Chỉ em cách vẽ rãnh chia phoi dao chuốt vuông với !!!

  • Thread starter hungyen_hy
  • Ngày mở chủ đề
H

hungyen_hy

Author
Rất cảm ơn mọi người!...từ một vấn đề khúc mắc mà ta tìm hiểu thêm được các mối liên hệ khác...thật là hay...cảm ơn bác Đình rất nhiều...thú thật với mọi người cho đến giờ em vẫn chưa tìm ra được cách vẽ hợp lý nhất ...đầu óc em dạo này thế nào ấy...chán!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tớ thì chẳng biết lý thuyết hay sách vở họ viết gì và các bạn đang xem những sách gì. Tớ chỉ biết rằng để làm con dao Chuốt là việc không dễ, vẽ 2D kiểu giống giống thì có thể tạm gọi là dễ nhưng khi khai triển 3D thì lại hơi khó, nếu thiết kế để gia công (làm thật, ăn thật) là việc khó chứ không dễ.
Chỉ đơn giản là thiết kế 1 con dao Xọc thôi, cũng không phải chuyện đơn giản. Đôi lúc nhìn những Chú thợ xọc bậc 7/7 mài dao theo kinh nghiệm, cũng thấy khó mà triển khai thành Văn bản và bản vẽ. Con dao Chuốt thực chất là tập hợp của những con dao Xọc, nhưng đẳng cấp thì cao hơn đến cả chục lần.

Bởi thế tớ mới khích lệ bạn và các bạn cố gắng lên. Tớ thì không đụng tới mấy việc này lâu rồi, giờ chỉ ngồi chiêm ngưỡng thôi nên chỉ biết khích lệ các bạn cố lên.:103:
 
Đúng là rất khó, nhìn bản vẽ thấy dung sai và yêu cầu kỹ thuật của nó đã nản rồi, em không biết ở VN có chỗ nào làm Dao Chuốt không nhỉ?Để mà kiếm sống được bằng nghề làm dao này...
Sách sv dùng để thiết kế chủ yếu là sách viết lại của Nga, hoặc một số thầy sang bên đó học rồi viết lại dùng cho sv trong trường, như cuốn Thiết kế dụng cụ cắt của Xemesenko chẳng hạn.
 
H

hungyen_hy

Author
hihi cảm ơn mọi người đã ủng hộ nha....chúc mọi người thành công thành công hơn nữa...
 
L

Liễu Ngân Đình

Author


Loại này có thể gia công bằng máy cắt dây CNC, nên trong nước làm thường xuyên.
 
M

machine001

Author
theo mình thì cũng không cần thiết vẽ chính xác hình chiếu đứng của rãnh chia phoi vì khi chế tạo từ các kích thước đã xác đinh thì nó sẽ tự hình thành, và ngươi chế tạo không quan tâm đến hình đó lắm mà quan trọng là các hình trích để xác định kích thước của rãnh chia phoi. muốn vẽ nó bạn hãy chiếu đủ 3 hình chiếu cơ bản thì sẽ vẽ được.
 

TYA

Well-Known Member
Đúng là rất khó, nhìn bản vẽ thấy dung sai và yêu cầu kỹ thuật của nó đã nản rồi, em không biết ở VN có chỗ nào làm Dao Chuốt không nhỉ?Để mà kiếm sống được bằng nghề làm dao này...
Sách sv dùng để thiết kế chủ yếu là sách viết lại của Nga, hoặc một số thầy sang bên đó học rồi viết lại dùng cho sv trong trường, như cuốn Thiết kế dụng cụ cắt của Xemesenko chẳng hạn.

VN mình hiện nay không làm được vật tròn xoay có độ cx 0.5micron. Về dao chuốt , chỉ làm được dao chuốt chìa khóa em ạ(dùng cho nhà máy sx khóa)

Các doanh nghiệp thường đặt mua dao chuốt của Mistubishi
 

TYA

Well-Known Member
theo mình thì cũng không cần thiết vẽ chính xác hình chiếu đứng của rãnh chia phoi vì khi chế tạo từ các kích thước đã xác đinh thì nó sẽ tự hình thành, và ngươi chế tạo không quan tâm đến hình đó lắm mà quan trọng là các hình trích để xác định kích thước của rãnh chia phoi. muốn vẽ nó bạn hãy chiếu đủ 3 hình chiếu cơ bản thì sẽ vẽ được.
Cái j quan trọng khi thk dao chuốt?

SV nhà ta vớ được sách là tra thôi, vd : chiều sâu cắt cho một lưỡi dao là 0.001~0.005 thì chọn cái nào ? Thói quen , sv sẽ chọn "ở giữa khoảng" cho chắc ăn, đỡ bị thày phê. Hichic

-Dung sai lỗ gia công +/-0.007 là thông dụng nhất (nếu +/-0.003 thì ma tây làm được, làm đc cũng khó mài đc cx từng ấy)

-Kết cấu vật chuốt chịu lực được không? ===>Số răng đồng thời cắt = 2~xx

-Lượng dư cắt(=đk max- đk min) nằm trong khoảng 0.12~0.18

Từ đó mà chia ra số răng cần thiết, các răng cuối chỉ cắt 0.0002~0.0005 mm thôi
 
H

hungyen_hy

Author
Em thấy dung sai của dao chuốt rất nhỏ.có phải dung sai của dao chuốt phụ thuộc vào cấp chính xác của lỗ gia công hay phụ thuộc vào lượng nâng của dao chuốt...mong mọi người giải đáp giúp...
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chuốt và Doa là quá trình gia công Tinh, đương nhiên Dung sai phải nhỏ rồi. Lượng cắt gọt của dao là rất mỏng nên sai số của chi tiết gia công được hạn chế, vì thế dao phải có sai số là nhỏ nhất có thể.
 
Em thấy dung sai của dao chuốt rất nhỏ.có phải dung sai của dao chuốt phụ thuộc vào cấp chính xác của lỗ gia công hay phụ thuộc vào lượng nâng của dao chuốt...mong mọi người giải đáp giúp...
Dung sai của dao chuốt phụ thuộc vào cấp chính xác của lỗ gia công không phụ thuộc vào lượng nâng của răng dao . Lượng nâng ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt ,kích thước dài của dao , điều kiện chứa phoi ,lực cắt ...
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Em thấy dung sai của dao chuốt rất nhỏ.có phải dung sai của dao chuốt phụ thuộc vào cấp chính xác của lỗ gia công hay phụ thuộc vào lượng nâng của dao chuốt...mong mọi người giải đáp giúp...

Chuốt không phải là công đoạn hoàn thiện của lỗ, thường là chuốt xong để làm chuẩn cho các công đoạn gia công tiếp theo có định vị bằng lỗ.

Riêng chuốt then hoa thì không gia công thêm - vì không gia công được tinh hơn

Độ nhám yeu cầu của chuốt là 12.5 Rz nên dù dung sai đường kính rraast nhỏ (+/-0.007~+/-0.010) cũng không sử dụng như bề mạt finish được

Dao chuốt là loại dao mục đích riêng. Người ta cần lỗ phi 20 chẳng hạn, lượng dư gia công sau nhiệt luyện là , vd 0.10 thì chuốt sẽ là phi 19.9+/-0.007 và của tiện sẽ là phi 19.78 +/-0.025 (vd chuốt lượng dư 0.12)
và cổ dao - guide cùa 2 răng chuốt đầu tiên có phi 19.78-0.025= 19.775 max
 
H

hungyen_hy

Author
Đường kính của phần định hướng sau nên chọn như thế nào...?em tìm hiểu thì thấy đường kính lấy bằng đường kính danh nghĩa của chi tiết (lúc đầu em lấy bằng đường kính của răng sửa đúng)...mọi người cho ý kiến về vấn đề này nha....thanks!
 
Chuốt không phải là công đoạn hoàn thiện của lỗ, thường là chuốt xong để làm chuẩn cho các công đoạn gia công tiếp theo có định vị bằng lỗ.
Tại sao chuốt lại ko phải là công đoạn hoàn thiện lỗ nhỉ? Tớ thấy đúng đấy chứ. sau chuốt bạn còn gia công gì thêm nữa đâu ngoài nhiệt luyện (và có thể mài)?
Chuốt ko chỉ gia công xong chỉ để làm chuẩn đâu. Nếu giả sử chi tiết nào đó ko có lỗ mà lại chỉ chuốt thêm cái lỗ chỉ để định vị thôi ư? Bạn xem lại xem.
@hungyen_hy: Phần định hướng sau có tác dụng bảo vệ răng sửa đúng cuối cùng và tránh cho bề mặt đã gia công ko bị xước. Nên kích thước phần này nên lấy sao cho khe hở giữa lỗ và phần đhs là nhỏ, nhưng chú ý phải đảm bảo phần định hướng sau phải đi qua được lỗ đã gia công, điều này bạn phải chú ý cả phần dung sai, tốt nhất là vẽ trường phân bố dung sai giữa lỗ sau gia công và trường dung sai của phần đhs để xét, sẽ dễ dàng hơn.
 

TYA

Well-Known Member
Tại sao chuốt lại ko phải là công đoạn hoàn thiện lỗ nhỉ? Tớ thấy đúng đấy chứ. sau chuốt bạn còn gia công gì thêm nữa đâu ngoài nhiệt luyện (và có thể mài)?
Chuốt ko chỉ gia công xong chỉ để làm chuẩn đâu. Nếu giả sử chi tiết nào đó ko có lỗ mà lại chỉ chuốt thêm cái lỗ chỉ để định vị thôi ư? Bạn xem lại xem.
Grind đã ra trường chưa nhỉ?

Chuốt có nhám dọc trục, dạng xước nên không hợp với chi tiết quay. Chi tiết tĩnh (có then bằng, lỗ vuông,then hoa... chẳnng hạn) thì người ta chuốt vì đặc tính : - năng suất cao.
- Dung sai ổn định (chứ sai số hình học k cao lắm, độ nhám thay đổi khi dao mới/mài/cũ...)
-Giá rẻ(1 dao chuốt tuổi thọ ~2000~5000 x 10 lần mài)

chứ không phải có cách gia công khác(xọc, đột, xung điện,....)

Với chi tiết then hoa di trượt(dọc trục), thì tốc độ nhỏ, Rz dọc ít ảnh hưởng nên chấp nhận không gia công thêm sau nhiệt luyện.

Đọc kĩ, mình có chú thích về t/h then hoa trong bài trước !

=================
Sau nhiệt luyện, lỗ sẽ được mài/mài khôn/tiện cứng... đến kích thước cần thiết.

=================
Các chi tiết lỗ trụ, mặt tinh thì khoan + doa chứ không chuốt, tiện + chuốt + mài.

Việc cái lỗ không chuốt vẫn làm chuẩn được như chuốt cho các công đoạn tiếp theo. Nhưng hàng hỏng sẽ rất nhiều (hầu như phải đo 100% đối với đk lỗ) mặc dù tiện đạt Rz rất tốt , là vì kích thước tiện k ổn định như chuốt
Vì thể mà chuốt để đảm bảo cho định vị.

Không có lỗ mà phải đục lỗ ra, chuúot để định vị? bạn tự phát biểu thế.

(thực tế cũng có chi tiết phức tạp ko có lỗ vẫn phải đục ra đó, g/c tinh lỗ làm chuẩn g/c sau đó nó vẫn nằm trong sản phẩm ... mà chẳng để làm gì )
 
N

NQA

Author
Trên hình chiếu đứng bạn không cần vẽ chính xác. Bạn chỉ cần thể hiện các vị trí có rãnh chia phoi thui. Bạn không thể chế tạo được con dao có rãnh chia phoi thể hiện trên hình chiếu đứng đâu. Bạn cần hình cắt và xác định kích thước vẽ trên hình cắt ấy.
 
Top