Con trượt dây mềm

Author
Có cơ cấu trên hình sau.



Hai con lăn trụ tròn bằng nhau 2 và 6 quay quanh trục A và B.
Hai con lăn trụ tròn bằng nhau 3 và 7 gắn với con lăn 2 và 6.
Dây mềm 4 (nét đứt) vắt qua con lăn 3 và 6 và cố định lên nền ở C và E.
Dây mềm 5 (nét liền) vắt qua con lăn 2 và 7 và cố định lên nền ở D và F.
Tấm 1, trên đó gắn các trục A và B, có thể tịnh tiến đi lại theo phương y-y.

Lời bàn:

  • Tấm 1 luôn được giữ phương nằm ngang không đổi. Nó không thể nghiêng đi vì lúc đó chiều dài dây phải lớn hơn lúc nằm ngang. Đặc tính này của cơ cấu làm nó được dùng trong bàn vẽ kỹ thuật thời trước để vẽ các đường song song nằm ngang (hình bên phải). Tấm 1 là một cái thước dài suốt chiều ngang bàn vẽ. Đóng vai các con lăn là hai mắt xích xe đạp gắn lên hai đầu thước, dây mềm là dây cước được giữ ở 4 góc bàn. Phối hợp với ê ke để vẽ các đường thẳng đứng, nghiêng 30, 45, 60, 75 độ.
  • Liệu có thể dùng cơ cấu này để làm các bàn trượt đơn giản, không yêu cầu độ chính xác cao, tải nhẹ, khoảng cách lớn? Dây mềm sẽ là dây cáp thép, các con lăn lắp ổ bi và đặc biệt là không cần sống trượt.
Nhân tiện nói về sự phát triển của bàn vẽ kỹ thuật.



Buổi đầu dùng thước T (hình a) để vẽ các đường song song khi áp cạnh ngắn của thước vào cạnh bàn để làm chuẩn. Cơ cấu dây mềm nói trên cũng được dùng vào thời này.
Dần tiến bộ hơn có cơ cấu bình hành kép (hình b), phương của thước chữ L được giữ không đổi khi di chuyển đến mọi chỗ trên bàn. Có thể chỉnh góc của thước chữ L để vẽ các đường song song với bất kỳ góc nghiêng nào.
Sau đó cơ cấu bình hành kép bị thua thước trượt hai phương (hình c) nhờ có sáng chế ổ trượt bi nhẹ nhàng.
Đến nay thì vẽ bằng máy tính đã chiếm ưu thế.
Chắc sẽ có ngày hậu duệ của chúng ta không rõ tổ tiên đã dùng các thứ linh tinh trên hình này để làm gì.
 
Last edited:

dovanhoc84

Active Member
Moderator
cháu xin có chút ý kiến về cơ cấu này:
Nếu nó k quá yêu cầu chính xác cao thì việc sử dụng là có thể.
Tuy nhiên Nếu áp dụng cho cơ cấu ở video 1 bên trên thì theo cháu có những vấn đề như này:
1. Để đảm bảo độ song song của tấm đó với mặt đất(mặt chuẩn nào đó) thì việc điều chỉnh không dễ
2. Vấn đề về an toàn: Khi làm những cơ cấu này trải qua thời gian sẽ có thể đứt dây, hoặc con trượt mòn gây nghiêng lúc đó cần 1 cơ cấu căng đai như của dây đai để điều chỉnh khi lắp ráp
3. Khi thay dây lại mất 1 công lấy độ song song như khi lắp mới.

chuyện về cái bàn vẽ kỹ thuật: Nói thật là cháu chưa từng được động vào luôn, chỉ thấy họ bán lại trên mạng chứ chưa 1 lần được động vào :))
 
Author
Hồi mới ra trường (1969), tôi đã được dùng bàn vẽ có cơ cấu dây mềm nói trên.
Phòng thiết kế (thuộc Xưởng thiết kế của Sở Công nghiệt Hà Nội) có đến hai chục cái bàn như vậy.
Nó rất đơn giản. 4 điểm cố định là 4 cái đinh đóng vào bàn.
Thêm 2 mắt xích xe đạp đóng vào thước và 2 đoạn dây cước luồn qua mắt xích là xong.
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Hồi mới ra trường (1969), tôi đã được dùng bàn vẽ có cơ cấu dây mềm nói trên.
Phòng thiết kế (thuộc Xưởng thiết kế của Sở Công nghiệt Hà Nội) có đến hai chục cái bàn như vậy.
Nó rất đơn giản. 4 điểm cố định là 4 cái đinh đóng vào bàn.
Thêm 2 mắt xích xe đạp đóng vào thước và 2 đoạn dây cước luồn qua mắt xích là xong.
Nhân chuyện bàn vẽ kỹ thuật: Cháu thấy thực ra những người vẽ được bàn vẽ kỹ thuật vậy họ mới giỏi được, hoặc những người chỉ cần thiết kế 2D không mà mọi thứ vẫn k có vấn đề gì. Mọi thứ họ tưởng tượng bố trí trong đầu, tưởng tượng, tính toán...vv. Không đơn giản như vẽ cad bây giờ, cứ vẽ đại, sai lại sửa. Họ(những người giỏi vẽ bản vẽ tay hoặc 2D) là những lớp người thực sự giỏi, cháu thấy khâm phục họ. Thậm chí ngay cả bây giờ trong cty cháu cũng vẫn có những người chỉ cần 2D mà máy họ làm gần như hiếm thấy phải sửa chữa thêm thắt gì.
Ngược lại với lớp người đấy là lớp trẻ, quay cuồng với việc học vẽ 3D, nó làm khả năng tưởng tượng và tính toán kém đi hẳn.
 
Top