Thêm một chút về ly hợp siêu việt nè

Author
Định trả lời cho dieutn về ly hợp siêu việt hai chiều mà cái topic lại đóng mất rồi, đành phải mở topic mới vậy, các Mod coi nếu thấy tiện thì cứ cho nó vào chung một nhà nhé.
Về cơ bản ly hợp siệu việt hai chều cũng y như hai cái ly hợp siêu việt một chiều gắn đối xứng mà thôi( xem hình):



Nhớ rằng ta có hai trục truyền chủ động có tốc độ góc khác nhau( V1< V2), truyền cho 01 trục bị động.Khi làm việc bình thường trục 1 sẽ truyền động cho trục bị động( có cả hai chiều theo hình).
Trái:



Và phải:



Còn khi quay nhanh thì trục 2 ( có tốc độ cao hơn) sẽ truyền động, nhờ hệ thống vấu mà lực được truyền qua các viên bi, tới trục.
Lấy ví dụ cho quay phải, nếu quay trái thì chỉ ngược lại thôi.



Hình như đây là một patent của Liên xô hồi đó, lâu lắm rồi nên không nhớ kỹ
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Cãi chày cối 1 tí :


-----------Namnp có thấy cả hai chiều quay thì cái áo ngoài cùng luôn bắt cái lõi trong cùng quay theo mình >>> nếu truyền thế này tôi thay = khớp đàn hồi

>>Tính chất của ly hợp nằm ở đâu ?

------------Hai là, tôi không rõ cái vật màu đỏ truyền cho cái lõi trong cùng 1 vận tốc cùng/khác chiều so với cái áo ngoài ??

Khác chiều thì không xong, 2 mô men xoắn 1 trục (lõi). Nếu cùng chiều thì cuối cùng cơ cấu hoạt động ra sao, lõi lấy vận tốc của anh nào ?


Vài ngu ý như vậy, giải đáp giúp nhé.

file này tya cũng định minh họa cho topix đã đóng :: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3861&page=32, #311
 
Last edited:
@nova: Cái topic "ly hợp siêu việt" bị khóa! người mở topic này hoàn toàn thiện chí, trong đó đã có hai cái "nick béo" tham gia là Dieutn letiendung chỉ có điều một số bài viết của người khác có nội dung vượt mức cho phép vậy mà vẫn bị khóa? theo em BQT đã có quyền xóa bài rồi thì ko nên khóa topic mà không một lời chăn trối như vậy.

Bàn tiếp về cái ly hợp siêu vượt 1 chiều: minh họa thêm hai cái ảnh
trạng thái tự do

trạng thái vượt


Cái ly hợp này gọi là siêu việt hay siêu vượt? nguyên lý của nó là một "trục" nhận chuyển động quay từ hai nguồn- cái đĩa ở giữa có thể nhận chuyển động quay từ vành ngoài hoặc từ cái trục màu đen, khi đó chuyển động quay nào nhanh hơn từ cái vành ngoài hay từ cái trục thì cái đĩa ở giữa sẽ quay theo nguồn đó, trong hình minh họa khi cái trục màu đen quay nhanh hơn cái vành ngoài thì cái đĩa sẽ quay theo tốc độ nhanh hơn đó.

Trong chuyển động vẫn thường nói: cái xe màu đen chạy nhanh hơn vượt cái xe màu đỏ rồi. (overrunning clutch) với từ này thì gọi là siêu vượt sẽ dễ hình dung hơn.

Tất nhiên trong nhiều sách và nhiều người vẫn gọi nó là siêu việt? còn bạn bạn gọi nó là gì?
như vậy:
cái vành ngoài có thể quay hai chiều
cái trục màu đen có tác dụng tạo ra tính siêu vượt - tạo ra chuyển động quay nhanh hơn cho cái đĩa ở giữa
với cái ly hợp này thì chỉ vượt một chiều
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Có nhiều sự giải thích rồi, nhưng chưa "thuận tai" (theo ý cá nhân).




VD : trong cách gt của 2nd.

Cái chi tiết xám khi CHỦ ĐỘNG truyền cho cái vành ngoài thì hình minh họa của 2nd đúng .

Dưới đây là lập luận với hình minh họa của 2nd

Nhưng nói "cái đĩa ở giữa - tức cái chi tiết xám - có thể (BỊ ĐỘNG) nhận chuyển động từ vành ngoài " là hình minh họa sai.


Giữa bị động và chủ động là hai trạng thái hoàn toàn ngược nhau.
(hộp tăng tốc thành giảm tốc, tỉ số truyền u thành 1/u ..v..v, )


hoặc là "....(vẫn ý trên) từ cái trục màu đen" cũng chưa chính xác.

Lý do : Nếu lồng không thì cái trục đen và chi tiết xám không thể truyền

Nếu lắp chặt/then/buloong/hàn..... thì tạm coi cái trục đen và chi tiết xám là một >> cơ cấu gồm 3 vật là vòng ngoài, bi(chốt) và vật còn lại >> và ta chỉ xét sự truyền của 2 vật với nhau >> chứ không có vật nào truyền hai vật còn lại


==========================

Giải thích hoạt động.

cơ cấu gồm 5 vật : áo ngoài màu đen, lò xo xanh,,bi/chốt trụ, áo nhựa xám,trục then xanh.

Đóng : là khi vật xanh quay chiều kim dh. Lò xo luôn làm cho áo nhựa quay theo chiều kim dh - tức luôn tha hòn bi / chốt theo chiều đó, do tì vào cam áo ngoài nên bi/chốt "muốn đi vào trong" nữa (hãy quan sát biên dạng cam)

Khi muốn đi vào trong, bi chạm vào mặt ngoài trục then xanh >>Nhờ lực ma sát bi-trục then xanh mà hình thành hiện tượng tự hãm giữa áo ngoài - bi - trục then xanh

>> áo ngoài quay theo

Nhả : là khi vật xanh quay ngược lại. Không xảy ra tự hãm. Bi sẽ quay trơn, trục then xanh không truyền ra áo ngoài.

Cơ cấu này truyền động giữa áo ngoài và trục then, cái trục then lắp vào then cái gì thì tùy.

Chú ý : chữ quay trong giải thích hiểu là quay tương đối cái này so với cái kia, nếu cả 2 cùng quay, vd vì quán tính , cùng chiều nhau thì cứ "đọ" vận tóc mà xét
 
Last edited:
Note: hình minh họa chỉ minh họa một phần nguyên tắc của cái LHSV và những dẫn giải ở dưới, không minh họa toàn bộ các chuyển động của nó. (hình minh họa có thể thay đổi mà không cần thông báo trước :4:)

@TYA: lần trước anh đã cầm trên tay cái ly hợp cam rồi, anh cũng đã tháo tung nó ra cho cả nhà cùng chứng kiến. Em cũng được biết anh làm cho một hãng có sản xuất xe máy. Anh TYA cho hỏi cái ly hợp cam đó có phải nó gắn ở đầu motor khởi động không, motor đề. Nếu có thể anh chụp thêm vài cái ảnh trong cụp lắp ráp liên quan cho em xem.
Có ly hợp siêu việt hai chiều không anh?
Lúc nào có thêm mấy cái ảnh em sẽ post tiếp, không nói xuông, có hình nào thì nói cái hình ấy cho nó trực quan.
Nếu anh không ngại, cho em xin file solidwork về cái ly hợp cam trên, mail của em: t304105@gmail.com
Goị nó là gì? ly hợp siêu việt, ly hợp siêu vượt, ly hợp cam, ly hợp một chiều ... theo em xuất phát từ ý đồ người gọi và quan trọng hơn là "cái đó", "nó" làm việc trong những mối tương quan nào và mục đích để làm gì. Nhưng cấu tạo và bản vẽ thì phải thống nhất.
 

TYA

Well-Known Member
........Anh TYA cho hỏi cái ly hợp cam đó có phải nó gắn ở đầu motor khởi động không, motor đề. Nếu có thể anh chụp thêm vài cái ảnh trong cụp lắp ráp liên quan cho em xem.
Có ly hợp siêu việt hai chiều không anh?
....

Không phải ở mô tơ đề 2nd ah.

Nó được lắp vào đầu trục khuỷu bởi mối ghép then hoa (đương nhiên cả đai ốc nữa). Cái "áo ngoài" là cam mang bánh răng(phía kia) chủ động.

Bánh răng chủ động đó ăn vào br bị dẫn khác lớn hơn -giảm tốc mà- mang nửa ly hợp ma sát - nửa ly hợp kia nằm trên trục số. Ly hợp ma sát đó truyền/cắt động lực từ cái br bị dẫn đó tới cụm br số

(có 2 trục số, mỗi trục mang 4 br số 1234)

Chức năng :

cái ly hợp cam này không phải để truyền động lực mà nó dùng phanh hãm quán tính của cụm ly hợp ma sát :

khi ga đều , khuỷu truyền động cho quả văng (của ly hợp văng) lằm quả văng bung ra bám vào tang trống - mà tang trống hàn liền với cái br chủ động kia (việc này hiểu như là khi ta đạp phanh chân, má phanh bám vào trống phanh í)

tức là khuỷu truyền động br chủ động không bởi ly hợp cam (lúc này ly hợp nhả) , br chủ động dẫn br bị dẫn rồi tới lhms, trục số ....bánh xe.

Khi giảm ga :

LHMS cắt >> nửa LHMS lắp br dẫn là tự do (quay quán tính)

Ly hợp văng nhả (khuỷu quay chậm ly hợp văng sẽ không bám nữa) nên br chủ động tự do đối với khuỷu

Hai br tự do cứ thế quay nếu không hãm lại >> ly hợp cam lúc này có tác dụng hãm : br bị dẫn lúc này dẫn ngược lại br chủ động, br chủ động nhờ ly hợp cam mà bám vào khuỷu.


Anh sẽ gủi lên đây file sw của cơ cấu. http://www.mediafire.com/?sharekey=a477bf1205a5cc057432d3c9683f450ae04e75f6e8ebb871 Nhưng hình ảnh lắp ráp ... thì không được tiết lộ mà. (khâu lắp ráp cái này là lắp cụm động cơ rồi)
 
Last edited:
Hình minh họa của 2nd bị sai chiều chuyển động nó phải quay theo chiều ngược lại thì mới làm việc được. Ở đó trục (đen) lắp then với đĩa nâu.
Em đang tìm hiểu về li hợp 2 chiều. hiện đang busy quá, mấy hôm nữa sẽ post lên vậy, có gì các anh chỉ giúp nhé nhất là anh TYA và Namnp2007.
 
@TYA thanks bác vì cái file sw bác up
@dieutn: cái hình này minh họa rằng khi cái vành ngoài quay theo chiều kim đồng hồ thì cái đĩa màu xám với cái trục màu đen không quay. vì thế nó ko sai.

còn cái hình này minh họa rằng khi cái vành ngoài quay ngược chiều kim đồng hồ thì cái đĩa màu xám với cái trục màu đen quay theo nó. thêm một hình nữa cho khỏi lăn tăn!
 
Author
Bữa nay mới thấy lại cái topic mình "gây sự", xin cáo lỗi cùng các bạn.
Xin nói rõ thêm một chút về tên gọi của ly hợp siêu việt: LHSV là một loại ly hợp dùng để nhận chuyển động từ 02 nguồn có tốc độ góc khác nhau cho một trục bi động( xin nhắc kỹ hai nguồn này vẫn co khả năng luôn luôn chạy, vì vậy LHSV phải "biết cách" tách nguồn có tốc độ không phù hợp, mà không làm trục bị động bị đứng hay bị vặn xoắn.
@ bác TYA: Đúng thế, vì cái vỏ đó là nguồn truyền chuyển động có vận tốc thấp, thông thường nguồn này là chủ đạo. Phần ly hợp (nếu bắt phải có:4::4:) sẽ được chú ý vào phần trượt của các viên bi đối với chiều ngược lại.
Khi cần truyền chuyển động có vận tốc cao thì cái phần màu đỏ sẽ tạo chuyển động, lúc này các viên bi bị đè vào phần lõm, nên không thể liên kết vỏ và trục được nữa, nên trục bắt buộc phải quay theo tốc độ của cái màu đỏ. Nên nhớ lúc này phần vỏ vẫn tiếp tục quay với tốc độ cố hữu của nó, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.
Hì hì vậy chắc bác TYA biết cái nì ở đâu rồi nhỉ: Xin bật mí một tí vậy: Kính thưa các bác đã từng đụng chạm đến cái máy tiện 16K20,1K62, T620 và một số máy có hệ thống truyền động tương tự, LHSV dùng trong các máy này để nhận chuyển động từ hộp chạy dao (V1, chậm)và động cơ chạy dao nhanh( V2, nhanh). truyền cho bàn dao. Vào bất kỳ lúc nào ta gạt cần chạy dao nhanh( về bất kỳ hướng nào) và bấm nút chạy nhanh thì lập tức bàn dao sẽ thực hiện chuyển động nhanh, bất kể lúc đó bàn dao đang được thực hiện chuyển động theo chiều nào hay đứng yên.
 
Last edited:
Không phải ở mô tơ đề 2nd ah.
Hình dưới là ứng dụng của ly hợp này trên mô tơ đề (loại giảm tốc) xe oto, cơ cấu này cho phép chuyển động chỉ truyền theo 1 chiều từ máy khởi động đến vành răng bánh đà.


 
Last edited:
Em bận quá nhưng các thấy các anh "sôi động" quá nên góp vui một tý, chưa hoàn thiện các bác đóng góp nhé.

Li hợp siêu việt hai chiều dùng trong băng tải để khi bị tắc có thể chuyển động lùi lại được:


Trong công nghệ Ôtô cũng dùng trong dẫn động 4WD - 4 Wheel Drive, nghĩa là 4 bánh xe dẫn động (cả 4 bánh xe đều được dẫn động và dẫn động thông qua hộp số phụ)
Hoặc ở máy cắt cỏ khi bị mắc nó quay ngược lại được.

Sơ đồ lắp ráp như sau:



Mặt cắt qua phần li hợp: hình a, ko làm việc, hình b làm việc



Mặt cắt toàn bộ khi đã lắp xong:



Cấu tạo:
Một bánh răng lớn nhận chuyển động từ nguồn, ăn khớp trong với bánh răng nhỏ. Vành trong của bánh răng nhỏ có các rãnh cam truyền qua bi vào các rãnh cam của vành đĩa, vành này ăn khớp với trục ra qua then hoa.
 
X

xtonline

Em đang làm đồ án máy công cụ, chuyên đề là thiết kế li hợp siêu việt cho máy tiện ren vít vạn năng 16k20. E thấy hình này trong sách Thiết kế máy công cụ tập 2, tác giả Nguyễn Anh Tuấn. Đây là li hợp siêu việt 2 chiều. E chưa hiểu hoạt đông của nó như thế nào. Mong anh chị chỉ bảo thêm. E cảm ơn.
 
M

Mr.Death

Lạ nhỉ. Trong ô tô thì cái này còn có 1 tên là Free Wheel, dịch tạm thời là khớp 1 chiều :|.
 
Em đang làm đồ án máy công cụ, chuyên đề là thiết kế li hợp siêu việt cho máy tiện ren vít vạn năng 16k20. E thấy hình này trong sách Thiết kế máy công cụ tập 2, tác giả Nguyễn Anh Tuấn. Đây là li hợp siêu việt 2 chiều. E chưa hiểu hoạt đông của nó như thế nào. Mong anh chị chỉ bảo thêm. E cảm ơn.
Trong máy 16K20 chỉ là 1 chiều thôi bạn à
Xem chi tiết ở đây:
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=8428
 
D

duyphong

Ðề: Thêm một chút về ly hợp siêu việt nè

Ai biết chỗ nào bán Ly hợp siêu việt này ở Hà Nội không chỉ cho mình với.
Thanks !
 
Top