author
Các giải pháp về CAE khá nổi tiếng như Altair Hyperworks, ANSYS, ADAM, Abaqus, Nastran, Cosmos, Simulia,... Nhưng nhiều phần mềm trong số đó, đã được một số hãng phần mềm lớn mua lại như Dassault Systemes (Pháp), Siemens PLM Software (Đức), Autodesk(Mỹ),... để tích hợp vào các giải pháp CAD/CAM mà chúng ta thường xuyên nghe nói như DS Solidworks, DS Catia, Siemens NX, PTC Pro- Engineer, Autodesk Inventor,.... tạo nên bộ giải pháp CAD/CAM/CAE toàn diện, chạy trên cùng một giao diện phần mềm mà không phải cài đặt một phần mềm về CAE nữa.
Mình cũng mới nghiên cứu tìm hiểu, thì việc tích hợp, hoàn thiện bộ giải pháp CAD/CAM/CAE để tạo nên 1 thuật ngữ mới trong ngành 3D này, ứng dụng vào công nghiệp gọi là PLM Software (Product Lifecycle Management - Quản lý vòng đời sản phẩm), sẽ có một vai trò quan trọng trong việc định hình nền công nghiệp (trên nền tảng số hóa) sắp tới gần, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Các giải pháp CAE (nói riêng) và bộ giải pháp CAD/CAM/CAE (bao gồm CAE nói chung) được phát triển ở những khu vực có nền khoa học - kỹ thuật rất phát triển và tiên tiến. Mỗi bộ giải pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, thích hợp cho từng điều kiện thực tiễn ở các khu vực đó, hoặc một số những nền sản xuất có đặc điểm tương đương. Điều này rất khó giải thích, vì có những giải pháp được phát triển chỉ để giải quyết một lượng vấn đề hữu hạn cho sản xuất đó. Mà nền sản xuất càng phát triển, nhu cầu sản phẩm đưa ra thị trường càng phải cạnh tranh, thì càng phải giải quyết thêm rất nhiều các vấn đề được phát sinh thêm trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đây có thể là một trong những nhiệm vụ dành cho những chuyên, gia, kỹ sư phòng ban R&D ở trong các ngành công nghiệp.
Lĩnh vực mô phỏng trong CAE giờ đây đã không còn bị '' trói chặt '' trong các lĩnh vực công nghiệp - kỹ thuật chung, mà giờ đây đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực, hỗ trợ đắc lực trong giải quyết các vấn đề trong đời sống mà tất cả chúng ta không để ý tới, hoặc biết nhưng có thể không nghĩ tới ứng dụng đầy tiềm năng trong những buổi bình minh của một thời đại khoa học - kỹ thuật mới.
Mặc dù, ngành này ở Việt Nam trong những năm gần đây vẫn còn là mới, và rất ít người biết tới. Nhưng sớm hay muộn thì chúng ta cũng phải tiếp nhận sức ảnh hưởng của những làn sóng công nghệ mới, hiểu biết mới về kỹ thuật du nhập vào nền công nghiệp và trong một tương lai không xa có thể tái định hình lại bộ mặt của nền công nghiệp và điều kiện xã hội ở Việt Nam. Để làm được điều đó vẫn là rất gian nan, nhưng một dân tộc nhỏ bé đã tạo nên những khoảnh khắc vĩ đại trong lịch sử thế giới, thì dân tộc đó có quyền được hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình.
 

thanhlh84

Active Member
Cảm ơn bạn Persios đã chia sẻ bức tranh tổng thể về CAE. Bài viết rất hữu ích. Mình xin đính chính một số thông tin để cho chính xác hơn.
1) Khái niệm CAD/CAM/CAE tích hợp vẫn còn rất xa nữa mới hiện thực được (nói ở Châu Âu và Mỹ). Có thể là 5 hoặc 10 năm nữa. Còn trong thực tiễn nghiên cứu và công nghiệp phần lớn vẫn là pre-solver-post processing. Chưa kể gần đây người ta muốn multi physic (coupling nhiều bài toán: MBD + CFD, CFD+Structure,....)
2) Hiểu PLM là tích hợp CAD/CAM/CAE là chưa hoàn toàn chính xác. PLM là hệ thống quản lý dữ liệu (Vòng đời sản phẩm) từ khâu thiết kế, kinh doanh, marketing, phản hồi khách hàng.... https://www.plm.automation.siemens.com/en/plm/
3) Việc tích hợp CAE vào hệ thống CAD/CAE (Chưa nói đến CAM) là rất khó khăn. Bản thân Abaqus bị mua lại bởi DS và đổi tên thành Simulia vẫn là sản phẩm mà hầu hết các công ty chạy độc lập với hệ thống CAD (80% các công ty lớn). StarCCM CFD mua lại bởi Siemens nhưng vẫn độc lập. Còn lại 4 công ty lớn về CAE là Ansys, Hyperworks, MSC, Comsol vẫn độc lập
 
Last edited:

Persious

Active Member
Author
Cảm ơn bạn Persios đã chia sẻ bức tranh tổng thể về CAE. Bài viết rất hữu ích. Mình xin đính chính một số thông tin để cho chính xác hơn.
1) Khái niệm CAD/CAM/CAE tích hợp vẫn còn rất xa nữa mới hiện thực được (nói ở Châu Âu và Mỹ). Có thể là 5 hoặc 10 năm nữa. Còn trong thực tiễn nghiên cứu và công nghiệp phần lớn vẫn là pre-solver-post processing. Chưa kể gần đây người ta muốn multi physic (coupling nhiều bài toán: MBD + CFD, CFD+Structure,....)
2) Hiểu PLM là tích hợp CAD/CAM/CAE là chưa hoàn toàn chính xác. PLM là hệ thống quản lý dữ liệu (Vòng đời sản phẩm) từ khâu thiết kế, kinh doanh, marketing, phản hồi khách hàng.... https://www.plm.automation.siemens.com/en/plm/
3) Việc tích hợp CAE vào hệ thống CAD/CAE (Chưa nói đến CAM) là rất khó khăn. Bản thân Abaqus bị mua lại bởi DS và đổi tên thành Simulia vẫn là sản phẩm mà hầu hết các công ty chạy độc lập với hệ thống CAD (80% các công ty lớn). StarCCM CFD mua lại bởi Siemens nhưng vẫn độc lập. Còn lại 4 công ty lớn về CAE là Ansys, Hyperworks, MSC, Comsol vẫn độc lập
Cảm ơn anh thanhhlh84 đã đính chính lại một vài thông tin, nhưng em viết bình luận trên cũng do hiểu biết có hạn của mình nên vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng xin bổ sung ý như sau :
1) Anh nói tương đối chính xác, đúng là chưa hoàn toàn có thể tích hợp lại, nhưng do em chưa nói rõ là những bộ giải pháp của các hãng phần mềm đó là tổng thể rất nhiều các giải pháp nhỏ, chia thành các modul như là về CAD/CAM/CAE nhưng thực ra vẫn là chạy trên cùng một giao diện phần mềm để giảm thiểu tài nguyên trên một máy tính khi vận hành máy tính.
Xin được lấy ví dụ: Solidworks Dassault Systemes (Mỹ) chia các modul như sau SolidCAM (Lập trình gia công), Solidwork Simulation - FEA(Phân tích mô phỏng), các công cụ tạo khuôn nhanh như:3D QuickTools, 3D QuickPress, 3D QuickMold ... tất cả đều có thể chạy trên cùng một giao diện phần mềm chủ lực của hãng là Solidworks ( chủ yếu về CAD 3D và một số modul nữa đã bao gồm trong nó). Anh có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: http://www.solidworks.com/.
Hãng Siemens cũng đã tách riêng ra phần CAE trong Siemens NX sang thành modul Simcenter để thuận tiện hơn cho việc mô phỏng, phân tích. Nhưng modul đó cũng hoàn toàn chạy trên giao diện của phần mềm NX.
Và theo em nhận thấy, đây rất có thể là một xu hướng chung cho việc phát triển hay tích hợp ( hiểu một cách tương đối chỉ là chạy trên cùng một giao diện, dùng xong thì tắt đi để chuyển sang dùng modul khác chẳng hạn) của các phần mềm CAD/CAM hàng đầu thế giới hiện nay.
2) Đúng là em hiểu về thuật ngữ PLM là chưa hoàn toàn chính xác. Thuật ngữ PLM bao hàm rất rộng, cá nhân em nghĩ như thế, nhưng em viết thế để thu hẹp nó trong tình hình phát triển của những giải pháp 3D này trong việc hỗ trợ việc sản xuất công nghiệp. Việc gây hiểu lầm này cũng do em chưa trích dẫn thêm nhiều thông tin về việc là các hãng phần mềm về CAD/CAM trong nhiều năm gần đây họ không đơn thuần là chỉ phát triển đơn thuần CAD/CAM/CAE mà đã và đang phát triển thêm những '' hạng mục hỗ trợ '' từ những dữ liệu CAD/CAM/CAE để phục vụ cho dữ liệu sản xuất công nghiệp. Những nội dung này, nếu anh ở Hà Nội thì mỗi năm có thể tìm hiểu các buổi hội thảo về giới thiệu các phiên bản mới của các phần mềm đình đám trong giới CAD/CAM như Solidworks Innovation Day, hay sắp tới là Giới thiệu các tính mới của NX 12 do các đơn vị ủy quyền chính hãng của Solidworks và Siemens tổ chức như Vihoth Corporation hay Vietbay Technology Center. Cái này anh tự tìm hiểu để biết thêm, em chỉ bổ sung thêm và không hề quảng cáo cho họ.
3) Thì em hoàn toàn đồng ý với anh, có thể do em viết chưa diễn tả đúng nội dung và nó vẫn còn nhiều thông tin em cũng chưa đính chính mà vội viết theo quan điểm bản thân mình
Do hiểu biết bản thân thì có hạn (và bản thân mới bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này trong thời gian gần đây), nhưng nguồn thông tin lại vô cùng phong phú, và những hạn chế về thời gian nên em không thể đưa thêm được thêm nhiều thông tin hơn về lĩnh vực này, nhưng rất cảm ơn đã thông cảm cho và đọc bài này.
 
Last edited:

thanhlh84

Active Member
@Persious: Rất hoan nghênh tinh thần cầu tiến và ham học hỏi của em. Về kỹ thuật thì chúng ta cũng nên tranh luận để cho vấn đề sáng tỏ, anh cũng có những giới hạn nhất định về hiểu biết nên tranh luận là hình thức tốt để mở rộng tư duy.
Chúng ta sẽ tiếp tục bàn về chủ đề tích hợp CAD/CAM/CAE.

Anh cũng đã từng làm về CAD/CAM nhiều năm trước. Quả đúng CAD/CAM tích hợp là điều tuyệt vời. Trên cùng một giao diện phần mềm là một lợi thế tuyệt đối nhưng quan trọng nhất là việc dữ liệu CAD được giữ lại chính xác khi chuyển từ CAD sang CAM. Nếu NX hay Catia chỉ cần 1 click chuột là chuyển sang môi trường CAM là lập trình CAM luôn, không cần chỉnh sửa vá mặt do bị vỡ khi chuyển qua file trung gian iges/step/parasolid. Đây là lý do rất nhiều phần mềm CAM riêng biệt (không có CAD) đã buộc phải hạ giá nhiều để cạnh tranh (Mastercam, solidCAM - công ty riêng không thuộc solidworks nhé, Cimatron,ffcam,...) hoặc là tạo ra những tính năng chuyên biệt cao cấp mà hệ thống CAD/CAM tích hợp không có. Ví dụ như Hypermill (rất mạnh về xử lý 5 trục), Camtool có đường chạy dao tuyệt đỉnh (Samsung dùng rất nhiều Camtool hơn là NX và giá CAMtool đắt gấp 2 hoặc 3 lần so với NX cam). Ngoài ra hệ thống CAD/CAM tích hợp khá đắt so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó ở Âu Mỹ vẫn dùng MasterCAM rất nhiều vì giá thành rẻ. Ở Việt Nam xài crack thì cứ không quan trọng tiền lắm phải không nào?
 

thanhlh84

Active Member
Tiếp tục về topic CAD/CAE tích hợp.

Anh toàn toàn đồng ý việc tích hợp CAD/CAE chắc chắn là xu thế tương lai. Còn hiện tại việc tích hợp CAD/CAE chỉ phù hợp cho những bài toán tính toán nhỏ hoặc linear static để kiểm tra sơ bộ ở những công ty nhỏ. Mà nhỏ thì cần gì làm CAE nhiều, sản xuất thôi, không có ngân sách làm R&D và CAE (Phần mềm đắt, máy tính đắt, kỹ sư giỏi hiếm).

Hiện tại, có thể em chưa làm nhiều về CAE và làm ở công ty lớn về R&D (Toyota/honda/GE/Samsung, Hyndai,...) nên em chưa biết rằng các tính toán cần rất nhiều cpu/ram/gpu.
Ví dụ: Để tính toán bài toán va chạm xe hơi nếu chạy 8 cores chắc mất hơn 1 tuần còn chạy với 64 cores chỉ khoảng 8 tiếng. Nên họ sẽ không tính toán trên máy để bàn mà đưa lên siêu máy tính (Super Computer hay High Performance Computing Clusters) ( Đại học Titech Tokyo khoảng 10,000 cores, Nasa khoảng 200,000 cores, Thanh Hoa khoảng 50,000 cores). Và các siêu máy tính này sẽ sử dụng hệ điều hành Linux. Do đó các users sau khi thiết lập bài toán sẽ xuất ra một file FEM, rồi upload lên siêu máy tính để tính toán. Sau đó lại download kết quả về và xử lý. Trong lúc chờ đợi tính toán thì chạy đi làm việc khác. Sau đó lại download kết quả về để dựng đồ thị hay animation. Có rất nhiều thông số phải so sánh với thực nghiệm nên có thể xem kết quả bằng phần mềm khác hoặc dùng excel để vẽ đồ thị. Như vậy quy trình CAE bị gián đoạn rất nhiều ở đây để có thể tích hợp thành CAD - CAE - CAM.

Thứ hai, CAE không giống như CAM(dữ liệu đầu vào là CAD), dữ liệu đầu vào của CAE là Mesh(lưới). Việc chia lưới cũng khá là phức tạp và thay đổi. Ví dụ trong bài toán linear static, em có thể chuyển từ CAD sang rồi tự động mesh 3D tetra và tính toán. Nhưng trong bài toán nonlinear transient, người ta phải dùng mesh 2D (Shell) để thể hiện cho 3D để giảm thời gian tính toán. Chưa kể mesh tự động xấu nên kết quả không hội tụ. Do đó em thấy phần mềm chia lưới vẫn sống khỏe và phát triển rực rỡ (Hypermesh, Ansys workbench, StarCCM pre, Ansa) tận hôm nay.

Thứ 3, nói đến CAE là physic mà physic thì đủ kiểu kết cấu, động lực, nhiệt, điện từ trường, không có ai có thể viết tất cả các tính năng này trong cùng một phần mềm. Do đó, NX hay Catia cũng bó tay và phải đi mua lại các công ty phần mềm CAE. Nhưng việc tích hợp là vô cùng nan giải.
Và ngày nay, quy trình CAE phổ biến vẫn là: CAD --> Chia lưới --> Solver tính toán --> Xem kết quả.
 

Persious

Active Member
Author
Tiếp tục về topic CAD/CAE tích hợp.

Anh toàn toàn đồng ý việc tích hợp CAD/CAE chắc chắn là xu thế tương lai. Còn hiện tại việc tích hợp CAD/CAE chỉ phù hợp cho những bài toán tính toán nhỏ hoặc linear static để kiểm tra sơ bộ ở những công ty nhỏ. Mà nhỏ thì cần gì làm CAE nhiều, sản xuất thôi, không có ngân sách làm R&D và CAE (Phần mềm đắt, máy tính đắt, kỹ sư giỏi hiếm).

Hiện tại, có thể em chưa làm nhiều về CAE và làm ở công ty lớn về R&D (Toyota/honda/GE/Samsung, Hyndai,...) nên em chưa biết rằng các tính toán cần rất nhiều cpu/ram/gpu.
Ví dụ: Để tính toán bài toán va chạm xe hơi nếu chạy 8 cores chắc mất hơn 1 tuần còn chạy với 64 cores chỉ khoảng 8 tiếng. Nên họ sẽ không tính toán trên máy để bàn mà đưa lên siêu máy tính (Super Computer hay High Performance Computing Clusters) ( Đại học Titech Tokyo khoảng 10,000 cores, Nasa khoảng 200,000 cores, Thanh Hoa khoảng 50,000 cores). Và các siêu máy tính này sẽ sử dụng hệ điều hành Linux. Do đó các users sau khi thiết lập bài toán sẽ xuất ra một file FEM, rồi upload lên siêu máy tính để tính toán. Sau đó lại download kết quả về và xử lý. Trong lúc chờ đợi tính toán thì chạy đi làm việc khác. Sau đó lại download kết quả về để dựng đồ thị hay animation. Có rất nhiều thông số phải so sánh với thực nghiệm nên có thể xem kết quả bằng phần mềm khác hoặc dùng excel để vẽ đồ thị. Như vậy quy trình CAE bị gián đoạn rất nhiều ở đây để có thể tích hợp thành CAD - CAE - CAM.

Thứ hai, CAE không giống như CAM(dữ liệu đầu vào là CAD), dữ liệu đầu vào của CAE là Mesh(lưới). Việc chia lưới cũng khá là phức tạp và thay đổi. Ví dụ trong bài toán linear static, em có thể chuyển từ CAD sang rồi tự động mesh 3D tetra và tính toán. Nhưng trong bài toán nonlinear transient, người ta phải dùng mesh 2D (Shell) để thể hiện cho 3D để giảm thời gian tính toán. Chưa kể mesh tự động xấu nên kết quả không hội tụ. Do đó em thấy phần mềm chia lưới vẫn sống khỏe và phát triển rực rỡ (Hypermesh, Ansys workbench, StarCCM pre, Ansa) tận hôm nay.

Thứ 3, nói đến CAE là physic mà physic thì đủ kiểu kết cấu, động lực, nhiệt, điện từ trường, không có ai có thể viết tất cả các tính năng này trong cùng một phần mềm. Do đó, NX hay Catia cũng bó tay và phải đi mua lại các công ty phần mềm CAE. Nhưng việc tích hợp là vô cùng nan giải.
Và ngày nay, quy trình CAE phổ biến vẫn là: CAD --> Chia lưới --> Solver tính toán --> Xem kết quả.
Cảm ơn anh đã phản hồi lại ý kiến của em, mặc dù hơi đi quá một chút so với mục đích của bài viết, nhưng có nhiều nội dung em khá để ý đó là anh nói về những dữ liệu hay lĩnh vực về CAE trong công việc của kỹ sư, hơn là những vấn đề như là việc tích hợp hay cấu hình máy để chạy những phần mềm CAE này.
Mặc dù, em chưa có kinh nghiệm làm thực tế về CAE nhưng sắp tới em sẽ đăng một bài tìm hiểu nữa về CAE và những ứng dụng nữa của nó trong các lĩnh vực - chưa cần quá nặng về học thuật, rất mong anh theo dõi và ủng hộ, góp ý và bổ sung.
 

thanhlh84

Active Member
Diễn đàn này cần rất nhiều bài viết chất lượng như của em. Mong em tiếp tục phát huy và viết thêm nhiều bài nữa. CAE là lĩnh vực rất lý thú. Em cứ tìm hiểu đi sẽ thấy thích đấy. Cheer!
 

Persious

Active Member
Author
Diễn đàn này cần rất nhiều bài viết chất lượng như của em. Mong em tiếp tục phát huy và viết thêm nhiều bài nữa. CAE là lĩnh vực rất lý thú. Em cứ tìm hiểu đi sẽ thấy thích đấy. Cheer!
Dạ cảm ơn anh, em sẽ cố gắng tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa để chia sẻ cho mọi người có cùng sự quan tâm.
 
Bạn Persious có tinh thần cầu tiến cao.

Mình rất ủng hộ bạn. Mong bạn đóng góp nhiều hơn những bài viết, những bình luận của bản thân về CAD, CAM, CAE. Đặc biệt là CAE. CAE là một lĩnh vực khó và may rủi. Kĩ sư làm việc phân tích cần nhiều kinh nghiệm thực tế lắm.

Chẳng đường tiếp theo còn nhiều khó khăn. Chúc bạn thành công theo đuổi đam mê.
 

Persious

Active Member
Author
Bạn Persious có tinh thần cầu tiến cao.

Mình rất ủng hộ bạn. Mong bạn đóng góp nhiều hơn những bài viết, những bình luận của bản thân về CAD, CAM, CAE. Đặc biệt là CAE. CAE là một lĩnh vực khó và may rủi. Kĩ sư làm việc phân tích cần nhiều kinh nghiệm thực tế lắm.

Chẳng đường tiếp theo còn nhiều khó khăn. Chúc bạn thành công theo đuổi đam mê.
Vâng mình xin cảm ơn mọi người đã ủng hộ mình rất nhiều, mình sẽ cố gắng đóng góp hơn nữa.
 

Persious

Active Member
Author
Xin cảm ơn mọi người về những thông tin đã trao đổi về lĩnh vực CAE, mình đã hoàn thành được bài viết tương đối thông tin thêm về CAE và định nghĩa rõ ràng hơn về công việc mà mình muốn hướng tới. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người trong diễn đàn đã quan tâm, giúp đỡ, cung cấp những hiểu biết, kiến thức quý giá để trao đổi, hoàn thiện thêm thông tin về bài viết cho minh.
Bài viết này là bài viết đầu tiên, chỉ là về vấn đề tìm hiểu chung, nội dung vẫn còn sơ sài, khô khan, chưa được rõ ràng, nhưng vẫn mong nhận được sự phản hồi và đóng góp quý giá từ những người quan tâm tới chủ đề này trong diễn đàn.
Link bài viết (đầy đủ nhất): http://meslab.vn/2017/11/cae-di-tu-ao-hoa-den-hien-thuc/
 
Last edited:
Q

quycdt

Bài viết của bạn Persious thật là công phu.
Mình có 2 năm làm về CAE, hiện tại thì đã quay về làm thiết kế. Cả 2 việc đều làm trong môi trường R&D của các cty Nhật Bản. Mình xin chia sẻ về góc nhìn của mình về thế giới của các ks CAE đang làm ở Việt Nam và Nhật Bản như sau:
- Cày cuốc xử lý data cad, mesh, thiết lập parameter cho phần Pre, đây là phần tốn nhiều thời gian nhất và cũng là cần câu cơm cho các ks làm cho các cty outsourcing. Trao dồi kiến thức lý thuyết cơ bản để hiểu các bộ solver cho phần Processing. Có kiến thức thực tế về cơ khí, xây dựng, về sản phẩm mình đang làm, tiếp cận được các kết quả thực nghiệm để có thể đánh giá kết tính toán dựa trên những hình ảnh xanh xanh, đỏ đỏ của phần Post, đây là phần quan trọng nhất, khó nhất. Công cụ cho các bạn là những dàn workstation CPU 24 core, RAM 32G để làm data, và server để tính toán thì cấu hình khủng hơn rất nhiều., soft thì tùy thuộc vào cty và cũng hạn chế vì tiền license cho các bộ solver thì rất mắc. Thường xuyên làm việc đến khuya cho kịp tiến độ, hoặc kịp đưa lên server tính đêm để sáng hôm sau có kết quả tiếp tục công việc, nên trong ngăn kéo thường xuyên có trà, cà phê. Sẽ có nụ cười mãn nguyện khi thấy bài tính ra kết quả hay hội tụ sau cả tuần tính toán, và nỗi thất vọng khi chỉ vài sơ suất nhỏ mà bài tính bị lỗi.

Nói tóm tại công việc của người kỹ sư CAE sẽ cần kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tương ứng cho 3 phần pre, processing, post cho 1 bài tính toán.
- Với các bạn mới nhập môn, phần kiến thức lý thuyết thì có thể đọc sách, hỏi các thầy, các tiền bối trên diễn đàn.
- Phần kỹ năng thì nên đi làm ở cty về CAE nào đó thì mới nhanh lên trình được, tự học chỉ mất thời gian mà thôi. Phần này cần nhiều thủ thuật như xử lý data cad bị hư, bị rách khi chuyển đổi qua parasolid, step…mesh sao cho đẹp, không bị lỗi mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn của cty, thiết lập thông số cho tính toán được…Công việc này như một người thợ, một người công nhân tỉ mỉ, kiên trì, muốn rành nghề thì phải có các đàn anh hướng dẫn, cầm tay chỉ việc thì mới khá được.
- Phần kinh nghiệm để đánh giá kết quả thì cần phải làm cho các cty lớn, tìm hiểu thực tế và phải ra nước ngoài thì mới có cơ hội làm công đoạn này. Vì các cty ở VN chủ yếu vẫn làm outsourcing, không được tiếp cận được database về thực nghiệm. Database này đươc các hãng bảo mật rất kỹ, các tiêu chuẩn cũng từ nó mà ra.

Khi có khả năng về CAE, nó sẽ là một vũ khí đắc dụng cho người kỹ sư. Có thể giải quyết các vấn đề về kết cấu, lưu chất, nhiệt, NVH, MBD…Hiểu được phần nào các bộ solver và tại sao các hãng chọn nó: Nastran, Adina, Star-CD, Pamcrash, Lms, Recurdyl…

Thực trạng thì làn sóng outsoucing với mức lương kha khá của nó đã biến nhiều nhân viên cae như các robot làm data của phần pre và không quan tâm nhiều về 2 phần còn lại dẫn đến phong trào CAE không có chiều sâu. Sự đóng góp của chú Umy, anh Pathétique và các bạn trên diễn đàn thật đáng trân trọng.
 

Persious

Active Member
Author
Bài viết của bạn Persious thật là công phu.
Mình có 2 năm làm về CAE, hiện tại thì đã quay về làm thiết kế. Cả 2 việc đều làm trong môi trường R&D của các cty Nhật Bản. Mình xin chia sẻ về góc nhìn của mình về thế giới của các ks CAE đang làm ở Việt Nam và Nhật Bản như sau:
- Cày cuốc xử lý data cad, mesh, thiết lập parameter cho phần Pre, đây là phần tốn nhiều thời gian nhất và cũng là cần câu cơm cho các ks làm cho các cty outsourcing. Trao dồi kiến thức lý thuyết cơ bản để hiểu các bộ solver cho phần Processing. Có kiến thức thực tế về cơ khí, xây dựng, về sản phẩm mình đang làm, tiếp cận được các kết quả thực nghiệm để có thể đánh giá kết tính toán dựa trên những hình ảnh xanh xanh, đỏ đỏ của phần Post, đây là phần quan trọng nhất, khó nhất. Công cụ cho các bạn là những dàn workstation CPU 24 core, RAM 32G để làm data, và server để tính toán thì cấu hình khủng hơn rất nhiều., soft thì tùy thuộc vào cty và cũng hạn chế vì tiền license cho các bộ solver thì rất mắc. Thường xuyên làm việc đến khuya cho kịp tiến độ, hoặc kịp đưa lên server tính đêm để sáng hôm sau có kết quả tiếp tục công việc, nên trong ngăn kéo thường xuyên có trà, cà phê. Sẽ có nụ cười mãn nguyện khi thấy bài tính ra kết quả hay hội tụ sau cả tuần tính toán, và nỗi thất vọng khi chỉ vài sơ suất nhỏ mà bài tính bị lỗi.

Nói tóm tại công việc của người kỹ sư CAE sẽ cần kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tương ứng cho 3 phần pre, processing, post cho 1 bài tính toán.
- Với các bạn mới nhập môn, phần kiến thức lý thuyết thì có thể đọc sách, hỏi các thầy, các tiền bối trên diễn đàn.
- Phần kỹ năng thì nên đi làm ở cty về CAE nào đó thì mới nhanh lên trình được, tự học chỉ mất thời gian mà thôi. Phần này cần nhiều thủ thuật như xử lý data cad bị hư, bị rách khi chuyển đổi qua parasolid, step…mesh sao cho đẹp, không bị lỗi mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn của cty, thiết lập thông số cho tính toán được…Công việc này như một người thợ, một người công nhân tỉ mỉ, kiên trì, muốn rành nghề thì phải có các đàn anh hướng dẫn, cầm tay chỉ việc thì mới khá được.
- Phần kinh nghiệm để đánh giá kết quả thì cần phải làm cho các cty lớn, tìm hiểu thực tế và phải ra nước ngoài thì mới có cơ hội làm công đoạn này. Vì các cty ở VN chủ yếu vẫn làm outsourcing, không được tiếp cận được database về thực nghiệm. Database này đươc các hãng bảo mật rất kỹ, các tiêu chuẩn cũng từ nó mà ra.

Khi có khả năng về CAE, nó sẽ là một vũ khí đắc dụng cho người kỹ sư. Có thể giải quyết các vấn đề về kết cấu, lưu chất, nhiệt, NVH, MBD…Hiểu được phần nào các bộ solver và tại sao các hãng chọn nó: Nastran, Adina, Star-CD, Pamcrash, Lms, Recurdyl…

Thực trạng thì làn sóng outsoucing với mức lương kha khá của nó đã biến nhiều nhân viên cae như các robot làm data của phần pre và không quan tâm nhiều về 2 phần còn lại dẫn đến phong trào CAE không có chiều sâu. Sự đóng góp của chú Umy, anh Pathétique và các bạn trên diễn đàn thật đáng trân trọng.
Cảm ơn những bài chia sẻ của anh quyct về những kinh nghiệm của mình, em xin ghi nhận điều đó, tuy là khó khăn và thách thức nhưng điều đó học hỏi được nhiều từ những người như anh. Mong anh chia sẻ thêm ý kiến của bản thân về lĩnh vực này, bài viết của em chỉ nói chung chung, mở rộng chủ yếu để gây hứng thú, và động lực để theo đuổi chứ không hề có chiều sâu, hay những tâm đắc trong ngành vì hiểu biết còn hạn chế, em và các thành viên khác trong diễn đàn rất cần những người có kinh nghiệm trong nghề như anh đưa ra quan điểm của mình.
 
Bài viết của bạn Persious thật là công phu.
Mình có 2 năm làm về CAE, hiện tại thì đã quay về làm thiết kế. Cả 2 việc đều làm trong môi trường R&D của các cty Nhật Bản. Mình xin chia sẻ về góc nhìn của mình về thế giới của các ks CAE đang làm ở Việt Nam và Nhật Bản như sau:
- Cày cuốc xử lý data cad, mesh, thiết lập parameter cho phần Pre, đây là phần tốn nhiều thời gian nhất và cũng là cần câu cơm cho các ks làm cho các cty outsourcing. Trao dồi kiến thức lý thuyết cơ bản để hiểu các bộ solver cho phần Processing. Có kiến thức thực tế về cơ khí, xây dựng, về sản phẩm mình đang làm, tiếp cận được các kết quả thực nghiệm để có thể đánh giá kết tính toán dựa trên những hình ảnh xanh xanh, đỏ đỏ của phần Post, đây là phần quan trọng nhất, khó nhất. Công cụ cho các bạn là những dàn workstation CPU 24 core, RAM 32G để làm data, và server để tính toán thì cấu hình khủng hơn rất nhiều., soft thì tùy thuộc vào cty và cũng hạn chế vì tiền license cho các bộ solver thì rất mắc. Thường xuyên làm việc đến khuya cho kịp tiến độ, hoặc kịp đưa lên server tính đêm để sáng hôm sau có kết quả tiếp tục công việc, nên trong ngăn kéo thường xuyên có trà, cà phê. Sẽ có nụ cười mãn nguyện khi thấy bài tính ra kết quả hay hội tụ sau cả tuần tính toán, và nỗi thất vọng khi chỉ vài sơ suất nhỏ mà bài tính bị lỗi.

Nói tóm tại công việc của người kỹ sư CAE sẽ cần kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tương ứng cho 3 phần pre, processing, post cho 1 bài tính toán.
- Với các bạn mới nhập môn, phần kiến thức lý thuyết thì có thể đọc sách, hỏi các thầy, các tiền bối trên diễn đàn.
- Phần kỹ năng thì nên đi làm ở cty về CAE nào đó thì mới nhanh lên trình được, tự học chỉ mất thời gian mà thôi. Phần này cần nhiều thủ thuật như xử lý data cad bị hư, bị rách khi chuyển đổi qua parasolid, step…mesh sao cho đẹp, không bị lỗi mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn của cty, thiết lập thông số cho tính toán được…Công việc này như một người thợ, một người công nhân tỉ mỉ, kiên trì, muốn rành nghề thì phải có các đàn anh hướng dẫn, cầm tay chỉ việc thì mới khá được.
- Phần kinh nghiệm để đánh giá kết quả thì cần phải làm cho các cty lớn, tìm hiểu thực tế và phải ra nước ngoài thì mới có cơ hội làm công đoạn này. Vì các cty ở VN chủ yếu vẫn làm outsourcing, không được tiếp cận được database về thực nghiệm. Database này đươc các hãng bảo mật rất kỹ, các tiêu chuẩn cũng từ nó mà ra.

Khi có khả năng về CAE, nó sẽ là một vũ khí đắc dụng cho người kỹ sư. Có thể giải quyết các vấn đề về kết cấu, lưu chất, nhiệt, NVH, MBD…Hiểu được phần nào các bộ solver và tại sao các hãng chọn nó: Nastran, Adina, Star-CD, Pamcrash, Lms, Recurdyl…

Thực trạng thì làn sóng outsoucing với mức lương kha khá của nó đã biến nhiều nhân viên cae như các robot làm data của phần pre và không quan tâm nhiều về 2 phần còn lại dẫn đến phong trào CAE không có chiều sâu. Sự đóng góp của chú Umy, anh Pathétique và các bạn trên diễn đàn thật đáng trân trọng.
Cảm ơn bạn quycdt,

Bài viết của bạn là một tâm sự chia sẻ rất thực tiễn.
 
P

phanvantu

Cảm ơn bạn Persios đã chia sẻ bức tranh tổng thể về CAE. Bài viết rất hữu ích. Mình xin đính chính một số thông tin để cho chính xác hơn.
1) Khái niệm CAD/CAM/CAE tích hợp vẫn còn rất xa nữa mới hiện thực được (nói ở Châu Âu và Mỹ). Có thể là 5 hoặc 10 năm nữa. Còn trong thực tiễn nghiên cứu và công nghiệp phần lớn vẫn là pre-solver-post processing. Chưa kể gần đây người ta muốn multi physic (coupling nhiều bài toán: MBD + CFD, CFD+Structure,....)
2) Hiểu PLM là tích hợp CAD/CAM/CAE là chưa hoàn toàn chính xác. PLM là hệ thống quản lý dữ liệu (Vòng đời sản phẩm) từ khâu thiết kế, kinh doanh, marketing, phản hồi khách hàng.... https://www.plm.automation.siemens.com/en/plm/
3) Việc tích hợp CAE vào hệ thống CAD/CAE (Chưa nói đến CAM) là rất khó khăn. Bản thân Abaqus bị mua lại bởi DS và đổi tên thành Simulia vẫn là sản phẩm mà hầu hết các công ty chạy độc lập với hệ thống CAD (80% các công ty lớn). StarCCM CFD mua lại bởi Siemens nhưng vẫn độc lập. Còn lại 4 công ty lớn về CAE là Ansys, Hyperworks, MSC, Comsol vẫn độc lập


Minh xin phép bổ sung chút xíu !

PLM của Siemens thì có thể nói đến ngay là Teamcenter.Chính Teamcenter thì mới có thể tích hợp và quản lý các data và phân phát,thu thập.Siemens thì có vô vàn các sản phẩm từ CAD,CAM và CAE còn có cả Tecnamatix nữa.việc tích hợp CADCAMCAE đơn thuần ở đây là chạy trên cùng 1 giao diện NX thì mặc địch Destop Enviroment là NX với NX CAD , NX CAM và NX CAE ( tên mới là SIMCENTER) và mình cũng khẳng định là NXCAD/CAE thì hoàn toàn tích hợp được.
 

Persious

Active Member
Author
Minh xin phép bổ sung chút xíu !

PLM của Siemens thì có thể nói đến ngay là Teamcenter.Chính Teamcenter thì mới có thể tích hợp và quản lý các data và phân phát,thu thập.Siemens thì có vô vàn các sản phẩm từ CAD,CAM và CAE còn có cả Tecnamatix nữa.việc tích hợp CADCAMCAE đơn thuần ở đây là chạy trên cùng 1 giao diện NX thì mặc địch Destop Enviroment là NX với NX CAD , NX CAM và NX CAE ( tên mới là SIMCENTER) và mình cũng khẳng định là NXCAD/CAE thì hoàn toàn tích hợp được.
Cảm ơn đóng góp của anh vào nguồn thông tin thiếu của em, em cũng đang tìm hiểu về Simcenter, rất mong anh có thể chỉa sẻ thêm về modul này của NX.
 
Top