Đồ gá gia công xéc măng

  • Thread starter trummenngu
  • Ngày mở chủ đề
T

trummenngu

Author
Các bác cho em hỏi: Khi gia công xéc măng, từ phôi ống ta cắt ra thành từng khoanh có độ dày rất nhỏ (2-4mm), lúc này để tiện mặt ngoài, mặt trong thì ta phải dùng đồ gá gì?
 
Theo mình có thể gá bằng nam châm hút để gia công.
 
Vấn đề để gia công các vòng tròn kín có chiều dầy từ 2-4 mm thì không có gì khó khăn cả ,người ta có thể gia công thô ,tinh sâu ,tiến hành cắt ra sau đấy mài xoa mặt đầu .Nhưng đối với chi tiết xéc măng thì lại đặc biệt ,nó không phải là vòng kín phải cắt ra để tiện cho lắp ghép và chức năng của xéc măng đòi hỏi cấu tạo như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là ở bên ngoài xéc măng không phải là hình tròn và vào vị trí làm việc thì nó lại có hình tròn cái khó của nó là ở chỗ này và trạng thái này của xéc măng là quan trọng vì nó làm việc ở trạng thái này.Mình cũng có nghĩ tới vài phương án chế tạo nó nhưng mình đang rất hoài nghi chưa chắc chắn.
@ Hoàng cơ khí suy nghĩ giúp anh em về công nghệ chế tạo và đồ gá để ga công chi tiết này nhé .Cám ơn Hoàng.
 
Last edited:
qui trình gia công xéc măng rất phức tạp,chỉ có thể tìm hiểu chứ mà nghĩ ra thì quả là hơi khó.theo mình thì trước hết là gia công mặt trụ ngoài thô đến tinh(đồ gá thì chịu),còn khi gia công hai mặt đầu thì dùng máy mài phẳng,trên bàn máy mài phẳng có nam châm điện,chỉ cần đặt lên là bàn máy tự hút chặt phôi gia công,vì lượng dư khi mài rất bé nên ko cần lực kẹp lớn,còn sau đó là đem mạ.
 
qui trình gia công xéc măng rất phức tạp,chỉ có thể tìm hiểu chứ mà nghĩ ra thì quả là hơi khó.theo mình thì trước hết là gia công mặt trụ ngoài thô đến tinh(đồ gá thì chịu),còn khi gia công hai mặt đầu thì dùng máy mài phẳng,trên bàn máy mài phẳng có nam châm điện,chỉ cần đặt lên là bàn máy tự hút chặt phôi gia công,vì lượng dư khi mài rất bé nên ko cần lực kẹp lớn,còn sau đó là đem mạ.
Em rất hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của xéc măng mà ,như em nói thì chưa ổn rồi đấy chỉ là gia công vòng tròn kín thôi .Đọc thêm bài anh mới viết bên trên đi anh em mình thảo luận tiếp ,chắc anh TYA và anh MTAM sẽ giúp cho anh em mình về vấn đề này được.
 
sao anh cứ quan trọng hóa vấn đề thế,xec măng là một vòng tròn ko kín để dễ dàng tra vào rãnh piston,anh đang muốn nói đến cái khe hở đó ảnh hưởng đến độ tròn của xéc măng khi làm việc trong lòng xilanh,theo em thì sẽ có phương pháp gia công làm sao cho chiều rộng vết cắt là nhỏ nhất,vết cắt này có thế hướng kính,chéo,hay bậc,nên việc cắt thế nào thì em ko rõ.Vết cắt ít ảnh hưởng đến độ tròn,và xilanh khi gia công(khôn)cũng có sai số,thời gian chạy rà(rốt đa)sẽ làm cho xec măng và xilanh mòn đều với nhau.Còn phôi vẫn là phôi tròn,như anh nói thì chả lẽ lai chế tạo phôi méo rồi cắt ra nó tròn là vừa à,cái này phức tạp lắm????
 
sao anh cứ quan trọng hóa vấn đề thế,xec măng là một vòng tròn ko kín để dễ dàng tra vào rãnh piston,anh đang muốn nói đến cái khe hở đó ảnh hưởng đến độ tròn của xéc măng khi làm việc trong lòng xilanh,theo em thì sẽ có phương pháp gia công làm sao cho chiều rộng vết cắt là nhỏ nhất,vết cắt này có thế hướng kính,chéo,hay bậc,nên việc cắt thế nào thì em ko rõ.Vết cắt ít ảnh hưởng đến độ tròn,và xilanh khi gia công(khôn)cũng có sai số,thời gian chạy rà(rốt đa)sẽ làm cho xec măng và xilanh mòn đều với nhau.Còn phôi vẫn là phôi tròn,như anh nói thì chả lẽ lai chế tạo phôi méo rồi cắt ra nó tròn là vừa à,cái này phức tạp lắm????
Anh cũng đang nghĩ nhiều về nó đây ,thú thật với em anh là năm cuối gần lên kỹ sư rồi nhưng công nghệ chế tạo xéc măng đúng là khó đối với anh ,nếu có thời gian phải tìm tài liệu nghiên cứu về nó với được cả piston nữa .
Anh vẫn khẳng định trạng thái làm việc của xéc măng khi lắp ghép là quan trọng nhất và nó đòi hỏi sự chính xác rất cao ,tất nhiên cũng tính tới sự giản nỡ vì nhiệt ,và nó yêu cầu chính là ở trạng thái này và anh cũng gặp khó khăn ở đây ,như em nói mặt gương xy lanh đạt độ bóng và độ chính xác rất cao ( mài khôn đúng rồi đấy ) , thời gian chạy rốt đa chỉ để tăng độ độ bóng và để loại bỏ những ba via còn lại ...để làm cho hơi kín khít hơn tăng hiệu quả làm việc của động cơ và không bị lọt dầu ,lọt khí ...
Mình sẽ đưa ra các phương án của mình khi suy nghĩ đầy đủ và logic ,mong mọi người giúp đỡ .
 
Đấy,còn có khe hở miệng xec măng(nằm trong tiêu chuẩn)để tránh giãn nở nhiệt,như thế thì nguyên công cắt rãnh có thể mở rộng rồi.Lại còn khe hở giữa rãnh xec măng(trên piston)và xec măng nữa,nếu khe hở này quá ít thì xec mang sẽ kẹt trong rãnh,còn nếu khe hở này lớn quá động cơ sẽ lên dầu.Các chi tiết liên quan đến buồng đốt động cơ thì phải đạt chính xác rất cao.
Anh là sinh viên năm cuối à?em là năm thứ tư rồi đây,có gì mong anh giúp đỡ về hiểu biết cũng như kinh nghiệm.Cảm ơn anh!!
 
Các bác cho em hỏi: Khi gia công xéc măng, từ phôi ống ta cắt ra thành từng khoanh có độ dày rất nhỏ (2-4mm), lúc này để tiện mặt ngoài, mặt trong thì ta phải dùng đồ gá gì?
Có thể làm thế này:
_ Tiện mặt ngoài có thể lồng nhiều xéc-măng vào một cái trục thích hợp, sao cho mặt trong xéc-măng bó sát vào mặt trục. Một đầu có bậc và một đầu bố trí cơ cấu kẹp chặt các mặt bên xéc-măng lại với nhau, ngăn cho di chuyển dọc trục. Tiện hàng loạt.
_ Tiện mặt trong thì gần tương tự, chỉ khác là cho nhiều xéc-măng vào một cái ống.
 
Last edited:
Có thể làm thế này:
_ Tiện mặt ngoài có thể lồng nhiều xéc-măng vào một cái trục thích hợp, sao cho mặt trong xéc-măng bó sát vào mặt trục. Một đầu có bậc và một đầu bố trí cơ cấu kẹp chặt các mặt bên xéc-măng lại với nhau, ngăn cho di chuyển dọc trục. Tiện hàng loạt.
_ Tiện mặt trong thì gần tương tự, chỉ khác là cho nhiều xéc-măng vào một cái ống.
Ý kiến của bạn hay đấy ,cảm ơn bạn .Nhưng mình chưa rõ cơ cấu nào để định vị và kẹp chặt để gia công mặt trụ ngoài . Ý kiến của Hoàng cơ khí liệu có phải là 1 phương án không nhỉ ?
Mặt trụ trọng bạn gia công như vậy là ok rồi .
Bạn có thể nói thêm về cung cách chọn phôi và các nguyên công trước khi gia công mặt trụ ngoài và mặt trụ trong được không .
 
Nhưng mình chưa rõ cơ cấu nào để định vị và kẹp chặt để gia công mặt trụ ngoài
Có thể làm ren ở đầu trục, gắn vào một đai ốc. Mặt bên của xéc-măng ngoài cùng bị áp bởi một phiến tì đồng trục có đường kính ngoài nhỏ hơn đường kính ngoài của xéc-măng. Áp lực ép được điều chỉnh bởi đai ốc.

Bạn có thể nói thêm về cung cách chọn phôi và các nguyên công trước khi gia công mặt trụ ngoài và mặt trụ trong được không .
Phương pháp chế tạo xéc-măng bạn ở trên chọn là phương pháp dùng phôi ống cắt thành từng xéc-măng riêng lẻ, sau đó dùng nhiệt độ để định hình. Mình không rành bên chế tạo. Chỉ biết nôm na thôi.
_ Phôi được đúc bằng gang. Sau đó tiến hành tiện phá ống gang. Gia công mặt trong, mặt ngoài. Cắt thành từng vòng xéc-măng. Gia công tinh các mặt. Cắt miệng.
_ Sau đó, người ta sẽ mở miệng xéc-măng này rộng bằng kích cỡ ở trạng thái tự do. Cố định vị trí này và đem nung lên (ở nhiệt độ ???) sau một khoảng thời gian (???) sẽ có kích cỡ như mong muốn.
_ Cuối cùng là tiện tinh lần cuối, rà lại các bề mặt khe hở miệng.

Anh vẫn khẳng định trạng thái làm việc của xéc măng khi lắp ghép là quan trọng nhất và nó đòi hỏi sự chính xác rất cao ,tất nhiên cũng tính tới sự giản nỡ vì nhiệt ,và nó yêu cầu chính là ở trạng thái này và anh cũng gặp khó khăn ở đây
Xéc-măng khi ở trạng thái nén(đã lắp vào xy lanh) bao giờ cũng phải có khe hở độ (0.3 mm), đây là khe hở nhiệt.
 
Last edited:
Hỏi rất nhiều về công nghệ,đồ gá,chuẩn.... sao không ai quan tâm vấn đề nhiệt luyện xéc măng thế nhỉ????
Mình có biết để nghiên cứu nhiệt luyện tại VN đây là một đề tài khoa học cấp nhà nước rất hay và khó gian nan lắm thì phải .
Độ cứng đòi hỏi rất khắt khe xong yêu cầu về độ mài mòn trong điều kiện làm việc như của xéc măng không đơn giản chút nào.
Độ cứng><Độ mài mòn hai cái này là yêu cầu khó để chế tạo .
Về công nghệ gia công chế tạo thì đọc đọc và đọc
 
H

hamanhhuynh

Author
Ðề: Đồ gá gia công xéc măng

đồ gá " phay miệng xec măng " quả là khó thật. không bít là dùng chuẩn định vị nào và nên định vị mặt trong hay mặt ngoài nữa.
các bác có kinh nghiệm chỉ bảo em với.
:manhhuynh_utc88@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvanha

Author
Ðề: Đồ gá gia công xéc măng

Ý kiến của bạn hay đấy ,cảm ơn bạn .Nhưng mình chưa rõ cơ cấu nào để định vị và kẹp chặt để gia công mặt trụ ngoài . Ý kiến của Hoàng cơ khí liệu có phải là 1 phương án không nhỉ ?
Mặt trụ trọng bạn gia công như vậy là ok rồi .
Bạn có thể nói thêm về cung cách chọn phôi và các nguyên công trước khi gia công mặt trụ ngoài và mặt trụ trong được không .
chạy rốt đa không phải là tăng độ bóng mà la san lấp những mấp mô tế vi.sau khi gia công cơ để laj.vì hiện tượng mòn ban đầu diễn ra rất khốc liệt do vậy phải chạy không tải ban đầu để để giai đoạn mòn ban đầu hết đi. khi vào sử dụng chi tiết sẽ mòn ỏ giai đoạn làm việc.vì giai độan mòn này say ra rất chậm.do đó tăng độ bền mỏi của chi tiết.
Theo tôi là nhu vay.tôi cung học ckctm nhưng vấn đề gia công secmang qua thặt là khó.
mọi nguòi chỉ giáo jum tui nha!!!!!!!
thanhk you!!!!
 
Top