Nhiệt luyện thép C45

  • Thread starter thuy_tomato
  • Ngày mở chủ đề
T

thuy_tomato

Author
Tôi có vấn đề vướng mắc thế này nhờ các chuyên gia trợ giúp:
Sản phẩm của tôi làm bằng thép C45 yêu cầu sau nhiệt luyện là 26 - 32 HRC. Thông thường thì sẽ tôi nước(độ cứng sau tôi khoảng 52-54 HRC) sau đó ram cao ở 500 độ để đạt độ cứng theo yêu cầu.
Nếu tôi dầu(độ cứng sau tôi khoảng 38-42 HRC) và ram thấp ở 200 độ thì cũng đạt được độ cứng theo yêu cầu.
Tôi muốn hỏi liệu sản phẩm tôi dầu về mặt tổ chức và cơ tính có được đảm bảo như sản phẩm tôi nước hay không?
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tôi Dầu tốn kém hơn hay tôi Nước tốn kém hơn?
Tiền nào của nấy, nhưng xem xem dùng vào việc gì đã.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Tôi có vấn đề vướng mắc thế này nhờ các chuyên gia trợ giúp:
Sản phẩm của tôi làm bằng thép C45 yêu cầu sau nhiệt luyện là 26 - 32 HRC. Thông thường thì sẽ tôi nước(độ cứng sau tôi khoảng 52-54 HRC) sau đó ram cao ở 500 độ để đạt độ cứng theo yêu cầu.
Nếu tôi dầu(độ cứng sau tôi khoảng 38-42 HRC) và ram thấp ở 200 độ thì cũng đạt được độ cứng theo yêu cầu.
Tôi muốn hỏi liệu sản phẩm tôi dầu về mặt tổ chức và cơ tính có được đảm bảo như sản phẩm tôi nước hay không?
Về các tính chất chung, theo giản đồ đường cong nguội (đường cong chữ C), khi tôi dầu và tôi nước thì tổ chức thép sau tôi sẽ khác nhau --> chế độ ram khác nhau --> cùng độ cứng cuối cùng. Khi đó, tổ chức thép sau khi nhiệt luyện hoàn chỉnh sẽ tương đương nhau (cả về tổ chức và cơ tính). Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, với thép 45 và độ cứng yêu cầu sau nhiệt luyện thấp ( 26 ~ 32HRC), bạn nên áp dụng chế độ tôi dầu sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn, tránh được sai hỏng trong quá trình tôi (tôi nước --> nguội nhanh hơn dầu --> bề mặt cứng, giòn, dễ nứt vỡ hơn tôi dầu).
 
Lượt thích: umy
K

kien_tic

Author
về nguyên tắc với thép các bon thì môi trường tôi là nước.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
về nguyên tắc với thép các bon thì môi trường tôi là nước.

Về nguyên tắc thì việc chọn môi trường tôi dựa theo độ cứng sau nhiệt luyện và thành phần hóa học của thép ---> tổ chức cần thiết sau nhiệt luyện (cụ thể là sau khi tôi) ---> tốc độ nguội cần thiết ---> các môi trường nguội (có thể). Điều đó kết hợp với kích thước chi tiết, chi phí nhiệt luyện (thời gian, năng suất, tổn hao nguyên vật liệu ....) ---> môi trường nguội tối ưu (đối với yêu cầu cụ thể).

Chẳng bao giờ có câu "nguyên tắc với thép carbon thì môi trường nguội là nước" :68:
 
Theo tôi, độ cứng của thép sau khi ram bằng nhau không phải sẽ tốt như nhau! Về nguyên tắc: thép sau ram sử dụng tốt nhất khi tổ chức của nó là xoocbite, mactenxite ram và trong tổ chức không còn hoặc còn lượng austenite dư rất nhỏ (khoảng < 5%). Độ cứng của thép không phản ảnh đầy đủ về cơ tính tổng hợp của thép! Chẳng hạn, với thép chứa Cr, Ni, Mn nếu bạn ram ở vùng 450 - 600 độ C có thể độ dai va đập sẽ thấp hơn nhiều khi ram ở nhiệt độ < 450. Như vậy, nếu chi tiết quá phức tạp, không yêu cơ tính tổng hợp cao thì bạn có thể tôi dầu. Còn nếu chi tiết có độ phức tạp vừa phải, cần cơ tính tổng hợp cao thì bạn nên tôi nước vì khi đó tổ chức sẽ chuyển biến thành mactensite, khi ram cho độ hạt nhỏ hơn, lượng austenite ít hơn, tổ chức thu được là xoocbite ram và mactensite ram có giới hạn đàn hồi cao hơn nhiều!
Chúc bạn thành công!
 
K

kien_tic

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Theo tôi, độ cứng của thép sau khi ram bằng nhau không phải sẽ tốt như nhau! Về nguyên tắc: thép sau ram sử dụng tốt nhất khi tổ chức của nó là xoocbite, mactenxite ram và trong tổ chức không còn hoặc còn lượng austenite dư rất nhỏ (khoảng < 5%). Độ cứng của thép không phản ảnh đầy đủ về cơ tính tổng hợp của thép! Chẳng hạn, với thép chứa Cr, Ni, Mn nếu bạn ram ở vùng 450 - 600 độ C có thể độ dai va đập sẽ thấp hơn nhiều khi ram ở nhiệt độ < 450. Như vậy, nếu chi tiết quá phức tạp, không yêu cơ tính tổng hợp cao thì bạn có thể tôi dầu. Còn nếu chi tiết có độ phức tạp vừa phải, cần cơ tính tổng hợp cao thì bạn nên tôi nước vì khi đó tổ chức sẽ chuyển biến thành mactensite, khi ram cho độ hạt nhỏ hơn, lượng austenite ít hơn, tổ chức thu được là xoocbite ram và mactensite ram có giới hạn đàn hồi cao hơn nhiều!
Chúc bạn thành công!
có lẽ bạn không học bách khoa HN để nghe các thấy bên bộ môn VLH , xử lý nhiệt và bề mặt chăng.
bạn phản đối tôi đồng nghĩa với việc bạn đọc cuốn công nghệ nhiệt luyện chưa kỹ và phản đối cả thầy giáo Nguyễn Văn Tư rồi đấy.
 
K

kien_tic

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Về nguyên tắc thì việc chọn môi trường tôi dựa theo độ cứng sau nhiệt luyện và thành phần hóa học của thép ---> tổ chức cần thiết sau nhiệt luyện (cụ thể là sau khi tôi) ---> tốc độ nguội cần thiết ---> các môi trường nguội (có thể). Điều đó kết hợp với kích thước chi tiết, chi phí nhiệt luyện (thời gian, năng suất, tổn hao nguyên vật liệu ....) ---> môi trường nguội tối ưu (đối với yêu cầu cụ thể).

Chẳng bao giờ có câu "nguyên tắc với thép carbon thì môi trường nguội là nước" :68:
có lẽ bạn không học bách khoa HN để nghe các thấy bên bộ môn VLH , xử lý nhiệt và bề mặt chăng.
bạn phản đối tôi đồng nghĩa với việc bạn đọc cuốn công nghệ nhiệt luyện chưa kỹ và phản đối cả thầy giáo Nguyễn Văn Tư rồi đấy.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

có lẽ bạn không học bách khoa HN để nghe các thấy bên bộ môn VLH , xử lý nhiệt và bề mặt chăng.
bạn phản đối tôi đồng nghĩa với việc bạn đọc cuốn công nghệ nhiệt luyện chưa kỹ và phản đối cả thầy giáo Nguyễn Văn Tư rồi đấy.
có lẽ bạn không học bách khoa HN để nghe các thấy bên bộ môn VLH , xử lý nhiệt và bề mặt chăng.
bạn phản đối tôi đồng nghĩa với việc bạn đọc cuốn công nghệ nhiệt luyện chưa kỹ và phản đối cả thầy giáo Nguyễn Văn Tư rồi đấy.
Ộp ộp ... oạp oạp ... trời chưa mưa đã có ếch nhảy ra giữa giếng ngồi gào. Cùng 1 nội dung phản đối nhưng chỉ là copy n paste, chẳng đưa ra được chứng cớ thuyết phục nào cả.
 
L

luank41

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Nhân tiện các bác cho em hỏi với: em có cái trục = thép 45, muốn tôi cao tần để đạt đọ cứng 45 - 48 HRC của bề mặt ren trên trục thì sơ đồ nhiệt luyện như thế nào.
cám ơn nhiều nha !
 
B

bmq

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Nhân tiện các bác cho em hỏi với: em có cái trục = thép 45, muốn tôi cao tần để đạt đọ cứng 45 - 48 HRC của bề mặt ren trên trục thì sơ đồ nhiệt luyện như thế nào.
cám ơn nhiều nha !
Chào bạn luank41 !

Theo mình bạn nên nói rõ hơn chi tiết này như:chiều dài ren?đường kính ren?để mọi người hiểu rõ và đưa ra thông số cho việc Tôi cao tầng như điện áp,cường độ,tốc độ di chuyển cuộn coil(hoặc chi tiết) nếu chiều dài ren lớn,cũng như phần trục có cần độ cứng hay kg?Theo mình,bạn nên Tôi thể tích toàn bộ chi tiết (hoặc phần ren)độ cứng sau Tôi ~55HRC,sau đó đem Ram phần ren ở máy Tôi cao tầng(chổ mình gọi là Ram từng phần)làm nguội môi trường tự nhiên,độ cứng sẽ đúng yêu cầu của bạn,tuy nhiên còn phụ thuộc vào các thông số kể trên để cài cho máy Tôi cao tầng.vài ý kiến chia sẽ cùng bạn.
 
T

thanhbac.me

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

thép C45 cần độ cứng 220-250HB có cần nhiệt luyện ko?
 

Mesia™

Active Member
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Tôi có vấn đề vướng mắc thế này nhờ các chuyên gia trợ giúp:
Sản phẩm của tôi làm bằng thép C45 yêu cầu sau nhiệt luyện là 26 - 32 HRC. Thông thường thì sẽ tôi nước(độ cứng sau tôi khoảng 52-54 HRC) sau đó ram cao ở 500 độ để đạt độ cứng theo yêu cầu.
Nếu tôi dầu(độ cứng sau tôi khoảng 38-42 HRC) và ram thấp ở 200 độ thì cũng đạt được độ cứng theo yêu cầu.
Tôi muốn hỏi liệu sản phẩm tôi dầu về mặt tổ chức và cơ tính có được đảm bảo như sản phẩm tôi nước hay không?
Chi tiết của bác dùng làm gì vậy bác. Nếu bác tôi bằng dầu thì về mặt tổ chức nó khác với tôi bằng nước đấy bác ạ.
Tôi bằng dầu thì tốn kém hơn tôi bằng nước thế nên về giải pháp kinh tế thì chọn tôi bằng môi trường nước cho nó rẻ
 
S

soquay

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

còn tôi thì về mặc kỹ thuật chuyên về làm lô sóng,thông thường theo tôi bt là những loại thép tốt nhất nhiệt luyện,vậy độ cứng mới tăng lên,mà mun đạt đưo8c5 điều đó thì fải đạt được 2 điều như trên,1 là về mặc nguyên liệu,2 là thông thường những nhiệt luyện cho 1 loại thép nào đó thị độ cứng của nó sẽ k như nhau,1 bên thì có thế lên đến HRC 56,1 bên thì HRC 50... độ cứng sẽ trên lệch nhau.
 
D

deejay_Bj

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45

Chào các bác,em là mem mới nhưng vì đang quan tâm tới việc tôi và ram thép nên xin phép cho em được hỏi luôn trong này ạ.Em xin trình bày như sau,trước giờ em chưa được học gì về cơ khí hay vật liệu cả nhưng vì sở thích cá nhân nên em đang muốn làm 1 số dao dùng trong việc dã ngoại và survivan (dao nhíp,dao đi rừng,dao đi săn.....) và muốn sản phẩm có độ cứng khoảng 55-60HCR và thép ko được giòn quá (có khả năng đàn hồi) thì em phải dùng loại thép nào,cách tôi + ram như nào,em có thể mua phôi ở đâu.Ngoài ra em cũng quan tâm đến sp thép ko gỉ nhưng cũng phải có độ cứng như trên.Em tìm hiểu và được biết thép 1095,thép S30V (dùng làm dao của leatherman - Thụy Sỹ),thép 154CM (của Mỹ),Thép VG10 (của Nhật) có thể đáp ứng được những yêu cầu của em nhưng hình như ở VN ko bán thì phải,nếu bác nào biết ở đâu bán thì làm ơn cho em biết ....mong nhận được sự giải đáp của các bác ạ
 
T

thuduc01

Author
Mình gặp vấn đề như sau: muốn nhiệt luyện một ống nhỏ, ngắn thôi, phi trong 5 - 7mm bề mặt cần làm cứng là bên trong chứ không phải bên ngoài, nhưng khi tôi cao tần thì nó chỉ cứng bên ngoài, ai có cao kiến gì xin chỉ hộ
 
Mình gặp vấn đề như sau: muốn nhiệt luyện một ống nhỏ, ngắn thôi, phi trong 5 - 7mm bề mặt cần làm cứng là bên trong chứ không phải bên ngoài, nhưng khi tôi cao tần thì nó chỉ cứng bên ngoài, ai có cao kiến gì xin chỉ hộ
về tôi cao tần là do cách bạn quấn vòng dây mà . bạn hoàn toàn có thể quẩn dây ngược . để vòng dây vào trong lòng ống
mình biết có 3 kiểu quấn dây :
dây ngoài
dây trong
dây vuông ( chữ nhật )
 
A

Anhtup

Author
Mn cho e hỏi là của e chi tiet dạng bạc thành 3mm, chiều dài 33mm, d=28m. E muốn đạt độ cứng hrc32...37 thỳ tôi và ram như thế nào ạ.mn chỉ rõ hộ e nhiệt độ và thời gian tôi và ram với ạ.e cảm ơn
 
E

eros090

Author
Ðề: Nhiệt luyện thép C45





Ộp ộp ... oạp oạp ... trời chưa mưa đã có ếch nhảy ra giữa giếng ngồi gào. Cùng 1 nội dung phản đối nhưng chỉ là copy n paste, chẳng đưa ra được chứng cớ thuyết phục nào cả.
Em phải ráng đăng nhập để like!
Em ngứa mắt quá!
 
Top