Khi đúc mẫu cháy sản phẩm nhôm đúc ra bị cứng giòn

  • Thread starter truongxuan2
  • Ngày mở chủ đề
T

truongxuan2

Author
Khi đúc mẫu cháy sản phẩm nhôm đúc ra bị cứng giòn. Khi hàn rất khó khăn và dễ bị hư sản phẩm. Sản phẩm nặng khoảng hơn 400 kg. nguyên liệu nhôm ADC1.1. Cho em hỏi nguyên nhân có phải do nguyên liệu nhôm gây nên đặc tính cứng giòn hay không?
 
Ðề: Khi đúc mẫu cháy sản phẩm nhôm đúc ra bị cứng giòn

Khi đúc mẫu cháy sản phẩm nhôm đúc ra bị cứng giòn. Khi hàn rất khó khăn và dễ bị hư sản phẩm. Sản phẩm nặng khoảng hơn 400 kg. nguyên liệu nhôm ADC1.1. Cho em hỏi nguyên nhân có phải do nguyên liệu nhôm gây nên đặc tính cứng giòn hay không?
Nguyên liệu nhôm ADC11 đặc tính đúc tốt, tính hàn kém. Si cao có thể giảm hệ số co ngót nhưng không thể khắc phục toàn bộ.
Bản chất khi đúc vật liệu này thì sản phẩm sẽ cứng giòn dù đúc bất cứ công nghệ gì. Vật liệu ADC11 sẽ phù hợp với công nghệ đúc áp lực (sẽ không có hiện tượng ngót phải hàn). Còn hiện tượng rỗ khí sẽ phải xử lý trong quá trình nấu luyện.
Sản phẩm 400kg để tránh phải hàn bạn phải có bù ngót tốt. Thậm trí phải sử dụng phát nhiệt ở đậu ngót. Nếu bạn nấu nhôm trong lò trung tần hoặc lò nồi gang cần tránh bị nhiễm sắt trong nhôm (Fe sẽ làm cứng Al, và làm thô tinh thể Al. Fe là nguyên tố có hại trong nhôm )
 
Ðề: Khi đúc mẫu cháy sản phẩm nhôm đúc ra bị cứng giòn

Theo mình biết thì đúc mẫu cháy sẽ sinh ra cacbon bề mặt. Hạt xốp là hợp polyme hữu cơ(EPS) khi cháy sinh ra khí Cacbon Oxit và muội than.
Mỗi giả thiết đặt ra đều cần một bộ thông số kiểm chứng. Nếu bạn nghĩ là do muội than thì tại sao ko đem mẫu phân tích xem thử Cacbon ở bề mặt có cao lên không?

ADC 11 có %Si 7.5 - 9.0 nên tính chảy loãng cũng chỉ hơn trung bình một tý. Điều này kết hợp với thời gian rót dài (do vật đúc lớn, 400kg) có thể khiến một số vùng đã đông đặc trong quá trình rót. Và như vậy, vùng chuyển tiếp rắn-lỏng có cơ tính rất thấp, khiến cơ tính vật đúc thấp. Đây cũng có thể là một khả năng.

Nhôm là sản phẩm rất dễ bị oxi hóa, tạo xỉ, lẫn khí Hydro trong quá trình nấu, rót. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến vật đúc có cơ tính thấp. Bạn thử đập mặt gãy để xem tổ chức hạt có thô to hay có lẫn xỉ bên trong không? Xem bề mặt mẫu có bị co ngót nhiều hay không (nếu co ngót nhiều -> ít lẫn khí; co ngót ít -> lẫn khí nhiều)...

Khi giả thiết và thông số kiểm chứng phù hợp thì bạn mới chính thức xác định được nguyên nhân. Từ đó mà tìm cách giải quyết thôi...

Nhìn chung, ADC 11 là mác hợp kim dùng cho đúc Áp Lực Cao. Không hiểu vì sao bạn lại dùng để đúc mẫu chảy?
 
Top