Van an toàn tác dụng tuỳ động

Author
1. Tính cho van bi:
Thiết đặt áp suất mở van bi bằng áp suất cho phép Pcp= 21Mpa
Khi đó Px0.A = Cb.xb0 = 21Mpa. Chọn lò so tính đc xb0, A, Cb
Chọn khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi (chọn xb)
và áp suất khi van bi mở lớn nhất là ->
Fbmax= Cb.(x)=Cb(xb+xb0) = Pbmax.A
Pbmax = Cb(xb+xb0)/A -> biết Pbmax


2. Tính cho van trượt:
Chọn lò so của van trượt có lực căng ban đầu
Fv0 = Cv.xv0= (Pbmax-Pcp).Av
Av: A van trượt,
Và Pbmax – Pcp = tổn thất áp suất qua tiết lưu.
-> Chọn được các thông số lò so van trượt
(Mục đích là để lò so van trượt giữ cho van trượt chưa hoạt động khi van bi mở chưa max và van bi làm việc như van tràn)
Phân tích quá trình làm việc:
a/ Khi áp suất hệ thống nhỏ hơn Pcp (21Mpa):
Van bi và van trượt đều đóng.
b/ Khi áp suất hệ thống lớn hơn Pcp và nhỏ hơn Pbmax:
Van bi mở van trượt vẫn đóng do lực căng lò so của van trượt giữ lại chống lại tổn thất áp suất qua tiết lưu (???)
c/ Khi áp suất hệ thống lớn hơn Pbmax:
Lúc này cả hai van đều làm việc. (tổn thất áp suất qua tiết lưu = lực căng ban đầu của lò so van trượt = Pbmax- Pcp )
Đọc xong bài anh em có ý kiến thế này:
Theo cách tính của anh thì chỉ khi van bi mở hết ( ứng với độ dịch chuyển của lò xo van bi là xb+x0, và áp suất trong hệ thống đạt Fbmax), tổn thất áp suất qua tiết lưu = Pbmax-Pcp thì van trượt mới dịch chuyển đi lên (và có lẽ là đi lên cho hết hành trình của nó vì lúc van bi mở hết thì tổn thất qua tiết lưu cũng đạt max rồi). Như vậy thì khi chỉ cần tổn thất đó là van trượt mở hết cho dầu từ P1 đến P3 rồi. Tuy nhiên, nguyên lý của van là như thế này:
Khi có chất lỏng qua van bi ( áp suất dầu trong hệ thống vượt 21Mpa), do tổn thất áp suất qua tiết lưu nên một độ chênh áp được tạo ra giữa buồng a,d và buồng e và lực tạo ra do tổn thất này đủ thắng lực căng lò xo van trượt 3. vì vậy, van trượt chuyển động đi lên ( với hành trình bao nhiêu đó thì còn phải tính). Nếu áp suất trong hệ thống tiếp tục tăng, van bi mở càng lớn, dòng chảy qua van bi càng lớn( dòng chảy qua tiết lưu càng lớn) làm tổn thất qua tiết lưu càng lớn. Do đó, van trượt càng được nâng lên cao hơn ( tiết diện lưu thông từ cửa P1 đến P3 càng lớn). Như vậy, khoảng nâng lên của van trượt tương ứng với giá trị tổn thất qua tiết lưu thời điểm đó ( phụ thuộc vào P1).
Em có ý kiến như thế. Anh xem lại giùm em nhé. Cảm ơn anh.
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Đọc xong bài anh em có ý kiến thế này:
Theo cách tính của anh thì chỉ khi van bi mở hết ( ứng với độ dịch chuyển của lò xo van bi là xb+x0, và áp suất trong hệ thống đạt Fbmax), tổn thất áp suất qua tiết lưu = Pbmax-Pcp thì van trượt mới dịch chuyển đi lên (và có lẽ là đi lên cho hết hành trình của nó vì lúc van bi mở hết thì tổn thất qua tiết lưu cũng đạt max rồi). Như vậy thì khi chỉ cần tổn thất đó là van trượt mở hết cho dầu từ P1 đến P3 rồi. Tuy nhiên, nguyên lý của van là như thế này:
Khi có chất lỏng qua van bi ( áp suất dầu trong hệ thống vượt 21Mpa), do tổn thất áp suất qua tiết lưu nên một độ chênh áp được tạo ra giữa buồng a,d và buồng e và lực tạo ra do tổn thất này đủ thắng lực căng lò xo van trượt 3. vì vậy, van trượt chuyển động đi lên ( với hành trình bao nhiêu đó thì còn phải tính). Nếu áp suất trong hệ thống tiếp tục tăng, van bi mở càng lớn, dòng chảy qua van bi càng lớn( dòng chảy qua tiết lưu càng lớn) làm tổn thất qua tiết lưu càng lớn. Do đó, van trượt càng được nâng lên cao hơn ( tiết diện lưu thông từ cửa P1 đến P3 càng lớn). Như vậy, khoảng nâng lên của van trượt tương ứng với giá trị tổn thất qua tiết lưu thời điểm đó ( phụ thuộc vào P1).
Em có ý kiến như thế. Anh xem lại giùm em nhé. Cảm ơn anh.
"Theo cách tính của anh thì chỉ khi van bi mở hết ( ứng với độ dịch chuyển của lò xo van bi là xb+x0, và áp suất trong hệ thống đạt Fbmax), tổn thất áp suất qua tiết lưu = Pbmax-Pcp thì van trượt mới dịch chuyển đi lên.
-> Theo cách tính toán của tôi thì đúng là như vậy.

"Như vậy thì khi chỉ cần tổn thất đó là van trượt mở hết cho dầu từ P1 đến P3 rồi."
-> Điều này không đúng, khi áp suất hệ thống lớn hơn Pbmax (khi van trượt bắt đầu làm việc) thì tổn thất áp suất qua tiết lưu luôn bằng Pbmax-Pcp và không đổi. Khi van trượt đi lên thì ứng với lượng tăng áp suất thì van trượt mở nhiều hay ít để xả chất lỏng về bể chứa và áp suất trong hệ thống trở về cân bằng (Chức năng tuỳ động???). Van trượt không bao giờ mở được max vì áp suất hệ thống không thể tiến tới vô cùng. (Thông cửa 1 với cửa 3 thì áp suất trong hệ thống = P môi trường, tức là giống như bạn chĩa thẳng đầu ra của máy bơm vào bể nước ý). Bạn cứ tính lượng di chuyển lên của van trượt ứng với một số giá trị áp suất đi thì chắc bạn sẽ thấy.

"Nguyên lý làm việc:
Khi có chất lỏng qua van bi ( áp suất dầu trong hệ thống vượt 21Mpa), do tổn thất áp suất qua tiết lưu nên một độ chênh áp được tạo ra giữa buồng a,d và buồng e và nếu lực tạo ra do tổn thất này đủ thắng lực căng lò xo van trượt 3. vì vậy, van trượt chuyển động đi lên ( với hành trình bao nhiêu đó thì còn phải tính)."
-> Tôi bổ xung thêm chữ Nếu tô đậm, còn nếu không đủ lớn thì chất lỏng xả một ít qua van bi và áp suất hệ thống trở về cân bằng.

"Nếu áp suất trong hệ thống tiếp tục tăng, van bi mở càng lớn, dòng chảy qua van bi càng lớn( dòng chảy qua tiết lưu càng lớn) làm tổn thất qua tiết lưu càng lớn."
-> Điều này sai, áp suất hệ thống tiếp tục tăng thì van bi mở vẫn vậy (vì đạt max rồi mà) và tổn thất áp suất qua tiết lưu không đổi khi áp suất hệ thống tiếp tục tăng. lúc này thì chính áp suất tăng đó làm van trượt chuyển động lên trên xả chất lỏng qua cửa 3 và hệ thống trở lại cân bằng.
Dòng tô đậm tôi cho là đúng nhưng nguyên nhân không phải do dòng chảy qua tiết lưu càng lớn mà là do van trượt đi lên áp suất buồng e tăng (thể tích buồng e bị thu hẹp) đẩy chất lỏng ra ngoài theo van bi.
Tổn thất áp suất qua tiết lưu không thay đổi.

"Như vậy, khoảng nâng lên của van trượt tương ứng với giá trị tổn thất qua tiết lưu thời điểm đó ( phụ thuộc vào P1)."
Khoảng nâng lên của van trượt phụ thuộc vào mức độ chênh áp của buồng e với buồng a,d tức là P1 với buồng e chứ không chỉ mỗi tổn thất áp suất qua tiết lưu. Và đây chính là điều tôi thắc mắc với giải thích trong sách giáo khoa !
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Cho tôi hỏi bạn 1 chút, bạn đặt
Q tiết lưu = Q van bi
bạn căn cứ vào đâu vậy? Và khi van trượt đi lên phần thể tích trong buồng e bị nhỏ lại -> phần dầu bị nhỏ lại đó đi đâu vậy?
 
Author
Cho tôi hỏi bạn 1 chút, bạn đặt
Q tiết lưu = Q van bi
bạn căn cứ vào đâu vậy? Và khi van trượt đi lên phần thể tích trong buồng e bị nhỏ lại -> phần dầu bị nhỏ lại đó đi đâu vậy?
Dạ, ở đây em chỉ tính lưu lượng tức thời tại thời điểm van bi mở nhưng van trượt chưa chuyển động đi lên thôi ạ.
 
Author
Em thử cách tính của anh em thấy thế này:
-Khi chọn khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi:Em chọn đường kính lỗ qua van bi là 3 mm, đường kính viên bi là 4 mm ( đường kính bi=1.3*đường kính lỗ), lúc này em chọn lò xo có độ cứng 80.187N/mm> tính được Xbo là 2.26 mm. Khi tính khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi (Xb) thì chỉ cần Xb tăng lên 0.1 mm thì áp suất trong hệ thống sẽ tăn lên 1Mpa. Em nghĩ, khoảng dịch chuyển lớn nhất của lò xo sẽ ừng với lúc van bi mở hoàn toàn, tức là Xb gần bằng 1 mm ( khoảng này tính được)tương ứng với áp suất Pbmax=30 Mpa. Con số này lớn đấy chứ ( tổn thất áp suất =9 Mpa>lò xo 3 có độ cứng cũng không nhỏ).
Khi tính thế này thì sẽ có một thời gian hệ thống chịu quá tải ( thời gian áp suất hệ thống tăng từ Pcp=21Mpa đến Pbmax), nếu chịu quá tải như thế thì hệ thống có thể bị phá hủy! Chỗ này em không hiểu , mong anh giải thích giùm.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Hình thế này bác ạh. Van bi 5 có tác dụng điều khiển. khi áp suất vượt quá mức cho phép thì van bi mở, cho một ít chất lỏng chảy về bình. lúc này, chất lỏng qua tiết lưu 6 sẽ bị tổn thất áp suất và tạo ra độ chên áp trước và sau tiết lưu. Do đó, van trượt 4 sẽ bị đẩy lên chất lỏng chảy từ p1 đến p3 về thùng chứa, lò xo 3 là lò xo yếu chỉ có tác dụng thắng lực ma sát giữa van trượt 4 và vỏ.


nếu hình không hiện lên thì đây là link của nó, bác nào post lên dùm em với, em không biết.

Tớ sợ nguyên lý thế này thì van không làm việc an toàn.

Khi van bi đóng thì áp suất các vùng a, c, d, và e đều bằng nhau và bằng p1. Đến khi p1 vượt giá trị ấn định (21 mPa) thì van bi mở, nhưng kết quả cũng chẳng cải thiện được gì, vì các vùng nói trên vẫn có áp suất bằng p1 do cửa thông 6 quá lớn. Điều đó có nghĩa là van trượt số 4 vẫn không thể chuyển động được. Tóm lại là chi tiết này hoàn toàn không có tác dụng, dù p1 có giá trị bằng bao nhiêu.

Quá trình xả áp hoàn toàn trông cậy vào van bi, thoát qua đường p2. Nếu van bi và đường p2 quá nhỏ, không xả kịp thì hệ thống sẽ gặp nguy hiểm khi p1 vượt giá trị cho phép quá lớn.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Tớ sợ nguyên lý thế này thì van không làm việc an toàn.

Khi van bi đóng thì áp suất các vùng a, c, d, và e đều bằng nhau và bằng p1. Đến khi p1 vượt giá trị ấn định (21 mPa) thì van bi mở, nhưng kết quả cũng chẳng cải thiện được gì, vì các vùng nói trên vẫn có áp suất bằng p1 do cửa thông 6 quá lớn. Điều đó có nghĩa là van trượt số 4 vẫn không thể chuyển động được. Tóm lại là chi tiết này hoàn toàn không có tác dụng, dù p1 có giá trị bằng bao nhiêu.

Quá trình xả áp hoàn toàn trông cậy vào van bi, thoát qua đường p2. Nếu van bi và đường p2 quá nhỏ, không xả kịp thì hệ thống sẽ gặp nguy hiểm khi p1 vượt giá trị cho phép quá lớn.
Thông thường thì lỗ của van tiết lưu có đường kính nhỏ thôi bác DCL ạ, 0.8 đến 1mm.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em thử cách tính của anh em thấy thế này:
-Khi chọn khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi:Em chọn đường kính lỗ qua van bi là 3 mm, đường kính viên bi là 4 mm ( đường kính bi=1.3*đường kính lỗ), lúc này em chọn lò xo có độ cứng 80.187N/mm> tính được Xbo là 2.26 mm. Khi tính khoảng dịch chuyển lớn nhất của van bi (Xb) thì chỉ cần Xb tăng lên 0.1 mm thì áp suất trong hệ thống sẽ tăn lên 1Mpa. Em nghĩ, khoảng dịch chuyển lớn nhất của lò xo sẽ ừng với lúc van bi mở hoàn toàn, tức là Xb gần bằng 1 mm ( khoảng này tính được)tương ứng với áp suất Pbmax=30 Mpa. Con số này lớn đấy chứ ( tổn thất áp suất =9 Mpa>lò xo 3 có độ cứng cũng không nhỏ).
Khi tính thế này thì sẽ có một thời gian hệ thống chịu quá tải ( thời gian áp suất hệ thống tăng từ Pcp=21Mpa đến Pbmax), nếu chịu quá tải như thế thì hệ thống có thể bị phá hủy! Chỗ này em không hiểu , mong anh giải thích giùm.
Có cái lò so nào mềm hơn một tý không:26:, nếu tổn thất như thế thì đúng là lớn thật. Tôi muốn chọn như thế để van bi làm việc như một van tinh chỉnh thôi, tức là nếu áp suất lớn hơn cho phép một chút thôi thì van bi làm việc. Vì nếu van bi mở mà van trượt cũng mở đồng thời (là trường hợp lò so van trượt yếu chỉ thắng lực ma sát) thì sẽ gây sụt áp lớn trong hệ thống vì vận tốc van trượt di chuyển chậm.
Nếu vậy bạn thử tính ngược lại bằng cách đặt một giá trị Pquá tải rồi tính ngược ra lò so van bi xem.
 
Author
Tớ sợ nguyên lý thế này thì van không làm việc an toàn.

Khi van bi đóng thì áp suất các vùng a, c, d, và e đều bằng nhau và bằng p1. Đến khi p1 vượt giá trị ấn định (21 mPa) thì van bi mở, nhưng kết quả cũng chẳng cải thiện được gì, vì các vùng nói trên vẫn có áp suất bằng p1 do cửa thông 6 quá lớn. Điều đó có nghĩa là van trượt số 4 vẫn không thể chuyển động được. Tóm lại là chi tiết này hoàn toàn không có tác dụng, dù p1 có giá trị bằng bao nhiêu.

Quá trình xả áp hoàn toàn trông cậy vào van bi, thoát qua đường p2. Nếu van bi và đường p2 quá nhỏ, không xả kịp thì hệ thống sẽ gặp nguy hiểm khi p1 vượt giá trị cho phép quá lớn.
Đường kính tiết lưu 6 chỉ 1 mm thôi bác ạ. Cái hình em vẽ nó hơi lớn.
 
Author
Có cái lò so nào mềm hơn một tý không:26:, nếu tổn thất như thế thì đúng là lớn thật. Tôi muốn chọn như thế để van bi làm việc như một van tinh chỉnh thôi, tức là nếu áp suất lớn hơn cho phép một chút thôi thì van bi làm việc. Vì nếu van bi mở mà van trượt cũng mở đồng thời (là trường hợp lò so van trượt yếu chỉ thắng lực ma sát) thì sẽ gây sụt áp lớn trong hệ thống vì vận tốc van trượt di chuyển chậm.
Nếu vậy bạn thử tính ngược lại bằng cách đặt một giá trị Pquá tải rồi tính ngược ra lò so van bi xem.
Tính như thế thì hơi khó, có lẽ là không tính được anh à. vì khi áp suất vượt quá 21 thì van bi mở đồng nghĩa với áp suất Pe cũng thay đổi nên không biết lực tác dụng lên van bi là bao nhiêu cả.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Thông thường thì lỗ của van tiết lưu có đường kính nhỏ thôi bác DCL ạ, 0.8 đến 1mm.
Vậy thì càng thấy rõ rằng nguyên lý van này có vấn đề. Ở đây, ta thấy rằng hệ số độ nhớt của lưu thể và độ chính xác của đường kính lỗ tiết lưu (tạm gọi một cách nôm na như vậy) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhạy của van. Và ta cũng biết rằng độ nhớt luôn là hàm số của bản chất lưu thể và nhiệt độ làm việc, còn độ chính xác gia công lỗ tiết lưu thì phụ thuộc quá nhiều yếu tố.

Một thiết bị mà phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố khó kiểm soát như thế thì không thể coi là tốt được. Càng khó có thể gọi nó là "van an toàn"!

Tóm lại, bài toán này đúng là khó thật, không hiểu thày giáo ra đề bài này có ý gì không?
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Vậy thì càng thấy rõ rằng nguyên lý van này có vấn đề. Ở đây, ta thấy rằng hệ số độ nhớt của lưu thể và độ chính xác của đường kính lỗ tiết lưu (tạm gọi một cách nôm na như vậy) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhạy của van. Và ta cũng biết rằng độ nhớt luôn là hàm số của bản chất lưu thể và nhiệt độ làm việc, còn độ chính xác gia công lỗ tiết lưu thì phụ thuộc quá nhiều yếu tố.

Một thiết bị mà phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố khó kiểm soát như thế thì không thể coi là tốt được. Càng khó có thể gọi nó là "van an toàn"!

Tóm lại, bài toán này đúng là khó thật, không hiểu thày giáo ra đề bài này có ý gì không?
Vấn đề là nó có nhiều thông số đầu vào có thể chọn lựa nên chắc phải nghĩ ra lựa chọn nào hợp lý nhất. Vậy nên bài toán mới trở nên khó.
Còn nguyên lý van thì chắc không có vấn đề gì, vì độ nhớt động học ảnh hưởng đến vận tốc dòng chảy qua tiết lưu, từ đó ảnh hưởng đến lưu lượng qua tiết lưu.
Khi lưu lượng xả qua tiết lưu không kịp thì áp lực đó sẽ tác động lên van trượt đẩy van trượt đi lên, do đó chỉ cần khống chế lực căng ban đầu của lò so van trượt (=tổn thất áp suất qua tiết lưu) là có thể điều khiển được van.
 
Author
Vậy thì càng thấy rõ rằng nguyên lý van này có vấn đề. Ở đây, ta thấy rằng hệ số độ nhớt của lưu thể và độ chính xác của đường kính lỗ tiết lưu (tạm gọi một cách nôm na như vậy) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhạy của van. Và ta cũng biết rằng độ nhớt luôn là hàm số của bản chất lưu thể và nhiệt độ làm việc, còn độ chính xác gia công lỗ tiết lưu thì phụ thuộc quá nhiều yếu tố.

Một thiết bị mà phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố khó kiểm soát như thế thì không thể coi là tốt được. Càng khó có thể gọi nó là "van an toàn"!

Tóm lại, bài toán này đúng là khó thật, không hiểu thày giáo ra đề bài này có ý gì không?
Cái van này cũng có trong sách thủy lực và máy thủy lực tập 2 anh ạ. Hiện tại em có 3 tài liệu nói về van này nhưng mỗi tài liệu nói mỗi khác. em chả hiểu thế nào cả. Thế này thì em cháy đồ án rồi. Thứ hai là hết hạn rồi.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Cái van này cũng có trong sách thủy lực và máy thủy lực tập 2 anh ạ. Hiện tại em có 3 tài liệu nói về van này nhưng mỗi tài liệu nói mỗi khác. em chả hiểu thế nào cả. Thế này thì em cháy đồ án rồi. Thứ hai là hết hạn rồi.
3 sách nói khác nhau ở điểm nào bạn post lên đc không? Tôi không có sách đó:1:. Thanks
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cái van này cũng có trong sách thủy lực và máy thủy lực tập 2 anh ạ. Hiện tại em có 3 tài liệu nói về van này nhưng mỗi tài liệu nói mỗi khác. em chả hiểu thế nào cả. Thế này thì em cháy đồ án rồi. Thứ hai là hết hạn rồi.
Tớ đồ rằng cậu quên một vài tiểu tiết nhỏ nào đó, chứ như hình vẽ của cậu thì không thể giải thích nổi nguyên lý hoạt động của cái van này đâu!
 
Author
Tớ đồ rằng cậu quên một vài tiểu tiết nhỏ nào đó, chứ như hình vẽ của cậu thì không thể giải thích nổi nguyên lý hoạt động của cái van này đâu!
http://www.4shared.com/file/103461729/10beb2be/truyen_dong_Thuy_Khi_T_Hoang.html
http://www.4shared.com/file/103461260/bc50df5/Chuong_3.html
http://www.4shared.com/file/104250363/7fecf65e/TDH_Thuy-khi.html
link 1 giống kết cấu của em
link 2 và 3 kết cấu nó có khác một chút nhưng cũng thế
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Bạn xem lại cho tôi có công thức nào tính khoảng dịch chuyển của piston (van trượt) dựa vào độ chênh áp suất giữa 2 buồng không nhé.
Tính dựa theo lưu lượng, Lưu lượng qua van bi bằng tổng thể tích buồng e bị nhỏ lại do van trượt đi lên với lưu lượng qua tiết lưu.
Qvan bi = Q tiết lưu + Qvan trượt (Q van trượt = thể tích buồng e bị nhỏ lại)

Mà Q = V.A -> Tính Vvan bi và Vtiết lưu là xong
mà Vvan bi với V tiết lưu được tính theo phương trình Becnuli
V1*V1/2 + P1/rô = V2*V2/2 + P2/rô
V1 là vận tốc chất lỏng trước tiết lưu và trước van bi nên = 0
Từ đó tính được V sau tiết lưu và Vvan bi theo Pe và P1(P hệ thống).
Pe lại được tính theo độ cứng của lò so van bi, nên tuỳ theo độ mở của van bi mà tính được khoảng dịch chuyển của van trượt.
Bạn thử tính xem còn vướng mắc ở đâu không thì lại nghĩ tiếp, hihihi.
 
L

LeAnhCHP

Xin chào các bác.
Tôi xin phép được tham gia góp ý kiến, nếu khí không phải mong các bác bỏ qua.
Tôi xin phép giải thích sơ đồ nguyên lý của bác tammaihuy như sau:
1. Áp suất pe (khoange) để mở van bi 2 là áp suất d đã qua tiết lưu 6 (đây là tiết lưu cố định), cho nên áp suất e có giá trị nhỏ hơn d và e luôn tỉ lệ với d (1/k lần, k=const). Đây chính là áp suất điều khiển (theo kiểu khuếch đại).
2. Khi p1 nhỏ hơn giá trị đặt, các lực tác dụng:
pc.Sc + pd.Sd = Flx + pe.Se (pe = pd/k)
Van trượt 4 ở vị trí đóng.
3. Khi p1 lớn hơn giá trị đặt. pe > pmax của van bi 2 (pe = pd/k = p1/k'), van vi 2 sẽmở ra, áp lực pe sẽ giảm xuống (gần bằng 0 hoặc rất nhỏ).
Lúc này vế bên phải của phương trình chỉ còn lực lò xo 3 (Flx).
Lực ở khoang c (pc.Sc) + khoang d (pd.Sd) > Flx, đẩy van trượt 4 nâng lên mở khoang a thông ra cửa p3. Giảm áp suất p1 xuống áp suất an toàn.
Như vậy ta chỉ cần điều chỉnh thiết đặt áp suất pe có giá trị nhỏ ta sẽ được áp suất đặt lớn p1 của hệ thống.
Chúc bạn thành công!
 
Top