đo đường kính của lỗ 1mm

Author
Các bác cho em hỏi, làm thế nào để đo được cái lỗ có đường kính 1mm với, em muốn chế tạo 1 cái lỗ trụ để luồn dây Hàn! thanhksssssssssss
 
L

Liễu Ngân Đình

trời đất ơi, chẳng hiểu gì hết.

Muốn đo cái lỗ ấy đúng là Fy1 không thì dùng cái chốt cũng Fy1 đút vào mà kiểm.
Mà lỗ to thế, dùng thước cặp mà đo. Có gì phải nghĩ.

Lỗ sâu 500mm mới đáng sợ chứ
 
Author
bác hiểu nhầm ý em rùi! bây giờ người ta đưa cho em chi tiết đó, họ bảo nó khoảng Fy1 gì đó, nhưng họ bảo phải đo chính xác để chế tạo lại ! Chứ không phải kiểm tra xem lỗ đó có phải là Fy1 không ? thankssssss
 
V

votinh

Dùng thước kep là được rồi .Đo lấy mấy điểm rồi lấy đường kính trung bình của nó là ok .Nếu không có thước kẹp to bằng đó có thể đo bằn phương pháp dây cung cũng khá chín xác.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Dùng thước kẹp mà đo chính xác cái lỗ D1 thì nghe chừng khó đấy ....và cũng không đảm bảo chính xác cho lắm. Có mấy cách sau:
1. Dùng máy phóng hình (nếu chi tiết dày quá thì k dùng được, trừ khi cắt cho nó thành lát mỏng).
2. Dùng máy đo 3 chiều CMM.
3. Nếu chỉ để luồn dây hàn thì sao không lấy luôn loại dây hàn của họ mà đo nhỉ? Tính thêm dung sai là xong.
 

ME

Active Member
Dùng dụng cụ đo lỗ nhỏ mà đo. Ví dụ của Mitutoyo chẳng hạn. Dụng cụ Bore Gage 256-173 của MItutoyo có thể đo lổ từ 0.95mm-1.55mm.
 
L

Liễu Ngân Đình

Bác lại đem LONG ĐAO ra chảm Gà con rồi.
1mm thì cũng bình thường, nhỏ là nhỏ so với 10mm chứ so với 0,1mm thì to lắm.
Vậy nên chưa cần đến thiết bị Khủng Long mà bác ME giới thiệu.
 

ME

Active Member
Theo yêu cầu của chủ topic là đo lỗ nhỏ 1mm thì cái dụng cụ tôi giới thiệu là đáp ứng được. Cũng không đắt lắm đâu. Làm gì mà Khủng với chả Long?
 
L

Liễu Ngân Đình


Bác có thể Post cái Ảnh của nó lên để em xem được không?
Cái Thông số của bác đưa ra, em ko tìm thấy trong Catalog
 
Last edited by a moderator:
Bạn buihuyen85 đã không cho biết độ chính xác như thế nào ,tuy nhiên đối với việc đo đường kính lổ với độ chính xác lên đến cộng trừ 0.001 mm người ta dùng các loại" pin gage." được sãn xuất hàng loạt nên giá thành cũng rẽ.
Pin gage thông thường được làm thành từng bộ (set )
Theo hệ inch thì có tầm từ 0.011 inch đến 1.00 inch ,cứ mỗi cái pin thì lớn hơn cái khác ( increment ) 0.001 inch (0.0254 mm ).
Hệ mét thì từ 0.11 mm đến 25.65 mm.
Các bộ đặc biệt thì mỗi pin khác nhau 0.0025 mm ,hoặc 0.0013 mm loại này khá đắt tiền.
Mỗi cái pin đều được khắc kích thước của nó trên đó.



Để đo lổ thì trước hết dùng thước kẹp để đo phỏng chừng ,sau đó lần lượt dùng pin để rà kích thước.
Ví dụ dùng thước kẹp đo được 1 mm ,lần lượt rả từ pin 0.95 mm dến pin 0.975 mm thì vẫn lọt hoàn toàn , pin 1 mm lại không lọt ,như vậy đường kính lổ trong khoảng 0.975 mm đến 1.00 mm
Cách này chính xác hơn cả CMM vì CMM chỉ tính đường kính trung bình trên vài điểm tiếp xúc với probe ,gặp lổ không tròn thì sẽ cho kết quả sai.
Pin thì tiếp xúc toàn diện với mặt của lổ trụ.
Nếu không có sẵn mấy cái pin gage này thì có thể dùng mấy tiện để làm vài cái pin có đường kính khác biệt bằng dung sai theo yêu cầu , rồi dùng để rà kích thước lổ muốn đo.
Làm mấy cái pin đường kính khác biệt 0.025 mm chắc chỉ là chuyện nhỏ đối với mấy bác thợ.
 
L

Liễu Ngân Đình

Cái này chính là Chốt kiểm hay gọi là Dưỡng kiểm dạng trụ tròn, gọi ngắn gọn là Chốt kiểm.
Cái này vừa rẻ vừa dễ thực hiện.
 
Gửi các bác catalogue inside dimension inspection tool cua mitsutoyo:
http://rapidshare.com/files/148442608/InsideDiameterInspectionTools_Mitsutoyo_.pdf.html
Để sắm đủ đồ chơi(gồm bore gage, indicator và ring gauge) để đo cái lỗ này thì cũng ngót hết hơn 500$ đấy!Phải coi lại xem sau khi làm xong lô hàng này có lấy lại vốn được không đã.

Theo thiển ý của tôi, nếu có cylindrical grinding machine hay center less thì mài 2 cây pin(GO: dung sai dưới, và NO GO: dung sai trên) để kiểm tra thì được rồi.
Mà chỉ kiểm cái lỗ để luồn dây hàn thôi thì đưa lên máy tiện tiện 2 cây pin này cũng được.
Cũng cần chú ý là nếu gia công cái lỗ này bằng wire cut thì phải kiểm lỗ NO GO lớn chút xíu(vừa đủ lớn để sau khi gia công xong không bị sót vết) nếu không khi gia công wirecut sẽ bị chạm điện.....
 
Author
Thank tất cả mọi người đã chỉ giáo, có rất nhiều phương pháp đo!Dầu em đã được xúc đi khá nhiều đất
 
L

Liễu Ngân Đình

Cũng cần chú ý là nếu gia công cái lỗ này bằng wire cut thì phải kiểm lỗ NO GO lớn chút xíu(vừa đủ lớn để sau khi gia công xong không bị sót vết) nếu không khi gia công wirecut sẽ bị chạm điện.....
Cái này thì yên tâm ko bị chậm điện đâu. Lý do:
- Vật này cần khoan lỗ xỏ dây nhỏ hơn fy1, vậy lỗ phải có kích thước cỡ 0,8mm để có được lỗ này cần đem Khoan xung siêu tốc vì Thép này đã được tôi. Nhưng dùng que khoan 0,8mm để khoan sẽ cho ra lỗ fy1 luôn. Vì thế ta cần khoan bằng que khoan 0,5mm sẽ cho ra lỗ fy 0,7mm.
- Dây cắt có đường kính 0,18mm (Molipden), thêm lượng bù phóng điện 0,02mm, Tổng là 0.2mm, mỗi bên là 0.1mm. Sẽ cắt mỗi bên thành lỗ là 0,15mm. Như vậy cắt xong sẽ không có Lõi phoi mà chỉ có mạt chảy theo dòng nước. Rất lý tưởng vì không sợ dây bị đẩy bởi lực phóng điện.
 
Một cách nữ là bạn có thể thuê đo, có loại máy đo hiển vi có thể đo được. Khi đặt chi tiết vào máy(máy này trông giống kính hiển vi), thay vì bạn nhìn chi tiết qua ống kính thì tín hiệu ảnh của chi tiết được đưa lên màn hình máy tính và phóng đại. Khi đó người đo sẽ nhìn theo ảnh phóng đại và vẽ lại đương tròn đi qua ba điểm, do hình đã phóng đại nên sai số bắt điểm là rất nhỏ. Mình nghĩ cái này thì khó tìm được chỗ có máy nhưng cũng giới thiệu để các bạn tham khảo.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tớ có sáng kiến thế này: Làm một cái chốt có đầu côn dài chừng 20mm, đầu nhỏ 0.9 và đầu lớn 1.1 chẳng hạn. Dùng cái chốt này cắm vào cái lỗ, vào được đến đâu thì dùng định lý Pythagor sẽ tính được đường kính lỗ với sai số khá nhỏ.
 

TYA

Well-Known Member
Một cách nữ là bạn có thể thuê đo, có loại máy đo hiển vi có thể đo được. Khi đặt chi tiết vào máy(máy này trông giống kính hiển vi), thay vì bạn nhìn chi tiết qua ống kính thì tín hiệu ảnh của chi tiết được đưa lên màn hình máy tính và phóng đại. Khi đó người đo sẽ nhìn theo ảnh phóng đại và vẽ lại đương tròn đi qua ba điểm, do hình đã phóng đại nên sai số bắt điểm là rất nhỏ. Mình nghĩ cái này thì khó tìm được chỗ có máy nhưng cũng giới thiệu để các bạn tham khảo.
Chính là anh có cái này nè.
Đo miễn phí cho sv
 
V

van ut

Chính là anh có cái này nè.
Đo miễn phí cho sv
Nếu có cần độ chính xác tới 0,01 hoặc 0,001mm thì liên hệ đây,mình đo dùm cho.Muốn đo chính xác đối với kích thước lổ nhỏ chỉ có thể đo trên kính hiển vi công cụ là thuận tiện nhất,giá lại rẻ
 
T

trungmcx

Bạn buihuyen85 đã không cho biết độ chính xác như thế nào ,tuy nhiên đối với việc đo đường kính lổ với độ chính xác lên đến cộng trừ 0.001 mm người ta dùng các loại" pin gage." được sãn xuất hàng loạt nên giá thành cũng rẽ.
Pin gage thông thường được làm thành từng bộ (set )
Theo hệ inch thì có tầm từ 0.011 inch đến 1.00 inch ,cứ mỗi cái pin thì lớn hơn cái khác ( increment ) 0.001 inch (0.0254 mm ).
Hệ mét thì từ 0.11 mm đến 25.65 mm.
Các bộ đặc biệt thì mỗi pin khác nhau 0.0025 mm ,hoặc 0.0013 mm loại này khá đắt tiền.
Mỗi cái pin đều được khắc kích thước của nó trên đó.



Để đo lổ thì trước hết dùng thước kẹp để đo phỏng chừng ,sau đó lần lượt dùng pin để rà kích thước.
Ví dụ dùng thước kẹp đo được 1 mm ,lần lượt rả từ pin 0.95 mm dến pin 0.975 mm thì vẫn lọt hoàn toàn , pin 1 mm lại không lọt ,như vậy đường kính lổ trong khoảng 0.975 mm đến 1.00 mm
Cách này chính xác hơn cả CMM vì CMM chỉ tính đường kính trung bình trên vài điểm tiếp xúc với probe ,gặp lổ không tròn thì sẽ cho kết quả sai.
Pin thì tiếp xúc toàn diện với mặt của lổ trụ.
Nếu không có sẵn mấy cái pin gage này thì có thể dùng mấy tiện để làm vài cái pin có đường kính khác biệt bằng dung sai theo yêu cầu , rồi dùng để rà kích thước lổ muốn đo.
Làm mấy cái pin đường kính khác biệt 0.025 mm chắc chỉ là chuyện nhỏ đối với mấy bác thợ.
Nếu đo hàng loạt thì sau bao nhiêu lần đo thì phải đi kiểm lại pin vì nó sẽ bị mòn ko còn chính xác nữa.
 
Top