Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

  • Thread starter tranlong
  • Ngày mở chủ đề
T

tranlong

Author
Các bác cho em hỏi người ta thường kẹp chặt chuôi khuôn dập lên đầu trượt của máy dập bằng phương pháp gì, nếu bác nào có hình vẽ đầu trượt của máy dập thì cho em tham khảo với, sau đây là mấy hình minh họa:



Trong hình trên trong sách nói là dk=d+0,5 như rứa thì phải là lắp có độ dôi nhưng phương pháp này không tốt lắm, không biết họ có dùng then không hay dùng cơ cấu kẹp chặt nào vì phần chuôi này hình trụ.
Chi tiết cần dập của em là má xích, mong bác có thể giúp em đề xuất dung sai và cấp chính xác cần đạt để thể hiện trên bản vẽ chế tạo, vì cái má xích này em tìm hoài mà không có yêu cầu kỹ thuật. Mong các bác giúp đỡ.
 
Last edited by a moderator:
T

tranlong

Author
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

Có ai không giúp em phần lắp khuôn với.
 
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

Hi em. Cái này đi học không chịu nghe giảng rồi.
có những cái không phải chỉ đọc sách là được đâu nhé.
Sinh viên nghành GCAL mà không chịu hỏi bạn bè cùng lớp. Động tí là lên diễn đàn hỏi những cái không đâu.
Xuống xưởng xem kĩ lại sẽ hiểu nhé. không phải giải thích nhiều đâu
còn cái thứ 2
Dung sai quan trọng nhất là 2 cái lỗ tròn bên trong và khoảng cách giữa 2 cái lỗ em ạ.
còn nó như thế nào thì mở dung sai lắp ghép ra.
Nó lắp chặt với cái chốt đấy.
từ đường kính chốt ta chọn dung sai của chốt trước.
sau đó chọn tiếp đến dung sai của 2 cái lỗ ấy
(vì mình chế tạo chi tiết này chứ không phải chế tạo chốt)

BRG
 
Last edited:
T

tranlong

Author
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

Em học ngành chế tạo máy chứ không phải là bên gia công áp lực, trường em không có ngành GCAL, chỉ được học môn công nghệ kim loại là có liên quan thôi, xuống xưởng chỉ có máy cắt gọt, có mỗi cái máy búa hơi BH80, còn mấy cái máy dập này em chưa nhìn thấy tận mắt bao giờ nên không biết Còn phần dung sai của má xích khi tra trong sách dung sai lắp ghép thì ra giá trị rất nhỏ, nếu lấy cấp chính xác chế tạo là 7 thì cái lỗ T=0,015 mm, cái giá trị này không biết dập có đạt yêu cầu không, với lại khi đột 2 lỗ không biết độ nhám khoảng bao nhiêu cả, sách không có nhiều nên mong bác nào biết thì chỉ giùm. Em làm đồ án tốt nghiệp thiết kế cái máy dập với lại vẽ thêm cái khuôn nữa, nên mới quan tâm đến kiểu lắp khuôn với máy để thể hiện đúng kết cấu phần đầu trượt máy.
 
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

ok. Thế thì xin lỗi bạn nhé. mình tưởng sinh viên ngành Gia công áp Lực.
có gì cứ gọi mình tư vấn cụ thể cho nhé.
Đánh văn bản lâu lắm mà không hết ý được
[video=youtube;h8j5-dC6_x8]http://www.youtube.com/watch?v=h8j5-dC6_x8&feature=related[/video]
Đây người ta làm bằng khuôn dập liên tục bạn nhé
BRG
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy


Thường thì chày dập có 3 phần chính, cuống chày hình trụ được kẹp chặt vào đầu máy nhờ gối bắt chày, 2 lỗ ngoài là lỗ bu lông kẹp, lỗ chính giữa là lỗ bu lông định vị chày chỉ xiết chặt sau khi chày được định vị tốt với cối.



tuỳ thuộc từng loại máy mà gối bắt chày có hình dạng và sự định vị với đầu máy có thể khác nhau (không giống với hình vẽ)

Đế chày được bắt sát với mặt dưới của đầu máy.
P/S:(Hình vẽ chỉ mang tính tham khảo cách lắp chày với đầu máy)
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Phương pháp lắp khuôn dập lên máy

Thường thì khuôn dập có 2 cây shaft và bạc bush dẫn hướng 2 bên rồi!

Do vậy chày dập thường treo...

Có trể dùng cơ cấu treo hình chữ U (móng ngựa) cho cán chày có bậc chữ T
 
Top