Thiết kế khung thép chịu lực

Author
Gửi Done!
Cái khung của bạn làm xong chưa? Mình cũng đang làm 1 khung cái (như hình đính kèm) tương tự như bạn. Khung của mình dài 14.3m, rộng 3.424m, nhịp 2.35m, làm bằng H200x200x8x12, tải trọng 60 tấn được bố trí trên các dầm ngang gối trên khung (chỉ khung dưới chịu lực, khung trên chỉ là hệ đỡ palang khi có sự cố cần phải sửa chữa). Mình chỉ kiểm nghiệm bền bằng Autodesk Mechanical chứ không chạy Sap (6 năm rồi không động đến nó) cũng thấy tàm tạm.
Mọng nhận được sự giúp đỡ từ bạn!
Thanks!
Xin chào,
Khung của mình đã xong rồi.
Mình rất sẵn sàng nếu giúp được. Bạn xem lại phần hình ảnh xem, mình chưa thấy.
 

prosicky

Active Member
Xin chào,
Khung của mình đã xong rồi.
Mình rất sẵn sàng nếu giúp được. Bạn xem lại phần hình ảnh xem, mình chưa thấy.
I'm sorry!
Mình đã up lại ảnh trên bài viết rồi. Rất ming nhận được sự giúp đỡ từ bạn.
Độ võng cho phép bạn lấy bằng bao nhiêu? Mình lấy L/400 cho dầm H200 chịu lực bên dưới và L/600 cho dầm I 200 (ray treo palang) bên trên, Dầm I200 tuy ít hoạt động nhưng khi lắp hệ khung này thì chính dầm I 200 phải đảm trách việc nâng và vận chuyển 06 máy có tải trọng khoảng 4 tấn chưa tính tự trọng palang. Không biết như vậy có đúng ko?
Thanks!
 
Author
Hi Prosicky,

Tùy theo tiêu chuẩn bạn áp dụng (hoặc được yêu cầu áp dụng) mà lựa chọn tiêu chuẩn độ võng cho phép thôi. Bạn nên hỏi trước xem có yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hay không, rồi bám theo đó triển khai. Tránh việc tự chọn tiêu chuẩn, xong đến khi không phù hợp với yêu cầu thì lúc đấy sẽ khó giải quyết (theo kinh nghiệm mình đã làm thôi).

Về phần mềm thì mình thấy phần tính toán kết cấu tĩnh thì hầu hết các phần mềm đều áp dụng theo lý thuyết PTHH như nhau thôi. Bạn có kết quả ứng suất - chuyển vị không? Dựa vào cả ứng suất và chuyển vị để đánh giá độ chính xác.
 

prosicky

Active Member
Hi Prosicky,

Tùy theo tiêu chuẩn bạn áp dụng (hoặc được yêu cầu áp dụng) mà lựa chọn tiêu chuẩn độ võng cho phép thôi. Bạn nên hỏi trước xem có yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hay không, rồi bám theo đó triển khai. Tránh việc tự chọn tiêu chuẩn, xong đến khi không phù hợp với yêu cầu thì lúc đấy sẽ khó giải quyết (theo kinh nghiệm mình đã làm thôi).

Về phần mềm thì mình thấy phần tính toán kết cấu tĩnh thì hầu hết các phần mềm đều áp dụng theo lý thuyết PTHH như nhau thôi. Bạn có kết quả ứng suất - chuyển vị không? Dựa vào cả ứng suất và chuyển vị để đánh giá độ chính xác.
- Hihi... Mình đơn giản hoá bằng các chia lực về dầm và chạy phần tính toán có sẵn của autocad mechanical để tính xem độ võng và so sánh với TCVN (lấy bằng L/400 hoặc L/600 mm tuỳ từng vị trí).
- Đơn giản vậy thôi bạn ah.
 
U

umy

- Hihi... Mình đơn giản hoá bằng các chia lực về dầm và chạy phần tính toán có sẵn của autocad mechanical để tính xem độ võng và so sánh với TCVN (lấy bằng L/400 hoặc L/600 mm tuỳ từng vị trí).
- Đơn giản vậy thôi bạn ah.
@prosicky > làm thêm bạn ah !
Nhấn thêm nút tính bền > ứng suất tác dụng > kiễm xem stress N/mm² có dưới hạn limit Stress của thép theo TC ?

Linear Static Stress Analysis of a Support Beam
https://knowledge.autodesk.com/sear...tting-16/0074-Autodesk74/0075-Linear-S75.html
 

prosicky

Active Member
@prosicky > làm thêm bạn ah !
Nhấn thêm nút tính bền > ứng suất tác dụng > kiễm xem stress N/mm² có dưới hạn limit Stress của thép theo TC ?

Linear Static Stress Analysis of a Support Beam
https://knowledge.autodesk.com/sear...tting-16/0074-Autodesk74/0075-Linear-S75.html
Bác về nước đi, lá rụng về cội mà, hihi...
Cháu mà là bác chắc cháu về nước mở lớp gõ đầu mấy bạn mà bên ketcau.com mà vẫn hay hỏi bác ấy, Cuộc sống với chau như thế có lẽ là vui là đủ rồi, hihi...
Bác nói cao siêu quá cháu chịu thôi, cháu chỉ tính cái độ võng để đối chiếu với độ võng cho phép trong TCVN 5575:2012 và TCVN 1765-1975 về ứng suất thôi bác ah. Còn việc mô hình hoá 3D rồi chạy nguyên khung bằng Ansys thì máy cháu chạy cả tuần cũng chưa xong, hihi...
Kiến thức của cháu còn hạn hẹp, trình độ tiếng anh còn phải dùng GG nên có gì không phải mong bác bỏ qua ah.
 
Author
Bác về nước đi, lá rụng về cội mà, hihi...
Cháu mà là bác chắc cháu về nước mở lớp gõ đầu mấy bạn mà bên ketcau.com mà vẫn hay hỏi bác ấy, Cuộc sống với chau như thế có lẽ là vui là đủ rồi, hihi...
Bác nói cao siêu quá cháu chịu thôi, cháu chỉ tính cái độ võng để đối chiếu với độ võng cho phép trong TCVN 5575:2012 và TCVN 1765-1975 về ứng suất thôi bác ah. Còn việc mô hình hoá 3D rồi chạy nguyên khung bằng Ansys thì máy cháu chạy cả tuần cũng chưa xong, hihi...
Kiến thức của cháu còn hạn hẹp, trình độ tiếng anh còn phải dùng GG nên có gì không phải mong bác bỏ qua ah.
Cũng không có gì đâu b. Bạn đơn giản hóa kết câu thôi mà. Tình bền thông thường chỉ khoảng 5p là ra kết quả. Có điều, bạn phải mất thời gian tạo mô hình. Với mô hình kết cấu thì thường dùng dạng khung dây rồi chọn tiết diện, thiết lập lực và các vị trí cố định là xong.

Theo TCVN thì điều kiện đầu tiên là ứng suất kết cấu tính toán phải <90% cường độ tính toán cho phép. Dùng các mác thép thông thường (như SS400) thì giá trị đó khoảng 175 - 190 MPa. Sau đó mới tính đến độ võng là bao nhiêu.
 
Lượt thích: umy

prosicky

Active Member
Cũng không có gì đâu b. Bạn đơn giản hóa kết câu thôi mà. Tình bền thông thường chỉ khoảng 5p là ra kết quả. Có điều, bạn phải mất thời gian tạo mô hình. Với mô hình kết cấu thì thường dùng dạng khung dây rồi chọn tiết diện, thiết lập lực và các vị trí cố định là xong.

Theo TCVN thì điều kiện đầu tiên là ứng suất kết cấu tính toán phải <90% cường độ tính toán cho phép. Dùng các mác thép thông thường (như SS400) thì giá trị đó khoảng 175 - 190 MPa. Sau đó mới tính đến độ võng là bao nhiêu.
- "Cường độ tính toán cho phép" là j vậy bạn? Có phải là ứng suất cho phép ko?
- Tại sao lại phải nhỏ hơn 90% của cường độ tính toán cho phép? Liệu có tương đương với: Q = P*n. Trong đó: Q là tải trọng tính toán, P là trọng lượng của vật đặt lên. n = 1.5-1.75 hệ số tải trọng. Còn TCVN quy định về việc này thì nói thực là mình chưa tra, mình tính theo SBVL thông thường mà đã được học tại trường thôi. Bạn có thể cho mình xin TCVN qui đinh về việc này được ko?
- Theo như những j mình tìm được thì Tính chất cơ lý của thép SS400
+ Bền kéo (tensile streng): 400-510 Mpa
+ Bền chảy chia theo độ dày:
  • Nhỏ hơn 16 mm: 245 Mpa
  • Từ 16 – 40 mm: 235 Mpa
  • Lớn hơn 40 mm: 215 Mpa
=> Ứng suất cho phép của SS400 là bao nhiêu mới là đúng? 245 (mình dùng H200x200x8x12) hay 175-190 MPA như bạn nói? => Mông lung quá.
- Làm đúng thì dựng mô hình chạy Sap nhưng lười (Sap bản Crack bị lỗi, mở không đc, chắc chưa fix ngày trên hệ thống) nên để đơn giản hoá như đã nói m chạy mỗi autodesk mechanical (trong đó cũng tính đc PTHH) và dùng RDM để kiểm tra chéo kết quả.
=> Không biết như thế có ổn ko? Mọng sớm nhận được sự hồi âm của bạn.
 

prosicky

Active Member
+ Kết quả sau khi tính toán bằng pm.
- Thông số tiết diện H200.
58a1945dc963323d6b72.png
- Gán tải trọng.
8137d7f98fc774992dd6.jpg
- Kết quả:
c9acafb0f78e0cd0559f.jpg
=> H200 đáp ứng được yêu cầu.
 
U

umy

Nguyên bộ chương trình Online đào tạo Th.S kết cấu thép cho khối Europas
ESDEP Course
http://fgg-web.fgg.uni-lj.si/~/pmoze/esdep/master/toc.htm
Theo TC REFERENCES
[1] Eurocode 1: "Basis of Design and Actions on Structures", CEN (in preparation)
[2] Eurocode 3: "Design of Steel Structures": ENV 1993-1-1: Part 1.1: General Rules and Rules for Buildings, CEN Brussels, 1992.
[3] Eurocode 4: "Design of Composite Steel and Concrete Structures": ENV 1994-1-1: Part 1: General Rules and Rules for Buildings, CEN (in press).
[4] Eurocode 8: "Earthquake Resistant Design of Structures" CEN (in preparation)
 
U

umy

Vấn đề hay, được trích dẩn, xin phép đưa lên đây cho ACE Meslab tư duy góp ý:

KS pro HungPECC1 ( http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=417342 )
Tính toán liên kết thép ống cho tháp thép.

Đầu tiên gửi lời chúc toàn thể thành viên cường độ cao hơn thép tránh được xâm thực của con virut encovy.
+ Nhân ngày toàn quốc hạn chế ra đường, ngồi nhà buồn ngâm cứu ưu điểm của việc sử dung thép ống thay cho thép góc L đều cạnh áp dụng trong lĩnh vực tháp thép.
Với các công trình dạng cao như tháp thép thì thép ống có ưu điểm vượt trội : làm việc đẳng hướng, hệ số khí động cản gió < 1.2 ( trong khi thép hình là 1.4). Tuy nhiên nhược điểm của thép ống là liên kết sử dụng liên kết hàn, do đó cần tính chính xác cao hơn và không link động so với kết cấu thép góc đều cạnh liên kết bằng bản mã và bu lông.
--------------------------
Hiện tại tiêu chuẩn hiện hành trong nước chưa có chỉ dẫn chi tiết để tín toán các liên kết như hình đính kèm !
Anh chi em trong diễn đàn đã từng làm việc với liên kết thép ống xin chỉ giáo thêm một số câu hỏi sau:
1. Phạm vi áp dụng các liên kết đầu thanh trong hình đính kèm: Với tải trong bn Tấn thì dùng liên kết a, b, c, d, e.
2. Với đầu thanh chịu lực kéo uốn,nén uốn thì nên dùng loại nào .
3. Chỉ dẫn tính toán chi tiét các liên kết đầu thanh.

Xin trân trọng cảm ơn !
 

Attachments

U

umy

Liên kết c) và d) chịu lực kéo có cái đầu thanh liên kết theo tiếng Tây gọi Tendeur, Mỹ gọi Lifting Lug, Đức ghi Stabauge Theo Anh Padeyes"
Dùng cho nhiều lỉnh vực Offshore, Cầu thép, Cranes, Ô tô >> thiết kế ko chuẩn dể sinh sự cố

A) Ôn lại sự cố xưa :
Sập cầu treo tại Lai Châu 2014 làm nhiều người chết
1584973892378.png
Nguyên nhân:
1584973933207.png


B) Tiêu Chuẩn và Tài Liệu kết cấu
EN 1993-1.8 Steel Structures - Design of joints
Table 3.9: Geometrical requirements for pin ended members

OFFSHORE
http://fgg-web.fgg.uni-lj.si/~/pmoze/ESDEP/master/wg15a/l1200.htm#SEC_7
7. TRUSS CONNECTIONS
Figure 12.

CRANE
http://fgg-web.fgg.uni-lj.si/~/pmoze/ESDEP/master/wg15a/l1100.htm
3.4 Lifting Points
Figure 5 and 6

C) Lý thuyết công thức để tính
https://mechanicalc.com/reference/lug-analysis
Lug Analysis
 
Last edited by a moderator:
U

umy

D) Mô hình phân tích và Hình ảnh trong thực tế
Cho những công trình lớn nên dùng FEA tính - Những hình ảnh lấy từ trên mạng, cho xem một thời gian
>>sẻ được xóa bớt để ko quá nặng bài viết !!

1584975900792.png 1584976242522.png
 

Attachments

Last edited by a moderator:

silhouette

Active Member
Chào bác Umy, cháu không có kinh nghiệm về tháp thép nhưng cũng xin phép được tham gia ý kiến để học hỏi thêm.
Với câu hỏi 1 là tải trọng bao nhiêu thì dùng liên kết nào, cái này cháu nghĩ ko có rule cố định, tuỳ thuộc mình tính đủ tải và tính kinh tế hay linh động mà lựa chọn vậy.
Câu hỏi 2 thì liên kết c, d, e thường cho kết cấu chịu kéo nén chứ cháu ít thấy thiết kế cho chịu xoắn. Và nhược điểm thường cần gia công lỗ pad eye sau khi hàn cho mối ghép chính xác như ở khung cẩu, nếu gia công trước rồi hàn thì độ biến dạng ảnh hưởng và lỗ pad eye cần rộng hơn lúc này liên kết lại có khe hở và chịu va đập kém. Ngoài ra liên kết dạng pad eye thì luôn còn một bậc tự do là trượt dọc trục lắp với pad eye, so với mối ghép bu lông là ngàm cố định.
Với tải trọng từ khoảng 10 tấn trở đi thì thép có độ dày tương đối, việc hàn cũng yêu cầu cao hơn như gia nhiệt hay vát mép,...

đôi dòng ý kiến không biết cháu có hiểu sai ý chủ đề
 
Last edited:
U

umy

Chào bác Umy, cháu không có kinh nghiệm về tháp thép nhưng cũng xin phép được tham gia ý kiến để học hỏi thêm.
Với câu hỏi 1 là tải trọng bao nhiêu thì dùng liên kết nào, cái này cháu nghĩ ko có rule cố định, tuỳ thuộc mình tính đủ tải và tính kinh tế hay linh động mà lựa chọn vậy.
Câu hỏi 2 thì liên kết c, d, e thường cho kết cấu chịu kéo nén chứ cháu ít thấy thiết kế cho chịu xoắn. Và nhược điểm thường cần gia công lỗ pad eye sau khi hàn cho mối ghép chính xác như ở khung cẩu, nếu gia công trước rồi hàn thì độ biến dạng ảnh hưởng và lỗ pad eye cần rộng hơn lúc này liên kết lại có khe hở và chịu va đập kém. Ngoài ra liên kết dạng pad eye thì luôn còn một bậc tự do là trượt dọc trục lắp với pad eye, so với mối ghép bu lông là ngàm cố định.
Với tải trọng từ khoảng 10 tấn trở đi thì thép có độ dày tương đối, việc hàn cũng yêu cầu cao hơn như gia nhiệt hay vát mép,...

đôi dòng ý kiến không biết cháu có hiểu sai ý chủ đề
Bạn @silhouette là KS giỏi ! ở chuyên ngành nào ? Offshore , Dầu khí ?
 
Last edited by a moderator:

silhouette

Active Member
Bạn @silhouette là KS giỏi ! ở chuyên ngành nào ? Offshore , Dầu khí ?
Dạ cháu không dám đâu bác ơi, cháu học hành cũng chểnh mảng sau này đi làm mới học hỏi thêm được chút ít kiến thức nhưng do thị trường khó khăn nên nay cũng đang thất nghiệp. Trước đây cháu làm bên chuyên ngành thiết bị nâng hạ Offshore, cũng lâu rồi mới ghé lại thăm diễn đàn...
 
H

Hungpecc1

Vấn đề hay, được trích dẩn, xin phép đưa lên đây cho ACE Meslab tư duy góp ý:

KS pro HungPECC1 ( http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?p=417342 )
Tính toán liên kết thép ống cho tháp thép.

Đầu tiên gửi lời chúc toàn thể thành viên cường độ cao hơn thép tránh được xâm thực của con virut encovy.
+ Nhân ngày toàn quốc hạn chế ra đường, ngồi nhà buồn ngâm cứu ưu điểm của việc sử dung thép ống thay cho thép góc L đều cạnh áp dụng trong lĩnh vực tháp thép.
Với các công trình dạng cao như tháp thép thì thép ống có ưu điểm vượt trội : làm việc đẳng hướng, hệ số khí động cản gió < 1.2 ( trong khi thép hình là 1.4). Tuy nhiên nhược điểm của thép ống là liên kết sử dụng liên kết hàn, do đó cần tính chính xác cao hơn và không link động so với kết cấu thép góc đều cạnh liên kết bằng bản mã và bu lông.
--------------------------
Hiện tại tiêu chuẩn hiện hành trong nước chưa có chỉ dẫn chi tiết để tín toán các liên kết như hình đính kèm !
Anh chi em trong diễn đàn đã từng làm việc với liên kết thép ống xin chỉ giáo thêm một số câu hỏi sau:
1. Phạm vi áp dụng các liên kết đầu thanh trong hình đính kèm: Với tải trong bn Tấn thì dùng liên kết a, b, c, d, e.
2. Với đầu thanh chịu lực kéo uốn,nén uốn thì nên dùng loại nào .
3. Chỉ dẫn tính toán chi tiét các liên kết đầu thanh.

Xin trân trọng cảm ơn !
Gửi anh (chị) diễn đàn
1. Về lý thuyết , công thức tính toán đường hàn cơ bản : đối đầu, hàn góc cạnh, đường hàn chịu ứng suất phức tạp (V,Q,N) có nhiều tài liệu chỉ dẫn cụ thể.
2. Vấn đề quan trọng của KS thiết kế là phải xác định được đúng và đủ các trạng thái làm việc của liên kết, các tổ hợp tải trọng, ngoại lực tác dụng lên liên kết; ảnh hưởng lực phụ thêm do độ lệch tâm ngẫu nhiên khi thi công, co ngót do thay đổi nhiệt độ ,khí hậu....
3. Đối với dàn không gian quan điểm tính toán các thanh chỉ chịu kéo nén ( bỏ qua trọng lượng bản thân của thanh khi phân tích nội lực trong thanh). Tuy nhiên thực tế mô phỏng bằng phần mềm một số liên kết vẫn xuất hiện momen cục bộ,trường hợp giông bão hiện tượng lồng xoáy bắt đầu xuất hiện trong tháp thép dẫn đến liên kết chịu lực rất phức tạp.
4. Liên kết tháp thép ngoài tải trọng tĩnh, còn có tính mỏi.
Capture.PNG
5. việc bảo dưỡng các liên kết hàn : thay thế,sửa chữa phức tạp hơn liên kết bằng bu lông.

Cảm ơn thành viên dành thời gian quan tâm đến đề tài !
Capture.PNG
 

Attachments

Top