DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Câu hỏi của Mafuba:
Thưa thày DCL em thấy biên dạng khai triển có kích thước là 122,99 (mm) trong khi đó hình được tạo có kích thước là 60+(70-20) = 110 mm, em hiểu lSW hỗ trợ tính toán biến dạng tấm khi dập, thày có thể chỉ cho em biết thêm về vấn đề này.
Và của The_Rock:
-Xin góp ý là cách tính chiều dài cạnh bên tấm SheetMetal của bạn chưa chính xác.
-Tính đúng ra phải là: 60 + 70 - (20+20-20x3.14/2)=121.4
(đây là chiều dài tính theo cạnh của mặt bên trên của tấm SheetMetal,con số trong ngoặc chính là hiệu số giữa tổng chiều dài 2 đường thẳng ảo nối từ 2 điểm trên/dưới của cung tròn đến điểm giao nhau của 2 kích thước 60/70, và chiều dài của đoạn cung tròn R20)

-Vấn đề còn lại tại sao kích thước giữa hình ban đầu và hình đã trải phẳng lại có 1 khoảng sai số như vậy,thì xin nhường bác DCL trả lời tiếp cho bạn vậy
Vấn đề này hơi tinh tế, nhiều người không quan tâm nên không phát hiện ra. Ta biết rằng vật liệu dẻo khi bị uốn thì phần vật liệu phía lõm sẽ bị nén còn phía lồi thì bị kéo giãn, tại đâu đó giữa 2 trạng thái này là một lớp vật liệu chỉ bị uốn thuần túy chứ không bị thay đổi chiều dài, lớp uốn thuần túy này được gọi là lớp trung hòa. Bằng lý thuyết và thực nghiệm, người ta thấy vật liệu dẻo lý tưởng có lớp trung hòa nằm chính giữa chiều dày của tấm bị uốn, nếu vật liệu không có tính dẻo lý tưởng thì lớp đó dịch chuyển sang phía chịu nén hoặc chịu kéo một mức nào đó. Để tiện cho tính toán, người ta đặt ta một hệ số cho biết vị trí lớp trung hòa khi tính toán uốn, gọi là hệ số K, trong phần mềm SW thì gọi là K-Factor. Mặc định thì giá trị K-Factor = 0.5, nghĩa là vật liệu có độ dẻo lý tưởng và có lớp trung hòa nằm chính giữa chiều dày. Tất nhiên là trong thực tế, ta có thể nạp các giá trị khác (trong khoảng từ 0~1) cho phù hợp với từng vật liệu cụ thể. Như vậy, hiển nhiên là chiều dài của tấm phôi chính là chiều dài của lớp trung hòa này (do nó không hề ngắn bớt đi hay dài thêm ra lúc bị uốn).

Ở bài ví dụ trên, tớ vẫn dùng K-Factor=0.5, dùng lệnh Offset Entities để vẽ một đường cách mép tấm uốn 1 mm (do tấm có chiều dày bằng 2 mm) và đo chiều dài của đường này, ta thấy ngay giá trị của nó đúng như trong bản vẽ:



[LEFT]Còn nếu muốn kiểm tra bằng phép tính thủ công và lưu ý các kích thước chiều dài là 61 và 71, cung uốn có bán kính 21 mm thì ta có:

L = 61 + 71 - 21 x 2 + 21 x Pi / 2 = 122.9867

[LEFT]Tức là hoàn toàn phù hợp với kết quả tính toán của SW.
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited:
M

mafuba

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks



Với bài tập design table va aquation, đến đoạn cricular thì không thể thực hiện lệnh chọn đường tâm? mong các bác giúp đỡ.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cho e hỏi về vấn đề tạo Layer trong Solid.Cách tạo 1 khung bản vẽ và lưu lại để dễ dàng lấy ra khi sử dụng
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Mình biết có phần mêm khai triển đường ống có thể khai triển đước cánh xoắn của trục vít tải nhưng mình vẫn muốn thử bằng Solidwork. Bạn nào biết cách khai triển bằng Solidwork không? Vi dụ như cánh xoắn này:

(Mình post ảnh lên forum mấy lần toạn bị lỗi nên up lên Mediafire)
 
Last edited by a moderator:
M

mafuba

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks


Mong các bác chỉ cho mình lỗi này
 
M

mafuba

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Đưa con trỏ vào Sketch1, dùng công cụ trình đơn chuột phải và chọn ContourSelect Tool, rồi chọn toàn bộ vùng bên trong đường chân răng, dùng nó để Extrude tạo chân răng:


Thưa thày lệnh Extrude2 là lệnh tạo đường chân răng.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Trong quá trình thực hiện, cậu có làm cái gì khác hướng dẫn không và có gặp vướng mắc gì không?

Chịu khó chụp hình cây thiết kế để tớ xem các lệnh đã được cậu thực hiện nhá!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cho e hỏi về vấn đề tạo Layer trong Solid.Cách tạo 1 khung bản vẽ và lưu lại để dễ dàng lấy ra khi sử dụng
Việc tạo Layer trong SW rất đơn giản, nhưng trước hết, cậu cần lưu ý rằng việc sử dụng Layer của SW rất khác với AutoCAD:

  1. Nói chung, SW tự động tạo ra bản vẽ 2D sau khi ta xây dựng xong các đối tượng 3D, các đối tượng được đưa vào các Layer hoàn toàn tự động, nên người dùng hầu như mất khái niệm về Layer do không phải tác động gì vào chúng cả.
  2. Khi định vẽ 2D theo cách thủ công như AutoCAD, mỗi Layer được dùng cho một đối tượng riêng. Ví dụ, nếu ta tạo 1 bản lắp có 3 chi tiết máy thì ta nên dùng 3 Layer, mỗi Layer là 1 chi tiết độc lập. SW sẽ tự biết sử dụng các nét đậm hoặc mảnh, liền hoặc đứt hay chấm gạch cho từng đối tượng nét vẽ cụ thể; ví dụ, nó biết ta đang vẽ nét cơ bản thì nó dùng nét liền đậm, nếu ta vẽ đường tâm thì nó dùng nét chấm gạch, kích thước thì liền mảnh...
  3. Việc tạo khung tên thì chỉ việc dùng một bản vẽ mẫu có sẵn, sửa đổi cho phù hợp rồi lưu lại làm mẫu (template) mà dùng.
Cậu đọc thêm các bài #12 và #22 trong Topic này: http://www.meslab.org/mes/threads/7679-Buoc-dau-lam-quen-voi-SolidWorks/page2
 
M

mafuba

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Trong quá trình thực hiện, cậu có làm cái gì khác hướng dẫn không và có gặp vướng mắc gì không?

Chịu khó chụp hình cây thiết kế để tớ xem các lệnh đã được cậu thực hiện nhá!
1. Đây là lỗi khi thực hiện lệnh circurlar (thực hiện với dãy là 2 thì được)

2. Đây là cây thư mục



3. Đây là design table

4. Đây là link file: http://www.mediafire.com/?17bqr5qhkep8s8p
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Trong lệnh Ciclular Patern có chứa các Feature là Fillet (chamfer) nếu không chọn tùy chọn Geometry Pattern thì khi lổi này sẽ xuất hiện và cản trở việc thực hiện lệnh. Do lúc này Fillet đã có một ràng buộc tương quan về hình học với Extrude2 nên không thể thực hiện bằng cách thông thường nữa , mà phải có sự trợ giúp của tùy chọn Geometry Pattern để các Feature (ở đây chính xác là Feature Fillet) khi được sinh ra từ lệnh Cicular Pattern vẫn thỏa mãn các ràng buộc hình học tương quan giữa chúng với Extrude2 . Nên vấn để của bạn chỉ cần click chọn thêm tùy chọn Geometry Pattern trong lệnh Cicular Pattern thì vấn đề sẽ được giải quyết.





Còn về tùy chọn Geometry Pattern thì lúc trước mình cũng đã có một bài nói qua về tùy chọn này , Xin phép chuyển qua đây để bạn có thể tham khảo thêm về tùy chọn này .

********

-Tùy chọn Geometry Pattern thường xuất hiện trong các lệnh Pattern :

*Circular Pattern
*Linear Pattern
*Fill Pattern
*C
Pattern
*Table Pattern
*Sketch Pattern
*Mirror Feature


Có thể tạm hiểu ý nghĩa và công dụng của tùy chọn này là nhân Components (đối tượng) dựa theo những ràng buộc hình học liên quan đến Components cần nhân , nếu những ràng buộc đó không được thỏa mãn trong kết quả cuối cùng thì với tùy chọn Geometry Pattern trong lệnh đó sẽ bị báo lỗi và sẽ ngăn cản việc thực hiện.

Một ví dụ nhỏ :

Khi sử dụng Extrude2 để tạo khối trong hình sau , với tùy chọn Merge Result , thì theo một yếu tố khách quan về hình học đối với biên dạng của lệnh Extrude2 , Solidworks “ngầm” hiểu là Body tạo ra sẽ có một mặt giao và đồng phẳng với một mặt của Body trước.



Và khi ta thực hiện Linear Pattern để nhân Feature Extrude2 , không sử dụng tùy chọn Geometry Pattern thì lệnh sẽ thực thi và diễn ra một cách rất bình thường , không có gì đáng nói.





Nhưng nếu khi thực hiện lệnh , chúng ta sử dụng tùy chọn Geometry Pattern thì khi kết thúc lệnh sẽ báo lỗi , và không cho phép chúng ta thực hiện điều đó , lý do là vì những khối được lệnh nhân ra không thể thõa mãn điều kiện ràng buộc hình học mà Feature Extrude2 đưa ra , đó là có một mặt giao và đồng phẳng với Body trước



Nếu trong lúc thực hiện lệnh Extrude2 chúng ta không sử dụng tùy chọn Merge Result mà tách Body tạo ra từ Extrude2 thành một Body độc lập với Body trước vấn đề hoàn toàn thay đổi , khi thực hiện lệnh Linear Pattern , chọn hay không chọn Geometry Pattern không còn là vấn đề quan trọng nữa , vì vào thời điểm hiện tai , không có ràng buộc hình học “ngầm” nào tồn tại..Đối với một số trường hợp đặc biệt , buộc chúng ta phải sử dụng Geometry Pattern , trong trường hợp báo lổi như thế này , thì chúng ta có thể làm như trên và thêm lệnh Combine để cộng tất cả các Body lại , thì chúng ta đã có thể “lướt“ lổi và kết quả thì như nhau.

Tùy chọn Geometry Pattern cũng có một điểm thú vị trong trường hợp sau :1:

Đối với các Feature được tạo ra , và có đặt một biến đặc biệt về End Condition (điều kiện kết thúc) của Feature đó như là Offset From Surface , Up to Next , v.v… , thì việc sử dụng hoặc không sử dụng Geometry Pattern sẽ làm cho kết quả của Body được tạo ra có các hình dáng khác nhau

Một ví dụ nhỏ :

Với file của ví dụ trên , chúng ta tạo thêm một Extrude Cut , khối ban đầu với End Condition là Offset From Surface như hình



Thì khi thực hiện lệnh Linear Pattern để nhân Feature Extrude Cut , sử dụng hoặc không sử dụng Geometry Pattern thì dẫn đến kết quả cuối cùng khác nhau , vì khi được chọn Geometry Pattern sẽ bỏ qua End Condition của Feature mà chỉ nhân Components giống với hình dạng Components gốc.Xem 2 hình sau :







Nguyenthanh.
 
M

mafuba

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Sau khi thay đổi mô đun từ 5->4.5 thì xảy ra lỗi này, biên dạng răng không fix với các điểm được chọn, mong bác thành giúp đỡ.


Đây là link file: http://www.mediafire.com/?17bqr5qhkep8s8p




Lần sau chú ý sử dụng chức năng "sửa bài" bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
D

duynt49ctu

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào mọi người !Cho mình hỏi cái này nha!Không biết trong solidwork 2005 có hỗ trợ lệnh điều chỉnh kích thước theo tỉ lệ không nhỉ?Ở bản vẽ lắp sau khi hoàn thành việc lắp ráp mô hình rồi giờ muốn thay đổi tất cả kích thước của bản vẽ theo một tỉ lệ nhất định có được không?Nếu được thì làm như thế nào mong mọi người chỉ giùm!THANKS MỌI NGƯỜI NHIỀU NHA!
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Sau khi thay đổi mô đun từ 5->4.5 thì xảy ra lỗi này, biên dạng răng không fix với các điểm được chọn, mong bác thành giúp đỡ.


Đây là link file: http://www.mediafire.com/?17bqr5qhkep8s8p
Khi thay đổi mô đun từ 5->4.5 thì xảy ra lỗi này là do bạn không ràng buộc đầy đủ kích thước của biên dạng (Fully Denided) .



Dẫn đến việc khi thay đổi một thông số trong bảng Excel của Design Table thì những biên dạng này bị chay lung tung không thỏa mãn yêu cầu của các Feature nữa. Bạn nên thực hiện chính xác theo bài hướng dẫn của chú DCL để tránh những lổi không mong muốn này.


Chào mọi người !Cho mình hỏi cái này nha!Không biết trong solidwork 2005 có hỗ trợ lệnh điều chỉnh kích thước theo tỉ lệ không nhỉ?Ở bản vẽ lắp sau khi hoàn thành việc lắp ráp mô hình rồi giờ muốn thay đổi tất cả kích thước của bản vẽ theo một tỉ lệ nhất định có được không?Nếu được thì làm như thế nào mong mọi người chỉ giùm!THANKS MỌI NGƯỜI NHIỀU NHA!
"điều chỉnh kích thước theo tỉ lệ" là vấn đề bất khả thi trong Solidworks bạn à.

"Ở bản vẽ lắp sau khi hoàn thành việc lắp ráp mô hình rồi giờ muốn thay đổi tất cả kích thước của bản vẽ theo một tỉ lệ nhất định có được không" -> vấn đề này bạn có thể giải quyết bằng lệnh Insert -> Features -> Scale . Nhưng lệnh Scale chỉ giúp bạn có thể thay đổi các Part theo một tỷ lệ bất kỳ (và sẽ tự động Update trong Assembly chứ không thay đổi kich thước trong các Feature gốc (lệnh này chỉ có trong Part chứ không hề tồn tại trong Assembly) .Nên phải thận trong cân nhắc trước khi thiết kế chi tiết. Với trường hợp bản thiết kế cần tạo nhiều quy chuẩn thì bạn có thể sử dụng Design Table hoặc tạo nhiều Confirm cho Part chứ không nên sử dụng Scale.



Nguyenthanh.
 
Last edited:
sweep va tạo đặc tính ren

câu 1:Sweep-Fllow 1st and guide Curve,quét biên dạng dọc theo đường dẫn và ba đường phụ trở.em thực hiển không được?
câu 2:khi em tạo ren sao nhìn ở dạng 3d nó không khác gì mặt trụ trơn gì cả?
ai biết nguyên nhân giúp em với!
 
D

dangminh

Ðề: sweep va tạo đặc tính ren

Mình không hiểu câu số 1 của bạn. Mình có thể trả lời câu số 2:Ở Solidwork vẽ ren thì chỉ là vẽ theo quy ước. Khi bạn chiếu lên bản vẽ 2D thì nó vẫn thể hiện được ren theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật. ( Nhưng hình như chỉ đối với chi tiết đơn lẻ thôi, trong bản vẽ lắp thì không. Mình tìm cách để thể hiện ren trong bản vẽ lắp nhưng không được.).
 
Ðề: sweep va tạo đặc tính ren

câu 1:Sweep-Fllow 1st and guide Curve,quét biên dạng dọc theo đường dẫn và ba đường phụ trở.em thực hiển không được?
Không thực hiện được và báo lổi là do các đường Guide Curve không thỏa mãn với điều kiện bắt buộc được đề ra đối với tính chất của Guide Curve trong lệnh Sweep.

-Lệnh Sweep là lệnh tạo khối bằng cách quét một biên dạng theo một Profile , ngoài ra có thể uốn khối đó theo các đường Curve , nhưng các đường Guide Curve này phải thỏa mãn các tính chất bắt buộc mà Solidworks đề ra.

-Các tính chất của đường Guide Curve trong Sweep :

*Phải tiếp xúc với biên dạng của Profile tại một điểm bất kỳ , và hai điểm xoắn giữa hai biên dạng nằm trong hai mặt phẳng phải liên tiếp có góc nhỏ hơn 180 degree.

*Mang tính chất liên tục , có thể là đường thẳng , đường cong liên tục hoặc tổ hợp bao gồm các Line , Arc , .v.v... (nếu là thẳng và tiếp xúc một điểm trên Profile thì sử dụng Guide Curve trong trường hợp này không có ý nghĩa gì nữa)

*Không cần phải bằng với đường Path , vì mặt cuối cùng của khối do Sweep tạo ra sẽ là mặt đi qua các điểm kết thúc của các đường Guide Curve.

*Guide Curve phải là tổ hợp các thực thể không có điểm kết thúc bằng một góc.

Một ví dụ sử dụng Sweep có chứa Guide Curve :



câu 2:khi em tạo ren sao nhìn ở dạng 3d nó không khác gì mặt trụ trơn gì cả? ai biết nguyên nhân giúp em với!
Mình đoán là bạn đang sử tạo ren bằng lệnh Cosmetic Thread trong Annotations. Nếu đúng thì tham khảo bài viết về Anotations ở đây để hiểu rõ thêm về lệnh này.

http://www.meslab.org/mes/threads/3861-Nhung-cau-hoi-nho-khi-su-dung-SolidWorks/page117

viết chữ trên mặt cầu đươc không?nếu được thì làm cách nào?
Để tạo chữ trên mặt cầu thì có rất nhiều cách , bạn có thể thực hiện bằng cách sau :

-Có một khối trụ như thế này , và bạn muốn thực hiện tạo một chữ trên bề mặt của khối trụ này



-Sử dụng lệnh Offset Surface để tạo một Surface cách đề mặt ngoài của mặt trụ một khoảng cách bằng với chiều cao chữ muốn tạo trên mặt trụ.



-Tạo một Sketch trên Right Plane , sử dụng lệnh Text để viết Text muốn tạo và ràng kích thước để xác định vị trí cho Text.



-Sử dụng Extrude để tạo khối Text với tùy chọn Form cách mặt phẳng ban đầu một khoảng cách sao mặt phẳng bắt đầu Extruded thoát ra khỏi mặt trụ. Và chọn End Condition là Up to Surface , với Surface cần kết thúc khối là mặt trụ.



-Click lệnh Cut with Surface với tùy chọn như hình .



-Ẩn Surface đi ta có được kết quả :






Nguyenthanh.
 
Last edited:
S

socchan

xuất bản vẽ 2D từ bản Assem

Hi các bác!
E đang cần xuất 1 bản vẽ Assem ra 2D ở góc nhìn Iso metric.
Vấn đề là bản Assem của e đang để ở dạng Explode, nhưng khi xuất ra 2D thì nó lại tự động đưa về dạng Collapse.
E xin hỏi có cách nào để bản 2D của e vẫn ở dạng Explode ko? Mong các bác giúp e zới!
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Mặc định trong Solidworks , khi đưa hình chiếu của một Part hoặc một cụm Assembly qua Drawing thì Solidworks sẽ hiển thị Configuration (cấu hình) đang sử dụng trong Part và Assembly (ở lần Save cuối cùng)



Nhưng trong Drawing bạn vẫn có thể thay đổi các Configuration hoặc chuyển đổi giữa Configuration Explode View - Collaps View trực tiếp trong trong môi trường này bằng cách sau :

*Vào Propertities của Drawing View



*Chọn Configuration muốn sử dụng cho hình chiếu hiện tại trong tùy chọn Use named Configuration trong Tab Configuration Information , hoặc sử dụng tùy chọn Show in Exploded State chuyển đổi cách hiển thị Explode View - Collaps View.



*Kết quả khi sử dụng tùy chọn Show in Exploded State để chuyển đổi cách hiển thị Explode View - Collaps View.






Nguyenthanh.
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Hi !

Mọi người cho mình hỏi ý nghĩa của nhãn Configuration Manager trong SW
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Hi ! Mọi người cho mình hỏi ý nghĩa của nhãn Configuration Manager trong SW
Configuration Manager nghĩa là Quản lý Cấu hình.

Tất nhiên là dịch nghĩa như vậy thì không có vấn đề gì, ai cũng dịch được, quan trọng là hiểu ý nghĩa và tác dụng của chức năng này.

Trong công nghiệp nước ngoài, bao gồm cả thiết kế, sản xuất và bán hàng... thì thuật ngữ cấu hình đã có từ rất lâu và khá phổ biến, nhưng lại mới chỉ được du nhập vào Việt Nam trong giai đoạn vài chục năm gần đây và mới chỉ phổ biến trong lĩnh vực tin học mà thôi. Chúng ta hay nói với nhau về "cấu hình của máy tính" là chủ yếu, chứ trong các lĩnh vực khác thì ít dùng từ này; ví dụ như với xe hơi thì mọi người lại hay dùng từ "Option" để nói về các cấu hình xe khác nhau chẳng hạn.

Rõ ràng là do sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng mà người sản xuất cũng cần đa dạng hóa sản phẩm, đến mức chi tiết thì ta có các cấu hình khác nhau của từng chủng loại sản phẩm. Ví dụ, một công ty sản xuất ra xe tải, xe khách và xe con để phục vụ nhiều nhu cầu vận chuyển. Trong mỗi loại này thì có nhiều model, ví dụ như riêng dòng xe du lịch thì Toyota làm ra các model Camry, Altis, Vios... Tiếp tục, riêng dòng Camry lại có các cấu hình khác nhau chút ít, như dung tích động cơ, các option chi tiết (gương tự động, ghế bọc da, dàn âm thanh Hi-Fi...) để tăng giảm tiện nghi và giá tiền sản phẩm.

Để phục vụ cho việc thiết kế các cấu hình, SW có chức năng này, cụ thể là nhãn Configuration Manager.

Ở cấp độ thiết kế chi tiết máy (tức là các Part), chức năng này cho phép ta thiết kế các họ sản phẩm. Ta chỉ cần thiết kế một chi tiết máy tiêu biểu của họ sản phẩm này rồi dùng Bảng Thiết kế để tạo ra vô vàn các biến thể của nó, chỉ đơn giản là nhập các giá trị thích hợp vào các ô tương quan trong bảng Excel mà thôi.

Ví dụ như ta cần thiết kế bulon, ta chỉ cần tạo ra 1 thiết kế của 1 quy cách cụ thể, ví dụ là bulon M10; sau đó mở bảng TK để nhập các số liệu tương ứng từ M1 đến M400 chẳng hạn. Khi đó, từ nhãn Configuration Manager, ta chỉ cần click vào biến thể nào, tức là bulon M nào là nó liền xuất hiện ngay tức thì.

Ngoài ra, hay có những kiểu chi tiết máy na ná giống nhau trong 1 chiếc máy, tính năng này cũng hỗ trợ ta rất đắc lực trong thiết kế. Ví dụ như cái kéo, cái kìm, bản lề... là những cụm chi tiết mà trong đó có những chi tiết giống nhau về cơ bản, chỉ khác vài tiểu tiết nhỏ. Chức năng thiết kế bằng cấu hình cho phép ta thực hiện các nguyên công này cho chi tiết máy thứ nhất nhưng lại thực hiện các nguyên công khác cho chi tiết máy thứ hai, chúng ở trong cùng một tài liệu Part. Như vậy, việc quản lý tập tin rất tiện mà quan trong nhất là nó đảm bảo sự nhất quán của các chi tiết giống nhau. Nếu không như vậy, nếu thiết kế các chi tiết máy trong những tập tin độc lập thì rất có thể ta sẽ vô ý thiết kế cái kìm hay cái kéo có 2 gọng không đồng bộ (dài ngắn hoặc to nhỏ khác nhau) một cách tức cười!

Ở cấp độ bản lắp (Assembly), nó cho phép ta tạo nhiều cấu hình máy. Ví dụ, ta cần có máy thứ nhất dùng 8 bulon M12, máy thứ hai dùng 12 bulon M14, máy thứ n dùng 24 bulon M6 vân vân, thì ta cũng chỉ cần tạo một bản lắp duy nhất với những cấu hình nêu trên; chỉ một cú click là ta có thể gọi bất kỳ cấu hình nào chỉ trong 1 Assembly duy nhất.

Tóm lại, đây là một chức năng khá thú vị, nhưng hơi lạ nên cũng cần có thời gian làm quen. Khi đã quen rồi, chắc cậu sẽ rất hứng thú khi thao tác với nó.
 
Last edited:
Top