Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

  • Thread starter phamlinhgtvt85
  • Ngày mở chủ đề
P

phamlinhgtvt85

Author
Chào các Bác!
Em đang có vấn đề chưa tháo gỡ được kính mong các Bác giúp đỡ em một chút?
Vấn đề là thế này:
Công ty em làm về thiết bị lò trong đó có Kích thuỷ lực, kích này dùng để đẩy xe goòng vào lò nung (Lò đốt gạch đỏ tuynel), em đang muốn phân tích lực để tìm nguyên nhân Kích hoạt động sai kỹ thuật. Hiện tượng là khi hoạt động xe con của Kích bị bổng đầu (hai bánh sau tì xuống mặt dưới cánh U270, còn hai bánh trước tì lên mặt trên cánh U270) dẫn đến tình trạng sau: Cánh dưới của khung U270 bị võng xuống còn cánh trên của khung U lại bị vồng lên, nếu để hiện tượng này xảy ra chẳng mấy chốc khung U của bọn em sẽ bị biến dạng. Em muốn sơ đồ hóa lực để tính toán trong Sap2000
Kích được trang bị xilanh thủy lực có sức đẩy khoảng 60 tấn, trong khi trọng lượng cần đẩy (khoảng 30 xe goòng khối lượng mỗi xe 15 tấn) gần 30 tấn (tổng lực ma sát lăn), kích dùng vấu đẩy để truyền lực; tâm trục xilanh kích trùng với đường tâm nối 2 trục bánh xe, em gửi kèm hình ảnh của kích dưới đây, mong các Bác chỉ giáo giúp em. em xin đội em các Bác, các Bác nếu có cao kiến xin làm ơn gửi mail cho em theo địa chỉ này "phamlinhgtvt85@gmail.com", em xin chân thành cảm ơn!
 
P

phamlinhgtvt85

Author
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

không bác nào giúp em với à
 
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Em không biết phân tích bằng sáp, nhưng bác thử dùng phần mềm Inventor 2010 thử coi, em cũng hay dùng phần mềm này để phân tích kết quả của mấy thứ thủy lực này. Nếu không biết bác gởi bản vẽ cho em em làm dùm cho.Theo em thấy thì cơ cấu của bác khi bác dùng hai thanh thép chữ U 270 em không nhớ rõ hình như chiều dày của nó là 18 hay 20mm gì đó chác chắn không đủ để khống chế bậc tư do còn lại là quay quanh trục của đầu đỡ xilanh. Trong qua trình chuyển động với tốc độ cao thì xe lăn của bác sẽ trượt trên thanh chữ U khi đó ma sát tĩnh nhỏ công với tải trọng khi bác đặt vật thể lên xe lăn không phải lúc nào cũng đúng trọng tâm, nếu tải trọng đặt lệch về phía sau thì bánh trước có xu hướng bị nâng lên bánh sau bị đè xuống và ngược lại. Nếu thanh thép chữ U của bác chỉ có chiều dày như thế đảm bảo nó không thể dữ cho trục Xilanh chạy thẳng được.Do đó em có ý kiến là bác nên hàn thêm thanh chữ T lên bề mặt trên của thanh chữ U khi đó lực tác dụng lên theo phương thẳng đứng sẽ không đủ để thắng độ bền của thanh.Khi sử dụng thang chư T bác nhớ hàn mặt bằng với mặt bằng khi đó sẽ tốt hơn. Đây chỉ là ý kiến của em bác coi được thì tham khảo.
 
P

phamlinhgtvt85

Author
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Mình cảm ơn bạn đã chia cho mình một số kiến thức, mình xin bổ sung thêm một số thông số, mong bạn gia giúp mình thêm:
1. Bánh xe chạy với tốc độ thấp khoảng 1m/phút thôi
2 Cánh U270 của mình dày khoảng 8 li thôi, bụng dày khoảng 6 li, mình cũng đã tăng cứng một thanh lập là dày 8 li rộng 100 li bằng cách hàn vào mép ngoài của cánh U (Thanh lập là vuông góc với cánh U), nhưng do vẫn tồn tại lực xiên (mặc dù phản lực song song với xe con) nên 2 bánh sau vẫn bị võng xuống và cánh U trên lại bị vồng lên. Về nguyên lý do phản lực (của 40 xe goòng tác dụng lên vấu đẩy) song song với lực đẩy của xilanh kích lên mình nghĩ phản lực tác dụng lên 4 bánh xe phải = 0 mới đúng chứ. mình đang nghĩ vấn đề là do vị trí đặt vấu đẩy trên xe con chưa đúng lên vẫn có phản lực tác dụng lên 4 bánh xe.
Có 2 điều quan trọng khi mình gia công đó là:
+ Đường tâm của piston kích trùng với đường tâm nối 2 trục bánh xe xét theo phương dọc của xe con--> điều này đảm bảo khi piston hoạt động xe con không bị đẩy lệch tâm (sẽ tránh được hiện tượng xe con bị bổng đầu hoặc chúi đầu xuống)
+ Mặt đẩy của vấu đẩy vuông góc với mặt xe con --> điều này đảm bảo phản lực tác dụng vào vấu đẩy sẽ song song với phương của lực đẩy xilanh thủy lực
2 vấn đề quan trọng này trong quá trình gia công mình đã đảm bảo được, cho nên mình chỉ đang phân vân về vị trị đặt vấu đẩy trên mặt xe con. Bạn đã có kinh nghiệm về phân tích lực của các cơ cấu thủy lực nên mình mong bạn chỉ giúp mình một chút nhé, mình đã gửi bản cad về mô hình kích thủy lực của mình, các kích thước trong bản vẽ là kích thước thật, mình mong nhận được hồi âm của bạn, cảm ơn bạn rất nhiều!
 
P

phamlinhgtvt85

Author
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

mình gửi kèm bản vẽ cho bạn rùi đấy
 
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Em còn đang vẽ chưa songn kết cấu của bác, nhung checking basic thấy xe của bác kết cấu quá yếu, không đủ bền, bác toàn dùng thép 8 và 12 mm và không có các thanh Frame(thanh gia cường) nên hệ số an toàn em tìm được có 0.1 trong khi yêu cầu tối thiểu của hệ số an toàn là 1.5, nhưng thực tế thiết kế thì hệ số này tùy thuộc vào giá thành máy của bác. Nếu bác thiết kế để dùng cho công ty thì thì thiết kế hệ số an toàn tăng lên từ 3-4 chứ không thể dùng hệ số này được.Trường hợp em checking này là toàn bộ lực theo phương song song với mặt đất nên còn bị vậy chứ nếu lực lêch khoảng 3 độ thì chắc máy của bác đi tiêu là cái chắc.Mấy bữa nay em cũng bận nên chưa làm cho bác được hẹn cuối tuần em đưa phương án của em lên cho bác.Em muốn gia cường thêm một số vị trí nữa để tăng độ bền cho kết cấu và xác đinh vị trí đặt cần đẩy cho bác.Nếu bác ở sài gòn thì liên hệ với em để thảo luận tốt hơn.Vì ban ngày em cũng bận ở công ty không có thời gian chỉ thứ 7 chủ nhật em mới được nghỉ có thể giúp bác đươc.
Phone của em: 0984406000_Mai Van Dinh
Email: Daminhdinh@yahoo.com
Bác coi lại theo link này nha
http://download327.mediafire.com/3o80rhgt6nkg/cgwe9w9xx43vmal/checking+analysis.rar
File lúc lực không thẳng
http://download503.mediafire.com/xjc6n6j9jjmg/ly1yx98xb0tfi3y/check.rar
 
Last edited:
P

phamlinhgtvt85

Author
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Mình đang ở Hà Nội nên chắc ko thể gặp bạn để nói chuyện được, như bạn nói về hệ số an toàn mình cũng thấy đúng, nhưng một cái kích này bọn mình bán có 70 triệu thôi nên phải tinh giảm đến mức thấp nhất vật liệu gia công để hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Vẫn dùng kích này cho lò gạch nhỏ (đẩy 32 xe goòn, mỗi xe tải trọng 15Tấn) tuy nó bị bổng đầu nhưng ko đáng kể. Từ khi bọn mình dùng cái kích này cho lò gạch to (đẩy 40 xe goòng,mỗi xe tải trọng 13 tấn) thì nó đã phát sinh vấn đề mình nói. Đúng là nếu 2 phương của phản lực và lực đẩy xilanh kích không // với nhau thì ắt sẽ có phản lực tác dụng lên 4 bánh xe; và cũng như mình nói nó còn liên quan đến vị trí đặt vấu đẩy. Mình cảm ơn bạn rất nhiều, bạn cố gắng giúp mình với nhé,à cho mình hỏi sao 2 file bạn up lên mediafire mình ko download được nhỉ??
 
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Do mình không thấy thực tế nên hơi khó một chút, thường thì thử nghiệm bằng phần mềm chỉ mang tính tương đối nên cần phải có quá trình thử nghiệm thực tế thì mởi biết đươc. Bạn có thể gởi cho mình file ảnh khi xe bạn gặp sự cố, mình mới có cách khắc phục được.Mình thấy phương án thiết kế của các bạn cũng có vấn đề. Nếu muốn giảm giá thành sản phẩm thì bạn có thể thay thế cơ cấu. Có thể dùng phương án khác, vì khi bạn lựa chọn phương án dùng xilanh thủy lực giá thành của xilanh đã đắt cộng với bạn phải mua thêm bơm thủy lực nên giá thành khá cao, sao không sử dụng phương án dùng động cơ để đẩy.Khi bạn giảm được giá thành của của thiết bị truyền động thỉ có thể tăng độ bền kết cấu.Mình cũng thua dân việt nam về khoản này chỉ quan tâm đến giá thành mà không quan tâm đến chất lượng.Hãy nghĩ đến uy tín của mình đừng quá vì lợi nhuận mà làm mất uy tín của dân thiết kế việt nam.
Đây là files mình check, minh không hiểu mình đã kiểm tra lại sau khi gởi mà vẫn lỗi.
http://www.mediafire.com/?ly1yx98xb0tfi3y
 
Ðề: Phân tích sơ đồ đặt lực để tính toán trong Sap 2000

Nên xem lại phần tĩnh học của môn Cơ lý thuyết để giải quyết vấn đề này.



Xét cân bằng của xe.
Ngoại lực đặt vào xe:
N = 30T
P
Phản lực đặt vào xe:
Na, Nb. (A, B là chỗ tiếp xúc với ray). Chiều Na, Nb đặt như hình vẽ theo dự đoán.
Nếu tính ra mà chúng có giá trị âm, thì chiều thật ngược với chiều đã chọn.
Xe cân bằng dưới tác động của 4 lực trên (bỏ qua ma sát ở A và B).

Lập 3 phương trình cân bằng tĩnh:

Theo phương nằm ngang Ox:
P - N = 0
Theo phương thẳng đứng Oy:
Na - Nb = 0
Phương trình mômen đối với điểm bất kỳ, ví dụ lấy điểm C (tâm bánh sau) cho dễ tính:
N.a - Nb.b = 0

Giải:

Từ phương trình Ox có: P = N
Từ phương trình Oy có: Na = Nb
Từ phương trình mômen có: Nb = N(a/b)
Suy ra nếu a khác 0 (có khoảng cách giữa lực N và P) thì luôn có lực tác động lên ray:

Na = Nb = N(a/b)

Muốn ray bớt chịu lực Na, Nb thì phải:

1. Giảm a.
Hạ thấp vấu đẩy xuống càng gần tâm bánh càng tốt.
Bố trí để a = 0 là tốt nhất.

2. Tăng b (khoảng cách giữa hai trục bánh xe).

Cả hai cách mà không được thì phải làm ray to khỏe hơn, nhưng đó là hạ sách.
 
Top