Khử từ và biện pháp thực hiện

  • Thread starter vuvanquynh
  • Ngày mở chủ đề
V

vuvanquynh

Author
Mình đang làm đồ án dụng cụ cắt , trong đó có nguyên công mài phẳng trên bàn từ . Do vậy sau nguyên công đó phải tiến hành khử từ . Cho em hỏi tại sao phải khử từ và biện pháp thực hiện . thanks !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nếu vật liệu của cậu có đặc tính từ dư thì sau khi tiếp xúc với từ trường, nó sẽ có từ tính như một nam châm vĩnh cửu, nó có thể "hút" các vật liệu từ khác. Nói chung, thép đều có từ dư và nôm na thì ta gọi là nó bị "nhiễm từ". Nếu đặc điểm này không ảnh hưởng tiêu cực tới tính năng sử dụng sản phẩm thì không sao, nhưng nếu có thì ta phải khử từ cho nó.

Để khử từ, ta có thể thực hiện bằng một trong các biện pháp:

- Dùng nhiệt độ cao
- Dùng thiết bị khử từ

Những điều này, trong chương trình vật lý phổ thông đều đã có đề cập, nhiều người không để ý nên không biết. Khi đặt vật liệu có từ tính vào trong từ trường, các phân tử vật liệu này (vốn là những nam châm vi mô xoay hướng tán loạn) sẽ "xoay hướng" thống nhất theo từ trường đó; khi đưa nó ra khỏi từ trường thì phần lớn chúng lại xoay hướng lung tung như cũ, song vẫn có một số đáng kể không trở lại vị trí hỗn loạn ban đầu, vì thế mà nó có từ tính.

Nếu ta nâng nhiệt độ của vật liệu lên để kích thích sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử thì những "nam châm" nhỏ này sẽ xoay hướng lung tung và vật liệu sẽ mất từ tính. Đó là cách đơn giản để khử từ.

Song nhiều vật liệu và ứng dụng không cho phép nâng nhiệt độ lên quá cao (vì biến dạng, vì mất độ cứng, vì ôxy hoá...) thì ta cần có biện pháp khác: Ta đưa vật liệu vào trong một từ trường xoay chiều. Khi đó, các "nam châm nhỏ" sẽ đảo chiều 180 độ liên tục theo tần số xoay chiều của dòng điện kích thích từ trường này. Ta giảm dần cường độ dòng điện làm cường độ từ trường giảm dần theo cho đến zero thì vật liệu sẽ mất từ tính. Biện pháp này thường dùng phổ biến trong việc khử từ cho băng từ, màn hình...
 

TYA

Well-Known Member
Quá trình cắt gọt kim loại, mài, hàn và nhất là tiện cứng dễ làm chi tiết nhiễm từ tính. Quá trình kẹp với bàn từ máy mài, khối V từ khi đo đạc... cũng gây nhiễm từ khá nặng, đặc biệt khi các chi tiết đã qua nhiệt luyện thì từ tính của chúng khá "dai dẳng".

Các chi tiết chuyển động nếu nhiễm từ thì cần khử từ trước khi lắp ráp. Ví dụ : bánh răng, bạc, vòng bi... vì nếu không mạt sắt trong quá trình chạy rà sẽ bị hút vào các bề mặt đó - gây xước, mòn, kẹt

Dụng cụ cắt cần khử từ là đúng rồi. Cách làm như anh DCL ở trên. Các chi tiết nhỏ chỉ mất 3~15 giây để khử từ bằng máy
 
V

vuvanquynh

Author
em muốn hỏi là cách đưa chi tiết vào môi trường điện xoay chiều như thế nào
 

TYA

Well-Known Member
em muốn hỏi là cách đưa chi tiết vào môi trường điện xoay chiều như thế nào

Việc khử từ bằng máy thì cầm chi tiết lướt qua lướt lại là xong, chỉ cần theo chiều chỉ định trên máy (mặt khử từ nhẵn như mặt bàn là, khử từ như là quần áo ý)
 
M

mercury

Author
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Các anh cho em xin hỏi là khi mình mài xong với đồ gá là bàn từ thì mình sẽ tiến hành khử từ ngay trên máy mài đó hay là tháo chi tiết ra và tiến hành khử từ trên một máy nào khác ah? Em đang làm đồ án công nghệ và chi tiết được mài trên máy mài 3E756. Vậy các anh cho em xin hỏi máy mài này có chức năng khử từ ko ah? Nếu anh nào biết máy mài nào có chức năng khử từ luôn như vậy có thể cho em biết được ko ah?
Em xin cảm các anh ah.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Theo mình đoán thì chưa có máy mài khử từ ngày trên máy đâu bạn và cũng không cần phải chế tạo ra cái máy đó làm gì. Mài xong người ta sẽ mang khử từ ở một máy khử từ khác. Ở công ty mình máy khử từ nhỏ thôi, cỡ cái nón bảo hiểm 25k ấy. :1: Lướt qua, lướt lại thế là xong.
 
T

trungntbk

Author
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Bạn xem chế độ khử từ của máy mài mặt đầu CNC Fanuc nhé có chế độ khử từ sau khi mài xong sán phẩm đó
 
H

hienvan

Author
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Quá trình cắt gọt kim loại, mài, hàn và nhất là tiện cứng dễ làm chi tiết nhiễm từ tính. Quá trình kẹp với bàn từ máy mài, khối V từ khi đo đạc... cũng gây nhiễm từ khá nặng, đặc biệt khi các chi tiết đã qua nhiệt luyện thì từ tính của chúng khá "dai dẳng".

Các chi tiết chuyển động nếu nhiễm từ thì cần khử từ trước khi lắp ráp. Ví dụ : bánh răng, bạc, vòng bi... vì nếu không mạt sắt trong quá trình chạy rà sẽ bị hút vào các bề mặt đó - gây xước, mòn, kẹt

Dụng cụ cắt cần khử từ là đúng rồi. Cách làm như anh DCL ở trên. Các chi tiết nhỏ chỉ mất 3~15 giây để khử từ bằng máy
bác giải thích giùm em là tại sao cắt gọt kim loại, hàn, tiện cứng dễ làm chi tiết nhiễm từ tính?
thấy cái này ko hiểu cho lắm!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

bác giải thích giùm em là tại sao cắt gọt kim loại, hàn, tiện cứng dễ làm chi tiết nhiễm từ tính?
thấy cái này ko hiểu cho lắm!
Có một cách hiểu đơn giản thế này:
* trong quá trình gia công, do ma sát giữa dao cụ và sản phẩm --> sinh nhiệt và tĩnh điện --> nhiễm từ do tĩnh điện và chuyển pha trên bề mặt.
* trong quá trình hàn, phần hàn có nhiệt độ cao --> chuyển pha (giống như trong nhiệt luyện) --> nhiễm từ
 
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Có một cách hiểu đơn giản thế này:
* trong quá trình gia công, do ma sát giữa dao cụ và sản phẩm --> sinh nhiệt và tĩnh điện --> nhiễm từ do tĩnh điện và chuyển pha trên bề mặt.
* trong quá trình hàn, phần hàn có nhiệt độ cao --> chuyển pha (giống như trong nhiệt luyện) --> nhiễm từ
Bổ sung: trong nguyên công mài hay có đồ gá định vị bằng bàn từ=> phôi bị nhiểm từ
 
T

thucnhat08

Author
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện

Bạn cho mình hỏi, có thể dùng thiết bị nào để khử từ trục cán ĐK=1450mm, L= 3750 tốt nhất nhỉ? Cảm ơn.
 
M

mndat175

Author
Ðề: Khử từ và biện pháp thực hiện



Có một cách hiểu đơn giản thế này:
* trong quá trình gia công, do ma sát giữa dao cụ và sản phẩm --> sinh nhiệt và tĩnh điện --> nhiễm từ do tĩnh điện và chuyển pha trên bề mặt.
* trong quá trình hàn, phần hàn có nhiệt độ cao --> chuyển pha (giống như trong nhiệt luyện) --> nhiễm từ
ai đó có thể giải thích rõ hơn về hóa học và vật lý k nhỉ ? thanks bác nhưng giải thích theo cơ khí hơi khó hiểu quá ạ.
 
Top