Đồ gá hàn ống!

Author
em chào các bác. hiện em đang được giao cho một đề tài về thiết kế quy trình hàn cho một đoạn ống dẫn nước hình lưng tôm như sau:

E đã lựa chọn phương pháp hàn MMA cho tất cả các quá trình hàn. nhưng em đang gặp phải một vấn đề là đồ gá để hàn cho từng đường hàn. về nguyên lý thì em có thể hiểu được. nhưng em đang cần tìm hiểu trong thực tế khi sản xuất thì họ sử dụng đồ gá gì cho các mối hàn của em.
- thứ nhất: mối hàn đường sinh các trụ ở tư thế hàn sấp (1G) và mối hàn đường sinh của chi tiết côn số 5? (cái này em định dùng đồ gá là khối V)
- thứ 2: mối hàn giữa mặt bích và các chi tiết ống chính và ống nhánh ở vị trí hàn ngang (2G)? (cái này em định dùng đồ gá như hình nè. hì em cũng chẳng bít tên nó là j? các bác chỉ giúp:)

- thứ 3: mối hàn giữa 3 đoạn ống trụ nhỏ 7,8,9 để giáp thành đoạn lưng tôm. ở tư thế hàn 6G? (cái nè hơi khó, em đã nghĩ ra được nguyên lý của nó nhưng chưa vẽ ra :D)

Em đang rất quan tâm xem thực tế thì họ dùng nhưn thế nào? bác nào có kinh nghiệm thực tế, hay có hình ảnh về đồ gá cho các mối hàn trên của em thì giúp em với nhé! thanks các bác nhiều!

Best Regard!
 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Tớ không biết gì về hàn hết nhưng mà tớ thấy.... cái đồ gá trong hình của cậu chỉ có nhiệm vụ xoay tròn quanh tâm ống cho bác thợ hàn (hoặc tay máy) đỡ phải bò lồm cồm xung quanh cái ống khi hàn!
 
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Tớ không biết gì về hàn hết nhưng mà tớ thấy.... cái đồ gá trong hình của cậu chỉ có nhiệm vụ xoay tròn quanh tâm ống cho bác thợ hàn (hoặc tay máy) đỡ phải bò lồm cồm xung quanh cái ống khi hàn!
:D :D. mọi người tiếp tục cho ý kiến và đóng góp nhé!!!!
 

umikare

New Member
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Phải vẽ rõ cả kích thước thì các bác mới đóng góp được chứ Cat ơi!:D
 
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

à kích thước của chi tiết hả? nó như thế này nè:

mình hỏi câu hỏi này đã lâu nhưng chưa thấy bác nào góp ý kiến gì. mình có suy nghĩ và định sử dụng các đồ gá sau, post lên để tham khảo ý kiến của mọi người. rất mong mọi người góp ý nhiệt tình!!!! >:D<
1. đồ gá cho hàn các đường sinh của trụ: mình dùng khối V dài như sau:



2. đồ gá để hàn ống nhánh và ống chính: mình sử dụng khối V và đồ gá tự tạo như sau:



3. đồ gá để hàn giáp mối các độan ống trụ với nhau, cũng như đồ gá để hàn mặt bích với ống trụ: mình vẫn sử dụng đồ gá có chấu cặp như sau, nguyên lý của nó là: chấu cặp sẽ kẹp vào bên trong của trụ đã được đính với mặt bích. người công nhân sẽ hàn vòng quanh chi tiết.



4. đồ gá để hàn đoạn ống côn với đoạn ống chính thẳng đứng: mình sử dụng đồ gá sau:


5. còn lại 3 đoạn ống cong lưng tôm, mình sử dụng đồ gá sau (chỉ hàn 3 đoạn lưng tôm, nhưng mình vẽ đủ cả chi tiết):


rất mong mọi người đóng góp ý kến!!!! >:D<

Best Regards!
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Trông có vẻ không ổn, thứ nhất cái khối V rất to và dài => liệu có khối V nào như vậy không? Thứ hai là các thanh chống đứng để dàng đổ sập do không mang nổi ống, và nó không cố định ống đúng vị trí, bạn dùng các đai kẹp..bạn xoay định vị nó thế nào?.

Phương pháp hàn là thủ công hay máy ?. Mình đoán là thủ công, vậy việc bạn cần là cố định các đoạn ống này lại. Đầu tiên hàn một khung chử V từ thép thanh (thay thế khối V) hàn các đường sinh các đoạn ống trụ. Hàn các mặt bích vào các đoạn ống (cái này chỉ dựng đứng nó đặt trên nền phẳng là ok). Làm (lắp ghép) một cái khung 4 chân cao hơn chiều cao đoạn ống, dùng tời hoặc palăng tay kéo các đoạn ống này lên (vì bằng thép nên có lẻ rất nặng). Sau khi treo nó lên bạn dể dàng đẩy tới đẩy lui định vị, chấm các mối hàn định vị rồi hàn.
 
Last edited:
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Thanks bác Pkjp80. Phương pháp hàn em chọn đúng là hàn thủ công.
- Em đồng ý với bác về chuyện khối V. vì thực ra chỗ đó em làm nhưng em cũng đã đặt ra câu hỏi là có khối V nào dài như thế không rồi. nhưng vì không biết thực tế nó có hay không nên cần tham khảo mọi người. chỗ đó cũng có thể thay bằng hàn các thanh lại như bác nói hoặc có thể thay bằng 2-3 khối V ngắn chắc là cũng ok.
- Tuy nhiên, khi hàn mặt bích với trụ, em nghĩ nếu để trên nền phẳng liệu có đảm bảo rằng nó không bị lật? vì chi tiết trụ cũng khá cao (1000mm). Thực ra lúc đầu em cũng đã có cái ý tưởng gần giống như bác nói đó là đặt nó lên một mặt phằng như hình vẽ này, nhưng lại lo nó bị lật nên chuyển sang cái đồ gá có chấu cặp kia.


- Còn về phần đồ gá đoạn lưng tôm, em cũng mới chỉ dừng ở việc nguyên lý, chưa tính xem nó có đỡ được khối lượng của 3 ống không. Nhưng theo ý của bác là: ta sẽ dùng 3 sợi dây tời kéo 3 đoạn ống đó treo lên, rồi ghép nó lại và hàn đính phải không ạ? nhưng như vậy lệu có đảm bảo được độ chính xác lắp ghép không ạ?
Vì cũng chưa được tiếp xúc thực tế xem họ hàn ống dạng như thế này như thế nào, tuy nhiên khi làm phần này em nghĩ ngoài thực tế chắc họ dùng tay giữ là chủ yếu để hàn đính định vị vị trí giữa các chi tiết, sau đó giữ hoặc gá tạm thui để hàn. hihi.
rất mong các bác có kinh nghiệm tiếp tục đóng góp ý kiến ạ! >:D<
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Theo mình nghỉ tất cả các chi tiết này trong quá trình hàn sẽ được tời hay palăng kéo lên và...treo trên không (bởi vì nó rất nặng) và giử trên không bằng trụ bốn chân => dể điều chỉnh, không lật, rớt.

Và khi hàn phải đo bác ạ. Nó hơn lệch lấy búa đánh cho nó đều thôi. Với lại ống nước chắc dung sai cũng khá lớn do lắp hai mặt bích bao giờ cũng có ron cao su ở giửa. Mình chỉ nghỉ vậy thôi, chắc chắn có ý tưởng nào khác hay hơn mà các bạn trên room sẽ góp ý.
 
J

J6manhha

Ðề: Đồ gá hàn ống!

Hic hic. Cái đồ gá của chú nhìn như đồ chơi. He he. Chú làm đồ án thì lên lấy đồ gá tiêu chuẩn mà làm Bọn koike nó có nhiều bàn gá và đồ gá chú vào đó mà load catalog về mà xem. có thể có những vị trí như của chú. , còn trong thực tế thì cái này làm dễ lém không phải dùng đồ gá phức tạp thế này đâu. Àh mà mà cái bản vẽ của chú cái quan trọng nhất là dung sai mà không có. dung sai quyết định đồ gá của chú mà.
 
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Hic hic. Cái đồ gá của chú nhìn như đồ chơi. He he. Chú làm đồ án thì lên lấy đồ gá tiêu chuẩn mà làm Bọn koike nó có nhiều bàn gá và đồ gá chú vào đó mà load catalog về mà xem. có thể có những vị trí như của chú. , còn trong thực tế thì cái này làm dễ lém không phải dùng đồ gá phức tạp thế này đâu. Àh mà mà cái bản vẽ của chú cái quan trọng nhất là dung sai mà không có. dung sai quyết định đồ gá của chú mà.
- hì hì, trông giống đồ chơi thế ạ. :D. chắc là bác thấy cái nè trong thực tế rồi, bác có thể nói rõ hơn một chút cho em biết thực tế thì nó gá như thế nào ko ạ? có phải là dùng như cách của bác PJKP80 nói không ạ? hic hic, bác có thể cho em cái link download cái cataloge về đồ gá của bọn koike được không ạ? em tìm nhưng ko ra được. hic hic. :((
còn cái dung sai thì trong bản vẽ của e chưa có, chắc là cũng phải tìm tiêu chuẩn để tra dung sai cho nó. vài hôm nữa làm tới phần đó thì chắc là em cũng phải tìm nó thui, mà chưa định hình là tìm ở chỗ nào đây!!!! :(
- thú thực với các bác là e làm cái đồ án này, thực sự muốn đi sát gần với thực tế, xem họ làm như thế nào, làm thế nào để chi phí rẻ nhất mà ra được sản phẩm như yêu cầu. thế nên e rất cần các bác có kinh nghiệm thực tế góp ý cho em. Nếu mà thực tế nó dùng dây và tời để nâng chi tiết lên thay vì phải chọn mua đồ gá có sẵn mà vẫn đạt được kết quả mong muốn thì quá tốt luôn!!!

LOOKING FORWARD TO HEAR UR COMMENTS!!!

Best Regards!
 
Last edited:
V

victory

Ðề: Đồ gá hàn ống!

Hi mọi người, Phương pháp hàn của chú black là MMA ( Manual Metal Arc Welding ) đúng không? như anh đi làm từ thực tế thì ống của chú là 500 tức tầm 20" thì cũng chẳng cần gì hết, chỉ cần palang thoi, căn chỉnh lấy dấu, đính lại rồi weld thôi, quan trọng là chất lượng hàn thế nào kìa.
Nếu chú sản xuất hàng loạt thì có thể sử dụng bán tự đông và bằng tay kết hợp, lúc đấy đồ gá mới thực sự cần thiết, có gì không đúng chú bổ xung nhé
 
M

metalworks

Ðề: Đồ gá hàn ống!

Em có ý kiến chút nha, bác chia làm 3 phân đoạn.

Phân đoạn 1: từ mặt bích tới reducer- Bác chỉ cần để ống chính và reducer lên trên 2 cái trụ gá chữ V là OK, phần nozzle để hưởng lên phía trên, lắp nozzle sử dụng pa lăng treo vào giá chữ A. Lúc này thợ hàn ống sẽ hàn ở tư thế 6G.

Phân đoạn 2: đoạn cong (elbow), bác cũng để lên trụ gá thiết kế chữ V để hàn từng đoạn là xong.

Phân đoạn 3: Còn lại, làm y như phân đoạn 1

Nối 3 phân đoạn dùng pa lăng treo trên giá thôi..., giá treo pa lăng có thể thiết kế dạng chữ A hoặc khung.

Quy trình hàn SMAW- Shield metal arc welding- túm lại là hàn que tay.

Đây là hình ảnh em lượm trên mạng về gá chữ A và V...không đẹp lắm nhưng work



 
Last edited by a moderator:
Ðề: Đồ gá hàn ống!

mình ko biết bạn có tính đến sự co rút, khi hàn chưa. vì mình thấy đồ gá của bạn quá lỏng lẽo. mà khi hàn đốt cháy cục bộ nên sự co rút phôi rất lớn, va mối hàn của bạn gần nhau wa nên mình nghĩ là ko đủ cứng vững.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Đồ gá hàn ống!

mình ko biết bạn có tính đến sự co rút, khi hàn chưa. vì mình thấy đồ gá của bạn quá lỏng lẽo. mà khi hàn đốt cháy cục bộ nên sự co rút phôi rất lớn, va mối hàn của bạn gần nhau wa nên mình nghĩ là ko đủ cứng vững.
Dựa vào đâu mà đốt cháy cục bộ và co rút vậy bạn ?. Mối hàn cực kỳ cứng vửng đấy, so với cái ống này..mối hàn dư sức hay còn nói là...dư.
 
M

metalworks

Ðề: Đồ gá hàn ống!

mình ko biết bạn có tính đến sự co rút, khi hàn chưa. vì mình thấy đồ gá của bạn quá lỏng lẽo. mà khi hàn đốt cháy cục bộ nên sự co rút phôi rất lớn, va mối hàn của bạn gần nhau wa nên mình nghĩ là ko đủ cứng vững.
Thực ra, trước khi hàn thì chúng ta đã phải có quy trình hàn phù hợp rồi. Biến dạng khi hàn đều đã được tính tới...
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Thực ra, trước khi hàn thì chúng ta đã phải có quy trình hàn phù hợp rồi. Biến dạng khi hàn đều đã được tính tới...
Cũng có thể, tuy nhiên thông thường khi nối ống sắt, bao giờ cũng có đoạn nối ống mềm...bằng cao su, khi ấy có thể điều chỉnh dung sai...thường không cao lắm.
 
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

Em có ý kiến chút nha, bác chia làm 3 phân đoạn.

Phân đoạn 1: từ mặt bích tới reducer- Bác chỉ cần để ống chính và reducer lên trên 2 cái trụ gá chữ V là OK, phần nozzle để hưởng lên phía trên, lắp nozzle sử dụng pa lăng treo vào giá chữ A. Lúc này thợ hàn ống sẽ hàn ở tư thế 6G.

Phân đoạn 2: đoạn cong (elbow), bác cũng để lên trụ gá thiết kế chữ V để hàn từng đoạn là xong.

Phân đoạn 3: Còn lại, làm y như phân đoạn 1

Nối 3 phân đoạn dùng pa lăng treo trên giá thôi..., giá treo pa lăng có thể thiết kế dạng chữ A hoặc khung.

Quy trình hàn SMAW- Shield metal arc welding- túm lại là hàn que tay.

Đây là hình ảnh em lượm trên mạng về gá chữ A và V...không đẹp lắm nhưng work



- trước tiên muốn thanks bác. cái hình mà bác post chính là cái mà em đang cần đấy ạ. e đang tính vật hết cả cái ống của em ra và hàn tất ở tư thế 5G, và sử dụng một loạt các đồ gá khối V như cái hình của bác đó. đồng thời thêm một số đồ gá ốp mặt ngoài của cái mặt bích lại.
- thứ hai em muốn xin bác cái link trang web mà bác tìm được cái hình đó với ạ!!! hay bác cho em hỏi là bác search với cái từ khóa nào mà ra được cái hình đó vậy? em đã search hoài mà không thấy!!!

Thanks and Best Regards!
 
M

metalworks

Ðề: Đồ gá hàn ống!

@pkjp80: Cái này em làm nhiều rồi, không phải dùng cao su đâu bác ạ. Em ví dụ bác xem hệ thống đường ống trong một nhà máy, đâu có đoạn nào nối cao su đâu bác? Em gửi ảnh ví dụ kèm theo


[LEFT]
@blackcat2: em tìm lại link nhưng không thấy. Hôm trước bác hỏi em search, thấy mấy hình hay hay thì load xuống để share thôi. Tuy nhiên, tìm theo tên thì ra trang web này: www.[MEDIA=youtube]lph-ecc[/MEDIA].com, bác xem nha. Bác chọn tư thế 5G làm gì, trong thực tế có thợ hàn nào đi thi 5G đâu? toàn thi 6G thôi à.Em share với bác hình ảnh thợ qualify 6G, hy vọng sẽ giúp ích cho bác.


[/LEFT]
 
Author
Ðề: Đồ gá hàn ống!

@blackcat2: em tìm lại link nhưng không thấy. Hôm trước bác hỏi em search, thấy mấy hình hay hay thì load xuống để share thôi. Tuy nhiên, tìm theo tên thì ra trang web này: www.[MEDIA=youtube]lph-ecc[/MEDIA].com, bác xem nha. Bác chọn tư thế 5G làm gì, trong thực tế có thợ hàn nào đi thi 5G đâu? toàn thi 6G thôi à.Em share với bác hình ảnh thợ qualify 6G, hy vọng sẽ giúp ích cho bác.
- hic. e nghĩ là nếu trong hàn đường ống, thì tư thế hàn 5G là rất phổ biến chứ ạ? ví như nếu hàn hệ thống đường ống lớn ngoài công trường thì chắc chủ yếu là phải ở tư thế 5G.


- em lựa chọn 5G là vì:
+ thợ 5G rẻ hơn 6G, và tư thế hàn 5G dễ hơn 6G. (xu hướng hàn là đưa về vị trí dễ hàn nhất)
+ số lượng đồ gá mà em sử dụng vào để hàn các mối hàn sẽ ít hơn. mà e định là:
* mối hàn mặt bích với thân e cứ đặt thẳng nó xuống nền phẳng và hàn (vì đường kính của chi tiết cũng khá to
500mm, cao 1m chắc là không bị lật được).
* mối hàn đường sinh và mối hàn chu vi e sử dụng một loạt đồ gá đỡ khối V như cái hình mà bác post đó.

* còn có cái đồ gá cho hàn ống nhánh với ống chính là cái mà em băn khoăn nhất. không biết nên thiết kế hay là chọn sẵn, e thì thiên về chọn sẵn (vì nó chuẩn hơn, nhưng lại ko search được cái hình nào chuẩn) :(
 
M

metalworks

Ðề: Đồ gá hàn ống!

Em lưu ý chút là các hình vẽ bác dẫn chứng là pipeline (tuyến ống dẫn dài) còn sản phẩm bác định gá thì nôm na gọi là piping spools (đoạn ống cong). Pipeline thì phải hàn thế vì làm sao gá được bác, chỉ cần đặt gối kê cho nó nâng lên trên mặt đất khoảng 1m, thợ chui xuống hàn là OK. Còn piping spool thì bác gá dễ hơn nhiều, có nhiều cách để thợ có thể có tư thế dễ dàng hơn.

Trên thực tế, khi hàn ống thợ sẽ trải qua rất nhiều tư thế hàn. Trên chứng chỉ hàn, tư thế 6G (ASME IX) sẽ bao trùm các tư thế khác (có nghĩa là nếu thợ qualify 6G có thể hàn được 5G..v..v.), do đó thợ khi thi sẽ thi 6G để được lương cao hơn :d, bác tìm đỏ mắt cũng không có thợ 5G đâu...

Bác lưu ý là sẽ không bao giờ có đủ đồ gá chuẩn cho tất cả các chi tiết đâu mà phần nhiều phải chế, cả ở nước ngoài cũng vậy bác ạ. Đồ gá chuẩn chỉ có cho các sản phẩm tiêu chuẩn, các sản phẩm phi tiêu chuẩn (như cái của bác) sẽ không có sẵn đồ gá.

Nếu em làm, em sẽ hàn 2 đoạn đầu (có n
ống nhánh) trước...như vậy gá chữ V và pa lăng treo là hàn ngon rồi, hai mối hàn vào đoạn cong (elbow) sẽ hàn cuối cùng và cái này mới khó, treo pa lăng phải chắc...
 
Last edited by a moderator:
Top