Bảo vệ đồ án chi tiết máy

Author
Mình tìm được cái này trên mạng chúng ta cùng thảo luận nhé:
Các nội dung cần chuẩn bị khi bảo vệ đồ án
1. Cách chọn động cơ điện: dựa vào các thông số nào để chọn động cơ điện; các thông số cơ bản của động cơ điện. Phân biệt công suất tương đương, công suất yêu cầu và công suất danh nghĩa của động cơ.
2. Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT. Phân phối TST cho HGT và bộ truyền ngoài như thế nào? Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích thước HGT và hệ dẫn động.
Quan hệ giữa giá trị mômen xoắn trên các trục của HGT. Mômen xoắn ảnh hưởng thế nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác?
3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của HGT được yêu cầu thiết kế (so sánh với các loại HGT khác). So sánh bộ truyền đai thang và đai dẹt, bộ truyền đai và bộ truyền xích.
4. Đặc điểm tính toán các bộ truyền trong HGT được yêu cầu thiết kế (so với các HGT khác có gì đặc biệt trong trình tự thiết kế và lựa chọn các thông số, tại sao?)
5. Các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán và thông số cơ bản của các bộ truyền (đai, xích, bánh răng, trục vít). Vì sao độ rắn bề mặt các bánh răng trong bộ truyền được chọn khác nhau? Chiều rộng vành răng của các bánh răng trụ trong 1 bộ truyền được lấy khác nhau nhằm mục đích gì? Vì sao không áp dụng cho bánh răng côn? Vì sao bộ truyền trục vít cần tính về nhiệt? Lựa chọn vật liệu vành răng bánh vít như thế nào, vì sao? Ưu nhược điểm của răng nghiêng so với răng thẳng. Góc nghiêng trong bộ truyền BR được chọn như thế nào? Hướng nghiên răng (hoặc ren trục vít) có vai trò gì trong bộ truyền?
6. Chỉ tiêu và phương pháp tính trục. Các yêu cầu đối với trục. So sáh ưu nhược điểm của trục liền bánh răng và trục thường. Các phương pháp cố định các chi tiết lên trục.
7. Phương pháp tính chọn và kiểm nghiệm ổ lăn. Các phương án khắc phục khi kiểm nghiệm không đạt yêu cầu. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng các loại ổ lăn. Khi nào dùng ổ tuỳ động?
8. Công dụng và cách xác định các thông số của then. Tính kiểm nghiệm then.
9. Lực từ khớp nối di động tác dụng lên trục: bản chất, cách xác định trị số, phương, chiều. Có gì khác nhau khi xác định lực này khi tính trục và tính ổ lăn, vì sao?
10. Kết cấu, công dụng và cách xác định vị trí, số lượng và kích thước của bích nắp, bích thân, bulông, vít, bulông vòng, vòng móc, nắp thăm, thăm dầu, nút tháo dầu, nút thông hơi, cốc lót, nắp ổ, chốt định vị, các loại bạc chặn và các loại căn đệm.
11. Thế nào là tính thống nhất hoá trong thiết kế? Lấy ví dụ trong đồ án của mình để minh hoạ.
12. Hãy chỉ ra một số ví dụ trên bản vẽ lắp để chứng tỏ đã có quan tâm đến yêu cầu về công nghệ.
13. Cơ sở lựa chọn các kiểu lắp và cách ghi trên bản vẽ.
14. Các phương pháp bôi trơn bánh răng, bánh vít, trục vít và ổ lăn. Cơ sở chọn phương pháp bôi trơn và ảnh hưởng của nó đến kết cấu HGT.
15. Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh ăn khớp trong các bộ truyền.
16. Trình tự tháo lắp các chi tiết trong HGT.
17. Trên bản vẽ lắp HGT cần ghi những kích thước nào? Vì sao? Trên bản vẽ chế tạo chi tiết những yếu tố nào được ghi, vì sao?
18. Ý nghĩa và cách chọn độ nhám bề mặt, dung sai hình dáng và dung sai vị trí. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến tính chất làm việc của chi tiết và bộ phận máy.

(hình như cái này từ thầy wjt cho bên ttvnol)

bận quá chỉ kịp đưa lên chưa kịp thảo luận cùng mọi người, để 1-2 hum nữa nha
 
B

builinh_Au

Ðề: Bảo vệ đồ án chi tiết máy

:28: đây là Các nội dung cần chuẩn bị khi bảo vệ đồ án Chi tiết máy của Bộ môn Cơ sở thiết kế máy và Robot của ĐHBKHN mà.
 
Ðề: Bảo vệ đồ án chi tiết máy

Cái này là nội dung dạng như đề cương mà các thầy phát cho sv trước khi bảo vệ.Thực tế thì khi vào bảo vệ có thầy nào đụng đến mấy thứ này đâu.Toàn hỏi chuyện trên giời dưới biển , trả lời hợp ý thầy thì cho qua
 
Author
Ðề: Bảo vệ đồ án chi tiết máy

Tùy mỗi thầy hỏi thế nào, thực ra mình cũng không đọc hay làm cái này trước, các bạn cứ đến xem ai vào bảo vệ trước hỏi xem các xu hướng câu hỏi của thầy là có thể qua đc thôi mà. Thực ra các câu trên là khung lý thuyết các thầy sẽ hỏi, ngoài ra còn vài 3 câu thực tế. Mình trả lời ko tốt lý thuyết lắm, nhưng chém gió thực tế cũng được chút ít, khi ra về hỏi thầy có phải mang quyển làm đồ án về ko, thầy mới quát, thế cậu muốn mang về hả, sợ quá, báo điểm cũng đc 9, thầy Lê Văn Uyển hỏi, thầy Nguyễn Quang Huy hướng dẫn.
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Ðề: Bảo vệ đồ án chi tiết máy

Theo mình, trả lời theo ý thầy là đúng, còn "trả lời theo ý thầy để cho qua" thì mình ko đồng ý. Đồ án CTM có thể coi là cái cơ bản của sv cơ khí (theo mình là vậy), cho nên việc học nó không chỉ để cho qua.
Hơn nữa, những câu thầy giáo hỏi khi bảo vệ dù có "trên trời dưới biển" đến đâu thì cũng không thể xa rời những cái cơ bản được (các câu hỏi trong đề cương là ví dụ)
Mình ngày trước cũng "dính" các câu hỏi kiểu này. Nó có thể rơi vào phần giữa hoặc cuối trong thời gian bảo vệ, và thường là những câu hỏi "ngoài lề" hoặc nâng cao. Mình thấy rằng trả lời được các câu hỏi đó sẽ thể hiện rằng bạn có quan tâm, tìm hiểu vấn đề hay không, hay chỉ đọc mỗi trong giáo trình hay các quyển sách hướng dẫn thiết kế.
Và tất nhiên bạn cũng sẽ gây được thiện cảm đối với thầy giáo ở các câu hỏi tiếp theo. Còn nếu bạn không trả lời được thì cứ thú thực với thầy, không ậm ừ, không kiểu " ah vâng, em quên mất" sau mỗi lần được thầy gợi ý, nhắc nhở... Mình thấy việc không trả lời được các câu hỏi "trên trời dưới biển" đó cũng không ảnh hưởng đến điểm chác cho lắm.
Các câu hỏi trong buổi bảo vệ không nhất thiết là ở trong đề cương, mà có thể là những câu hỏi phát triển ra từ chúng. Cho nên việc tổng hợp kiến thức các môn học liên quan cũng ko kém phần quan trọng. Để làm được việc đó thì không còn cách nào khác là tìm hiểu kỹ vấn đề.
Bên cạnh lý thuyết là bản vẽ. Với lớp mình thì thầy giáo hầu như bắt lỗi ở bản vẽ (bản thuyết minh thì đã được báo cáo sau mỗi phần). Mình thấy rằng chỉ có những bản vẽ không copy - paste thì mới trả lời được các câu hỏi "vì sao" của thầy giáo. Kinh nghiệm của mình về bản vẽ đó là cứ in thường xuyên ra giấy A3 để kiểm tra trước khi in ra bản A0. Vì có như thế thì mới có thể thấy được các lỗi trên bản vẽ, còn để trên máy tính thì khó bao quát được nên rất khó để tìm ra lỗi (và cũng sẵn sàng chấp nhận in lại vài lần bản A0 :D)
Và cuối cùng là luôn luôn "bám sát" giáo viên hướng dẫn. Hỏi ngay những vấn đề chưa hiểu. Với mình thì thầy giáo đã nhẵn mặt vì hết hỏi trên lớp lại gọi điện (dùng chưa hết các ngón tay trên một bàn tay để tính số tiết thầy giáo lên lớp)
Trên đây là một số kinh nghiệm làm đồ án CTM của bản thân . Chúc các bạn đang làm đồ án có kết quả tốt!
 
Last edited:
Author
Ðề: Bảo vệ đồ án chi tiết máy

@ Sơn: in A0 hoặc A1 nhìn mới rõ được các nét chứ cậu hì
@all: thêm một kinh nghiệm nữa là câu nào ngoài lề không trả lời được thfi hùng dũng mà phát biểu thế này: Em cũng chưa rõ về vấn đề này lắm, nhưng theo em là ta có thể làm theo cách này.... và nói ra cảm nghĩ có thể làm được... dù có sai nhưng thể hiện mình có suy nghĩ, và có ý tưởng để làm việc đó
 
Top