Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

Author
hiện em đang làm đồ án trong đó có chi tiết hình cầu mà lại phải khía rãnh bên trong!mà vật liệu em chọn là nhôm A6061 em chế tạo chi tiết đó theo hướng gia công 2 nửa trên và dưới sau đó hàn lại vậy em hỏi trong quá trình dập 2 nửa đó vật liệu có biến cứng nhiều không! em dập 2 lần lần đầu dập cầu lần 2 dập chỉnh hình cầu!em không am hiểu lắm về hợp kim nhôm này mong mọi người giúp đỡ em xin chân thành cảm ơn!:104:
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

hiện em đang làm đồ án trong đó có chi tiết hình cầu mà lại phải khía rãnh bên trong!mà vật liệu em chọn là nhôm A6061 em chế tạo chi tiết đó theo hướng gia công 2 nửa trên và dưới sau đó hàn lại vậy em hỏi trong quá trình dập 2 nửa đó vật liệu có biến cứng nhiều không! em dập 2 lần lần đầu dập cầu lần 2 dập chỉnh hình cầu!em không am hiểu lắm về hợp kim nhôm này mong mọi người giúp đỡ em xin chân thành cảm ơn!:104:
* Hàn nhôm là một kỹ thuật khó, không phải người thợ nào cũng có thể hàn ngon lành được đâu.
* Theo mô tả về chi tiết của bạn, nếu dùng hợp kim nhôm thì sao không nghĩ đến phương pháp đúc.
 
Author
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

không đúc được bác ạ vì nó phải tạo rãnh bên trong để tạo ra các mảnh khi chi tiết đó bị phá hủy bác ạdduusccs sẽ không tạo được các rãnh bên trong!
 
Q

Quangluc123

Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

Xời ạ, mấy cái rãnh ở giữa đó có gì mà không đúc được. Làm cái lõi có các rãnh là được mà!
Ở trên quả cầu có cái lỗ thì sẽ làm được đầu gác lõi, làm cái chân đế to ra là được mà.
Chác là làm lựu đạn ah? làm cái đó mà hàn thì không ổn lắm.
 

Qtrung13

New Member
Author
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

vâng các bác ạ!vì em sợ vi phạm quy đinh nên em không nói rõ là cái gì! hihhi giờ em mới online được!theo các bác cái vỏ đó chế tạo bằng hợp kim nhôm gì cho hợp lý!lúc đầu em định dùng hợp kim nhôm serri5 mục đích chế tạo 2 nửa rồi hàn lại! em cũng biết hàn hợp kim nhôm cực khó nhưng mà mấy cái rãnh đó đem đúc cũng khó nữa! nguyên chi tiết như thế này các bác ạ!
cảm ơn bác Nova nhắc nhở!hihi
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

Nhìn là biết lựu đạn rồi còn giấu làm gì.....:71:

Cái hình cầu và cái ống trụ chắc là sẽ lắp ghép nhau bằng ren.

Vậy đúc cái hình cầu có khía bên trong là hợp lí rồi!

Hình như thực tế thì nó đúc gang!

Làm đồ án thì chắc nhôm cũng OK!
Hỏi mấy chỗ đúc nhôm ấy, sau khi đúc xong sẽ phá hủy lõi khuôn để được hình cầu rỗng!
Mà nếu đúc ngoài chợ ở VN thì có lẽ nhôm series "tạp" nhưng khả năng sát thương cao hơn A5xxx

Nhớ làm thừa mấy quả sau này đi xin ... việc!:4::4::4:
 
Last edited:
Q

Quangluc123

Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

Mà này, có thuê tui thiết kế khuôn - lõi để đúc ra cái này luôn không. Vật liệu bạn nên chon lại là Gang xám (GX21-40 theo TCVN) thì tính sát thương sẽ cao hơn đấy - rễ vỡ mà.
 

Qtrung13

New Member
Author
chọn vật liệu thì còn tùy vào thuốc nổ nhồi bên trong bác ạ!vì thuốc nổ mạnh nếu dùng vật liệu bằng gang sẽ gây ra hiện tượng mảnh bị vỡ vụn không theo ý muốn!khi nhồi thuốc nổ mạnh người ta sẽ nghĩ tới dùng vật liệu dẻo thì sẽ tốt hơn bác ạ! hơn nữa vật liệu bằng gang thì nặng hơn nhôm!nếu bác nào cầm thử quả lựu đạn của Việt nam ( F1) nó nặng tới 8 lạng! thử hỏi anh em mình ném được bao xa!híc
@ Quangluc: vật liệu em chọn sẽ là hợp kim nhôm nhưng mà theo bác nhôm serri5 có có ổn không về vấn đề công nghệ với độ cứng!

Nhìn là biết lựu đạn rồi còn giấu làm gì.....:71:

Cái hình cầu và cái ống trụ chắc là sẽ lắp ghép nhau bằng ren.

Vậy đúc cái hình cầu có khía bên trong là hợp lí rồi!

Hình như thực tế thì nó đúc gang!

Làm đồ án thì chắc nhôm cũng OK!
Hỏi mấy chỗ đúc nhôm ấy, sau khi đúc xong sẽ phá hủy lõi khuôn để được hình cầu rỗng!
Mà nếu đúc ngoài chợ ở VN thì có lẽ nhôm series "tạp" nhưng khả năng sát thương cao hơn A5xxx

Nhớ làm thừa mấy quả sau này đi xin ... việc!:4::4::4:
cảm ơn bác nhắc nhở! bác có cần không em đưa cho 1 quả sài đỡ! hahaha




Chú ý sử dụng chức năng "Sửa bài" , không Post 2 bài ngắn liên tục . Chú ý tiếng Việt , "Hem" => "không" . Tham khảo thêm Nội Quy.
BQT
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

chọn vật liệu thì còn tùy vào thuốc nổ nhồi bên trong bác ạ!vì thuốc nổ mạnh nếu dùng vật liệu bằng gang sẽ gây ra hiện tượng mảnh bị vỡ vụn không theo ý muốn!khi nhồi thuốc nổ mạnh người ta sẽ nghĩ tới dùng vật liệu dẻo thì sẽ tốt hơn bác ạ! hơn nữa vật liệu bằng gang thì nặng hơn nhôm!nếu bác nào cầm thử quả lựu đạn của Việt nam ( F1) nó nặng tới 8 lạng! thử hỏi anh em mình ném được bao xa!híc
@ Quangluc: vật liệu em chọn sẽ là hợp kim nhôm nhưng mà theo bác nhôm serri5 có có ổn không về vấn đề công nghệ với độ cứng!
- Quả lựu đạn F1 (Nga) hoặc Q1 (VN) theo tiêu chuẩn có trọng lượng toàn bộ là 450g
- Công nghệ chế tạo vỏ lựu đạn không đơn giản như bạn hình dung đâu, nó có tiêu chuẩn nghiệm thu rất chặt chẽ (sau khi nổ phải vỡ thành bao nhiêu mảnh, kích thước các mảnh thế nào...). Mặc dù thân vỏ lựu đạn có các rãnh khía (bên ngoài hoặc bên trong) nhưng không phải khi nổ thì thân vỏ sẽ vỡ ra đủ thành đúng các mảnh theo rãnh khía. Sau khi nhồi thuốc người ta cho quả lựu đạn thử nghiệm xuống hố, chèn bao cát kín xung quanh rồi kích nổ (bằng kíp điện) rồi sàng cát, thu nhặt lại đủ các mảnh vỡ, cân tịnh lại, phân loại cỡ mảnh vỡ, phân tích tỷ lện % các mảnh vỡ, so sánh với tiêu chuẩn...
- Nếu dùng vật liệu dẻo có thể khi nổ không vỡ thành mảnh mà lại vỡ toác... thành bông hoa loa kèn thì có lẽ rất đẹp..he he
- Có chuyện vui thế này: ngày xưa khi bắt đầu thời kỳ chống Pháp, các xưởng quân khí của VN cũng chế tạo lựu đạn chầy (loại có chuôi gỗ) do trình độ đúc vỏ hoặc chất lượng thuốc thế nào đó nên sau khi ném sang bên địch thì nghe bịch một tiếng rồi...im. Kiểm điểm rút kinh nghiệm một chiến sĩ phát biểu: lựu đạn không nổ có hiệu quả rất cao, thứ nhất nếu nổ chỉ sát thương được một vài tên địch, còn không nổ thực ra là chưa biết có nổ không gây hoang mang, sợ hãi trong toàn bộ quân địch, thứ hai vì không biết nó có nổ hay không nên đich cứ phải nằm chờ, nghe ngóng nên ta có thể xung phong lên...he he.
 
Author
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

tất nhiên em hiểu rằng việc phân mảnh như thế không phải tất cả sẽ vỡ theo những gì ta mong muốn nhưng mà thực tế đay là bài toán thiết kế theo mẫu vì quả ngày nay các loại lựu đạn của các nước cũng chế tạo đi theo hướng vỏ bằng nhôm! mà quả lựu đạn tấn công RGN của NGa là một thí dụ! quan trọng là chọn vật liệu nhôm gì làm vỏ thôi! còn thông số cụ thể của quả lựu F1 đây bác :
Tính năng kỹ thuật của lựu đạn F1.
Tính kăng kỹ thuật
Khối lượng lựu đạn 600 g
Khối lượng thuốc nổ 60 g
Kích thước: + đường kính 53mm
+ chiều cao 121 mm
Thời gian giữ chậm (3-4) s
Bán kính sát thương 20 m
Mảnh văng xa nhất 300 m
của em là bài toán thiết kế còn thử nghiệm thì thực tế thầy em cũng làm phân mảnh theo hướng khác đó là vỏ cũng bằng nhôm nhưng mà các mảnh thì được tạo bởi các viên bi thép!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

tất nhiên em hiểu rằng việc phân mảnh như thế không phải tất cả sẽ vỡ theo những gì ta mong muốn nhưng mà thực tế đay là bài toán thiết kế theo mẫu vì quả ngày nay các loại lựu đạn của các nước cũng chế tạo đi theo hướng vỏ bằng nhôm! mà quả lựu đạn tấn công RGN của NGa là một thí dụ! quan trọng là chọn vật liệu nhôm gì làm vỏ thôi! còn thông số cụ thể của quả lựu F1 đây bác :
Tính năng kỹ thuật của lựu đạn F1.
Tính kăng kỹ thuật
Khối lượng lựu đạn 600 g
Khối lượng thuốc nổ 60 g
Kích thước: + đường kính 53mm
+ chiều cao 121 mm
Thời gian giữ chậm (3-4) s
Bán kính sát thương 20 m
Mảnh văng xa nhất 300 m
của em là bài toán thiết kế còn thử nghiệm thì thực tế thầy em cũng làm phân mảnh theo hướng khác đó là vỏ cũng bằng nhôm nhưng mà các mảnh thì được tạo bởi các viên bi thép!
Xin lỗi về thông số của F1 (tớ hỏi bác Gu thấy ra tiêu chuẩn của Viện vũ khí về F1 hơi khác), còn nếu bạn làm vỏ nhôm, trong lại có bi thép thì lại là chuyện khác rồi. Đơn giản là đã chốt đề tài thì phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quả mà thử, nếu có quả mẫu cứ đem phân tích là OK.
 
Author
Ðề: Chi tiết hình cầu khía rãnh bên trong dùng hợp kim nhôm có được không?

ngày em ném lựu đạn trên LỤc quân thì đúng là thấy nó nhẹ hơn thật bác ạ!tầm 400- 50g! nhưng mà quả truyền thống là 600g bác ạ!nếu có quả mẫu đem thử thì em đâu phải mày mò lên đây bác! hihihi! em chỉ quan tâm chút về vật liệu thôi xémauu này có khi nào dùng tới không vì thực ra khi thiết kế như thế cứ đưa ra yêu cầu về vật liệu thế này thế kia nhưng mà thực tế cật liệu đó đáp ứng được không lại là chuyện khác bác ạ!
 
Top