Kỹ thuật ngược (new version)

ME

Active Member
Author
KỸ THUẬT NGƯỢC
(Bài viết cho tạp chí Máy móc và công cụ Việt Nam)
Nguyễn Văn Tường
Khoa Cơ khí, Đại học Nha Trang

1. Mở đầu
Trong thời buổi cạnh tranh khắt nghiệt trên toàn cầu hiện nay, các nhà sản xuất luôn tìm kiếm phương thức mới nhằm làm giảm thời gian phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiện tại kỹ thuật ngược (Reverse Engineering) được xem là một trong những kỹ thuật đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm.
Vậy kỹ thuật ngược là gì?
Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể có một đối tượng/sản phẩm vật lý mà không có các chi tiết kỹ thuật kèm theo như bản vẽ, thông số kỹ thuật,… Quá trình tạo bản sao từ chi tiết/cụm chi tiết hoặc sản phẩm mà không có bản vẽ, tài liệu hoặc mô hình từ máy tính được gọi là kỹ thuật ngược. Kỹ thuật ngược cũng được định nghĩa như là một quá trình nhận một mô hình CAD hình học từ các điểm 3D thu được từ việc quét/số hóa chi tiết hoặc sản phẩm hiện có. Có tác giả còn cho rằng kỹ thuật ngược là quá trình thu nhận hình dáng hình học mới từ một chi tiết đã được chế tạo bằng cách số hóa nó và chỉnh sửa mô hình CAD.
Tại sao phải sử dụng kỹ thuật ngược? Sau đây là một số lý do giải thích cho việc sử dụng kỹ thuật ngược.
- Khách hàng cần sản phẩm từ nhà chế tạo không tồn tại nữa.
- Nhà chế tạo không còn chế tạo sản phẩm đó nữa, ví dụ sản phẩm đó đã lỗi thời, quá cũ.
- Tài liệu thiết kế của sản phẩm gốc bị mất
- Tạo dữ liệu để tân trang hoặc chế tạo chi tiết không có dữ liệu CAD, hoặc dữ liệu CAD bị mất.
- Kiểm tra và/hoặc so sánh-quản lý chất lượng chi tiết đã chế tạo với mô hình CAD.
- Loại trừ một số đặc điểm không tốt của sản phẩm.
- Làm mạnh thêm những đặc tính tốt của sản phẩm.
- Tạo dữ liệu 3D từ một cá thể, một mô hình hoặc một sản phẩm điêu khắc để tạo, lấy tỉ lệ hoặc tái chế tác phẩm nghệ thuật.
- Tạo bằng chứng và xây dựng hiện trường phạm tội.
Kỹ thuật ngược đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, thiết kế công nghiệp, thiết kế nữ trang...
2. Quy trình kỹ thuật ngược
Quy trình kỹ thuật ngược được chi làm 3 giai đoạn là quét, xử lý điểm và ứng dụng. Kế hoạch thực hiện ở đây tùy thuộc vào những vấn đề sau:
- Lý do tại sao phải áp dụng kỹ thuật ngược cho chi tiết.
- Số lượng chi tiết được quét.
- Độ phức tạp của chi tiết: phúc tạp hay đơn giản.
- Bề mặt chi tiết: sáng hay tối.
- Hình dáng hình học chi tiết.
- Độ chính xác yêu cầu.



Hình 1. Các giai đoạn của kỹ thuật ngược.

a. Giai đoạn quét hình:
Dùng máy quét hình để quét hình dáng của vật thể. Các thiết bị này có thể là loại máy quét chuyên dùng hay có thể sử dụng chức năng quét trên máy công cụ CNC. Có thể dùng máy quét dạng tiếp xúc (như máy đo toạ độ Coordinate Measuring Machine -CMM) hoặc máy quét dạng không tiếp xúc (máy quét laser)
Khi sử dụng máy CMM thì đầu dò tiếp xúc với bề mặt cần đo. Mỗi vị trí đo sẽ cho một điểm có toạ độ (x, y, z). Tập hợp các điểm đo sẽ cho một đám mây các điểm.
Khi sử dụng máy quét laser thì chùm tia laser từ máy chiếu vào vật thể sẽ phản xạ trở lại cảm biến thu. Hình dạng của toàn bộ vật thể được ghi lại bằng cách dịch chuyển hay quay vật thể trong chùm ánh sáng hoặc quét chùm ánh sáng ngang qua vật. Phương pháp này cho độ chính xác kém hơn phương pháp tiếp xúc. Dung sai đạt được khi dùng phương pháp tiếp xúc từ 0,01 – 0,02mm trong khi phương pháp không tiếp xúc thì 0,025 – 0,2mm.
Cả 2 phương pháp đều cho dữ liệu vì chi tiết gồm tập các điểm (đám mây điểm). Đám mây điểm này phải được chuyển sang dạng lưới đa giác để xây dựng mặt.
b. Giai đoạn xử lý điểm:
Giai đoạn này liên quan đến nhập dữ liệu đám mây điểm, giảm nhiễu từ dữ liệu thu được và giảm số lượng điểm. Giai đoạn này cũng cho phép chúng ta ghép các bộ dữ liệu đã quét. Đôi khi chúng ta phải quét nhiều lượt để đảm bảo rằng tất cả các đối tượng trên chi tiết được quét hết. Như vậy có thể phải xoay chi tiết cho lần quét tiếp theo. Vì thế chuẩn mỗi lần quét rất quan trọng. Kế hoạch quét nhiều lượt có tác động trực tiếp đến giai đoạn xử lý điểm. Lập chuẩn quét thích hợp sẽ giảm những nỗ lực yêu cầu trong giai đoạn xử lý điểm và cũng tránh sai số từ việc ghép dữ liệu từ các lần quét.
Đầu ra của giai đoạn xử lý điểm là một bộ dữ liệu đám mây điểm đã được “nối” từ các lần quét và không có lỗi. Hiện tại có nhiều phần mềm chuyên nghiệp dùng cho xử lý điểm.


Hình 2. Máy CMM (trên) và máy quét laser (dưới).

c. Giai đoạn ứng dụng
Giai đoạn này người ta tiến hành đa giác hóa từ dữ liệu đám mây điểm. Từ đó tạo ra các bề mặt NURBS hoặc xuất ra file .STL cho mục đích tạo mẫu nhanh hoặc kiểm tra đối chiếu với mô hình CAD. Hầu hết các hệ thống CAD không được thiết kế để hiển thị và xử lý một lượng lớn của dữ liệu điểm. Do đó các modul tạo mẫu nhanh hoặc các gói phần mềm chuyên biệt thường được sử dụng đến cho xử lý điểm. Tạo dữ liệu bề mặt từ bộ dữ liệu đám mây điểm vẫn là một quá trình rất chủ quan mặc dù các thuật toán dựa trên đối tượng bắt đầu xuất hiện cho phép kỹ sư tương tác với dữ liệu đám mây điểm nhằm tạo ra mô hình khối đặc hoàn chỉnh cho các môi trường CAD hiện tại.
Giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào mục đích thực sự cho kỹ thuật ngược. Ví dụ, nếu ta quét một chi tiết khuôn ép nhựa bị gãy để chế tạo một cái mới thì chúng ta chỉ quan tâm đên việc tạo mô hình hình học của chi tiết và cũng quan tâm đến việc tạo dữ liệu mã ISO G-code dùng cho máy CNC nhằm gia công chi tiết sau này.
Chúng ta cũng có thể dùng kỹ thuật ngược để phân tích dữ liệu rồi so sánh với mẫu thiết kế. Phần mềm kỹ thuật ngược cho phép người sử dụng so sánh hai bộ dữ liệu (đã được thiết kế và đã được chế tạo). Quá trình này cũng cho phép kiểm tra chi tiết đã được chế tạo.
Đầu ra của giai đoạn này là mô hình hình học ở một trong các định dạng như IGES, VDA, STL, DXF, OBJ, VRML, ISO G Code,…
Các hình sau đây mô tả một số công đoạn quét hình và xử lý đầu người :



Hình 3. Các gia đoạn quét và xử lý đầu người.

Từ dữ liệu mô hình CAD, có thể áp dụng công nghệ tạo mẫu nhanh để tạo mẫu sản phẩm. Cũng có thể tạo mẫu trên máy phay CNC, khi đó phải lập trình NC nhờ các phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp như Catia, Unigraphic, Pro/Engineer, GibCAM...để tạo ra các đường chạy dao. Hình 4 sau đây minh hoạ quá trình phay mẫu mặt người trên máy phay CNC.
 
Last edited:

ME

Active Member
Author
3. Một số phần mềm hỗ trợ
Các nhà chế tạo máy quét dùng cho đo lường 3D và cho kỹ thuật ngược có những phần mềm chuyên dụng khác nhau. Các hãng phần mềm CAD/CAM cũng có modun tương tự trong phần mềm của mình để hỗ trợ cho việc quét hình và xử lý dữ liệu. Sau đây là một số phần mềm:
- GEOPARK-WIN của hãng Mitutoyo : Phần mềm này đi kèm theo các máy CMM của hãng. Có thể xuất dữ liệu ở nhiều kiểu định dạng khác nhau, trong đó có 2 kiểu đáng chú ý là .gws (định dạng ASCII) và .igs (định dạng polyline).
- CopyCAD: của hãng DELCAM.
- TRACECUT: của hãng Renishaw
- GAGE2000R:Của hãng Brown and Shape
- Pro/Scan: một modun của phần mềm Pro/Engineer (hãng PTC).
- Rapidform của Rapidform, Inc

Tài liệu tham khảo:
1. Reverse Engineering:An Industrial Perspective, Vinesh Raja and Kiran J. Fernandes, Springer 2008.
2. www.cmpcorp.com/CM/CMM/Zeiss_CMM.asp
3. http://www.immersion.com/
4. www.mobileburn.com/story.jsp?Id=914

(phải post 2 bài vì diễn đàn không cho post quá 1000 từ)
 
rất cảm ơn thầy về bài viết này .Theo em nghĩ mảng thiết kế ngược reverse engineering hiện giờ đang là vấn đề rất mới ở VN .Tài liệu này em cũng đã được tiếp xúc và được rất nhiều diễn đàn và báo chí copy ,Nhưng bây giờ em mới biết đây là bài viết của thầy .Em nghĩ phương pháp thiết kế ngược dùng đầu quét laser và chụp 3D sẽ là xu thế phát triển nhưng trong nhiều trường hợp vẫn phải sử dụng đến phương pháp đầu dò tiếp xúc sử dụng máy đo tọa độ CMM bởi có rất nhiệu lý do .Về phương pháp này em nghĩ phần quan trọng nhất là giai đoạn quyết định quét theo đường nào số lượng đường quét và mật độ ...sao cho đạt được độ chính xác theo yêu cầu đặt hàng thầy có thể nêu rõ vấn đề này được không ạh .Ngoài ra trong bài viết thầy có nói đến chuẩn quét laser về cái này em cũng chưa hiểu lắm mong thầy chỉ giáo giùm
 

ME

Active Member
Author
Phiên bản đầu tiên của bài viết trên thì mình viết khoảng năm 2003-2004 cho tập san Chế tạo máy của bộ môn mình ở VN (lưu hành nội bộ). Sau đó các bài của tập san này được tung lên mạng internet thông qua website của trường. Khi Meslab được thành lập thì mình có chỉnh sửa lại. Từ Meslab đã có rất nhiều forum khác và các blog cá nhân đăng lại. Phiên bản này mình viết lại và có tham khảo tài liệu mới xuất bản năm 2008.
Mặc dù mình có được học và thực hành đôi chút về RE nhưng nói chung kiến thức về RE của mình rất khiêm tốn. Riêng quét laser thì chỉ mới thấy các chuyên gia họ "múa" thôi, bộ môn mình chưa mua máy này. Do không thể cùng lúc học quá nhiều thứ nên cứ tạm chấp nhận "cất" RE đi. Do đó để trả lời các câu hỏi của em cho thấu đáo thì mình tạm thời chưa được. Tuy nhiên mình sẽ viết tiếp một vài vấn đề nhỏ nữa khi có thời gian.
 
Cái này ứng dụng Vivid9x hay Ranger của Konica Minolta là ngon lành rồi! Mấy anh em nhà Mugnum đâu gòi, lên đây rải mìn đi chứ!
 
đúng là để hiểu được cặn kẽ về mảng thiết kế ngược này phải có kinh nghiệm thực tế .Để đạt được độ chính xác mà khách hàng yêu cầu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng người thiết kế ,việc sử dụng phương pháp quét ,phần mềm và lệnh xây dựng mặt .Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp quét là quyết định ban đầu người thiết kế ,thường thì những chi tiết đơn giản đoán biết đựoc phương pháp dựng hình yêu cầu độ chính xác cao thì nên chọn phương pháp quét đầu dò tiếp xúc .Những chi tiết phức tạp có biên dạng mặt không đoán biết đựoc phương pháp dựng thì nên chọn phương pháp Scan laser .Ngoài ra còn phương pháp chụp 3D ,phương pháp này đã có một tác giả đề cập tới thường áp dụng khi xây dựng các chi tiết góc cạnh
Nếu ai có niềm đam mê về mảng này thì em nghĩ nên tìm hiểu nhiều các phần mềm thiết kế ngược bởi rất nhiều khi cần phải phối hợp các phần mềm lại với nhau để đạt đựoc bề mặt trơn đẹp và độ chính xác cao
 
cảm ơn thầy ME về bài viết rất hay của thầy. Em thấy quy trình thiết kế ngược ở VN hiện nay rất phổ biến, nhất là đối với dân cơ khí. Tại những nơi chế tạo các sản phẩm bằng phương pháp đúc trong khuôn mẫu hoặc dập khuôn, dập tấm... thì quy trình thiết kế ngược là rất một công việc quan trọng. Bởi vì ít nơi tự thiết kế chế tạo mà xây dựng mô hình từ một sản phẩm có sẵn từ nước ngoài. Mặc dù đây hơi gọi là ăn cắp trí tuệ nhưng để theo kịp những nước có công nghệ cao thì việt Nam vẫn còn phát triển theo xu hướng này dài dài. Nhưng em thấy ít có tài liệu nào hướng dẫn xử lí tỉ mỉ cách xây dựng bề mặt từ đám mây điểm để tạo ra được một mô hình bề mặt để có thể tạo thành biên dạng của khuôn.
Hiện nay em cũng đang rắc rối khi xây dựng lại mô hình cánh cửa xe ô tô từ mô hình quét lưới điểm. Vì dữ liệu lưới điểm không còn nên phải tiếp tục xử lí bằng một mô hình đang xây dựng dở, Nhưng " dở" ở chỗ là các bề mặt ghép nối với nhau do ai đó xây dựng trước lại không hoàn toàn nối chính xác với nhau, vẫn còn có những đường nhỏ ngăn cách giữa các mặt. Mà em lại còn không chắc chắn là việc nối các mặt có đạt được tiêu chuẩn "good sheet" để có thể gia công không.
Bác nào có phương pháp xử lí thì góp ý cho em với.
 
chào bạn !
Bạn có thể nói rõ về tiêu chuẩn "good sheet" không ?
Về vấn đề bề mặt thiết kế ngược xảy ra những lỗi ở những nơi bề mặt gãy khúc ,hoặc các bề mặt tiếp giáp, đây là những lỗi thường xuyên xảy ra và người kỹ sư thiết kế ngược phải lường trước ngay từ lúc quét .Bề mặt chi tiết của bạn được người quét chia ra các bề mặt quét đặc trưng ,sau khi xử lý trơn đẹp các bề mặt đó thì đến công đoạn ghép nối các bề mặt với nhau và gây lỗi trên thì không thể không tránh khỏi được .Như vậy ở những nơi này phải chấp nhận sai số ,tức là ta phải dùng một bề mặt tương đối chính xác đề nối vào đó ,ngoài ra có thể dùng chức năng thêm điểm hoặc thêm tam giác trên lưới
ah cho mình hỏi bạn dùng phần mềm nào để thiết kế ngược lại mặt này ?
 
Last edited:
cảm ơn thầy ME về bài viết rất hay của thầy. Em thấy quy trình thiết kế ngược ở VN hiện nay rất phổ biến, nhất là đối với dân cơ khí. Tại những nơi chế tạo các sản phẩm bằng phương pháp đúc trong khuôn mẫu hoặc dập khuôn, dập tấm... thì quy trình thiết kế ngược là rất một công việc quan trọng. Bởi vì ít nơi tự thiết kế chế tạo mà xây dựng mô hình từ một sản phẩm có sẵn từ nước ngoài. Mặc dù đây hơi gọi là ăn cắp trí tuệ nhưng để theo kịp những nước có công nghệ cao thì việt Nam vẫn còn phát triển theo xu hướng này dài dài. Nhưng em thấy ít có tài liệu nào hướng dẫn xử lí tỉ mỉ cách xây dựng bề mặt từ đám mây điểm để tạo ra được một mô hình bề mặt để có thể tạo thành biên dạng của khuôn.
Hiện nay em cũng đang rắc rối khi xây dựng lại mô hình cánh cửa xe ô tô từ mô hình quét lưới điểm. Vì dữ liệu lưới điểm không còn nên phải tiếp tục xử lí bằng một mô hình đang xây dựng dở, Nhưng " dở" ở chỗ là các bề mặt ghép nối với nhau do ai đó xây dựng trước lại không hoàn toàn nối chính xác với nhau, vẫn còn có những đường nhỏ ngăn cách giữa các mặt. Mà em lại còn không chắc chắn là việc nối các mặt có đạt được tiêu chuẩn "good sheet" để có thể gia công không.
Bác nào có phương pháp xử lí thì góp ý cho em với.
Nếu cần thiết quét và xử lý lại thì gặp anh Khôi bên HQ nhé, bên đó có máy vivid 910 của konica, và phần mềm Rapid Form XOR, XOV rất tiện cho việc revert Design.
Số phone của anh KHôi 0912 469 168.
Thân!
 
hơ, cái này hơi bị khó. em mới được giao nhiệm vụ tìm hiểu về nó. Xếp giao cho một cái file *.mc9 ( hổng nhớ rõ).Nghe đâu bảo master cam X bó tay. không làm được nên đưa cho em. Em phải dùng NX modify hay chỉnh sửa nó lại, nói chung là làm gì thì làm. Nhưng mục đích cuối cùng là từ cái sheet đó, khi đưa vào một cái khối đặc thì có thể cắt ra làm đôi bằng nó. Mà em đã biết gì về cái xây dựng bề mặt với modify surface gì đâu?
Còn cái goodsheet thì em hơi nhầm một tí. nó chỉ có ghood splines thôi. Nhưng để tạo ra được một bề mặt thoả mãn yêu cầu gia công thì phải có "good splines" nên em cho luôn thuật ngữ đó, mong các bác thông cảm.
"Good" splines
We recommend these guidelines to create free form curves:
• Use single segment splines whenever possible.
• If you need more than two segments to capture a shape, consider framing
the part with multiple curves. (Discussed later )
• Use degree three splines when possible.
•Degree five is necessary to maintain curvature continuity with curves at
both ends of a single segment spline.
 
Nếu cần thiết quét và xử lý lại thì gặp anh Khôi bên HQ nhé, bên đó có máy vivid 910 của konica, và phần mềm Rapid Form XOR, XOV rất tiện cho việc revert Design.
Số phone của anh KHôi 0912 469 168.
Thân!
thank bác. Nhưng chắc em chỉ giữ lại số phone thôi. bên công ty em bán phần mềm nên không cần phải đầu tư sâu vào đó. chỉ làm sao để giải quyết bài toán để bán sản phẩm thôi. Dù sao vẫn là dân cơ khí nên em muốn tìm hiểu về nó kĩ hơn. Nhưng đúng là biến một đống phoi thành một cái phôi đã khó, thành sản phẩm thì càng khó hơn nhiều.
 
bạn đang đi làm àh ,mình tưởng bạn học K49 BKHN
Về vấn đề thiết kế ngược đúng là phải tự mình làm thì mới hiểu và giỏi được trong lĩnh vực này .Có rất nhiều lỗi và các lựa chọn để sử lý một bề mặt đựoc quét ra
Có gì bạn liên lạc với mình ,giúp được gì thì mình cũng sẵn lòng
 
cái thứ nhất gần đúgn. cái thứ 2 thì chính xác.
Hè này ở nhà thì chẳng làm nên cơm cháo gì, nên đi làm một chút để lượm nhặt thêm kiến thức, học hỏi đàn anh về mọi thứ.
Em cũng không thể gọi là đi làm được, vì vẫn đang học mấy cái phần mềm Nx5, MSC partran... và tìm hiểu cách cài đặt mấy cái đó cho hệ thống mạng.vì là công ty kinh doanh mà. Chưa thể coi là nhân viên kĩ thuật được, vì cái gì cũng còn ít kiến thức và kinh nghiệm. Nên rất mong được học hỏi từ phía các bác.
 
thế ah
Đồng môn với mình rồi ,mình cũng đã làm một đề tài về RE rồi .Có chút hiểu biết sơ sơ về cái này cũng xin chia sẻ
Chúc bạn sớm thành công trong lĩnh vực này
 

TYA

Well-Known Member
Quy trình ngược ở VN thì chưa có mấy, việc quét laze cũng hiếm hoi và chi là chi tiết nhỏ.
Ở Tàu nó áp dụng trong việc ...ăn cắp bản quyền nhan nhản ! Nào là mobile, motor...
Như một bạn đọc post lên, dữ liệu CAD từ máy scan là tập hợp điểm, trong khi bản gốc có mật độ điểm rất dày tại các vị trí tinh xảo ==>thế nên hàng giả trông "dại" và có ba via so với hàng thật.
Giáo trình m.cam có chương 19 Engraving artwork và 20 3D digitting from art to part là giới thiệu về RE.
Phần mềm nhái 2D tương thích cho m.cam có tên Adobe Streamline và InterFlux
 
N

ngocvanbk

thế ah
Đồng môn với mình rồi ,mình cũng đã làm một đề tài về RE rồi .Có chút hiểu biết sơ sơ về cái này cũng xin chia sẻ
Chúc bạn sớm thành công trong lĩnh vực này
Hiện nay ở công ty mình bắt đầu triển khai mảng về RE. Vì mới chỉ bắt đầu nên còn rất nhiều cái để học hỏi.Mong được trao đổi kinh nghiệm cùng các bạn.
Y!m: ngocvanbk_k48.
 
T

tvtdt

Ðề: Kỹ thuật ngược (new version)

Hiện nay ở công ty mình bắt đầu triển khai mảng về RE. Vì mới chỉ bắt đầu nên còn rất nhiều cái để học hỏi.Mong được trao đổi kinh nghiệm cùng các bạn.
Y!m: ngocvanbk_k48.
đây là kỹ thuật rất hay. mình có thể dùng nó đê nhái mẩu mả sản phẩm như mấy thằng trung quốc hoặc nặn các mô hình mới sau đó Scan. và hấp dẫn hơn là Scan các body đẹp mà tạo hóa ban cho.
các bạn có thể vào đây để tham khảo thêm
http://www.thegioicadcam.com/vn/com...egioicadcam.com/forum/viewtopic.php?f=38&t=56
 
O

OVERC

Ðề: Kỹ thuật ngược (new version)

Bạn ơi,link của bạn sao không vào được vậy?Bạn có thể gửi lại được không. Mình cũng rất quan tâm đến mảng RE này.Cám ơn nhiều!
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Kỹ thuật ngược (new version)

Sao vậy nhỉ ,kĩ thuật ngược bị giới hạn bởi chính quyền châu Âu rất nghiêm mà , hầu như họ chỉ cung cấp cho một ít cơ sở giáo dục thôi, và theo mình biết là hãng RENISHAW là hãng chuyên sản xuất mặt hàng này nhất là các máy CMM.

Các bạn không nên theo lĩnh vực này vì sau này thì công nghệ này cũng bị cấm tiệt thôi, nhất là mấy anh hay ăn cắp bản quyền và có nền công nghiệp yếu như ta, vì họ sợ các nước như ta sẽ dùng nó để sao chép các thiết bị quân sự , như nòng súng chẳn hạn, VN mình chưa sản xuất nòng súng đc đâu nhá . cái khó là do tính toán độ xoắn của nòng, mà nếu có máy CMM thì việc này chuyện nhỏ.

Nhưng dù sao cũng chưa thể biết trước được, có thể khi luật pháp nghiêm minh hơn , các nước châu Âu sẽ cho ta sử dụng vì vấn đề bản quyền đc bảo hộ.
 
T

tvtdt

Ðề: Kỹ thuật ngược (new version)

Sao vậy nhỉ ,kĩ thuật ngược bị giới hạn bởi chính quyền châu Âu rất nghiêm mà , hầu như họ chỉ cung cấp cho một ít cơ sở giáo dục thôi, và theo mình biết là hãng RENISHAW là hãng chuyên sản xuất mặt hàng này nhất là các máy CMM.

Các bạn không nên theo lĩnh vực này vì sau này thì công nghệ này cũng bị cấm tiệt thôi, nhất là mấy anh hay ăn cắp bản quyền và có nền công nghiệp yếu như ta, vì họ sợ các nước như ta sẽ dùng nó để sao chép các thiết bị quân sự , như nòng súng chẳn hạn, VN mình chưa sản xuất nòng súng đc đâu nhá . cái khó là do tính toán độ xoắn của nòng, mà nếu có máy CMM thì việc này chuyện nhỏ.

Nhưng dù sao cũng chưa thể biết trước được, có thể khi luật pháp nghiêm minh hơn , các nước châu Âu sẽ cho ta sử dụng vì vấn đề bản quyền đc bảo hộ.
bạn nói vậy là sai rồi. bạn đừng hiểu kỹ thuật ngược là chỉ ăn cắp bản mẩu mả thôi. Nó ứng dụng cực kì rộng rải. nó là chìa khóa để tạo nên mẩu mã mới nhanh nhất và tuyệt vời nhất đó bạn àh. bạn tham khảo bài viết mình để link trên thì sẽ rỏ thôi
mà hiện này công ty mình đang sử dụng nó trong công việc đó thôi, và còn làm thêm mảng dịch vụ Scan tạo file .STL và surface hay solid hóa nó luôn đó. chứ đâu có giới hạn gì, bên Cty mình là đại diện cung cấp công nghệ này luôn. nến các bạn muốn thao khảo công nghệ hay muốn chuyển dao máy móc và công nghệ này thì có liên hệ với mình. Trần Khang 0986384437.
 
Last edited by a moderator:
Top