{E}Sắt không từ ?

  • Thread starter ngx
  • Ngày mở chủ đề
N

ngx

Author
Chào các bạn, làm ơn cho tôi hỏi , theo như tôi đã học ở PT là một trong các tính chất vật lý của sắt là bị hút bởi nam châm.Vậy mà mới đây tôi được biết có loại sắt không từ .Xin cho biết sắt không từ có phải là loại kim loại đen có ký hiệu Fe không và nếu là Fe thì tại sao lại không bị nam châm hút ?
Xin cảm ơn các bạn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tớ chỉ thấy có hợp kim sắt ít từ tính vì thành phần Fe trong hợp kim bị loại bỏ khá nhiều nên ít bị tác dụng của từ tính. Chưa nghe qua chuyện Fe mà ko bị tác động bởi từ tính.
Kể cả việc khử từ tuyệt đối thì cũng chỉ làm yếu đi chứ ko thể mất hết tính chất nhiễm từ hay bị tác động của Fe.
 
Hợp kim sắt (Fe và C) được gọi là thép. Việc thép có bị nam châm hít hay không phụ thuôc vào:

1. Thành phần hóa học của thép. Ví dụ: thép không gỉ có hai loại bị nam châm hít và không bị nam châm hít. Bạn tham khảo bài của anh huythanh ở link này.

2. Nhiệt độ: nếu thép được nung đến nhiệt độ ostenit hóa (vùng có ký hiệu gamma như hình 1) sẽ mất từ tính.


Hình 1: Giản đồ Fe-C.

Còn với Fe nguyên chất thì nhiệt độ mất từ tính là 768oc (hay còn gọi là nhiệt độ Curie).

Hy vọng nó giúp được bạn.
Thịnh.
 
Nhân đây, mình muốn làm rõ một điều mà mọi người thường nhầm lẫn.

1. Thép là hợp kim gồm hai nguyên tố chính Fe và C với 0,20 <=%C <= 2,04. Việc xuất hiện C trong thép là do quá trình luyện gang, thép có sử dụng than hoặc do quặng sắt lẫn tạp hữu cơ.

2. Sắt (Fe): chỉ tên nguyên tố. Nếu thép có %C < 0,20, người ta gọi là Sắt sạch kỹ thuật.

Các từ "sắt", "sắt thép" mà mọi người hay dùng thực chất là "thép" (Fe+C).
 
M

MindyF

Author
Tôi đang là Sinh viên Bách Khoa Tp.HCM khoa Công Nghệ Vật Liệu ngành Kim Loại, tôi xin góp ý một chút về bài viết cùa bạn Thịnh...

Theo như tôi được biết thì Sắt (ký hiệu hóa học: Fe) có "hòa tan" Các-bon (ký hiệu hóa học: C) đều được định nghĩa là THÉP. Nhưng do một số loại thép có hàm lượng C quá thấp nên người ta mới "gọi" là Sắt. Hàm lượng C trong thép là từ 0% đến 2.14% (thực ra 2.14% cũng không là giá trị chính xác mà cận này nằm trong khoảng 2 - 2.2%). Hàm lượng C > 2.14% thì không còn là thép mà là GANG.

Ở nhiệt độ thường:
- Nếu hàm lượng C < 0.006% thì thép tồn tại dưới dạng Ferit. Loại này người ta thường nhầm là Sắt...
- Nếu 0.006% < hàm lượng C < 0.8% thì thép được gọi là thép trước cùng tích, gồm Ferit + Peclit (peclit là 1 tổ chức 2 pha của thép,gồm: Ferit và Cementit)
- Nếu C = 0.8% thì thép được gọi là thép cùng tích, chỉ có Peclit
- Nếu 0.8% < hàm lượng C < 2.14% thì thép được gọi là thép sau cùng tích, gồm Peclit + Cementit (Cementit là 1 pha của thép mà pha đó chứa 6.67%C)

Thép có hàm lượng C nằm trong khoảng 0.8 - 1 % là loại thép có cơ tính (độ bền, độ dẻo...) tốt nhất...

Các loại thép mà tôi đã kể là loại Thép Các-bon, ngoài Các-bon, người ta có thể thêm các nguyên tố khác gọi là nguyên tố hợp kim (NTHK) như là: Niken (Ni), Crôm (Cr), Mangan (Mn).... để tạo ra THÉP HỢP KIM đạt được những yêu cầu như mong muốn. Ví dụ như thép không gỉ có NTHK là Cr, thép Hadfield (còn gọi là thép Mangan cao) có NTHK là Mn.

Xin cám ơn vì đã đọc bài viết của tôi...
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
@MindyF: bài viết nhiều chỗ sai quá.

1. Trong thép không tồn tại C ở trạng thái tự do (độc lập) mà luôn kết hợp với Fe để tạo thành các dạng dung dịch rắn như Fe3C (xê men tít) >>> khái niệm hòa tan không chính xác.

2. Dù hàm lượng C có thấp thì thép vẫn là thép, không có chuyện vì thế mà gọi là sắt. Định nghĩa sắt sạch kỹ thuật như Thịnh đưa ra cũng không chính xác (C < 0.02% mới đúng). Nếu không thì thử giải thích tại sao lại có mác thép SPCE ( C < 0.04%).

3. Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác, trong đó luôn có P, S do không thể loại bỏ hoàn toàn từ quặng. Tuy nhiên, khi thành phần chính chủ yếu là C ( 0.02 ~ 2.14)%, Si < 0.35%, Mn < 0.9% thì được gọi là thép carbon. Còn nếu hàm lượng các nguyên tố hợp kim đủ lớn để ảnh hưởng đến tính chất của thép thì gọi là thép hợp kim. Trong thực tế, thường sử dụng các loại thép có C < 1% để có cơ tính tốt nhất (không phải C 0.8 ~ 1% như MindyF). Thép có %C càng nhỏ thì có độ cứng càng thấp, khả năng biến dạng dẻo càng cao (VD: SPCE có C < 0.04% thì biến dạng dẻo tốt hơn nhưng độ cứng và khả năng đàn hồi thì thấp hơn nhiều so với SK85 có C = 0.75 ~ 0,85%)
 
M

MindyF

Author
Trước tiên xin cám ơn hut_heater đã góp ý, MindyF thấy đúng là có vài chỗ sai. Nhưng cũng có vài chỗ MindyF cũng muốn góp ý với hut_heater:

1. Đồng ý với hut_heater là MindyF nhầm ở chỗ nói C "hòa tan" trong thép, trong thép đúng là ko có C tự do (trong gang mới có hiện tượng này, graphit (tức C) trong gang tồn tại ở 3 dạng: dạng tấm -> gang xám, dạng cụm -> gang dẻo và dạng cầu -> gang cầu). Nhưng hình như hut_heater nhầm ở chỗ nói Cementit (Fe3C) là dung dịch rắn, theo MindyF biết thì đây không phải là dung dịch rắn, dung dịch rắn không có công thức hóa học xác định, Fe3C hay Cementit là một hợp chất hóa học của Fe với C...

2. hut_heater có biết phần mềm nào tra cứu thép ko, trừ key to steel, vì MindyF dùng key to steel (bản DemoPlus) nhưng không tra được hàm lượng % của C trong thép...

3. Những gì hut_heater nói về thép hợp kim rất đúng, cám ơn hut_heater nhiều....Và theo MindyF biết thì đúng là thép có hàm lượng C từ 0.8 - 1 là thép có cơ tính tốt nhất, thép có hàm lượng C thấp thì rất mềm, độ bền rất thấp, theo hut_heater nói thì "khả năng biến dạng dẻo càng cao", điều đó có nghĩa là nó dễ bị biến dạng -> vậy làm sao có cơ tính tốt nhất được. Cơ tính của thép tăng theo chiều tăng hàm lượng C, nhưng khi hàm lượng C quá 1% thì sẽ tạo nên các lưới Cementit, mà ai cũng biết rằng Cementit (Fe3C) có tính giòn, cơ tính thấp....

MindyF có vài góp ý như vậy, không biết còn thiếu sót gì ko? Xin hut_heater chỉ giáo thêm...:)
 

worm

Well-Known Member
Moderator
1.
Điều quan trọng khi nói đến bất cứ tính năng nào của thép đều phải xem xét đến ứng dụng của nó và hiệu quả kinh tế của ứng dụng đó. Mỗi mác thép đều có những phạm vi ứng dụng riêng biệt. Ví dụ:

- các loại thép có %C thấp, độ dẻo cao: dùng để chế tạo các chi tiết dập, uốn, các loại ống .... Dù có thành phần hóa học giống nhau nhưng các mác này có thể có tên khác nhau như SPCC, STKM11A, STAM290, STAM390GA (%C < 0.12%). Thường được dùng để làm các chi tiết như: bạc, vòng kẹp, tấm che ... (trong xe máy), hoặc mái tôn, thùng, hộp ...

- các loại thép carbon trung bình (C = 0.35 ~ 0.6): thường được xếp vào nhóm thép carbon kết cấu, dùng để chế tạo các chi tiết máy, dụng cụ ... như trục (loại chịu lực không lớn), bulon, đai ốc, khung càng xe máy, bạc (loại yêu cầu độ cứng cao), cle, tovit ....

- các loại thép carbon cao: được dùng làm một số loại dụng cụ cắt, khuôn gá, chày cối, lò xo .... VD: mác thép Y8 ( SK5M, SK85, S60CM ...) thường được dùng chế tạo một số loại chày cối để dập các chi tiết nhỏ bằng thép C thấp, các loại vòng đệm, đệm vênh, lò xo hoặc một số chi tiết yêu cầu độ cứng cao và đàn hồi.

2.
Tôi nói bạn sai do bạn quan điểm rằng cơ tính tốt nhất là độ bền và độ dẻo tốt nhất. Trong khi các mác thép có %C như bạn nói gần như không có khái niệm dẻo, và độ bền của nó chỉ đạt được sau khi xử lý nhiệt phù hợp (do có %C cao nên các mác thép này có độ cứng, khả năng biến cứng khi tác động cơ học cao, nhưng đó cũng chính là nhược điểm làm cho nó dễ bị gãy, vỡ khi bị làm biến dạng >>> chắc bạn biết câu: càng cứng càng giòn).

3.
Về phần mềm tra cứu mác thép: gần đây tôi mới sử dụng KeytoSteel phiên bản 2004. Tuy nhiên, một số mác thép hoặc thông tin liên quan thì phiên bản này chưa được cập nhật và thường phải tìm kiếm trên internet bằng Google, Live Search hoặc Yahoo .... Khi đó, bạn buộc phải biết cách sàng lọc để thu được những nội dung bạn cần (về cơ tính, chế độ làm việc, chế độ nhiệt luyện ....). Ngoài ra, có thể tìm kiếm trực tiếp thông qua website của các nhà sản xuất vật liệu, và một số thư viện tra cứu onl như www.matweb.com .... Và một cách nữa là thông qua một số bộ tiêu chuẩn được cung cấp trong quá trình làm việc (cái này thì no copy).
 
M

MindyF

Author
E cám ơn a hut_heater nhiều lắm...Vì rằng e còn đang là sinh viên, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, kiến thức chỉ hạn hẹp trong phạm vi trường, chưa tiếp xúc nhiều với thị trường bên ngoài nên có nhiều điều chưa biết...Những điều a nói thì có cái e đã học được ở trường nhưng cũng có nhiều điều chưa có...A hut_heater là người ở đâu vậy, sài gòn hay hà nội...?? E mong được "chỉ giáo" thêm nhiều điều nữa...
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Các cậu cho tớ hỏi: tại sao có một số loại nồi xoong inox lại không thể nấu trên bếp từ? Tớ nghĩ tỷ lệ sắt trong các hợp kim này chắc cũng rất lớn và tỷ lệ các thành phần khác rất nhỏ, vì chúng là đồ rẻ tiền của Trung Quốc, và như vậy thì phải dùng tốt trên bếp từ chứ? Nhưng không hẳn, có cái dùng được, có cái không dùng được, dù rằng nhìn bề ngoài thì chúng giống hệt nhau.

Có câu hỏi này vì tớ rất sợ một số tai nạn bếp núc, các vị phụ nữ nhà tớ lại rất kém am hiểu kỹ thuật nên tớ rất lo. Bếp ga thì sợ nổ (nhiều nhà bị rồi, kinh hoàng!), bếp điện thì sợ cháy, chập và giật (nhà tớ bị nhiều lần rồi), nên tớ thuyết phục dùng bếp từ và họ đồng ý. Thế là nảy sinh ra vụ lựa chọn dùng đồ nấu, chúng phải có khả năng từ tính. Dùng đồ sắt tráng men là tốt nhất, cũng có rất nhiều đồ inox dùng được. Lạ một điều là có những đồ inox khác thì lại không dùng được.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Các cậu cho tớ hỏi: tại sao có một số loại nồi xoong inox lại không thể nấu trên bếp từ? Tớ nghĩ tỷ lệ sắt trong các hợp kim này chắc cũng rất lớn và tỷ lệ các thành phần khác rất nhỏ, vì chúng là đồ rẻ tiền của Trung Quốc, và như vậy thì phải dùng tốt trên bếp từ chứ? Nhưng không hẳn, có cái dùng được, có cái không dùng được, dù rằng nhìn bề ngoài thì chúng giống hệt nhau.

Có câu hỏi này vì tớ rất sợ một số tai nạn bếp núc, các vị phụ nữ nhà tớ lại rất kém am hiểu kỹ thuật nên tớ rất lo. Bếp ga thì sợ nổ (nhiều nhà bị rồi, kinh hoàng!), bếp điện thì sợ cháy, chập và giật (nhà tớ bị nhiều lần rồi), nên tớ thuyết phục dùng bếp từ và họ đồng ý. Thế là nảy sinh ra vụ lựa chọn dùng đồ nấu, chúng phải có khả năng từ tính. Dùng đồ sắt tráng men là tốt nhất, cũng có rất nhiều đồ inox dùng được. Lạ một điều là có những đồ inox khác thì lại không dùng được.
Khà khà, chú DCL hỏi cái này cũng hay , lúc trước bà vợ nhà tôi cũng hay thắc mắc về cái vụ xoong chảo dùng cho lò IH này nên tui cũng phải mày mò tìm hiểu đặng trả bài. Thành ra cũng biết chút chút.
Thông thường vật liệu dùng làm nồi , chảo cho bếp IH là SUS 430 tức là loại Inox hệ Ferrite (Cường từ tính thể). Ở Nhật các loại nồi này phải chế tạo theo tiêu chuẩn SG và đóng mạc SG vào. Thường thì cái nồi IH theo tiêu chuẩn SG thì cái đít nồi nó có 3 lớp vật liệu . Lớp ngoài là SUS 430 để dễ dẫn từ, lớp giữa là lớp nhôm để dễ truyền nhiệt và lớp trên hết là SUS304.
Đồ của Trung Quốc thì thường không theo quy chuẩn SG, nên họ thường chế loại 1 lớp là SUS430 thôi. Nếu mà dùng không được cho nồi IH thì chắc là họ dùng loại INOX SUS316 loại này thuộc hệ Austenite không có dẫn từ , loại INOX này mà nấu bằng lò IH thì nói kiểu dân miền nam tụi tôi thì nó trở thành nồi nấu 3509 hết ( tức nấu 3 năm cũng không chín).

Nói thêm chuyện vui , gần đây ở Nhật xảy ra hiện tượng cái gì ở nơi công cộng như công viên , trường học, ngoài đường hoặc xung quanh nhà cửa mà bằng INOX thì phần nhiều đều không cánh mà bay hết. Cảnh sát , báo chí ,truyền hình đổ xô truy tìm nguyên nhân mất cắp thì phát hiện ra mấy cái đồ INOX đó nó nằm ở các vựa phế thải của người Trung Quốc hay chuẩn bị xuống tàu sang Trung Quốc. Họ theo qua tới Trung Quốc thì phát hiện ra ở Trung Quốc bây giờ có phong trào rộ lên dùng đồ INOX, cái xứ dân cả tỷ mà dùng hết thì INOX kiếm đâu cho đủ. Nên dễ nhất là đi ăn trộm rồi đem về Trung Quốc nấu lại. Nhà đài họ theo dõi và trả tiền để được quay cảnh nấu lại này thì thấy họ nấu thủ công lắm. Nên theo mấy ông thợ chuyên luyện kim của Kobe CO thì cái loại INOX họ nấu lại nó đã hầm bà lằng rồi.
 

Có câu hỏi này vì tớ rất sợ một số tai nạn bếp núc, các vị phụ nữ nhà tớ lại rất kém am hiểu kỹ thuật nên tớ rất lo. Bếp ga thì sợ nổ (nhiều nhà bị rồi, kinh hoàng!), bếp điện thì sợ cháy, chập và giật (nhà tớ bị nhiều lần rồi), nên tớ thuyết phục dùng bếp từ và họ đồng ý. Thế là nảy sinh ra vụ lựa chọn dùng đồ nấu, chúng phải có khả năng từ tính. Dùng đồ sắt tráng men là tốt nhất, cũng có rất nhiều đồ inox dùng được. Lạ một điều là có những đồ inox khác thì lại không dùng được.
Theo cháu để giải quyết vấn đề này thì cứ mang theo 1 cục nam châm nhỏ khi đi mua nồi. Đưa cục nam châm vào nồi, cái nào hút được thì mua :4:
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bác DCL chế 1 tấm Bìa giấy đặt lên mặt bếp để chống xước, lấy 1 tầm Tôn FE dầy 2mm đặt lên trên, Đặt tiếp cái Xoong, nồi, chảo vỉ INOX lên để đun, vừa ko quan tâm tới việc có phải INOX xịn hay đểu mà cũng khỏi lo bị cháy mặt bếp.
 
Bác DCL chế 1 tấm Bìa giấy đặt lên mặt bếp để chống xước, lấy 1 tầm Tôn FE dầy 2mm đặt lên trên, Đặt tiếp cái Xoong, nồi, chảo vỉ INOX lên để đun, vừa ko quan tâm tới việc có phải INOX xịn hay đểu mà cũng khỏi lo bị cháy mặt bếp.
Như vậy cái bếp của bác Đình lại gần như trở thành bếp điện thường rồi?:1:
 
Nếu chị em nội trợ nhấc nồi xuống rồi mà lại để quên cái tấm FE trên bếp thì sao nhỉ? :40:Nghi là có cái vụ này lắm à.
 
Last edited:
V

Vo HuyThanh

Author
Cái ý của Đình coi bộ hay à, tối nay tôi về nhà thực nghiệm thử cho biết.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Anh Thành giải thích đúng quá rồi!

Ý kiến của Hoangcokhi cũng rất hay, tớ sẽ áp dụng ngay, vì mua đồ nấu hợp chuẩn như anh Thành tư vấn thì đắt lắm!

Nhưng đề xuất của Đình thì không được đâu. Nhà sản xuất nghiêm cấm đặt sắt thép không phải là đồ nấu lên mặt bếp, ví dụ chìa khóa, dụng cụ mở đồ hộp, dao kéo... Lý do cũng đơn giản: do bếp có công suất khá lớn (2000 KW) nên nếu để sắt thép lên thì nó sẽ đỏ lên tức khắc, làm vỡ mặt bếp bằng sứ hoặc thủy tinh ngay. Vả lại, 1 trong những ưu điểm của bếp này là chỉ làm nóng đáy nồi, rất ít tỏa nhiệt ra môi trường nên mùa hè nấu nướng đỡ khổ. Nếu lại để một tấm thép lên đó cho nó nóng đỏ lên thì có khác gì bếp điện trở đâu?

Anh Thành mà áp dụng "sáng kiến" này, không khéo hỏng bếp mà có khi lại cháy chập nữa, thì khi về thăm VN, chú Đình nhớ đền anh ấy bữa nhậu nhé!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Anh Lăng nhầm rồi, các loại bếp từ hiện nay đều được gắn một rơ le nhiệt ngay phía dưới mặt bếp, nếu nó phát hiện nhiệt độ tăng quá giới hạn an toàn thì nó sẽ ngắt dòng vào bếp. Nhưng cách đó có 1 nhược điểm là hệ số truyền nhiệt khi đó sẽ thấp, dễ mất nhiệt ra ngoài môi trường >>>> giảm hiệu suất có ích.
Nguyên lý của cái bếp từ thì cũng có khác gì lò tần số đâu mà. Chỉ mỗi cái là công suất nhỏ hơn nhiều và tần số thuộc loại trung tần, khoảng 3 ~ 6 kHz.

@MindyF: tớ ở HN, là dân chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện (chủ yếu là về kim loại). Hiện giờ đang công tác ở một công ty cơ khí, phụ trách mấy vấn đề linh tinh về vật liệu kim loại trong nhà máy.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
@DCL: Bác yên tâm, em bán Bếp điện từ 2 năm đấy. Bác thử làm 1 chò này xem có hay không nhé.
Đặt 1 đồng xu 5000 chẳng hạn (chú ý có đồng không bị nhiễm từ) vào 1 cốc giấy, đổ nước đầy cốc giấy. Bật bếp từ.

Nguyên lý của Bếp Điện từ là làm các phần tử trong vùng Từ trường bị nóng lên, vì Xoong, nồi, chảo có hình dáng bao lấy các thứ ở bên trong nên Nhiệt lượng ở bên trong sẽ bị nóng lên và chuyền nhiệt vào kim loại nên xoong, nồi, chảo bị nóng lên.

Nếu lót 1 miếng giấy dưới xoong, nồi,ấm, chảo và đun 1 chút nước cho nước sôi. Nhắc xoong, nồi, chảo, ấm ra. Đặt tay lên miếng giấy sẽ thấy giấy không nóng mà nước đã sôi. Nếu để hơi lâu thì thấy mặt áp xuống mặt bếp không nóng. Vậy nên khi mua Bếp, cái bếp nó đắt là đắt ở cái Mặt bếp chứ Ruột bếp rẻ bèo. Mặt Kính (mặt gương) của Nhật, của Đức, của Mỹ là đắt nhất. Của Tầu rẻ như cho nhưng phải bảo quản mặt tốt nếu không sẽ bị cháy đen do nhiệt từ đáy dụng cụ đun nấu chuyền xuống.


Việc tạo 1 cái chảo sắt để đặt dụng cụ đun nấu INOX lên là ko ảnh hưởng gì đến quá trình đun, chỉ tốt thêm chút điện thôi. Sự thoát nhiệt do Chảo sắt gây ra là ko đáng kể mà cũng chỉ là nhận nhiệt từ dụng cụ đun nấu INOX.

Bếp điện từ không tạo dòng Cao Tần nên không thể làm Nóng chảy Kim loại được. Nếu bác đặt chùm chìa khóa lên mà có tai nạn, em đến làm thống kê thiệt hại cho.:59: (kèm biếu 1 bộ khác)
 
V

Vo HuyThanh

Author
Tối hôm qua tôi đã thử cái trò chơi của Đình rồi , đúng là nấu nước sôi được . Chú DCL thử coi.nguyên lý lò IH thì đúng như Đình nói, không có bị phỏng đâu mà lo. Cám ơn Đình nhiều.
 
Top