VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

S

satthu

Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Cảm ơn chú DCL nhiều, cháu đã vẽ đc rồi. Tại vì cháu có Đề tài liên quan đến dây cáp (tính toán trong ANSYS multiphysis) nên cần 3D .
Nó Đơn giản là thế này:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

dây cáp này có đặc tính như thực tế được không chú? cháu định liên kết nó với tang quay quấn vào không biết có được không nữa!
Đối với các chi tiết biến dạng khi hoạt động như lò xo, dây đai, băng tải, dây cáp... thì không mô phỏng trên SW được.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Đối với các chi tiết biến dạng khi hoạt động như lò xo, dây đai, băng tải, dây cáp... thì không mô phỏng trên SW được.
Chú Lăng xem qua xem , hình như Solidworks cũng mô phỏng được đấy ạ


https://www.youtube.com/watch?v=<object width="480" height="385"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/EDV2-i-drj0?fs=1&amp;hl=en_US&amp;rel=0"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/EDV2-i-drj0?fs=1&amp;hl=en_US&amp;rel=0" type="application/x-sh
" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="480" height="385"></embed></object>

( mọi người có thể tìm trên youtube với từ khóa Shock Absorber soliworks animation )
 
Last edited:
S

satthu

ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Sau Một thời gian tìm hiểu các video trên mạng mình xin trình bày về vẽ đường ống trong solidworks mong các bạn cho ý kiến thêm

đầu tiên vào tool /
chọn solidworks routing.
mở vật thể trong môi trường ASSEMBLY

tiếp theo kích vào biêu tượng DESIGN LIBRARY bên phải và chọn như hình dưới:

nhấc và kéo vào vị trí lỗ để nó tự định vị vị trí của nó, sau đó sẽ hiện lên 1 bảng thông số của mẫu mà mình kéo ra , ta chọn OK. (lưu ý khi vẽ vật thể , kích thước lỗ phải phù hợp với mẫu mà ta chọn -- xem mẫu trước khi vẽ lỗ)

tiếp tục chọn như hình dưới:

kích OK ( biểu tượng chữ V bên trên , góc phải ) ta sẽ được

làm tương tự với lỗ thứ 2 ta được:

sau đó chọn edid route như hình dưới và ta có thể xửa tùy ý của mình , kích chuột vào đầu đường thẳng của ống đó để kéo dài , hoặc muốn bẻ 90 độ theo góc bất kì thì chọn line với điểm bắt đầu là đầu đường thẳng của ống đó

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
 
ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

TUTORIAL VỀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM TỪ PICTURES

Giả sử ta có ca nước như thế này:



Bạn chụp 2 bức ảnh ( LEFT và TOP) như sau:







Bạn làm gì sau khi đã vạch ra sự phân tích như 2 hình sau:







Thoạt nhiên ta nghĩ đến lệnh Surface Loft ngay, sản phẩm hoàn thành:





Chi tiết Tutorial bạn có thể DOWNLOAD HERE

Chúc các bạn thành công.

Chào phương thảo. ! Chi tiết này trước đây mình đã down ở trang nào đó về, nó có bản hướng dẫn vẽ chi tiết bằng tiếng anh nói về kỹ thuật thiết kế ngược, mình dịch gần xong thì máy bị chết ổ cứng nên mất hết. Bạn còn nhớ trang nào về chi tiết này không ? hay bạn có bản tiếng anh đó không ? Nếu nhớ send cho mình nhé! cảm ơn!
 
ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Chú có bài nào day về vè Cánh quạt post lên cho mọi người đi chú. Cháu muốn vẽ mà chưa vẽ đc nó tren Solidworks
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Last edited:
ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Cam on Anh DCL. Toi dang hoc SW theo Tutorial khi lam den bai tap ban le toi gap truc trac o cho SW khong tao ra Inplace khi lam chot va khong the gan duoc quan he Coradial khi lam mu chot do do khong the haon thanh duoc bai tap. Vay mong muon moi nguoi chi giup.
 
L

levandinh

ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Chú DCL cho cháu xem một ví dụ về cách thiết kế ngược trong solid works đi ạ, tức là thiết kế Part trong môi trường assembly, theo như chú nói thì khi thay đổi 1 chi tiết thì các chi tiết còn lại sẽ tự động thay đổi theo, cháu mới thấy chú đưa ra ý kiến nhưng chưa thấy chú cho ví dụ cụ thể để anh em trong diễn đàn dễ hiểu hơn. Cháu thanks chú nhé.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

@ LFM & Levandinh,

Cần phân biệt các khái niệm: "Thiết kế ngược" và "Thiết kế từ trên xuống" (Top-Down) hoặc "Thiết kế từ dưới lên" (
).

Không rõ thuật ngữ "Thiết kế ngược" mà các bạn hay dùng có chuẩn không, đây là khái niệm đề cập đến quá trình tạo ra thiết kế từ một sản phẩm mẫu có sẵn, đối lập với tiến trình "thiết kế thông thường" là xuất phát từ thiết kế để chế tạo ra sản phẩm. Thực ra, ngay cả quá trình thiết kế "thuận" cũng thường làm như vậy, tức là từ một sản phẩm có sẵn, trên thực tế hoặc trong trí tưởng tượng, mà ta tạo ra các thiết kế để chế tạo ra nó. Một số lớn các thiết kế (đặc biệt là những sản phẩm tiêu dùng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao) cần phải làm ra mẫu vật trước (bằng đất hoặc thạch cao...) để dễ hình dung và chỉnh sửa, sau đó mới tạo các bản vẽ để chế tạo. Chắc các cậu đôi khi có xem những đoạn video về công việc thiết kế xe ô tô rồi chứ nhỉ?

Trong quá trình thiết kế, thường thì đại đa số bắt đầu từ sơ đồ nguyên lý để tạo ra bản lắp tổng thể, sau đó tách ra các chi tiết máy - gọi là kỹ thuật "thiết kế từ trên xuống". Nhưng cũng có một số ít trường hợp mà người thiết kế lại xây dựng các bản vẽ chế tạo chi tiết máy trước, rồi mới từ các bản vẽ đó mà tạo thành bản lắp - gọi là kỹ thuật "thiết kế từ dưới lên". Nói chung, quá trình thiết kế thường đan xen 2 kỹ thuật này, nhưng chủ yếu vẫn là "từ trên xuống". Người mới dùng phần mềm thường áp dụng kỹ thuật "dưới lên" còn người dùng thành thạo thường thiết kế "trên xuống" và "hỗn hợp".

Việc thiết kế "trên xuống" có rất nhiều ưu điểm do các chi tiết máy luôn có tính tham chiếu nên rất đồng bộ, không bị sai hoặc nhầm kích thước, cơn ác mộng của các nhà thiết kế. Người mới dùng thường ngại cách này, vì nghĩ rằng nó phức tạp, nhưng không hẳn vậy. Hãy luôn nhớ: cái phức tạp là gồm nhiều cái đơn giản, khi thao tác với một cụm chi tiết máy, ta luôn có thể ẩn những thứ không liên quan đi, hoặc mở trực tiếp Part của chi tiết cần hiệu chỉnh ra để làm việc riêng với nó.

Bài tập thiết kế cụm bản lề là một ví dụ rất hay, cho thấy các kỹ thuật cơ bản của việc thiết kế theo nhiều trình tự và sự tham chiếu giữa các chi tiết có trong cụm bản lề này.

Để thiết kế "trên xuống", ta cần tạo ta một Assembly (ví dụ là Assembly1) và đưa vào đó 1 vài chi tiết máy đầu tiên, sau đó tạo các Part mới. Tương quan Inplace được tạo ra tự động giữa mặt FrontPlane và mặt được chọn của chi tiết có sẵn trong Assembly1, điều đó bảo đảm cho chi tiết mới sẽ luôn luôn được định vị tại nơi mà ta tạo ra nó. Điều đó có nghĩa là nó sẽ không thể dịch chuyển được trong Assembly1 (cậu không thể rút cái chốt ra được), nếu ta muốn mô phỏng chuyển động của các chi tiết trong cụm lắp này, ta cần tạo một assembly khác (ví dụ là Assembly2), rồi đưa các chi tiết máy đã được tạo ra từ Assembly1 vào đó, rồi gán cho chúng các tương quan thích hợp. Nếu cậu không nhìn thấy tương quan Inplace trong Assembly1 thì cũng đừng có bận tâm, nó đã được xác nhận theo mặc định khi cậu tạo cái chốt rồi. Như vậy, Assembly1 là bản lắp dùng làm cơ sở để thiết kế và chế tạo, còn Assembly2 dùng để khảo sát các chuyển động của cụm máy.

Khi tạo mũ chốt, ta chọn mặt đầu của chốt để vẽ một đường tròn. Giữ Ctrl rồi chọn cả đường tròn vừa vẽ và cạnh tròn của ống bản lề, ta thấy xuất hiện các đề xuất khả năng tương quan:




Ta chọn Coradial thì lập tức đường tròn sẽ đồng tâm và có bán kính bằng với cạnh tròn của ống bản lề:



[LEFT]Chỉ đơn giản thế thôi!
[/LEFT]
 
L

langtugl

Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Trong thực tế, không ai làm đoạn ống chuyển tiếp giữa tiết diện tròn và chữ nhật như cậu đâu, Kết cấu này gồm những mặt cong bậc cao, cậu vẽ thì dễ nhưng rất khó chế tạo chính xác! Các mặt của đoạn ống nối này nên làm kiểu "mặt kẻ", tức là chỉ gồm các đường sinh thẳng, như vậy mới dễ chế tạo chính xác. Vì vậy, người ta làm như sau, chỉ gồm những phần mặt côn và phẳng:


Chào bạn. Mình mới học sw này nên chưa hiểu. Mình vẽ cút vuông tròn bằng lệnh l
nhưng hình dạng chỉ ra giống như bạn co_khi mà không ra như bạn DCL được. Mong bạn giúp mình.
 
Ðề: Re: VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks


Theo kinh nghiệm của tôi thì tại sao không dùng Equation rồi nhập mã công thức by double clicks at each or every features Dimension. Cách này có thể tạo ra hàng trăm kiểu mẫu cơ khí khác nhau (configurations) nhưng có chung một gốc ứng dụng Vd: tạo hệ bánh răng ở part sau đó chỉ cần thay đổi thông số N=số răng, DP (diametric Pitch) hoặc PA(pressure angle)... là có ngay một báng răng (spur, Worm, Helix gear) đáp ứng cho bộ hộp số... rồi dùng gear mating để set up như vậy ở Assy. Thật ích lợi.
Howie Nguyen​
 
Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Muốn thiết kế hình ống chuyển tiếp dạng này bắt buộc em phải học Sheetmetal cho rành đã. Sau đó việc đầu tiên là thiết kế 1 part hình tam giác và 1 part cho Transitional Shape Corner cho vào thông số Bend Lines là mấy đường gấp khúc tạo hình góc tròn ở dưới và góc vuông ở trên theo đúng mép ghép như trong phần assy. rồi nối chúng lại trong phần assembly, điều chỉnh kích cỡ cho vừa khít. Nên nhớ là cho đến nay SW Co. vẫn chưa có lời giải đáp thông số góc dạng chuyển tiếp cho bend angles line to line theo như tôi cập nhật trực tiếp với các chuyên viên ở Trimec Sol. Co. or SolidWorks Co., lý do: không có nhiều nhà máy ứng dụng sheetmetal cho nên họ chưa có giải pháp nào như vậy trong các latest service pack. Cho nên theo kinh nghiệm sáng tạo SM cho thợ Mỹ làm của tôi thì tùy theo máy gấp mà tạo đường gấp giới hạn bao nhiêu độ cho họ có thể làm rồi sau đó vẽ hình gấp lắp vào assy. và dùng flat mode inserts vào Dwg. Từ đó có thông số góc. Như vậy hình trên cần (4) part góc + (4) Part hình triangle nối lại bằng hàn chấm (tig Weld) trước khi hàn liền (fillet Weld). Muốn hỏi thêm hãy email cho tôi hnguyen1042@yahoo.com
Huy Nguyen
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Chào bạn huytien1042,

Chào mừng bạn tham gia diễn đàn.

Để tiện cho việc theo dõi, bạn vui lòng trích dẫn nội dung vấn đề mà bạn muốn trao đổi hoặc thảo luận bên trên bài viết của mình. Ví dụ như 2 bài viết trên đây của bạn làm người đọc hơi bất ngờ vì không rõ bạn đang đề cập tới vấn đề gì. Bạn cũng có thể lập topic mới để nêu chủ đề mới, nếu thấy cần.

Rất mong bạn nhiệt tình tham gia và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trên diễn đàn này.

Chúc bạn vui khỏe và thành công!
 
B

bum_chiu

Ðề: Re: VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

trích làm theo ví dụ của bác DLC: THIẾT KẾ VỚI BẢNG TÍNH EXCEL



bác DLC cho em hỏi khi em vẽ biên dạng răng ở ví dụ này như sau:



sau đó em tỉa các biên dạng thừa đi nhưng khi thoát skecht thì báo lỗi sau :



bác cho hỏi là lỗi gì?
có phải biên dạng chưa ràng buộc không? chi tiết đường tròn ban đầu em ràng buộc rồi tại sao tỉa đi thì cung còn lại mất ràng buộc
 
B

bum_chiu

Ðề: Re: VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

THIẾT KẾ TỪ TRÊN XUỐNG
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỪ HAI HÌNH CHIẾU

Trong bài viết đầu của chủ đề này, tôi có đề cập đến kỹ thuật Thiết kế từ trên xuống (Top-down Design), tức là thiết kế chi tiết máy trong môi trường Assembly, song chưa có ví dụ minh họa cụ thể.

Bài viết Tìm hình chiếu thứ ba bên trên đề cập đến việc phối hợp hai hình chiếu cho trước để xây dựng mô hình 3D cũng là một kỹ thuật hơi lạ và khá thú vị, được nhiều bạn quan tâm. Gần đây, có bạn đề nghị tôi làm rõ hơn kỹ thuật thiết kế này, cụ thể là thiết kế ống mềm (hoặc dây dẫn) nối giữa 2 vị trí đầu nối có sẵn.

Để kết hợp những vấn đề trên, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Trong mô trường Assembly, ta có hai chiếc bình đặt lệch nhau trên những cao độ khác nhau:


Và ta cần chế tạo một đoạn ống để nối hai mặt bích phía trước của chúng lại.

Đầu tiên, ta dựng các mặt bích của ống nối ngay trong môi trường Assembly này. Ta vào trình đơn Insert, Component, New Part....
Tại hộp thoại Save as, ta chọn nơi lưu tập tin Part của ống nối và đặt cho nó một cái tên rồi nhấn nút Save.
SW yêu cầu ta chọn một mặt phẳng để vẽ biên dạng cho ống nối, ta chọn bề mặt tròn của bích phía trên (tất nhiên là ta có thể chọn bích dưới cũng được), diện mạo các bình trở nên trong suốt và cửa sổ Assembly trở thành cửa sổ Part của ống nối. Dùng lệnh Convert Entities để chép các cạnh của bích cho biên dạng mới, trong minh họa là các nét màu đỏ.


Dùng lệnh Extrude để tạo thành mặt bích cho ống nối:


Làm tương tự với bích phía dưới, ta có mặt bích thứ hai của ống nối:


Như vậy, sau này, nếu ta có thay đổi kích thước các mặt bích của bình chứa hoặc vị trí tương đối giữa các bình chứa này thì các mặt bích của ống nối sẽ thay đổi theo cho phù hợp.

Bây giờ ta sẽ làm đoạn ống nối, ống này có tiết diện tròn (phù hợp với lỗ bích) và đường tâm cong trong không gian 3 chiều, ta sẽ dựng ống bằng lệnh Sweep. Muốn vậy, ta cần dựng được đường tâm. Ta muốn ở hình chiếu đứng thì đường tâm phải như thế này:


Còn theo hình chiếu cạnh, đường tâm phải như sau:


Sau khi dựng được các hình chiếu của đường tâm trên các mặt phẳng thích hợp, ta có kết quả:


Nếu dùng lệnh Extrude để tạo các mặt cong từ những đường cong này, ta sẽ có hai mặt cong và giao tuyến màu đỏ giữa chúng chính là tâm đường ống mà ta mong muốn:


Tuy nhiên, ta không cần dựng các mặt cong đó, chỉ cần dùng lệnh Insert, Curve, Projected... với tùy chọn Sketch onto Sketch rồi chọn hai đường cong này, ta sẽ được một đường cong 3D mà các hình chiếu của nó đúng như ta mong muốn:


Chọn mặt phẳng của một trong hai mặt bích ống, hãy vẽ biên dạng ống:


Sau đó, dùng lệnh Sweep để tạo ống nối:


Right-click vào vùng đồ họa và chọn Edit Assembly để đưa cửa sổ về chế độ Assembly bình thường, các bình chứa không còn trong suốt nữa:


Ta có thể right-click ống nối và chọn Open Part để mở tập tin Part của ống nối và thực hiện các hiệu chỉnh, sửa đổi cần thiết:


Thế là ta đã thiết kế xong ống nối và yên tâm là nếu ta có những thay đổi nào đó (kích thước bích hoặc vị trí các bình chứa...) thì toàn bộ ống nối và các mặt bích của nó cũng cập nhật theo tương ứng.

***​

Thầy ME có đề nghị tôi tách các bài viết thành những chủ đề riêng, nhưng tôi nghĩ những bài này đều được xâu chuỗi và có liên quan với nhau. Tuy nhiên, nếu BQT và các bạn xét thấy nên tách ra thì tôi cũng hoàn toàn nhất trí.
bác DCL và các anh cho em hỏi bài này em dùng curve vẽ đường cong nhưng không vẽ được
ban đầu vào insert>curve>.......




sau đó klick ok thì lại như sau:



bác hay bạn nào có thể giải thích hộ em sai chỗ nào được không?
chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Re: VÀI KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MÁY BẰNG SOLIDWORKS

To
Tôi thấy vẽ đường nối này rất đơn giản. Trong thiết kế thì càng ít feature càng tốt và nhẹ máy. Mở Assy. có hai chủ thể cần nối lên tạo new part cho ống nối xong edit part và dùng 3D Sketch -Spline -Display Control Polygon rồi tạo điểm nối concentric relations với hai đầu ống và vẽ tuyến spiline nối hai đầu với nhau và click vào các điểm polygon move tha hồ cho đến khi thích hợp rồi tạo đường kính nối vào một đầu spline that needs to be swept sau đó delete những relations này là xong. Chạy dây điện dây nối cho bầt cứ part nào cũng OK.
Good Luck.
 
Last edited:
Q

quyethaui

ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

Công nhận PhuongThao học nhanh thật, mới chưa đầy 3 tháng trước còn kêu là "mới nhập môn" mà giờ đã thành thạo rồi. :41::41::41:

Tuy nhiên, về việc vẽ cái bình chứa, nếu làm theo cách PT vừa hướng dẫn sẽ chủ yếu mang tính trình diễn, k mang tính công nghệ (để chế tạo). Vì vậy, vistabk muốn dựng hình để gia công thì nên chia nhỏ sketch mà PT hướng dẫn thành từng đoạn nhỏ để dựng thành các chi tiết rời (mỗi đoạn có biên dạng khác nhau sẽ là một chi tiết để ghép nối thành bình chứa).

các bác ơi em mới nhập môn solid , nên còn kém .
em đọc và làm theo đến đay thì có thắc mắc như sau .
em tạo model của bình chứa theo các part khác nhau và lắp ghép thành bình chứa như anh worm bảo đó .
nhưng sau khi lắp xong ống rồi em không biết làm thế nào để lấy thêm 1 cái bình chứa nữa trong môi trường assembly ( tức là 2 cái ống trong môi trường lắp ghép ) giống như của chú DCL .
các bác giúp em với .
cảm ơn các bác trước .

 
Last edited by a moderator:
Ðề: ðề: Vài kinh nghiệm thiết kế máy bằng solidworks

bác DCL và các anh cho em hỏi bài này em dùng curve vẽ đường cong nhưng không vẽ được
ban đầu vào insert>curve>.......



sau đó klick ok thì lại như sau:



bác hay bạn nào có thể giải thích hộ em sai chỗ nào được không?
chân thành cảm ơn!
Em chú ý vị trí tương quan và mặt phẳng để tạo 2 đường Curve màu xanh trong hình của chú DCL và trong file của em đang bị lổi sẽ thấy được câu trả lời trong vấn đề của mình.





Chú ý : Trong môi trường Part thì tạo các "đường giao 3D" hoàn toàn không yêu cầu bất kỳ điều kiện nào , vị trì tương quan thế nào thì nó cũng điều chấp nhận nhưng trong môi trường Assembly của Solidworks thì khi tạo "đường giao 3D" của các đối tượng thì các đối tượng không được phép tiếp xúc với nhau tại bất kỳ điểm nào .

Lý do rất đơn giản là do mối tương quan của các hệ tạo độ gây ra
-Môi trường Part : chỉ duy nhất một hệ tọa độ .
-Môi trường Assembly thì chứa nhiều hệ tọa độ con từ các Component + hệ tọa độ của Assembly nên trong một vài trường hợp sẽ gây "nhiễu tọa độ" đối với các "đường giao 3D" của Part trong môi trường Assembly.


các bác ơi em mới nhập môn solid , nên còn kém .
em đọc và làm theo đến đay thì có thắc mắc như sau .
em tạo model của bình chứa theo các part khác nhau và lắp ghép thành bình chứa như anh worm bảo đó .
nhưng sau khi lắp xong ống rồi em không biết làm thế nào để lấy thêm 1 cái bình chứa nữa trong môi trường assembly ( tức là 2 cái ống trong môi trường lắp ghép ) giống như của chú DCL .
các bác giúp em với .
cảm ơn các bác trước .

"lấy thêm 1 cái bình chứa nữa trong môi trường assembly (tức là 2 cái ống trong môi trường lắp ghép) "

Không hiểu ý em là đang muốn copy thêm cái bình chứa hay là cái ống chưa có sẵn?

Trong môi trường Assembly thì muốn copy thêm một hay nhiều đối tượng thì chỉ cần giữ phím Ctrl , chọn và kéo đối tương ra là sẽ copy được đối tương đó.







Nguyenthanh,
 
Top