File tính bánh răng trên Excel và vẽ ra Cad

TYA

Well-Known Member
Author
Xuất phát từ nhu cầu công việc liên quan chặt chẽ tới bộ truyền động bánh răng trong nhiều năm nên mình tự làm 1 file tính dùng cho riêng mình. Nói là file tính bánh răng nó hơi chung chung nên mình sẽ mô tả việc có thể làm :
1) Thiết kế biên dạng dao chuốt thân khai. Nếu bạn để ý thì dao chuốt là một bánh răng ngoài còn lỗ chuốt là bánh răng trong. Vì thế thông số đo (overpin dia) của dao và lỗ là KHÁC NHAU. Thực tế mình làm việc với maker đều bắt họ show kết quả tính để đối chiếu và xem quan điểm của họ. Maker làm dao với tỉ lệ lỗi 50-50 khi họ thử nghiệm (sau đó correction thì ko tính)
2) Tính khoảng cách trục của cặp bánh răng khi cho trước thông số và khe hở. Góc áp lực thực tế, chiều dài khoảng ăn khớp (length of path of contact), contact ratio...
3) Tính full thông số bánh răng còn lại của một cặp bánh răng khi cho trước 1 bánh và khoảng cách trục + khe hở mặt răng

4) Tính đường kính đo qua bi (mình ko nhớ tiếng Việt của từ này) over ball/pin diameter của một bánh răng cho trước. Ứng dụng thực tế : tiêu chuẩn đo kiểm bánh răng. Thiết kế ống kẹp đàn hồi để định vị và kẹp bằng sườn răng

5) Xác định khe hở mặt răng khi cho biết khoảng cách trục và thông số hai bánh răng

6) Tìm thông số còn thiếu của một bánh răng ( vd thiếu hs dịch chỉnh, thiếu góc áp lực, thiếu bước răng....)

7) Vẽ (sau khi tính) bánh răng trên cad để gia công cắt dây CNC.

8) Tìm biên dạng thanh răng dao phay lăn răng để tạo topping gear, vát mép đỉnh răng, modify chân răng...
(Khôi hài, designer của cty mẹ tính sai 1 lần. Maker dao hiểu đúng, dùng dao gia công xong lỗi vát đỉnh ko giống b.v do b.v..... sai!).

9) Quy đổi bánh răng thành bánh răng tương đương. Để vd thì bánh răng Z30 m2 PA20 HA15 có thể quy thành bánh răng Z30 m... PA14 HA... (dùng tke cải thiện khả năng gia công của một dao phay lăn trong 1 số trường hợp).
Lý thú : Một bánh răng cho trước luôn có n bánh răng khác tương đương ( biên dạng trùng nhau!) nhưng thông số khác hẳn nhau.
 

bonze

Active Member
Có phần mềm tính và cho ra biên dạng thân khai của các loại bánh răng mà chủ thớt. chắc pm đó phải có mặt trên 10 năm nay rồi, nó tích hợp với solid work, inven,... Viết pm tất nhiên là tốt rồi, nhưng chỉ sợ sai sót đâu đó dẫn đến khi chế tạo bị sai lệch thì mệt.
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Có phần mềm tính và cho ra biên dạng thân khai của các loại bánh răng mà chủ thớt. chắc pm đó phải có mặt trên 10 năm nay rồi, nó tích hợp với solid work, inven,... Viết pm tất nhiên là tốt rồi, nhưng chỉ sợ sai sót đâu đó dẫn đến khi chế tạo bị sai lệch thì mệt.
Một số phần mền chỉ vẽ được báng răng tiêu chuẩn. Phi tiêu chuẩn hình như phải mua riêng.
 

TYA

Well-Known Member
Author
Đúng rồi, đa phần là bánh răng tc mà bạn, phi tiêu chuẩn về sau muốn thay thế khó lắm. Đa phần biên dạng là theo thân khai.
(1)Bạn hiểu thế nào là tiêu chuẩn? Nếu hiểu bánh răng trụ thân khai có đường kính đỉnh là mZ +2m là tiêu chuẩn, thì nếu Z20 m1 ta có đường kính đỉnh là 22. Nếu người tke họ lại đưa 22.64 hoặc 21.75 thì theo bạn nó là PHI TIÊU CHUẨN hay chỉ là vấn đề dung sai đường kính?(tất cả các giá trị còn lại là = nhau , ko kể các đại lượng khác nhau do liên quan đường kính vd chiều dài khoảng ăn khớp).
(2) ko phải sau thay thế khó lắm hay dễ lắm, mà là trong kĩ thuật ko tránh khỏi. Trong máy tuốt lúa thì ko nói, chứ trong máy móc chính xác thì có tồn tại cũng chỉ 1 cặp là chuẩn đét (chuẩn đúng nghĩa mua bánh răng bán sẵn, tra catalog thương mại là có) còn lại các bánh khác sẽ ko "chuẩn" nữa. Do đó việc thay thế là ko dễ hơn hay rẻ hơn.
Với mình thì bánh răng ko gọi là chuẩn hay phi chuẩn bởi cái đó nhập nhằng.
VD bánh răng sườn bên này góc áp lực 19.98 độ còn bên kia phải là 19.95 độ thì nếu coi đó là bánh răng 20 độ thì nó là tiêu chuẩn nhưng cùng một cty chế tạo, nếu 20 độ là QC ngta đem hủy nó đi rồi.
(3)Nếu thông số đưa vào (input) của một phần mềm, ko như bạn mong muốn (nó bắt nhập hệ số dịch chỉnh hoặc tooth thickness hoặc khoảng pháp tuyến chung của X răng, hoặc đường kính đo pin .....) bạn nhập được hay ko?
chắc bác chủ thớt quên file đính kèm :)
Đúng là quên thật, vì up vào cuối tuần trước (nghỉ) file ở laptop cty... mình up sớm
 

TYA

Well-Known Member
Author
Có phần mềm tính và cho ra biên dạng thân khai của các loại bánh răng mà chủ thớt. chắc pm đó phải có mặt trên 10 năm nay rồi, nó tích hợp với solid work, inven,... Viết pm tất nhiên là tốt rồi, nhưng chỉ sợ sai sót đâu đó dẫn đến khi chế tạo bị sai lệch thì mệt.
Cái này mình dám tính cho phòng QC mang báo cáo với giám đốc 2 nhà máy nên ko sai. Có lần thấy ông tke part nhầm chứ ko phải ông tke dao nhầm. Theo biên dạng dao phay thì đỉnh của sản phẩm (gear) có vát mép dạng a x b và nó ko giống với bản vẽ part mà ông tke đưa thế nhưng lại giống file gear do mình vẽ từ file xls này :
Bản vẽ sau đã được sửa.
 

bonze

Active Member
(1)Bạn hiểu thế nào là tiêu chuẩn? Nếu hiểu bánh răng trụ thân khai có đường kính đỉnh là mZ +2m là tiêu chuẩn, thì nếu Z20 m1 ta có đường kính đỉnh là 22. Nếu người tke họ lại đưa 22.64 hoặc 21.75 thì theo bạn nó là PHI TIÊU CHUẨN hay chỉ là vấn đề dung sai đường kính?(tất cả các giá trị còn lại là = nhau , ko kể các đại lượng khác nhau do liên quan đường kính vd chiều dài khoảng ăn khớp).
(2) ko phải sau thay thế khó lắm hay dễ lắm, mà là trong kĩ thuật ko tránh khỏi. Trong máy tuốt lúa thì ko nói, chứ trong máy móc chính xác thì có tồn tại cũng chỉ 1 cặp là chuẩn đét (chuẩn đúng nghĩa mua bánh răng bán sẵn, tra catalog thương mại là có) còn lại các bánh khác sẽ ko "chuẩn" nữa. Do đó việc thay thế là ko dễ hơn hay rẻ hơn.
Với mình thì bánh răng ko gọi là chuẩn hay phi chuẩn bởi cái đó nhập nhằng.
VD bánh răng sườn bên này góc áp lực 19.98 độ còn bên kia phải là 19.95 độ thì nếu coi đó là bánh răng 20 độ thì nó là tiêu chuẩn nhưng cùng một cty chế tạo, nếu 20 độ là QC ngta đem hủy nó đi rồi.
(3)Nếu thông số đưa vào (input) của một phần mềm, ko như bạn mong muốn (nó bắt nhập hệ số dịch chỉnh hoặc tooth thickness hoặc khoảng pháp tuyến chung của X răng, hoặc đường kính đo pin .....) bạn nhập được hay ko?

Đúng là quên thật, vì up vào cuối tuần trước (nghỉ) file ở laptop cty... mình up sớm

Kiến thức chuyên ngành bánh răng của bác sâu quá, em ko nắm được hết. Em chỉ nông dân là : 1 mua ngoài chợ trời or đê la thành, 2 là dùng phần mềm load bánh răng rồi đưa vào bản thiết kế thôi :) . Ngay cả việc load bánh răng trong phần mêm e đang dùng là inventor, e thấy cũng ko chính xác vì đặt 2 bánh răng cho nó ăn khớp, thì vẫn thấy nhiều vị trí nó lẹm vào nhau. Chỉ có mỗi phần mềm e hay dùng GearTrax để load nó ra là thấy khá ổn thôi. Nhưng khi nhập thông số để load trục vít, bánh vít thì nó rất hay bị lỗi, ko biết phần mềm của bác có bị lỗi khi load trục vít, bánh vít ko ?
 

alpahx

Active Member
Kiến thức chuyên ngành bánh răng của bác sâu quá, em ko nắm được hết. Em chỉ nông dân là : 1 mua ngoài chợ trời or đê la thành, 2 là dùng phần mềm load bánh răng rồi đưa vào bản thiết kế thôi :) . Ngay cả việc load bánh răng trong phần mêm e đang dùng là inventor, e thấy cũng ko chính xác vì đặt 2 bánh răng cho nó ăn khớp, thì vẫn thấy nhiều vị trí nó lẹm vào nhau. Chỉ có mỗi phần mềm e hay dùng GearTrax để load nó ra là thấy khá ổn thôi. Nhưng khi nhập thông số để load trục vít, bánh vít thì nó rất hay bị lỗi, ko biết phần mềm của bác có bị lỗi khi load trục vít, bánh vít ko ?
Dĩ nhiên TYA là chuyên gia rồi, có thêm thông tin là nhằm tối ưu hóa tính năng nên tất cả bánh răng trong động cơ trên xe hơi và xe máy đều là bánh răng dịch chỉnh, mà bác biết nghành công nghiệp này nó khủng như thế nào rồi đấy nên đừng nói là hầu hết bánh răng là bánh răng tiêu chuẩn.
Các phần mềm hỗ trợ Catalog bánh răng chỉ là xem cho vui và dùng để mô phỏng chuyển động, không dùng để chế tạo được - sườn răng là cung tròn chứ không phải biên dạng thân khai hay các biên dạng đặc biệt khác.
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Author
Kiến thức chuyên ngành bánh răng của bác sâu quá, em ko nắm được hết. Em chỉ nông dân là : 1 mua ngoài chợ trời or đê la thành, 2 là dùng phần mềm load bánh răng rồi đưa vào bản thiết kế thôi :) . Ngay cả việc load bánh răng trong phần mêm e đang dùng là inventor, e thấy cũng ko chính xác vì đặt 2 bánh răng cho nó ăn khớp, thì vẫn thấy nhiều vị trí nó lẹm vào nhau. Chỉ có mỗi phần mềm e hay dùng GearTrax để load nó ra là thấy khá ổn thôi. Nhưng khi nhập thông số để load trục vít, bánh vít thì nó rất hay bị lỗi, ko biết phần mềm của bác có bị lỗi khi load trục vít, bánh vít ko ?
Chết chết, cái này là file tính và vẽ (là trang xls thôi) và chỉ gói gọn trong nội dung bánh răng thân khai thẳng và nghiêng. Đụng vào bánh răng hại não lắm nên bần cùng lắm và đam mê nữa mới động não làm.
(vd có mỗi chuyện dịch chỉnh là gì, dùng gọn trong 5,7 từ diễn đạt mà nhóm kĩ sư cơ khí chịu chết vì...chả ai hiểu rõ. Nói theo sách thì câu sau đá câu trước, how and why lẫn lộn ngay).
Geartrack đảm bảo vẽ ra bánh răng 99.99% y hệt thông số thực. Chỉ khác tí phần chân răng. (Vốn là thứ phụ thuộc vào R đỉnh dao phay lăn *). Ý mình là nó ko sai, chỉ khác thôi.
*Trong thực tế khi bánh răng mang ra cà răng (gc tinh bề mặt) và sau đó đo kiểm biên dạng thì có thể bị vấp chân - một gờ ráp lai phần được cà và ko được cà và thành phế phẩm.
Nguyên nhân có liên quan R dao phay lăn răng(hai dao có R khadc nhau cho ra chân khác nhau, ko phần mềm nào xét yếu tố này)
 

bonze

Active Member
Vâng, được chuyên gia bánh răng như bác khẳng định Geartrack đúng 99.99% thì coi như em yên tâm dùng phần mềm này rồi. Em thì cứ nông dân là load xong cặp bánh răng, xong cho nó quay ăn khớp với nhau. Thấy 1 là 2 bánh răng ko bị lẹm vào nhau là 1, thứ 2 là thấy có khe hở ít ở phía bên kia ăn khớp (đảm bảo khi đảo chiều ko bị va đập mạnh) là OK. vì các sản phẩm của công ty e thiết kế cũng ko đòi hỏi ghê gớm lắm về độ chính xác của cặp bánh răng. Cộng với hồi xưa đi học cách đây hơn 10 năm, nên cũng chỉ nhớ là bánh răng có thuật ngữ là lẹm với dịch chỉnh thôi, cũng ko nhớ nó là ntn :)
 

TYA

Well-Known Member
Author

Ae xem tạm nhé. File này lâu rồi. Nếu biết sd VB thì chắc là có thể click chuột 1 phát là nó gọi autocad ra và vẽ luôn rồi.
Để limit độ chính xác (vẫn dùng ok) thì chỉ cho phép vẽ resolution = 5 point spline hay để hẳn 400 point hả các bạn?
(5 point = độ cx đo theo dây cung là < 0.006mm)
 

Ae xem tạm nhé. File này lâu rồi. Nếu biết sd VB thì chắc là có thể click chuột 1 phát là nó gọi autocad ra và vẽ luôn rồi.
Để limit độ chính xác (vẫn dùng ok) thì chỉ cho phép vẽ resolution = 5 point spline hay để hẳn 400 point hả các bạn?
(5 point = độ cx đo theo dây cung là < 0.006mm)
So Great. ;)
Lâu rồi Em mới thấy bài bác TYA viết và bây giờ cũng mới thấy trong CAD có chạy mô phỏng bánh răng ăn khớp được như vậy.
Hãng Camnetics chuyên về 2 dòng sản phẩm cho phần mềm tính toán thiết kế Gear & Cam. Ngoài Geartrax ra còn có GearTeq.
Bác có thể share file excel trên được không ạ?
Có lúc cũng phải thiết kế biên dạng bánh răng 2D để đem gia công nên nếu có file này hỗ trợ thì tốt quá.
Em cảm ơn ạ.
 

TYA

Well-Known Member
Author
Ghi chú : Muốn vẽ thử ra CAD thì hãy nhập số liệu phù hợp với thông số bánh răng trong tab đầu tiên. Sau đó sang tab thứ 2, (Drawer) nhấn chuột vào icon bánh răng rồi sau đó nhấn Ctr+C và mở autocad lên kick chuột vào ô command :
Lúc này nhấn Ctr+V và đợi máy vẽ mất 20-30

Tab đầu tiên cũng vẽ br nhưng nguyên lý khác : involute thuần túy. Do đó phần chân răng sẽ ko vẽ và cũng ko phản ánh biên dạng nếu bị cắt lẹm
Ô password : điền bất kì, sai ko sao cả chỉ khác rất ít về độ cx thôi.
 

alpahx

Active Member

TYA

Well-Known Member
Author
Bạn nào tải về và mở được .xls rồi thì up lại lên cho bạn khác nếu cần sd.
Bạn có thể share ko phải lăn tăn.
Up giúp mình, vì hòm thư thi thoảng thấy có bạn hỏi pass để sử dụng hay tải file về, trong khi mình ko set pass cho link tải.
Mà email phụ nên hiếm khi login để reply được.
Tks
 
Top