Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Author
Em chào các bác!

E mới ra trường, chuyên ngành Hàn của BK, và cũng định hướng vô nam (Vũng tàu, Tp.HCM...) lăn lộn. nhưng thông tin nghề nghiệp ở trong đó hơi thiếu thốn. các bác đã đi làm hoặc có cơ hội biết các thông tin của các công ty ở trong đó thì share cho em biết với!!! Thanks cả nhà!

P/s: à, bác nào lm ở PTSC thì share cho em chút thông tin của công ty nhé.

Best regards,
Mrblc
 

goodbye

New Member
Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Theo ý kiến của mình là cậu mới ra trường, nguồn thông tin thứ nhất cậu tiếp cận là trên các website tuyển dụng, thứ hai là người thân bạn bè mà cậu quen biết, thứ ba theo ý cậu là cậu muốn biết thông tin tuyển dụng của ptsc (rất nhiều công ty thành viên) thì cậu nên hỏi những thành viên trên diễn đàn ptsc M&C, daukhivietnam hoặc pvshipyardforum,...họ sẽ chia sẻ cho cậu những thông tin hữu ích có giới hạn vì mình biết, mới ra trường vào được đó thì có chút may mắn, không thì có người quen, còn không thì phải có vài năm kinh nghiệm theo yêu cầu tuyển dụng của họ may ra được gọi phỏng vấn, còn gần đây có pvd cũng đang tuyển nhưng yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm cụ thể, mới ra trường e hơi khó... đôi chút chia sẻ mong bạn góp ý.
 
V

victory

Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Không đến như vậy đâu, cứ nói tiếng anh như gió là được.
 
Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Theo mình biết kiến thức sách vỡ ở trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kiến thức thực tế và công nghệ Hàn. Mình cũng đang tự mày mò học tập thông qua tài liệu và thực tế để tích lũy kinh nghiệm.
Kỹ sư hàn đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu về vật liệu và có kỹ năng tiếng Anh kỹ thuật tốt.
Kinh nghiệm trong ngành hàn rất quan trọng. Mình có cơ hội ( ít thôi) làm việc với các chuyên gia về chứng nhận thợ hàn và làm PQR, WPS tuy nhiên họ cũng không thật sự rõ các yêu cầu của Code,Stardard 100% đâu. Họ làm việc dựa vào kinh nghiệm đối với quy trình cũ, quy trình mới hoặc tiêu chuẩn mới thì họ cũng vừa làm vừa học thôi.
Mình đang tìm kiếm cơ quan nào có thể dạy và cấp chứng nhận kỹ sư hàn ( quốc tế) theo tiêu chuẩn ISO 3834 bằng tiếng Việt đây.
Anh em nào biết share cho mình với nha.
 
D

dũng béo

Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Theo mình biết kiến thức sách vỡ ở trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kiến thức thực tế và công nghệ Hàn. Mình cũng đang tự mày mò học tập thông qua tài liệu và thực tế để tích lũy kinh nghiệm.
Kỹ sư hàn đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu về vật liệu và có kỹ năng tiếng Anh kỹ thuật tốt.
Kinh nghiệm trong ngành hàn rất quan trọng. Mình có cơ hội ( ít thôi) làm việc với các chuyên gia về chứng nhận thợ hàn và làm PQR, WPS tuy nhiên họ cũng không thật sự rõ các yêu cầu của Code,Stardard 100% đâu. Họ làm việc dựa vào kinh nghiệm đối với quy trình cũ, quy trình mới hoặc tiêu chuẩn mới thì họ cũng vừa làm vừa học thôi.
Mình đang tìm kiếm cơ quan nào có thể dạy và cấp chứng nhận kỹ sư hàn ( quốc tế) theo tiêu chuẩn ISO 3834 bằng tiếng Việt đây.
Anh em nào biết share cho mình với nha.
mình cũng từng làm việc với tư vấn giám sát APAVE nhưng họ cũng gà lắm, kô biết nhiều về code và standards đâu. Kể cả dân chuyên làm WPS ở chỗ mình cũng thường làm theo kinh nghiệm, sau đó cho hàn mẫu để test, ok là cho tiến hành thôi.
Riêng một số trường hợp gặp phải những kết cấu phức tạp hoặc gặp vật liệu khó hàn và đòi hỏi yeu cầu kỹ thuật cao thì bên mình có thể tính toán và mô phỏng 1 số quá trình nhiệt, quá trình ứng suất để đảm bảo không phát sinh lỗi nghiêm trọng trong quá trình chế tạo sản phẩm hàn.
Tùy vào sản phẩm hàn mà có những yêu cầu, quy trình khác nhau, có thể kể ra một số quy trình như:
- Quy trình tạo phôi và kiểm tra phôi
- Quy trình lắp dựng và hàn đính
- Quy trình xử lý nhiệt trước khi hàn
- Quy trình hàn (bao gồm lập quy trình hàn, cho thợ hàn thử có sự theo dõi của tư vấn giám sát và của bên cấp PQR, cắt mẫu test...)
- Quy trình phê chuẩn thợ hàn
- Quy trình kiểm tra ndt
- Quy trình hàn sửa
- Quy trình xử lý nhiệt sau khi hàn
- Quy trình thử áp
- Quy trình thử lạnh
....
Các quy trình trên, học trong trường thế nào thì ra ngoài làm cũng tuơng tự như thế thôi, căn bản là dựa trên những form chung và tùy từng điều kiện sản xuất, chế tạo sản phẩm mà có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế. Những sản phẩm hàn áp dụng tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo ASME hay API thì trong phần thiết kế đã có hầu hết những thông số yêu cầu rồi, bên nhà thầu chính chỉ việc lập quy trình theo những thông số đó thôi. Quy trình mà được chủ đầu tư chấp nhận thì cứ theo thế mà làm. Tư vấn giám sát cũng dựa vào đấy mà kiểm tra. Mình quen mấy ông kỹ sư hàn bên nhà thầu thi công, có ông chưa bao g đọc ASME mà làm việc vẫn ok hết.
 
C

cnh

Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Bạn có thể tham khảo tại Công ty CP tư vấn và đào tạo CTWel (http://www.ctwel.com/vn/trang-chu/)
Tại đây bạn có thể tìm được mọi thắc mắc về Hàn. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại công ty đều là các kỹ sư hàn (học tại Liên Xô, Tiệp Khắc, Bách Khoa HN, Viện Hàn Lilama...).
 
L

lakine

Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

mình cũng từng làm việc với tư vấn giám sát APAVE nhưng họ cũng gà lắm, kô biết nhiều về code và standards đâu. Kể cả dân chuyên làm WPS ở chỗ mình cũng thường làm theo kinh nghiệm, sau đó cho hàn mẫu để test, ok là cho tiến hành thôi.
Riêng một số trường hợp gặp phải những kết cấu phức tạp hoặc gặp vật liệu khó hàn và đòi hỏi yeu cầu kỹ thuật cao thì bên mình có thể tính toán và mô phỏng 1 số quá trình nhiệt, quá trình ứng suất để đảm bảo không phát sinh lỗi nghiêm trọng trong quá trình chế tạo sản phẩm hàn.
Tùy vào sản phẩm hàn mà có những yêu cầu, quy trình khác nhau, có thể kể ra một số quy trình như:
- Quy trình tạo phôi và kiểm tra phôi
- Quy trình lắp dựng và hàn đính
- Quy trình xử lý nhiệt trước khi hàn
- Quy trình hàn (bao gồm lập quy trình hàn, cho thợ hàn thử có sự theo dõi của tư vấn giám sát và của bên cấp PQR, cắt mẫu test...)
- Quy trình phê chuẩn thợ hàn
- Quy trình kiểm tra ndt
- Quy trình hàn sửa
- Quy trình xử lý nhiệt sau khi hàn
- Quy trình thử áp
- Quy trình thử lạnh
....
Các quy trình trên, học trong trường thế nào thì ra ngoài làm cũng tuơng tự như thế thôi, căn bản là dựa trên những form chung và tùy từng điều kiện sản xuất, chế tạo sản phẩm mà có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế. Những sản phẩm hàn áp dụng tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo ASME hay API thì trong phần thiết kế đã có hầu hết những thông số yêu cầu rồi, bên nhà thầu chính chỉ việc lập quy trình theo những thông số đó thôi. Quy trình mà được chủ đầu tư chấp nhận thì cứ theo thế mà làm. Tư vấn giám sát cũng dựa vào đấy mà kiểm tra. Mình quen mấy ông kỹ sư hàn bên nhà thầu thi công, có ông chưa bao g đọc ASME mà làm việc vẫn ok hết.
Thực ra nếu nói về hàn thì ở Việt Nam, chưa có công ty nào có thể đạt 100$. Bất kể công ty nào từ như Lloyd, ABS, DNV, BV... cũng đều có người giỏi, người bình thường. Nên mình nghĩ, những công ty như APAVE, Lilam, PTSC,SGS... hay các công ty khác, cũng có ngừoi giỏi, người bình thường. Có như vậy họ mới đứng vững tới bây giờ, nên có thể khi làm việc chung, bạn chỉ có thể thấy một mặt giỏi hoặc một mặc bình thường nào đó thôi.
Chúc thành công
Thân.
 
V

viettutn

Ðề: Công việc của kỹ sư hàn ở Vũng Tàu

Tại bộ môn CN Hàn Viện Cơ khí ĐH BKHN có đấy bác!
 
Top