cho mình hỏi bài tập thủy lực này với

  • Thread starter vu_quang_long
  • Ngày mở chủ đề
V

vu_quang_long

Author
Cho 1 motor thủy lực đang làm việc và có lưu lượng riêng là 0.4dm3 , làm việc với số vog quay là 300 vòng/phút , áp suất đầu vào motor 170 kgf/cm3 , áp suất đầu ra 90 bar . Cho hiệu suất thể tích là 0.8 , hiệu suất tổng là 0.85 tính :
a) Moment ở đầu ra của động cơ
b) Lưu lượng dầu đi của động cơ
c) Công suất tạo ra hiện có ở trục motor
bài 2 :
cho 1 đoạn mạch gồm các van 1 chiều mắc nối tiếp nhau ( trong đoạn nối tiếp có các đoạn mắc song song ) , mất mát qua các van là đenta q ( các giá trị khác nhau ở mỗi van ) .
cho mình hỏi phương pháp làm các dạng bài tập .
nếu có thể giải dùm mình bài 1 luôn cũng đc , mình cảm ơn nhiều

"cho mình hỏi bài tập thủy lực này cái" - lần sau thay bằng "này với" nhé!, và hãy hiên nhẫn khi đi hỏi.
 
Last edited by a moderator:
Thầy bạn cho bạn bài tập như thế này thì chắc hẳn là bạn phải có tài liệu tính cá thông số cơ bản mô tơ chứ. Mình nói một vài ý thế này bạn tính nhé.
Để cho tiện quy định như thế này nhé:
q_lưu lượng riêng của mô tơ(mét khối)
Qlt_ lưu lượngc lý thuyết( đổi ra mét khối/phút)
Qtt_lưu lượng thực tế
N_công suất
p1_ ÁP suất đầu vào (N/m2)
p2_ áp suất đầu ra
M_mô men (N.m)
a. M=[q*(p1-p2)*hiệu suất tổng]/2*pi(); pi()=3.14
b. Lưu lượng mô tơ theo lý thuyết(Qlt)=lưu lượng riêng của mô tơ*số vòng quay/phút. đơn vị lưu lượng thường dùng là lít/phút.
Lưu lượng thực tế vào động cơ: Qtt=Qlt*hiệu suất thể tích.
b. Công suất động cơ(N)=M*2*pi()*n
n- số vòng quay/phút
 
V

vu_quang_long

Author
có cách nào khác ko nhỉ rất cảm ơn bạn tanmaihuy nha
 
T

thanhtungbk_vn

Author
ban sang nha D6 dai hoc bachkhoa. giai dap moi van de mot cach nhanhnhat.
thu xem biet lien
 
V

vu_quang_long

Author
D6 là nhà nào vậy bạn mình ở dhbk tphcm mà làm gì có D6 bạn
 
R

rustbolt

Author
Cho 1 motor thủy lực đang làm việc và có lưu lượng riêng là 0.4dm3 , làm việc với số vog quay là 300 vòng/phút , áp suất đầu vào motor 170 kgf/cm3 , áp suất đầu ra 90 bar . Cho hiệu suất thể tích là 0.8 , hiệu suất tổng là 0.85 tính :
a) Moment ở đầu ra của động cơ
b) Lưu lượng dầu đi của động cơ
c) Công suất tạo ra hiện có ở trục motor
bài 2 :
cho 1 đoạn mạch gồm các van 1 chiều mắc nối tiếp nhau ( trong đoạn nối tiếp có các đoạn mắc song song ) , mất mát qua các van là đenta q ( các giá trị khác nhau ở mỗi van ) .
cho mình hỏi phương pháp làm các dạng bài tập .
nếu có thể giải dùm mình bài 1 luôn cũng đc , mình cảm ơn nhiều
Chào bạn vu_quang_long!

Bó tay! Từ người hỏi, người trả lời, cho đến người xem (kể cả rustbolt!). Câu hỏi lơ mơ, trả lời lơ mơ, học hành lơ mơ, kiến thức lơ mơ, làm việc lơ mơ... (xin lỗi anh Đình vì trích dẫn không xin phép). Với cung cách này, xin đừng bao giờ nhắc tới cụm từ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá..." mà xấu hổ!
Các bài tập cực kỳ cơ bản mà bất cứ cuốn giáo trình thuỷ lực - máy thuỷ lực nào cũng có. Tại sao bạn không lật sách ra xem? Không thể nói là không có sách, vì nếu không có thì bạn học bằng gì?
Bài 1: áp suất tính bằng kgf/cm3?
Bài 2: chỉ có dữ kiện, không có câu hỏi?
Tóm lại, rustbolt cho rằng, không nên hỏi và cũng không nên trả lời những câu hỏi đại loại như thế này vì điều đó sẽ làm giảm chất lượng của diễn đàn!
Tuy nhiên, rustbolt cũng đã... trót nhúng tay vào, xin được trả lời vắn tắt:

1- Lưu lượng riêng 0.4 L/rev, tốc độ 300 rev/min. Tính lưu lượng?
Có thể diễn đạt bằng lời như sau: có một cái máy (không cần biết máy gì) mà cứ 1 vòng quay của nó có 0.4 lít dầu đi qua. Hỏi sau 300 vòng quay có bao nhiêu dầu đi qua nó? Bạn thử đố một em HS lớp 5 xem thử nó làm được không? Về hiệu suất thể tích thì chắc nó chưa có khái niệm, nhưng không lẽ cả bạn cũng không biết?

2- Tính moment, công suất...?
Đừng bị ngập chìm trong cái đám công thức lằng nhằng của các cuốn sách (có khi cũng... lơ mơ) mà quên đi những điều cơ bản nhất đã học từ những năm lớp 8 đến lớp 10 gì đó trong trường phổ thông!
Với một thiết bị thuỷ lực (hay thuỷ khí cũng vậy), 2 thông số cơ bản nhất của nó là lưu lượng (Q) và áp suất (P). Bạn chỉ cần nhớ:
Công suất = P x Q
Đơn vị của từng đại lượng là gì thì bạn tự cân bằng lấy. Nếu không nhớ, cứ chuyển tất tần tật về hệ SI, sau đó quy đổi về các đơn vị bạn muốn.
Vấn đề hiệu suất bạn tự nghiệm ra, không cần nhắc lại
Có công suất, có số vòng quay thì đương nhiên có moment, khỏi nhắc lại luôn!

Có thể ý kiến của rustbolt làm bạn (và có thể một số bạn khác) mất lòng. Rustbolt chấp nhận điều đó, sẵn sàng nghe chửi nhưng sẽ không thay đổi ý kiến!
Cám ơn tất cả các bạn đã đọc những dòng... khó nghe ở trên!
 
Anh rustbolt nói hay lắm. Hoan hô cả hai tay. Nhưng hình như anh rustbolt có rất nhiều kiến thức nhưng lại ít tham gia diễn đàn. Có phải là vì những câu hỏi trên diễn đàn là quá tầm thường. Em cũng xin lỗi anh Đình trước luôn. Cái quan trọng là mọi người nhiệt tình giúp nhau để trao đổi, thảo luận thôi. Mong bác đừng giận. Thành công là bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt như thế đấy!
 
Thầy bạn cho bạn bài tập như thế này thì chắc hẳn là bạn phải có tài liệu tính cá thông số cơ bản mô tơ chứ. Mình nói một vài ý thế này bạn tính nhé.
Để cho tiện quy định như thế này nhé:
q_lưu lượng riêng của mô tơ(mét khối)
Qlt_ lưu lượngc lý thuyết( đổi ra mét khối/phút)
Qtt_lưu lượng thực tế
N_công suất
p1_ ÁP suất đầu vào (N/m2)
p2_ áp suất đầu ra
M_mô men (N.m)
a. M=[q*(p1-p2)*hiệu suất tổng]/2*pi(); pi()=3.14
b. Lưu lượng mô tơ theo lý thuyết(Qlt)=lưu lượng riêng của mô tơ*số vòng quay/phút. đơn vị lưu lượng thường dùng là lít/phút.
Lưu lượng thực tế vào động cơ: Qtt=Qlt*hiệu suất thể tích.
b. Công suất động cơ(N)=M*2*pi()*n
n- số vòng quay/phút
@ vu_quang_long :

Bài 1 : 1kgf/cm2 = 0.981 bar

- câu a : M = [hiệu suất thể tích. q_l/ph * (p2_bar - p1_bar)] / [2.pi]

- câu b : Qtt = Qlt / hiệu suất thể tích

- câu c : N_kW = [(p2_bar - p1_bar ).Qtt_l/ph * hiệu suất tổng cộng] / 600
 
Last edited:
V

vu_quang_long

Author
chỉ do bài tập này mình ko biết cách giải cụ thể nó như thế nào , sách thì viết quá lan man , mà lúc trên trường thầy lại ko dạy kỹ , nên mình mới hỏi anh em trong diễn đàn mong các bạn chia sẻ pp làm bt này 1 cách đúng nhất . mà bạn rusbolt nói thế mình hơi buồn , quan trọng là mọi ng giúp đỡ nhau thôi , nhưng mình cũng cảm ơn bạn đã chia sẻ
 
R

rustbolt

Author
chỉ do bài tập này mình ko biết cách giải cụ thể nó như thế nào , sách thì viết quá lan man , mà lúc trên trường thầy lại ko dạy kỹ , nên mình mới hỏi anh em trong diễn đàn mong các bạn chia sẻ pp làm bt này 1 cách đúng nhất . mà bạn rusbolt nói thế mình hơi buồn , quan trọng là mọi ng giúp đỡ nhau thôi , nhưng mình cũng cảm ơn bạn đã chia sẻ
Đời là mấy tí! Hạnh phúc cho những ai mang lại niềm vui cho nhiều người khác, và bất hạnh thay cho những ai chuyên gieo rắc những nỗi buồn! Bạn buồn lòng vì những lời nói thẳng nói thật của rustbolt. Thành thật xin lỗi, và mong rằng những gì rustbolt viết tiếp dưới đây sẽ làm vơi đi phần nào những buồn phiền của bạn.
Thầy dạy không kỹ, sách viết lan man… Điều đó là sự thật đáng buồn, nhưng là chuyện dài nhiều tập! Bạn, rustbolt, và nhiều bạn khác.. có thể làm gì để thay đổi được cái thực tế ấy? Không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh, không nên than thân trách phận, rằng ta sinh ra bất trùng thời… Bản lĩnh của con người là biết chấp nhận những cái đó như là “một phần tất yếu của cuộc sống” và biết cách nỗ lực để vượt lên.
Trong việc học hành, sách vở, Thầy Cô, bạn bè, thực tế… chỉ mới là một vế. Vế còn lại là sự tìm tòi, nghiên cứu, tự chiêm nghiệm và tự rút ra những kết luận, những thủ thuật, những phương pháp cho riêng mình.
Bạn microfun đưa ra công thức cho động cơ thuỷ lực:
N_kW = [(p2_bar - p1_bar ).Qtt_l/ph * hiệu suất tổng cộng] / 600 (1)
Chính xác, trong sách chắc cũng như vậy
Nếu là bơm thuỷ lực thì chia (thay vì nhân) cho hiệu suất:
N_kW = [(p2_bar - p1_bar ).Qtt_l/ph / hiệu suất tổng cộng] / 600 (2)
Chú ý xác định cho rõ cái nào là P2, cái nào là P1 trong từng trường hợp cụ thể.
Khi làm bài tập, chỉ đơn giản thay số vào công thức là có kết quả, chẳng có vấn đề gì. Thế nhưng, bạn có bảo đảm rằng sau khi thi xong môn thuỷ lực, bạn vẫn nhớ nó không, hay là “chữ Thầy tôi trả cho Thầy, tôi về tôi giữ con trâu bầy nhà tôi”? Và sau khi ra trường, đi làm, bạn có cam đoan rằng còn lưu trong đầu chút khái niệm nào đó về động cơ, về bơm, về hệ thống thuỷ lực không? Khi bạn ra công trường, xuống phân xưởng, đi tham quan nhà máy nào đó với ý đồ… ăn cắp công nghệ của đơn vị bạn chẳng hạn (!), bạn có biết cần phải nhanh mắt liếc qua các thông số nào đang hiện trên panel điều khiển, nhanh chóng ước lượng các kích thước, các tham số quan trọng của một cái cylinder thuỷ lực đang hoạt động trước mắt hay không? Mục đích cuối cùng là, sau khi ra về, bạn có thể tái hiện toàn bộ những gì thu thập được và có thể cho ra cái thiết kế y chang (có khi còn hay hơn) hệ thống đang hoạt động của người ta.
Trở lại với các công thức, bạn có tin rằng chỉ với các kiến thức Vật lý đã học trong trường phổ thông, một em học sinh lớp 10 có thể xây dựng được công thức (2) ở trên không? Tất nhiên không phải em nào cũng làm được, nhưng hoàn toàn không vượt ra khỏi kiến thức đã học.
Xem hình vẽ sau, và giả sử rằng hệ thống hoạt động với hiệu suất thể tích và năng lượng đều là 100%:




Mỗi giây pump sẽ chuyển đi một lượng dầu là Q [m3]. Dầu đẩy piston đi một đoạn X [m]. Dầu không rò rỉ đi đâu cả và cũng không bị nén lại (như chất khí), cân bằng thể tích ta có:
Q = X.S (S là diện tích mặt cắt ngang cylinder)
X là quãng đường piston di chuyển trong 1 giây, cũng chính là vận tốc piston nên có thể viết lại biểu thức trên:
Q = V.S, hay V = Q/S (3)
Cân bằng lực trên piston (bên phải chịu ngoại lực F, bên trái chịu áp lực dầu):
F = (P1 – P2).S = P.S (4)
Công suất = Lực x Vận tốc
Đây là công thức sơ đẳng nhất của cơ học Newton, còn gọi là "công thức vàng" của cơ học, và cũng là của các kỹ sư cơ khí:

Power [W] = F[N] .V[m/s] (5)
Thay (3), (4) vào (5):
Power [W] = F.V = P.S.Q/S = P[N/m2].Q [m3/s]
Kết quả:
Power [W] = P[N/m2].Q [m3/s] (6)
Đây là công thức tính công suất của bơm (hoặc motor thuỷ lực) mà rustbolt đã nói ở bài trên, cực kỳ đơn giản và dễ nhớ, cũng như nêu bật lên được cái “bản chất thuỷ lực” của vấn đề. Qua vài phép biến đổi đơn vị, cũng như đưa thêm hiệu suất vào, bạn sẽ có được công thức (2) đã nêu. Công thức (1) là hệ quả trực tiếp của công thức (2) bằng các suy luận về áp suất và năng lượng. Rustbolt không làm tiếp nữa mà để dành lại cho bạn. Xin lưu ý, cân bằng thứ nguyên và chuyển đổi các hệ đơn vị đo lường là một trong những kỹ năng quan trọng của người kỹ sư, chúng rất đơn giản nhưng đừng xem thường!
Hãy tự chiêm nghiệm và tự rút ra các công thức thực hành, cũng như phương pháp học, phương pháp nghiên cứu cho riêng bạn.
Chúc bạn vui vẻ và học tốt!

@tanmaihuy
Bạn đừng nói vậy, rustbolt có ba đầu sáu tay gì cũng không dám nhận rằng mình “có nhiều kiến thức”! Biển học mênh mông, càng học càng… dốt!
Rustbolt ít tham gia, không phải vì thiếu nhiệt tình, mà vì phần lớn quỹ thời gian của rustbolt dành cho việc “tháo các bu lông rỉ sét, mang ra chợ bán để kiếm ít tiền còm” (như rustbolt đã nói trong bài chào sân MES). Những lúc có thể vào MES chỉ là những khoảng thời gian giải lao ít ỏi mà thôi. Mong bạn đừng hiểu lầm!
 
Last edited by a moderator:
Vâng. Có lẽ là em hiểu nhầm. Mong bác rustbolt bỏ qua.
Em có ý kiến thế này:
- Ở công thức tính mômen của bác microfun: Bác nhân với hiệu suất thể tích, nhưng em nghĩ mômen thì phải nhân hiệu suất tổng, vì lúc tính mômen thì phải tính đến ảnh hưởng của hiệu suất cơ khí chứ.
- Công thức tính công suất thì các bác nói đúng, em không có ý kiến gì cả, ngoài công thức đó ra còn có thêm công thức: N=M*omega ( omega là vận tốc góc=2*pi()*n). Mong các bác cho ý kiến
- Còn công thức tính lưu lượng thì em sai thật do em tìm hiểu chưa kỹ.
Em cũng mới tìm hiểu lĩnh vực này nên có những sai sót đáng tiếc. Em sẽ rút kinh nghiệm lần sau.:57:
Chúc các Bác mạnh khỏe, công tác tốt.
 
R

rustbolt

Author
Vâng. Có lẽ là em hiểu nhầm. Mong bác rustbolt bỏ qua.
Em có ý kiến thế này:
1) Ở công thức tính mômen của bác microfun: Bác nhân với hiệu suất thể tích, nhưng em nghĩ mômen thì phải nhân hiệu suất tổng, vì lúc tính mômen thì phải tính đến ảnh hưởng của hiệu suất cơ khí chứ.
2) Công thức tính công suất thì các bác nói đúng, em không có ý kiến gì cả, ngoài công thức đó ra còn có thêm công thức: N=M*omega ( omega là vận tốc góc=2*pi()*n). Mong các bác cho ý kiến
3) Còn công thức tính lưu lượng thì em sai thật do em tìm hiểu chưa kỹ.
Em cũng mới tìm hiểu lĩnh vực này nên có những sai sót đáng tiếc. Em sẽ rút kinh nghiệm lần sau.:57:
Chúc các Bác mạnh khỏe, công tác tốt.
1) Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình... đều không thoát khỏi quy luật nhân-quả. Bạn xem hình này và tự khẳng định câu trả lời:


2. Công suất = Lực x Vận tốc dài = Mô men x Vận tốc góc
Bạn lật giáo trình Cơ lý thuyết ra xem lại sẽ thấy rõ hơn bản chất và sự tương tự của các đẳng thức trên.
Ngoài ra, như rustbolt đã nói ở bài trước, cân bằng thứ nguyên là một kỹ năng quan trọng...
Lực: N
Mô men: N.m
Vận tốc dài: m/s
Vận tốc góc: 1/s
Công: J = N.m
Công suất: W = J/s = Nm/s

Áp dụng:
Lực x Vận tốc dài # N.m/s = J/s = W
Mô men x Vận tốc góc # N.m.1/s = N.m/s = J/s = W
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
1) Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình... đều không thoát khỏi quy luật nhân-quả.
Lúc nào rảnh, tớ với cậu sẽ thảo luận về vấn đề này. Nhưng bây giờ hướng dẫn và tư vấn cho các em, ta nên trực quan và đơn giản chứ đừng "siêu hình" quá thì có ích cho các bạn trẻ hơn.
 
R

rustbolt

Author
Lúc nào rảnh, tớ với cậu sẽ thảo luận về vấn đề này. Nhưng bây giờ hướng dẫn và tư vấn cho các em, ta nên trực quan và đơn giản chứ đừng "siêu hình" quá thì có ích cho các bạn trẻ hơn.
Chào anh DCL!
Thật vinh hạnh cho rustbolt khi được hầu chuyện với các bậc “lão làng” MES! Tuy tham gia chưa nhiều, nhưng rustbolt rất hiểu và xin bày tỏ sự kính phục đối với các Thầy, các Anh, những người rất tâm huyết, đã dày công xây dựng nên diễn đàn rất bổ ích này.
Với rustbolt, không có khái niệm “khi nào rảnh”. Rustbolt cầm tinh con Trâu, lại được sao Cày chiếu mệnh nên quanh năm suôt tháng công việc ngập đầu. Lúc nào căng thẳng quá thì lang thang vào Net cho khuây khoả đôi chút. Trong số các địa chỉ quen thuộc, MES nhà ta là một địa điểm thú vị. Anh đã ngỏ lời thì rustbolt cũng rất sẵn lòng…

Rustbolt chưa hiểu ý anh, tại sao lại là “siêu hình”? Theo anh, phải giúp các bạn SV như thế nào mới cụ thể và thiết thực? Làm thay các bài tập, hay là lật tài liệu ra tìm hộ các công thức? Rustbolt không thể, vì làm như vậy không phải là giúp mà chính là hại các bạn ấy! Như rustbolt đã trình bày quan điểm ở các bài trước, quá trình tư duy độc lập để tự mình chiêm nghiệm ra bản chất của vấn đề có vai trò rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy, rustbolt không trả lời thẳng vào câu hỏi của bạn tanmaihuy mà đưa lên cái hình “dòng chảy năng lượng” ở trên. Rustbolt tin rằng bất cứ bạn nào, đã tham gia vào topic này cũng đều hiểu phải đưa cái hiệu suất gì vào công thức.
Nếu như chỉ dừng lại ở đó, rustbolt sẽ không… insert thêm một câu nói có vẻ như lạc đề về cái “Nhân” và cái “Quả”. Quá trình tư duy của con người cực kỳ phức tạp, nhưng chung quy lại, nó vẫn không thoát được cái công thức sơ đẳng và đơn giản của toán học A -> B. Người ta suy nghĩ lan man, chuyện nọ xọ chuyện kia, dây cà ra dây muống… cuối cùng vẫn cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn vì không phân biệt được sự đơn giản đến hiển nhiên:
“A suy ra B” = “Nhân nào Quả nấy” = “gieo Gió gặt Bão” = “có Thực mới vực được Đạo” = “Áp Năng làm Quay Motor, kèm theo các Quả không mong muốn là các loại tổn thất” = v.v…
Cái chuỗi “Nhân -> Quả” ở trên còn dài dằng dặc, dài cho đến tận cùng của vũ trụ (không một ai, dù có đầy tài năng, quyền lực, của cải… có thể thoát ra khỏi nó!). Lại lan man rồi, hãy tạm dừng lại và xem hình vẽ sau, mô tả dòng chảy năng lượng trong một bơm dầu:




Nhìn qua chẳng khác gì hình trên, nhưng vai trò của các yếu tố tạo nên cái “Nhân” và cái “Quả” đã thay đổi. Nếu không tỉnh táo để phân biệt đâu là “Nhân” đâu là “Quả” thì khi đưa hiệu suất vào công thức tính công suất sẽ sai bét (“Nhân” đã biến thành “Chia”!).

Xét cho cùng, nội dung “khoa học kỹ thuật” được chuyển tải trong các bài viết trên đây của rustbolt chẳng có bao nhiêu, và cũng chẳng có gì mới lạ vì chúng đã có đầy rẫy trong các cuốn giáo trình. Cái “Nhân” cái “Quả” mà rustbolt đề cập còn bao hàm một lời nhắn nhủ đến các bạn sinh viên:
“A -> B” = “Nhân nào Quả nấy” = “Sinh viên giỏi -> Kỹ sư giỏi” = “Sinh viên dốt -> Kỹ sư tồi!!!”

Như vậy đó, rustbolt đã diễn giải chi tiết và sẵn sàng nghe lời bình của anh.
Chúc anh và toàn Ban Quản trị MES sức khoẻ để vững tay chèo, dẫn dắt diến đàn ngày càng phát triển, bổ ích và thú vị hơn.
 
Last edited by a moderator:
T

ttc.vn

Author
Ðề: cho mình hỏi bài tập thủy lực này cái

bạn gặp mình ở tầng 1 giảng đường A16 trường Thái Nguyên University of technology. mình giải đáp cho.hjhj
 
Ðề: cho mình hỏi bài tập thủy lực này cái

Mọi người giúp mình với. Thầy đưa cho mình một sơ đồ hệ thống khí nén của 1 máy nhưng mình ko biết hoạt động của hệ thống đó như thế nào. Mong mọi người chi giúp.
thanks
 
M

minhhpe

Author
Ðề: cho mình hỏi bài tập thủy lực này cái

Anh nào biết tại sao có cái đường dẫn thẳng khí từ vavle 3 lên cylinder 9 không? giải thích dùm bé với :23:
 
Ðề: cho mình hỏi bài tập thủy lực này với

Chào bạn vu_quang_long!

Bó tay! Từ người hỏi, người trả lời, cho đến người xem (kể cả rustbolt!). Câu hỏi lơ mơ, trả lời lơ mơ, học hành lơ mơ, kiến thức lơ mơ, làm việc lơ mơ... (xin lỗi anh Đình vì trích dẫn không xin phép). Với cung cách này, xin đừng bao giờ nhắc tới cụm từ "công nghiệp hoá, hiện đại hoá..." mà xấu hổ!
Các bài tập cực kỳ cơ bản mà bất cứ cuốn giáo trình thuỷ lực - máy thuỷ lực nào cũng có. Tại sao bạn không lật sách ra xem? Không thể nói là không có sách, vì nếu không có thì bạn học bằng gì?
Bài 1: áp suất tính bằng kgf/cm3?
Bài 2: chỉ có dữ kiện, không có câu hỏi?
Tóm lại, rustbolt cho rằng, không nên hỏi và cũng không nên trả lời những câu hỏi đại loại như thế này vì điều đó sẽ làm giảm chất lượng của diễn đàn!
Tuy nhiên, rustbolt cũng đã... trót nhúng tay vào, xin được trả lời vắn tắt:

1- Lưu lượng riêng 0.4 L/rev, tốc độ 300 rev/min. Tính lưu lượng?
Có thể diễn đạt bằng lời như sau: có một cái máy (không cần biết máy gì) mà cứ 1 vòng quay của nó có 0.4 lít dầu đi qua. Hỏi sau 300 vòng quay có bao nhiêu dầu đi qua nó? Bạn thử đố một em HS lớp 5 xem thử nó làm được không? Về hiệu suất thể tích thì chắc nó chưa có khái niệm, nhưng không lẽ cả bạn cũng không biết?

2- Tính moment, công suất...?
Đừng bị ngập chìm trong cái đám công thức lằng nhằng của các cuốn sách (có khi cũng... lơ mơ) mà quên đi những điều cơ bản nhất đã học từ những năm lớp 8 đến lớp 10 gì đó trong trường phổ thông!
Với một thiết bị thuỷ lực (hay thuỷ khí cũng vậy), 2 thông số cơ bản nhất của nó là lưu lượng (Q) và áp suất (P). Bạn chỉ cần nhớ:
Công suất = P x Q
Đơn vị của từng đại lượng là gì thì bạn tự cân bằng lấy. Nếu không nhớ, cứ chuyển tất tần tật về hệ SI, sau đó quy đổi về các đơn vị bạn muốn.
Vấn đề hiệu suất bạn tự nghiệm ra, không cần nhắc lại
Có công suất, có số vòng quay thì đương nhiên có moment, khỏi nhắc lại luôn!

Có thể ý kiến của rustbolt làm bạn (và có thể một số bạn khác) mất lòng. Rustbolt chấp nhận điều đó, sẵn sàng nghe chửi nhưng sẽ không thay đổi ý kiến!
Cám ơn tất cả các bạn đã đọc những dòng... khó nghe ở trên!

cho em có ý kiến. khi tính đến công suất bác cũng phải đi kèm với hiệu suất của thiết bị đó nữa chứ.
công xuất = P x Q x hiệu suất.
hiệu suất có hệ số < 1.
mong anh em cho ý kiến .
 
Top