Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

  • Thread starter luchikhai
  • Ngày mở chủ đề
L

luchikhai

Author
Hiện tại em đang làm báo cáo đề tài "đánh giá về ngành công nghiệp hàn trong nước". Do em hiện vẫn còn là sinh viên nên chưa có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, em mạo muội xin hỏi các anh, các chú, trên diễn đàn về những nhược điểm/ khuyết điểm hiện tại của ngành công nghiệp hàn trong nước ta.

Ví Dụ như là: việc sử dụng và phân bố các khâu trong công tác hàn chưa hợp lý gây lãng phí nhiều thời gian, công tác giám sát kém hiệu quả dẫn đến năng suất hàn không cao, v.v..

Mong mọi người góp ý và chia sẽ những gì mà mọi người cảm thấy, để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin cảm ơn !
 

TIG-vn

New Member
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

- Ngành Hàn ở Việt Nam thì chưa được trú trọng nhiều, các sinh viên chuyên về Hàn thì rất ít chủ yếu xuất phát từ Bách Khoa, ĐHSP Hưng Yên, Thái Nguyên... mà các khoa đều ít người, nếu bạn là sinh viên một trong các trường trên sẽ biết. Chính vì vậy chỉ là học để biết chưa đi sâu được.
- Ngành Hàn thì công việc đào tạo và giáo dục chưa thắt chặt với thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp ngành Hàn chưa chắc đã biết hàn, làm được bảng qui trình hàn, tính toán thiết kế trong công nghiệp nói chung, chưa hiểu được tại sao phải như thế này, như thế kia...
- Đất dụng võ của ngành Hàn ở Việt Nam chưa cao, Miền Bắc rất hiếm chỗ làm chính vì vậy sinh viên ngành Hàn khó xin việc, và khó có chỗ làm phù hợp và thường làm trái ngành sẽ mai một, và ko có gốc ban đầu. Ngành Hàn thì mạnh nhất là Dầu Khí và Đóng Tàu, mà Vinashin đã sụp cũng là một nhược điểm lớn cho sự phát triển.
- Sinh viên ko có thực tế là một vấn đề, chưa bao giờ đi Hàn, chỉ biết sơ qua là một vấn đề lớn. Những người trực tiếp hàn thì là những thợ hàn thường tính theo bậc, bậc ở đây chính là khả năng kinh nghiệm trau rồi được, thường ít tiếp xúc với những tài liệu và cách học cơ bản nên thường già rồi mới có tay nghề cao. Kĩ sư thì chỉ biết trên giấy, người hàn chỉ biết hàn, chính vì vậy có khoảng cách xa nhau...
- Sinh viên Ngành Hàn mới ra trường nếu muốn làm tốt và thực tế thì phải làm ở Ngành dầu khí, Đóng tàu, cơ khí nặng ... mà kiến thức trang bị thì còn yếu, thêm nữa những ngành này yêu cầu độ chính xác và khả năng tư duy cao, và áp dụng những tiêu chuẩn của nước ngoài, ví dụ như Mỹ, Nhật, Nga... vì vậy nếu yếu về chuyên môn, yếu về ngoại ngữ sẽ là hạn chế lớn.
- Ngành Hàn chưa được trang bị những thiết bị, nếu xem Bách Khoa là đầu ngành về cơ sở kĩ thuật, nhưng so với một số nước ngoài thì còn hạn chế, và niềm đam mê về ngành còn ít, giáo viên chưa sống được bằng nghề, thì những phát minh hay tính toán chắc chắn chỉ trên giấy, chưa được vào thực tiễn.
- Các trang thiết bị phục vụ quá trình hàn thì còn ít, giờ công nghệ hàn tự động là chủ yếu, mà ta thì vẫn hàn tay nhiều, và làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng.
- Người thợ Hàn thường học Trung cấp, ... chính vì vậy là lương thường rất thấp, họ cũng chỉ làm cho qua loa, hết giờ là nghỉ ko vấn đề gì, và chưa có trách nhiệm cao. Lương vậy thì ko gắn với trách nhiệm được.
-
 
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

Một trong những nguyên nhân mà ngành Hàn kém phát triển, đó là các thông tin về ngành này quá ít.
Các bạn trẻ nghĩ đến ngành Hàn là nghĩ đến làm thợ chứ không biết công việc trong ngành này như thế nào, tầm quan trọng của nó vơi nền công nghiệp trong nước ra sao.
Mình nghĩ đây sẽ là một lĩnh vực rất có hứa hẹn trong tương lai, nhưng nó cần sự quảng bá thông tin, định hướng đúng đắn cho các người học.
 
L

luchikhai

Author
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

Em xin cảm ơn 2 anh đã dành sự quan tâm về phần thắc mắc của em. Nhưng dường như cả 2 điều vẫn chưa trả lời về phần thắc mắc của em mà chỉ đi vào việc "đánh giá về ngành hàn ở viêt nam" (chương trình đào tạo, mọi người chưa quan tâm, kỹ sư mới ra trường chưa biết gì, ...). Em trân trọng những chia sẽ trên, chúng ta khoan hãy bàn bạc về những vấn đề đó mà em mong mọi người chia sẽ về những vần đề của ngành hàn việc nam ở góc độ tổ chức sản xuất, phân bổ nhân lực, kỹ năng cơ bản, ... (nếu có những số liệu thống kê cụ thể thì càng tốt ạ). Em xin cảm ơn.
 

nobitango

New Member
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

Thì các bác ấy cũng nói đến phần nào các tồn tại rồi còn gì bác, em theo học kỹ sư hàn BKHN cũng thấy được một số điểm yếu như chương trình đào tạo nghèo nàn, thiếu thực tế, nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng việt rất ít, trong quá trình học tập đa số sinh viên hàn thường rất lười học hỏi, dẫn đến thiếu đội ngũ kỹ thuật chuyên môn sâu, nhiều sinh viên học xong rồi cũng không tha thiết với nghề.... hi, em cũng chỉ đưa ra được những nhận xét cơ bản thế thôi. Mong các bác đưa ra những nhìn nhận của mình để mọi người hiểu rõ hơn và yêu hơn cái nghề hàn xì này :D
Chúc bác luchikhai hoàn thành tốt báo cáo của mình
 
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

Em xin cảm ơn 2 anh đã dành sự quan tâm về phần thắc mắc của em. Nhưng dường như cả 2 điều vẫn chưa trả lời về phần thắc mắc của em mà chỉ đi vào việc "đánh giá về ngành hàn ở viêt nam" (chương trình đào tạo, mọi người chưa quan tâm, kỹ sư mới ra trường chưa biết gì, ...). Em trân trọng những chia sẽ trên, chúng ta khoan hãy bàn bạc về những vấn đề đó mà em mong mọi người chia sẽ về những vần đề của ngành hàn việc nam ở góc độ tổ chức sản xuất, phân bổ nhân lực, kỹ năng cơ bản, ... (nếu có những số liệu thống kê cụ thể thì càng tốt ạ). Em xin cảm ơn.
Để viết báo cáo có lẽ bạn nên thống kê lại các thông tin như sau:
- Số lượng các trường đào tạo bậc đại học có đào tạo kỹ sư hàn -> thống kê số lượng tốt nghiệp hàng năm. Điều này chắc bạn sẽ tốn ít tiền dt ( mình chỉ biết bên BKHN mỗi khóa có tầm 25 sv ).
- Số lượng các trường nghề đào tạo công nhân Hàn-> thống kê tiêu chuẩn công nhân đầu ra của họ. Mình nghĩ là khá nhiều, nhưng số lượng trường đào tạo đạt chuẩn quốc tế thì ít đấy.
- Bạn cũng nên thống kê mức lương ra trường của các bạn kỹ sư, công nhân là bao nhiêu, so với mặt bằng chung là như thế nào.
- Thống kê về thị trường máy hàn trong nước cũng là một hướng để có thể nhìn rõ hơn ngành công nghiệp hàn trong nước.
Hy vọng ý kiến mình giúp ích cho bạn.
 
L

luchikhai

Author
Ðề: Những nhược điểm hiện tại của ngành công nghiệp Hàn trong nước.

em cảm ơn mọi người đã quan tâm và chia sẽ quan điểm của mình :D. Em có một số trao đổi thế này.

+ Ở một số nhà máy đóng tàu, các kỹ sư giám sát hàn làm việc chưa hiệu quả gì mấy. Hiệu quả ở đây không phải là có khả năng đi kiểm trả khuyết tật một cách chính sát rồi bắt thợ phải sữa chữa, mà là giảm thiểu được các khuyêt tật "ông bà ta có câu phòng bệnh hơn trị bệnh". Anh là kỹ sư giám sát hàn, anh chỉ ngồi phòng máy lạnh đợi khi công nhân làm xong rồi đến "quẹt" phấn vào và bảo cần sữa chữa, một mối hàn anh phải đào đi đào lại vài ba lần tốn nhiều thời gian và cả chi phí nữa đấy là lỗi lớn nhất của ngành công nghiệp hàn hiện nay. Giá như mà anh ta làm tốt vai trò của mình ví dụ nay mối hàn có bọt, một tí mối khác cũng có bọt, ... lúc này vai trò của ký sư giám sát là tìm ra nguyên nhân và khắc phục chứ không phải chỉ có việc là phát hiện nó có bọt hay không.

+ Vân đề về an toàn lao động, việc bố trí các khâu trong việc thi công, lường trước và đánh giá được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, mức độ của nó để đảm bảo việc thi công an toàn, chứ không đơn thuần an toàn lao động là anh phải mặc quần áo bảo hộ vào, đeo mũ vào, đeo bao tay vào, ... anh phải đánh giá môi trường xung quanh, địa điểm anh thực hiện mối hàn dễ xảy ra chảy nố, chất đễ cháy, ... Đó cũng là một điểm yếu trong ngành công nghiệp hàn nước ta, biết bao nhiêu vụ thợ hàn làm cháy nhà máy, nhà xưởng, chợ, ... tai nạn thật sự khủng khiếp.

+ Vấn đề nữa là trước khi ông thợ được phép hàn thì ông đó phải trải qua quy trình kiểm tra và cấp chứng chỉ về quy trình hàn đó thì ông ta mới được phép thực hiện công việc, nhưng khi đi làm công việc thực tế thì hiệu quả lại không cao, khoảng thời gian ông ta thực hiện một mét đường hàn rất cao, trong khi các nước như nhật, hàn thì họ lại thực hiện tốt hơn (đã vậy 1 mét đường hàn đó nguy cơ phải đào ra và sữa chữa lại của ta lại cao hơn so với của các nước khac) lúc này các ông giám sát, nhà máy lại đỗ lỗi cho việc trình độ yếu kém của thợ, trước khi ông thợ vào làm việc ông ta đã phải trải qua quy trình kiểm tra rồi mới bắt đầu vào làm việc sao lại đỗ lỗi cho ông ta yếu kém, cái yếu kém ở đây là khâu tổ chức và sản xuất chưa hiệu quả, ông thợ mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thực hiện mối hàn, kỹ sư giám sát thì chưa làm hết trách nhiệm của mình, ...

Trên là một số ý em muốn trao đổi cùng mọi người đó là những hạn chế của ngành công nghiệp hàn ở nước ta (theo quan ddierm cá nhân em thấy vậy). Em mong rằng sẽ có những người dày dặn kinh nghiệm sẽ chia sẽ với em thêm vài yếu tố nữa bổ sung thêm cho ý kiến trên. :D Em cảm ơn nhiều !

Sẵn đây em xin cung cấp thêm thông tin là em hiện là sv năm 4 của BKHCM. ở BK HCM thì mỗi năm chắc có từ 1 - 2 người theo ngành này thôi :D (đa phần là từ dân đóng tàu chui ra) còn cơ khí ở BK HCM dường như không có ai theo đuổi ngành này kể cả trong chương trình đào tạo cũng bị xếp vào môn tự chọn hết => dân CK ở BK HCM đa phần đi về cơ điện và chế tạo thôi. Em cũng chưa biết rõ là có nên gắn bó với nó không nữa :D
 
Top