Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

  • Thread starter rustbolt
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
đọc bài của anh rustbolt rất là hay và hấp dẫn
mình xin trả lời câu hỏi của anh: cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đừong tâm mà lại quẹo đi...
mọi người thử dùng cờ lê vặn 1 con bulong ở một vị trí mà ta có thể thoải mái vặn, ko bị giới hạn không gian.
dùng 2 cách: vặn thuận và vặn nghịch thì sẽ thấy có 2 trường hợp:
- 1 cách thì khi vặn sẽ làm cho cờ lê càng bám chặt vào bulong hơn
- 1 cách thì khi vặn sẽ làm cho cờ lê có xu hướng tuột ra khỏi bulong.
lý do: phân tích lực thì sẽ rõ: khi vặn thuận thì 1 phần lực của lực kéo sẽ có tác dụng ép cờ lê vào bulong, còn vặn thuận thì ngược lại.
còn lý do : dùng để vặn ở nơi giới hạn không gian hẹp theo mình chỉ là lý do phụ so với lý do chính ở trên.
vài suy nghĩ của mình, có gì sai thì mong các bác chỉnh dùm...
 
3

3t_pu

Author
Re: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Chào mọi người! chủ đề này rất hấp dẫn. Mình không phản đối ý của mọi người nhưng riêng mình có suy nghĩ như thế này.
Khi thiết kế vị trí lỗ lắp bulong kỹ sư phải đảm bảo "điều kiện cần" là: bulong hoặc đai ốc có thể xoay không vướng với vách hoặc bất kỳ chi tiết nào khác lân cận, nhưng "điều kiện đủ" là không gian thao tác tháo lắp đủ rộng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thuận lợi để có được "điều kiện đủ" đó là những trường hợp mà vị trí bulong chỉ đảm bảo "điều kiện cần" --> Giả sử vị trí lỗ gần 1 góc của lốc máy (2 vách giao nhau tại 1 góc) (khoảng cách vừa đủ để bulong xoay không vướng vách), trường hợp này việc xiết chặt bulong sẽ có rũi ro, các bạn tưởng tượng như thế này: đến 1 thao tác cận cuối, tức là chỉ cần vặn cờ lê thêm một lần nữa là đủ chặt nhưng đầu kia của cờ lê lại chạm vách trường hợp này nếu góc cờ lê là 90 độ thì không thay đổi gì được nữa - xong chính nhờ góc lệch 15 độ ấy mà ta có thể lật cờ lê lại để tăng góc thao tác và ta có thể vặn xiết thêm được 60 độ nữa.
 
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Em xin trích lại lời của anh phammacbk từ đường link anh cho
mình xin trả lời câu hỏi của anh: cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đừong tâm mà lại quẹo đi...
mọi người thử dùng cờ lê vặn 1 con bulong ở một vị trí mà ta có thể thoải mái vặn, ko bị giới hạn không gian.
dùng 2 cách: vặn thuận và vặn nghịch thì sẽ thấy có 2 trường hợp:
- 1 cách thì khi vặn sẽ làm cho cờ lê càng bám chặt vào bulong hơn
- 1 cách thì khi vặn sẽ làm cho cờ lê có xu hướng tuột ra khỏi bulong.
lý do: phân tích lực thì sẽ rõ: khi vặn thuận thì 1 phần lực của lực kéo sẽ có tác dụng ép cờ lê vào bulong, còn vặn thuận thì ngược lại.
còn lý do : dùng để vặn ở nơi giới hạn không gian hẹp theo mình chỉ là lý do phụ so với lý do chính ở trên.
vài suy nghĩ của mình, có gì sai thì mong các bác chỉnh dùm...[/url]
Thực ra chủ quan thì em cũng có suy nghĩ giống anh phammacbk, nhưng sau mấy ngày tham khảo một số tài liệu nước ngoài trên mạng thì xin tâm phục khẩu phục ý kiến của các anh hoangcokhi, tieubu01, 3t_pu. Cụ thể là trên trang http://en.wikipedia.org/wiki/Wrench nó viết thế này: "The ends are generally oriented at an angle of around 15 degrees to the longitudinal axis of the handle. This allows a greater range of movement in enclosed spaces by flipping the wrench over.". Em xin lỗi các anh nếu hơi cố chấp, nhưng em thấy thực nghiệm vặn thuận, vặn nghịch của anh phammacbk vẫn có chút gì đó đúng đúng. Khi vặn nghịch lúc nào cũng phải ghì tay chặt hơn để cờ-lê không bị tuột, không những vậy vặn nghịch những con ốc nằm ngang còn rất dễ bị lật đứng cây cờ-lê lên trời. Không biết còn ai có cùng suy nghĩ này không? Cũng có thể người phát minh ra cây cờ lê lúc đầu thiết kế cái góc 15 độ chỉ để sử dụng trong những trường hợp chật hẹp, nhưng vô tình nó lại giúp người thợ thuận tay hơn thì sao ạ?
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Em xin lỗi các anh nếu hơi cố chấp, nhưng em thấy thực nghiệm vặn thuận, vặn nghịch của anh phammacbk vẫn có chút gì đó đúng đúng. Khi vặn nghịch lúc nào cũng phải ghì tay chặt hơn để cờ-lê không bị tuột, không những vậy vặn nghịch những con ốc nằm ngang còn rất dễ bị lật đứng cây cờ-lê lên trời. Không biết còn ai có cùng suy nghĩ này không? Cũng có thể người phát minh ra cây cờ lê lúc đầu thiết kế cái góc 15 độ chỉ để sử dụng trong những trường hợp chật hẹp, nhưng vô tình nó lại giúp người thợ thuận tay hơn thì sao ạ?
Bạn không cố chấp, mình nghĩ cũng thật thiếu sót nếu bỏ qua tác dụng làm "thuận tay người thợ" của bạn. Bạn duỗi thẳng và chụm các ngón tay, lòng bàn tay hướng xuống đất rồi từ từ nắm tay lại (giống thao tác cầm cờ lê) bạn sẽ thấy nắm đấm của bạn lệch so với phương cánh tay một góc cũng khoảng 15 độ. Góc nghiêng của cờ lê sẽ bù cho góc nghiêng tay cầm của người thợ và giữ được hướng của lực xiết vuông góc với bán kính (nối thẳng từ tâm bu lông đến tay cầm). Nếu hướng của lực xiết bu lông F không vuông góc với bán kính thì bị giảm một lượng còn F.
với anpha là góc nghiêng của nắm đấm với phương cánh tay của người thợ.
 
Last edited:
R

rustbolt

Author
Ðề: Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
Trước hết, rustbolt xin thành thật xin lỗi các bạn vì đã không quan tâm đến topic này trong một thời gian dài, kiểu như “đánh trống bỏ dùi”! Tuy nhiên, sau khi post được mấy bài thì công việc của rustbolt có những thay đổi quan trọng, đầu tắt mặt tối, chẳng còn hơi sức đâu mà vào MES để… tán phét về bolt với nut! Mong các bạn thông cảm!
Hôm nay thấy các bạn đặt lại vấn đề, mặc dù cũng không rảnh rang gì nhưng cũng cố gắng trình bày quan điểm cá nhân như sau:


Lý do 1
Bất cứ ai đã từng cầm cờ lê thao tác trong những vùng chật hẹp của máy móc đều dễ dàng nhận ra, khi bị vướng thì lật cờ lê lại vặn tiếp. Hình minh họa:






Rất nhiều bài viết trên mạng, các tài liệu dạy nghề, cũng như đa số các bạn đều thống nhất quan điểm này.

Lý do 2
Lý do này cũng quan trọng không kém mà bạn phammacbk đã nêu, một số bạn khác cũng đồng tình và cũng hoàn toàn đúng ý rustbolt.
Trường hợp siết cờ lê ngược (xem hình số 1 trong ảnh đã post trên) là bất đắc dĩ. Nếu không bị hạn chế về không gian thao tác, bất kỳ một anh thợ máy, thợ nguội lành nghề nào cũng siết cờ lê theo kiểu thuận (hình số 3). Có không ít các chú học việc đã bị thầy mắng te tua vì thao tác cờ lê ngược khi không cần thiết. Chú nào đã từng bị trật cờ lê khi siết ngược (rất dễ bị khi đầu cờ lê, bu lông, đai ốc dính nhiều dầu mỡ, ma sát trượt giảm thấp), tay va mạnh vào góc cạnh của các chi tiết máy đến rướm máu thì mới “thấm” được lời thầy dạy!

Tóm lại, rustbolt hình dung “lịch sử hình thành” cái mỏ… quẹo của cờ lê như sau:
Khởi đầu, người ta làm cái cờ lê có mỏ thẳng. Đến khi gặp chỗ chật hẹp không thao tác được mới nghĩ ra cái mỏ quẹo. Có cái mỏ quẹo rồi thì tư thế thao tác bình thường như hình 3 sẽ bảo đảm sự ổn định của mỏ trong đầu mũ bu lông hoặc đai ốc. Khi nào bí, không vặn được nữa thì mới lật cờ lê lại và thao tác như hình 1. Trong trường hợp này phải hết sức cẩn thận để không bị trật cờ lê và lãnh… thẹo ở tay!

Kiến nghị với các admin và mod
Có 2 topic thảo luận cùng một vấn đề. Ở đây:
http://meslab.org/mes/showthread.php?p=86410
Đề nghị gom lại để anh em tiện theo dõi. Cám ơn!
 
L

luuquocthai

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Rất hay!
Mình cũng đã từng gặp rất nhiều tình huống khó khăn với bulong và cờ lê như các bạn bàn luận
Trong thực tế có bạn nào từng phải sử dùng cờ lê theo hướng gần như // với trục của bulong chưa? Do khoảng không gian khi tháo lắp bulong không cho phép mình sử dụng cờ lê theo cách thông thường (thân cờ lê vuông góc với trục bulong) trong khi không có tuyp hay "đầu nụ" để mở bulong (trường hợp này gặp rất nhiều trong công tác sửa chữa). Lúc đó ta mới thấy tác dụng của góc nghiêng ~ 15 độ của miệng cờ lê so với phần thân.
Hình dáng của cây cờ lê hiện này là đúc kết của một quá trình lâu dài // với sự phát triền của ngành cơ khí, hội đủ các yếu tố là dụng cụ trợ tối ưu trong phạm vi sử dụng.
Bên cạnh đó mình xin nói thêm 1 chút về cái đầu hình lục giác của con bulong: khi sử dụng khóa vòng hay tuyp, sẽ tạo được momen xoắn tốt nhất lên bulong, lúc d0o1 lực tác dụng sẽ là tối ưu nhất
Vài ý kiến trong phạm vi hiểu biết của mình xin tham gia với các bạn.
 
N

namtuoc8x

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Đọc từ đầu đến giờ thấy topic này hay quá, hiểu thêm được rất nhiều
Nhưng có một câu hỏi mà đã đưa ra ở trên không có bác nào trả lời ạ. Tại sao lại là 15 độ. Sao không là 10 độ hay 20 độ :)
 
M

M.Dien

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Em là thành viên mới không biết nhiều về cơ khí, mặc dù công việc hàng ngày tiếp xúc và sủa chữa máy móc.
Em đã đọc nhiều bài viết ở diễn đàn và hiểu biết được khá nhiều kiến thức.
Em có câu hỏi muốn hỏi các bác, câu hỏi này em tìm tòi nhiều rồi mà chưa có câu trả lời.
Theo các bác thì chi tiết nào là quan trọng nhất, cần thiết nhất và không thể thiếu được trong các máy móc?
Theo em đó là con bulon. Vì: các bác thử tìm xem có thiết bị cơ khí, máy móc nào mà không có con bulon không?
Và câu hỏi của em là:
Ai là người phát minh ra con bulon hay nói cách khác thì ai phát minh ra các vòng zen để từ đó người ta phát triển thành bulon, ốc vít, êcu... Vì em nghĩ rằng chắc nó được nghĩ ra cũng chưa lâu, chỉ 2 - 3 trăm năm là cùng.
Mong sự giúp đỡ của các bác.
Xin chân thành cám ơn.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Có từ thời Hy Lạp cổ đại.

Được biết dưới cái tên " Đinh vít Acsimet"

Chưa rõ là phát minh của Acsimet hay Archytas de Tarente.


Cái thời ấy chưa có luật bản quyền phát minh sáng chế, nếu có thì con cháu các vị này bây giờ đã thành (tỉ)^tỉ phú nhờ tiền trả bản quyền mà chẳng cần làm gì hết!

Bạn tìm đọc các bài về danh nhân Acsimet sẽ thấy đây là một tấm gương lớn, một nhà bác học thiết tha yêu nước ,đầy sáng kiến phát minh về lí thuyết cũng như về thực hành ,hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học ,cho tổ quốc, đến tận giờ phút cuối cùng .
 
Last edited:
M

M.Dien

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Cám ơn bác nhiều.
Đúng là một chi tiết mà em cũng không nghĩ tới, không ngờ nó có từ rất lâu rồi.
 
N

nhd1012

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Về vấn đề cắt ren, bác Rustbolt hay bác nào có nhiều kinh nghiệm xin chỉ giáo. Hiện nay, em chỉ biết rằng để tarô lỗ trước tiên phải khoan lỗ có đường kính = đường kính đỉnh ren - bước ren, Vd: cần tarô lỗ M10 thì khoan lỗ đường kính = 10 - 1,5 = 8,5 (mm). Mũi tarô thì bao gồm 2 mũi 1 bộ cho mỗi đường kính ren, em nghe một bác thợ nói ngày xưa 1 bộ có 3 mũi, em nghĩ là do ngày nay chất lượng vật liệu làm dụng cụ cắt tốt hơn nên chỉ cần 2 mũi là đủ. Còn rãnh thoát phoi tên mũi tarô thì có loại thẳng có loại thì nghiêng như rãnh mũi khoan. Khi thực hành tarô bằng tay trong trường, thầy bảo xoay tới 1 vòng rồi trả về nửa vòng nhưng đi thực tập thì lại thấy anh thợ tarô chi tiết bằng đồng trên máy khoan cho máy cắt liên tục chứ không ngắt quãng để xoay ngược lại --> vì đồng mềm hơn sắt hay để giảm thời gian gia công?
Vài đều em biết, có gì sai xin chỉ dạy và xin được chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề trên.
 
T

tungck08

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Đề tài này thật hay, từ những cái nhỏ thường ngày mà ta không biết. Đôi khi học trong trường cũng chẳng là bao nhiêu, ra ngoài đời đi làm rồi đúc kết kinh nghiệm để rồi mới có được những kiến thức mà người ta gọi là Trường Đời.

Cũng sẵn tiện về chủ đề bulông và cờ lê, em xin mạn phép hỏi 1 vài câu. Mong các bạn và anh chị trả lời giúp, chứ nhiều lúc đi làm mà không nói được, anh em công nhân lâu năm người ta cười mất, đó là cho những người mới chân ướt chân ráo ra trường và mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

1. Quan hệ giữa bu lông và cờ lê có hệ số theo tỉ lệ thuận là bao nhiêu?
Ví dụ: Bu lông lục giác M10, M12, M14, M16, M18, M20, M27, M30...thì dùng cờ lê tương ứng là bao nhiêu? Hệ số tỉ lệ thuận là bao nhiêu để tính nhẩm cho dễ nhớ khi quên.
2. Quan hệ giữa bu lông và mũi khoan (và mũi Taro) có hệ số theo tỉ lệ thuận bao nhiêu?
Ví dụ: Ví dụ: Bu lông lục giác M10, M12, M14, M16, M18, M20, M27, M30...thì mũi khoan (và mũi Taro ) tương ứng là bao nhiêu? Hệ số tỉ lệ thuận là bao nhiêu để tính nhẩm cho dễ nhớ khi quên.
 
M

matt

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Từ khi tham gia diễn đàn tới giờ mới đọc bài này . Ha ha ha

Lúc làm thì sẽ nhớ mối quan hệ giữ Bulong với Lục giác hoặc Cờ lê thôi . Chứ cái bảng tính thuộc làm gì cho mệt não , mà mình cũng chả biết cái bảng ấy ra sao nữa .

Với lại gặp mấy đồ Trung Quốc có mấy con ren tào lao , lúc đó mà thuộc cách tính thì chắc nhũn não mất .

Còn cái miệng lệch 15 độ so với cán để khi ta xoay hoặc lật xong rồi xoay thì chỉ delta góc 30 độ thì ta sẽ được góc ở tâm chắn 1 cạnh của bulong là 60 . Còn nếu làm đường đối xứng miệng trùng tay quay thì ta sẽ phải quay 1 góc 60 độ , như vậy thì rất khó để mở những bulong nằm trong góc kẹt .

Còn không thể 10 20 hay 30 ở góc lệch là do nó có mối liên quan đến cái cán , . Cái này giống như Quỹ tích .

Cuối cùng thì Cle đài loan nhìn sáng loáng cũng cùi bắp . Hồi trước có mua cây 17 tháo ốc nhớt thay đỡ buồn , ai ngờ kéo 1 cái , méo luôn cái đầu . Lúc đó thành Cle 22 luôn , hơ hơ hơ .
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Đề tài này thật hay, từ những cái nhỏ thường ngày mà ta không biết. Đôi khi học trong trường cũng chẳng là bao nhiêu, ra ngoài đời đi làm rồi đúc kết kinh nghiệm để rồi mới có được những kiến thức mà người ta gọi là Trường Đời.

Cũng sẵn tiện về chủ đề bulông và cờ lê, em xin mạn phép hỏi 1 vài câu. Mong các bạn và anh chị trả lời giúp, chứ nhiều lúc đi làm mà không nói được, anh em công nhân lâu năm người ta cười mất, đó là cho những người mới chân ướt chân ráo ra trường và mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

1. Quan hệ giữa bu lông và cờ lê có hệ số theo tỉ lệ thuận là bao nhiêu?
Ví dụ: Bu lông lục giác M10, M12, M14, M16, M18, M20, M27, M30...thì dùng cờ lê tương ứng là bao nhiêu? Hệ số tỉ lệ thuận là bao nhiêu để tính nhẩm cho dễ nhớ khi quên.
2. Quan hệ giữa bu lông và mũi khoan (và mũi Taro) có hệ số theo tỉ lệ thuận bao nhiêu?
Ví dụ: Ví dụ: Bu lông lục giác M10, M12, M14, M16, M18, M20, M27, M30...thì mũi khoan (và mũi Taro ) tương ứng là bao nhiêu? Hệ số tỉ lệ thuận là bao nhiêu để tính nhẩm cho dễ nhớ khi quên.
Thông thường với bulông cỡ nhỏ loại phổ thông thì ta có quan hệ:



[LEFT]Tuy nhiên, vỡi các cỡ rất lớn hoặc rất nhỏ thì tỷ lệ này có thể khác đi. Thực tế, mỗi người làm cơ khí thường chỉ tiếp xúc với một vài nhóm bulông nên họ nhớ không mấy khó khăn.

Tốt nhất, nên sử dụng các sổ tay cơ khí để tra cứu vài lần thì sẽ nhớ và không nhầm!
[/LEFT]
 
H

hm180

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Mình cũng là người mới tham gia DĐ gần đây, thấy mọi người chia sẻ những kinh nghiệm thật thích. Tiện thể các bạn có ai biết các tài liệu về quá trình hình thành, quy trình sản xuất ra cờ lê hay đầu tuýp ko, giúp mình với.
 
C

conghieptn

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

tại sao đầu cờ lê lại lệch đi một góc 15 độ? đây là một câu hỏi rất hay. Cờ lê là công cụ quen thuộc nhất với những người thợ cơ khí nhưng có lẽ ít ai để ý tại sao nó lại được thiết kế như vậy và thiết kế như thế có ích lợi gì. Có rất nhiều câu trả lời của các bạn ở trên và đều rất đúng. Theo mình cờ lê được thiết kế lệch đi sẽ đem lại 2 lợi ích:
- Thứ nhất làm tăng lực ép vào đai ốc hoặc đầu bu lông -> giảm trượt khi vặn theo chiều thuận, ở đây chỉ theo chiều thuận vì bởi vì khi xoay theo chiều nghịch do định hướng của lực xoay cờ lê mà áp lực lên đầu bu lông(đai ốc) sẽ giảm.
- Thứ hai: tăng góc xoay trong điều kiện không gian để xoay cờ lê là hẹp (hẹp ở đây là góc mở để xoay cờ lê <= 60 độ, vì nếu góc này > 60 độ ta có thể dễ dàng xoay bằng cờ lê có đầu hở thẳng với trục). Nhưng tại sao lại là 15 độ mà không phải là một giá trị nào khác?
Để giải thích điều này, đầu tiên chúng ta để ý tới đầu chòng của cờ lê. Đầu chòng gồm hai hình lục giác xoay với nhau 1 góc 30 độ do đó nếu lần đầu xoay cờ lê bằng đầu chòng, đầu lục giác quay một góc >= 30 độ thì lần xoay tiếp theo có thể dễ dàng đặt cờ lê sao cho đầu chòng ăn khớp với đầu lục giác để xoay tiếp. Còn nếu góc mở để xoay cờ lê ( cũng là góc xoay của đầu lục giác) < 30 độ thì ở lần xoay thứ 2 chúng ta không thể đặt đầu chòng ăn khớp với đầu lục giác và như vậy không thể xoay bu lông lần thứ 2. Suy ra, góc giới hạn để xoay bu lông trong lần đầu tiên là >= 30 độ.
Tương tự như vậy với đầu hở của cờ lê, sau mỗi lần lật ngược cờ lê thì thì sẽ mở rộng góc xoay cờ lê thêm 30 độ( giống với 2 lục giác lệch nhau 30 độ trong đầu chòng). Do đó nếu góc mở cho lần đầu xoay cờ lên >=30 độ thì lần xoay cờ lê đầu tiên chúng ta cần xoay được 1 góc 30 độ, lần thứ 2 lật ngược cờ lê lại và chúng ta lại xoay 30 độ nữa. Tổng 2 lần xoay chúng ta xoay được 1 góc 60 độ, đầu lục giác quay về đúng vị trí ban đầu và ta có thể xoay lần thứ ba giống như lần đầu tiên. Như vậy tạo nên các chu kì xoay, rồi lật, rồi xoay cho đên khi mở được bu lông.
Kết luận:
- góc lệch phải là 15 độ là do đặc tính hình học đầu bu long là lục giác. Giả sử nếu có bu lông 4 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh thì khi chế tạo cờ lê, góc lệch sẽ lần lượt là 22,5 độ;11,25 độ; 7,5 độ. (đây chỉ là giả sử thôi nhé chứ trên thực tế mình chỉ nhìn thấy loại 4 cạnh chứ loại 8 và 12 cạnh chưa thấy bao giờ). -> 15 độ là tối ưu so với các giá trị khác.
- góc tối thiểu cần xoay cờ lê lần đầu là 30 độ. Nếu lần đâu tiên mà không xoay bu lông được 30 độ thì coi như không mở được bu lông đó bằng cờ lê. Tương tự cho loại 4 cạnh 8 cạnh và 12 cạnh góc tối thiểu là 45, 22,5 và 15 độ.
Đây chỉ là ý kiến riêng của bản thân mình.
 
V

vinhduc

Author
Ðề: Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

Chủ đề này rất hay. Mình cũng xin đóng góp vài ý kiến. Về mối quan hệ giữa đầu bulon và chìa khóa thì khó đưa ra chính xác. ví dụ như M8, ở VN mình hay xài cờle 13, nhưng bulon M8 trong máy Nhật thì là 14( chắc nước ngoài kỵ số 13):21: Ngoài ra còn có ren Anh nên chắc có lẽ phần này làm nhiều sẽ nhớ thôi. Còn về mối quan hệ giữa bước ren và đường kính ngoài thì bước ren thường = (đường kính ngoài +5)/10. ví dụ: M10 có bước ren= (10+5)/10=1.5 vậy phải khoan lỗ phi 10-1.5=8.5 Thông thường thì khoan 8.7 để dễ taro.
 
T

tranyen92vp

Author
Ðề: Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

[DOWN][/DOWN]
Cám ơn các bạn đã quan tâm và động viên. Nhưng câu đố trên không ai trả lời à? Vì nó dễ quá chăng?
Tình hình là rustbolt không có nhiều thời gian để vào MES (vì thường xuyên bận việc tháo gỡ… rust-bolts mang ra chợ kiếm ít tiền còm!). Bởi vậy, khi vào lại MES, nếu không ai trả lời thì mình tự trả lời theo phương pháp “lý thuyết ngược”, tương tự như phương pháp “công nghệ ngược” mà các bạn đã đề cập. Đúng sai thế nào nhờ các bạn phán cho một tiếng để rustbolt tôi được mở mang tầm mắt.
“Lý thuyết ngược” phân tích cái mũ bu lông như sau:
1) Dụng cụ thô sơ nhất để vặn bu lông được rustbolt hình dung có dạng như cái cờ lê miệng bây giờ (đầu bên trái, hình dưới), nghĩa là có 2 cái má song song nhau. Do đó, số cạnh mũ bu lông phải là số chẵn. Số 2 bị loại vì không thể là “nhị giác”, các con số khả dĩ là 4, 6, 8, 10, 12…
2) Giả sử là bát giác thì sao? Mũ bu lông gần gần như hình tròn, e rằng khi cặp cái miệng cờ lê vào vặn nó sẽ “trớt quớt”, nhất là với các cờ lê chất lượng… dỏm, miệng cứ toác ra theo hình chữ V! Như vậy, cả đám 8, 10, 12… cũng bị loại.
3) Còn lại 2 “ứng cử viên nặng ký” là 4 và 6. Nhưng tại sao không phải là 4? Vấn đề là ở chỗ thao tác tháo lắp. Nếu là 4, bạn phải quay cờ lê đi 90 độ thì mũ bu lông mới đến được vị trí tương tự kế tiếp. Trong các máy móc thông thường, khá nhiều bu lông nằm ở các vị trí chật hẹp, cờ lê không thể quay được 90 độ vì vướng đủ thứ, chẳng hạn như thành máy. Khi đó, bạn không thể đưa cờ lê vào cặp cạnh kế tiếp được.
Kết luận: hình dáng hợp lý của mũ bu lông là lục giác đều, với khoảng trống tối thiểu để quay cờ lê (khái niệm này không biết có thuật ngữ không?) là 60 độ.
Trên thực tế, có nhiều chỗ chật hẹp hơn, vẫn không thể quay cờ lê đi 60 độ được, người ta mới nghĩ ra cái đầu cờ lê vòng (đầu bên phải hình dưới), được tạo thành do 2 cái lỗ lục giác lệch nhau 30 độ -> khoảng trống tối thiểu chỉ cần 30 độ là bạn có thể tháo lắp được bu lông.

Nhân tiện có cái hình cờ lê, bạn hãy bỏ ra chừng vài phút để ngắm nghía. Bạn có thấy nó rất đẹp mắt, rất hài hoà không? Với con mắt của “điêu khắc gia”, không biết họ nghĩ gì. Nhưng với con mắt của “kỹ thuật gia”, hình ảnh trên chắc sẽ gợi lên cho bạn nhiều điều thú vị. Ví dụ:
1) Theo “công nghệ ngược”, người ta đã gia công bằng phương pháp dập thể tích.
2) Thân có dạng dầm chữ I, tiết kiệm vật liệu nhưng vẫn đủ khả năng chống uốn.
3) Hai má của mỏ bên trái có dạng “bền đều” (lâu quá không đọc sách sức bền, chẳng nhớ thuật ngữ gì nữa), tức là mọi điểm dọc theo chiều dài má có trạng thái chịu lực gần như nhau.
4) Các chỗ chuyển tiếp giữa thân và đầu đúng là bậc thầy về “nghệ thuật” giảm tập trung ứng suất. Nếu bạn có trí tưởng tượng phong phú một chút, bạn sẽ thấy nó cũng mang đầy tính… gợi cảm!
5) Đầu bên phải thon thả hơn đầu bên trái nhiều nhưng nó chịu lực tốt hơn hẳn, không bị toác mỏ khi dùng lực mạnh (có mỏ đâu mà toác!). Đây là một ví dụ nói lên rằng, kết cấu kiểu vòng kín, chịu lực tốt hơn dạng hở, đặc biệt là với mô men xoắn.
6) Nhìn cái hình cờ lê, mình nhớ ra câu chuyện về một bác thợ cả. Bác ấy rất quý đồ nghề, làm hẳn 1 cái bảng gỗ, trên đó vẽ đủ các hình cờ lê từ lớn đến nhỏ, búa, kìm… đủ thứ. Cuối buổi làm việc, mấy cậu học nghề phải thu gom đồ nghề về cho đủ, cái nào treo vào chỗ ấy. Phía trên bảng, bác viết dòng chữ to và nắn nót “ĐỒ NGHỀ LÀ THẦY TA”. Tất nhiên là bác không bao giờ vào MES để… bốc phét về “lý thuyết ngược” như rustbolt, nhưng cái đạo lý ấy bác hiểu rất rõ. Mọi dụng cụ đồ nghể, nhìn qua thì rất đơn giản, nhưng đằng sau sự đơn giản đến hiển nhiên ấy là sự chắt lọc và kết tinh từ kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Quan sát chúng, suy ngẫm về chúng, phân tích mọi khía cạnh của chúng, bạn sẽ học hỏi và chiêm nghiệm ra được rất nhiều điều bổ ích. Chiếc cờ lê bình thường trên kia, theo rustbolt, có thể đáng tầm một đồ án tốt nghiệp của sinh viên Chế tạo máy, và không chừng là cả luận án Master!
7) Cái bảng gỗ vẽ hình cờ lê, không phải là sáng kiến độc quyền của bác thợ nói trên, chẳng hạn như tại một nơi rustbolt đã từng làm việc trước đây cũng có. Điểm khác nhau là, sau 2 tuần thực hiện thì một số vị trí xảy ra hiện tượng “cờ lê đi hình ở lại”. Một tháng sau, các cỡ thông dụng như 8, 10, 13, 14, 17 vĩnh viễn chỉ còn cái hình. Hai tháng sau, về cơ bản chỉ còn hình và mấy cái cờ lê to đùng, ít khi dùng tới và khó… bỏ túi!!!

Lan man kiểu dây cà dây muống thế này chẳng biết lúc nào dừng, rustbolt xin kết thúc bằng một câu hỏi (hy vọng sẽ trở thành thông lệ cho mỗi câu chuyện trong chuỗi Bolt Stories):
Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
Theo Trần Văn Yên được biết thì khi bạn rotate cái CỜ LÊ 180độ thì góc nghiêng sẽ khác
cái này dùng trong trường hợp mà không gian sử dụng CỜ LÊ bị hạn chế nó sẽ có tác dụng đấy
 
Top