Lò muối

worm

Well-Known Member
Moderator
Topic này phát xuất từ: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=9104

hiện tại mình đang sử dụng lò điện (tự lấp ráp)nên nhiệt độ chừng 1000c trở lại thôi.Nếu anh cần xem qua qui trình để thấm nito thì ok nhưng mình ko bít có thành công hay ko ^^ Mình chỉ làm theo kinh nghiệm thôi 0903356223
:10:
Nếu thế thì đến 99.99% lò của bạn không thể thấm N thể lỏng. Còn thấm thể khí hay không còn phải xem xét thiết kế lò mới biết. Nếu có thể
thì đưa thiết kế hoặc ảnh chụp lò của bạn lên đây.
 
Last edited:
P

phatgia1982

Hiện tại mình chủ yếu làm gang cầu và gang xám
nhưng mình nhúng vào dung dịch thì ko thể gia công đc,nó rất cứng
nhưng mình ram lại thì độ đàn hồi rất cao hiện tại mình ở q6 nếu có ai wa tham quan mình sẽ tiếp hết mình,mình cũng ko bit giải thích thế nào
cám on mấy bạn nhiều
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@phatgia1982: bạn có thể đưa thông tin về chế độ nhiệt, loại dung dịch mà bạn sử dụng lên MES được không? Và nếu thay dung dịch đó bằng loại khác (có thể chỉ là nước) thì kết quả sẽ thế nào khi chế độ nhiệt không thay đổi?
 
P

phatgia1982

dung dich la sodium t 1000 độ minh chua thu cac loai dd khac , mình ko bít nó có độc hại đến sức khỏe sau này ko thì mình ko bít mong các bạn cố vấn cho mình
 

worm

Well-Known Member
Moderator
dung dich la sodium t 1000 độ minh chua thu cac loai dd khac , mình ko bít nó có độc hại đến sức khỏe sau này ko thì mình ko bít mong các bạn cố vấn cho mình
Căn cứ theo nhiệt độ và tên dung dịch (chưa đầy đủ) mà bạn đưa ra, theo phán đoán của tôi, loại muối bạn dùng là soldium nitrate (NaNO3) và có thể trộn thêm một số loại muối khác. Và lò của bạn là lò muối sử dụng điện cực?? ---> có một số khái niệm bạn bị nhầm lẫn:

  • nếu dùng loại muối đó để nung bán thành phẩm --> muối nóng chảy, không phải dung dịch.
  • loại lò dùng muối này (nóng chảy) để nung bán thành phẩm ---> có tên là lò muối, không phải lò điện trở.
  • nếu bạn pha muối đó với nước thì mới gọi là dung dịch, và dung dịch này nếu dùng để nhúng chi tiết đã nung nóng vào (làm nguội) thì gọi là dung dịch tôi.
  • cái tên Soldium là tên tiếng Anh (hoặc tên thương mại) của nguyên tố Na, và nó không đủ để cho biết loại muối bạn dùng là gì. Nó còn có phần tên phía sau nữa, vd: soldium nitrate, soldium chloride ...
Để có thể tư vấn hay hỗ trợ bạn được tốt hơn, bạn có thể cho tôi biết một số thông tin sau được không?

  • vùng làm việc (không gian làm việc) của lò? nếu có thể đưa hình vẽ mô tả hoặc hình chụp của lò thì càng tốt.
  • nhiệt độ làm việc của lò?
  • loại muối sử dụng? là dung dịch làm nguội hay hỗn hợp muối nóng chảy?
  • thời gian nung sản phẩm trong lò?
  • nhiệt độ đã sử dụng để ram?
  • thời gian ram?
Thông qua việc trao đổi những thông tin đó, có thể chúng ta sẽ tìm hiểu được thêm nhiều điều có ích cho công việc của mình.

 
P

phatgia1982

lò mình rộng 2 tấc cao 3 tấc nhiệt độ cỡ 1000 đó là muối hòa tan trong nước ko phải muối nóng chảy (muối nóng chảy mình bit nhung có mùi rất khó chịudd dạng bột thời gian thì tùy theo mình ráp lò như thế nào thôi nhiệt độ ram cỡ 300 500 độ
 

worm

Well-Known Member
Moderator
lò mình rộng 2 tấc cao 3 tấc nhiệt độ cỡ 1000 đó là muối hòa tan trong nước ko phải muối nóng chảy (muối nóng chảy mình bit nhung có mùi rất khó chịudd dạng bột thời gian thì tùy theo mình ráp lò như thế nào thôi nhiệt độ ram cỡ 300 500 độ
Đâu phải loại muối nào cũng có mùi khó chịu. Hơn nữa, ở 1000 độ thì nước cũng bay hơi hết từ lâu rồi, và từ khoảng 550 độ là muối bắt đầu bị nung chảy.

Việc bạn xử lý nhiệt cho phôi gang như vậy (không biết thời gian nung và giữ nhiệt bao lâu?, theo cách nói của bạn có lẽ cũng không nhiều thời gian?), thực tế chẳng tuân thủ theo quy trình nhiệt luyện nào dành cho gang cả. Với 2 khoảng nhiệt độ như bạn đưa ra, sẽ trùng với quy trình ủ graphit hóa và ủ khử ứng suất (làm tăng tính dẻo của gang) nhưng do thời gian không phù hợp (quá ngắn, vì theo lý thuyết, thời gian cần thiết từ 3h trở lên) nên mỗi thứ chỉ có 1 chút tác dụng. Mặt khác, quá cứng thì giòn và khó gia công, nhưng khi độ cứng phù hợp thì lại tăng độ đàn hồi (dẻo quá thì không đàn hồi được), những yếu tố này có nguyên nhân chính do cách xử lý nhiệt của bạn: nung nóng 1000°C--> (làm nguội) ---> ram 500°C. Cụ thể hơn chắc phải đến tận nơi hoặc chờ sự trình bày rõ ràng, rành mạch hơn của bạn.

P/S: nếu có thể, liên hệ với Lily trên này để nhờ khảo sát. Không biết có phải loại lò bạn đang sử dụng có giống thế này không?

 
Last edited:
P

phatgia1982

Mình cứ nung nóng sp cho tới đúng nhiệt độ mình cần xong rồi cho liền vào nc (trong nước có dd) vậy là nó rất cứng.Lò mình hiện tại sử dụng dc làm bằng dây dẫn nhiệt +lớp cách điện và nòng inox lò mình ko bít có thể làm sắt thành thép hay ko vì mình ko bít nhiệt độ cần để nung nóng sắt.Hiện tại mình gia công piston_ring,mình muốn cải thiện tốc độ nung nóng của lò lên nhanh hơn nữa ko bit có dc ko
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Mình cứ nung nóng sp cho tới đúng nhiệt độ mình cần xong rồi cho liền vào nc (trong nước có dd) vậy là nó rất cứng.Lò mình hiện tại sử dụng dc làm bằng dây dẫn nhiệt +lớp cách điện và nòng inox lò mình ko bít có thể làm sắt thành thép hay ko vì mình ko bít nhiệt độ cần để nung nóng sắt.Hiện tại mình gia công piston_ring,mình muốn cải thiện tốc độ nung nóng của lò lên nhanh hơn nữa ko bit có dc ko
Vậy thì hiểu rồi, những nguyên công bạn thực hiện có các tác dụng như sau:
* nung nóng sau đó làm nguội trong dung dịch nước muối --> nguyên công tôi, có tác dụng làm tăng độ cứng khá nhiều (do tốc độ nguội của nước muối khá nhanh).
* ram ở nhiệt độ 500 độ C, khi đó, nhờ chuyển pha, tổ chức của vật liệu sẽ thay đổi, độ cứng giảm bớt và tạo ra khả năng đàn hồi (kết hợp giữa tính dẻo và cứng), nhất là cho chi tiết dạng ring, thanh mỏng ..
Tăng tốc độ nung lên cao thì không phải lúc nào cũng tốt, nhất là với chi tiết dạng ring thì thực tế, tốc độ nung của nó cũng khá cao rồi (do kích thước mỏng..). Theo tôi biết, những chi tiết loại đó hay được chế tạo bằng thép thì phải? Và loại thép đó thường là thép hợp kim Mn, Si hoặc thép dụng cụ carbon cao (0.6 ~ 0.9%)C
 
Top