Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

  • Thread starter vipbachkhoa
  • Ngày mở chủ đề
V

vipbachkhoa

Author
Tôi đang làm thực nghiệm về quy trình nhiệt luyện thép SKD 11 như sau:
Mẫu có kích thước bằng ngón tay út
Tôi 5 mẫu ở nhiệt độ 1050 tg nung+ giữ=14 phút, lò sử dụng là lò ống (k quay)
Độ cứng đạt được sau khi tôi: 60-62HRC (môi trường tôi là dầu DO bán ở cây xăng)

Tiến hành ram (sử dụng lò buồng) theo các chế độ nhiệt độ khác nhau, tg cho từng lần ram là 1g

-Ram 200: độ cứng 58-59 HRC
-Ram 300:54-55
-Ram 450:55-56
-Ram 530:42-43
-Ram 600:41-42
Tôi đọc các tài liệu trong sách thì nhiệt độ ram nên là 530, và độ cứng đạt được cũng khoảng 59-60
Các bác có thể cho tôi hỏi nguyên nhân vì sao khi tôi ram thì độ cứng giảm rất nhiều không theo yêu cầu đề ra hay không

http://www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/91/3861/Chitiet.html
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Nếu có thể, vui lòng mô tả rõ hơn về quá trình nung phôi, phôi nung cùng lò từ nhiệt độ ban đầu là bao nhiêu hay cho vào lò có nhiệt độ 1050 sẵn?
 
V

vipbachkhoa

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Em cho vào khi lò đạt 1050 luôn ! không wa khâu nung phân cấp 650-850
 
H

hovanan

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Độ cứng sau nhiệt luyện và ram phụ thuộc vào quy trình và chất lượng thép, Mỗi nhà sản xuất đều đua ra cho thép của họ một sơ đồ riêng, vì vậy bạn mua thép chỗ nào thì có thể yêu cầu họ cung cấp sơ đồ này.
1, Khi nhiệt luyện, cấu trúc phân tử của thép bị thay đổi không ổn định, Ram là bước làm ổn định sự bố trí và sắp xếp lại các phân tử cho ổn định, ram càng lâu thì độ cứng càng giảm. Bạn thử mua thép của Hitachi Metals, Thép SKD11(SLD của hảng này có hướng dẩn chi tiết quy trình trên. và độ cứng theo yêu cầu từ 58 đến 64 HRC
 
V

vipbachkhoa

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Tồi đem đi phân tích thành phần mẫu rồi , thấy tp các nguyên tố đều đạt tiêu chuẩn của SKD11 rồi.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Em cho vào khi lò đạt 1050 luôn ! không wa khâu nung phân cấp 650-850
Theo tớ, đây chính là nguyên nhân. Thời gian nung của bạn quá ngắn, chưa đủ để chuyển pha hoàn toàn. Do đó, khi bạn tôi, chỉ có lớp bề mặt đạt độ cứng, còn lớp lõi chưa đạt (nhất là về cấu trúc tinh thể). Từ đó gây ảnh hưởng đến độ cứng sau ram. Để kiểm chứng, bạn có thể cắt mẫu ngay sau khi tôi để kiểm tra lõi (chú ý: dùng phương pháp cắt không sinh nhiệt)
 
V

vipbachkhoa

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

OK anh Worm, em sẽ làm lại xem sao! thanks anh!
 
V

vipbachkhoa

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Sau 1 tg làm thực nghiệm tôi, ram, soi kim tương, đo độ cứng, hỏi GS thì tui đã tìm ra nguyên nhân thực sự, chia sẻ với anh em trên forum lun! lý do k đạt độ cứng là thời gian giữ nhiệt chưa đủ , thứ 2 là mún đo độ cứng đạt chính xác hơn thì phải bỏ lớp bề mặt đi khoảng 1mm, cụ thể là bỏ lớp oxy hóa đi, do độ thấm tôi cao nên độ cứng k ảnh hưởng gì khi bị mất một lớp bề mặt như thế! thứ 3 là bề mặt mẫu phải thật phẳng,nên dùng máy phay, k dùng máy mài vì bề mặt dễ bị nghiêng khi mài, thứ 4 là sau khi đem phân tích thành phần hóa thì lượng Mo, V quá ít so với yêu cầu đề ra,do đó lượng cacbit hợp kim sau nhiệt luyện được tạo thành quá ít. Nên độ cứng sau nhiệt luyện không được đảm bảo. Có gì sai xót mong ACE góp ý! Thanks anh em đã góp ý trong tg wa

Thành phần hóa của SKD11
Phương pháp phân tích: phân tích trên máy SPECTRO

Mẫu 1: Thép SKD11 nước ngoài (TQ hay Nhật Bản j đó :1:)



































































C Si Mn P S Cr Mo Ni Al
1,45 0,300 0,381 0,024 0,008 11,90 0,890 0,249 0,001
Co Cu Nb Ti V W Pb Sn Mg
0,012 0,128 0,034 0,006 0,275 0,018 <0,004 0,004 0,014
As Zr Ca Ce Ta B Zn La Fe
0,023 0,005 0,000 0,016 <0,008 0,001 0,029 0,004 84,2


Mẫu 2: Thép SKD 11 ( Sadakim Việt Nam)



































































C Si Mn P S Cr Mo Ni Al
1,42 0,202 0,375 0,023 0,009 11,76 0,227 0,175 0,001
Co Cu Nb Ti V W Pb Sn Mg
0,022 0,072 0,031 0,004 0,150 <0,001 <0,004 <0,002 0,013
As Zr Ca Ce Ta B Zn La Fe
<0,003 0,004 0,000 0,011 <0,008 0,000 0,031 0,003 84,5
 
H

hongmai

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Chào bạn
Xin chia sẽ một số vấn đề sau:
1> bạn nói là trích dẫn "do độ thấm tôi cao" là không hợp lý bạn nhé, vì chỉ những loại thép có thành phần C tương đối thấp người ta mới tiến hành thấm C cho cao hơn để có thể có độ cứng cao sau khi nhiệt luyện. Ờ trường hợp này mình không rỏ bạn định "thấm" gì cho SKD11?.
2> Đối với dòng thép có thành phần C cao như SKD11 thì người ta thường chỉ dùng phương pháp tôi thể tích.
3> Về nhiệt độ tôi của thép SKD11 thì 1050 hay 1030 đều được(những cái này nhiều người đã thực nghiệm), có thể chọn cao hơn hay thấp hơn là tùy vào thiết bị xử lý. Còn về thời gian giử nhiệt phụ thuộc vào quy cách sản phẩm và thiết bị, nếu sản xuất hàng loạt thì phải đo và xác định nó trước.
4> về phương pháp đo, ta phải đo độ cứng bề mặt và trong tâm của mẩu luôn(bằng cách cắt, nhưng phải cắt không sinh nhiệt như anh Worm đã nói, cụ thể dùng máy cắt bằng đá có nước làm mát)
5>Về môi trường tôi, bạn có thể làm mát bằng không khí. cụ thể sau khi nung xong bạn đem ra ngoài dùng quạt thổi => vẫn đạt độ cứng ~ 60HRC.
6> về nhiệt độ ram, nó tùy thuộc vào mục đích và môi trường bạn sử dụng mà chọn nhiệt độ ram cho thích hợp, không nhất thiết phải là 530 độ C. Nhiệt độ ram thấp nhất có thể là 160 độ C.
7> cuối cùng muốn hỏi bạn là "lò tôi" bạn dùng thử nghiệm là lò có áp suất câng bằng với khí quyển? nếu đúng vậy thì loại lò này hơi bị lạc hậu.
P/S:
Mình thấy buồn vì ngành nhiệt luyện của Việt Nam quá yếu, đa số dùng lò cũ. Còn nước phát triển đa số dùng các loại lò chân không để xử lý nhiệt nên chất lượng của cả lô hàng ổn định và đồng nhất. Đối với tôi thấm C người ta dùng khí cung cấp tạo phản ứng thấm chứ không có ai thấm than như mình.
mình cũng biết tí xíu về nhiệt luyện, nếu mình biết được gì thì sẽ chia sẽ cùng bạn.
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Chào cả nhà. mình cũng xin một chân các bạn đưa ra các vấn đề đều tương đối đầy đủ. Và mình chỉ xin đính chính lại ý kiến của hongmai: không biết bạn biết nhiều về nhiệt luyện ở VN chưa, bạn nói về các máy móc và thiết bị. mình đồng ý là nhiệt luyện ở VN yếu. Nhưng bạn thử nghĩ xem ở VN có gì là mạnh hơn nước ngoài, hơn nữa ở VN thường không coi vấn đề nhiệt luyện là quan trọng nên không có đầu tư=> yếu là tất yếu. Nhưng không phải yếu mà làm liều thưa bạn, bạn thấy thấm C bằng than đó chỉ là hàng chợ, cụ thể mình không nói cty nào-nhưng hiện tại những hàng đó thì chỉ cần thấm than và đáp ứng đúng như cầu thị trường. Còn về vấn đề nhiệt luyện không tốt không đều hay không đồng nhất thì bạn cũng nên xem lại, hiện tại ở VN có nhiều cơ sở nhiệt luyện chất lượng và đảm bảo tốt.còn về thép SKD11 của bất kỳ nước nào thì nếu bạn nhiệt luyện chuẩn, tôi đúng nhiệt độ và ram đúng theo biểu đồ thì độ cứng, độ bền đều đạt, tất nhiên sẽ có chênh lệch một chút về nhiệt độ do thiết bị cũng như thép của các nhà cung cấp khác nhau. tùy theo mục đích sử dụng nếu bạn cần thì có thể nhiệt luyện ở các chế độ khác nhau sẽ đạt. nhưng nhớ cần phải khử ô xi thật tốt nếu không ảnh hưởng đến kích thước sản phẩm, 1mm là rất lớn đó
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Em tôi SKD11 của nhật nhưng toàn bị nứt thôi, nhiệt độ tôi vào khoảng 1000 độ C, sau em giảm xuống 930 độ C vẫn bị nứt, em muốn hỏi các bác các yếu tố khi tôi SKD11 dẫn tới hiện tượng nứt để em có hướng thử nghiệm với.Thực sự không hiểu sao bị nứt nữa, em tôi trong dầu bôi trơn máy (dầu cũ thay ra từ các máy), nhiệt độ 930 mà nút thì không biết sao nữa, mong các bác có kinh nghiệm giúp đỡ.
 
M

mr.loimta

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Các bác đi làm có kinh nghiệm góp ý hộ em với, em có mẫu SKD11 kích thước 3x2x2 cm, thường thì các bác nung khoảng bao nhiêu phút ạ? Em tính thời gian nung ở các nấc 25 - 650; 650 - 850; 850 - 1050; chỉ có khoảng từ 5 -7 phút ở mỗi nấc thui. Em tính theo tài liệu thiết bị nhiệt luyện của thây Hiển. Cảm ơn các bác nhiều!!!!!!!!!
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Em tôi SKD11 của nhật nhưng toàn bị nứt thôi, nhiệt độ tôi vào khoảng 1000 độ C, sau em giảm xuống 930 độ C vẫn bị nứt, em muốn hỏi các bác các yếu tố khi tôi SKD11 dẫn tới hiện tượng nứt để em có hướng thử nghiệm với.Thực sự không hiểu sao bị nứt nữa, em tôi trong dầu bôi trơn máy (dầu cũ thay ra từ các máy), nhiệt độ 930 mà nút thì không biết sao nữa, mong các bác có kinh nghiệm giúp đỡ.
Em không thể tôi ở nhiệt độ đó.
Nứt ở đây có thể là do tốc độ gia tăng nhiệt của bạn quá lớn không phân cấp, mình nói có thể vì không biết là nứt vào thời điểm nào. Vì sau khi làm nguội ứng suất trong mẫu là rất lớn, nếu bạn không ram kịp cũng dẫn đến nứt.


Các bác đi làm có kinh nghiệm góp ý hộ em với, em có mẫu SKD11 kích thước 3x2x2 cm, thường thì các bác nung khoảng bao nhiêu phút ạ? Em tính thời gian nung ở các nấc 25 - 650; 650 - 850; 850 - 1050; chỉ có khoảng từ 5 -7 phút ở mỗi nấc thui. Em tính theo tài liệu thiết bị nhiệt luyện của thây Hiển. Cảm ơn các bác nhiều!!!!!!!!!
Bạn đã có sách thì cứ tính như vậy cũng tạm ổn, thời gian đó ngoài hình dáng, kích thước còn phụ thuộc vào cách bạn xếp nó trong lò, kết cầu lò nung và cũng rất cần...kinh nghiệm nữa bạn ạ.
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Em chưa hiểu tại sao lại ram không kịp thời cũng bị nứt??, vậy với 1 cụa phôi thông thương khoảng 70x70x70 thì chế độ tôi như thế nào là hợp lý ạ? và thời gian sau tôi sẽ ram như thế nào?mong anh nhiệt tình giúp đỡ 1 lần, để em còn có cơ sở tìm hiểu chứ em tôi hỏng nhiều quá, đang nản,.giờ em toàn tôi khi mới đạt khoảng 900 độ nên không đạt độ cứng>>>khuôn nhanh phải mài chày cối.
 
C

chimgicat

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Chào bạn
Xin chia sẽ một số vấn đề sau:
1> bạn nói là trích dẫn "do độ thấm tôi cao" là không hợp lý bạn nhé, vì chỉ những loại thép có thành phần C tương đối thấp người ta mới tiến hành thấm C cho cao hơn để có thể có độ cứng cao sau khi nhiệt luyện. Ờ trường hợp này mình không rỏ bạn định "thấm" gì cho SKD11?.
.
Độ thấm tôi cao, liên quan gì đến khả năng thấm C đâu bác.
 
N

ngoctoanbk

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Nhân tiện cho mình hỏi. Khuôn của mình làm từ vật liêu SKD 11 sau khi tôi đạt độ cứng 55HRC. Giờ bị mẻ, mình muốn hàn đắp rồi đem đi tiện lại. Vậy mình sẽ dùng que hàn gì? Phương pháp hàn nữa.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Lâu rồi bỏ bê chuyên môn, giờ không biết mấy bạn hỏi có cần câu trả lời nữa không.

1. Việc tôi SKD 11 bị nứt, theo kinh nghiệm tại nơi tôi làm trước đây, không phải do nhiệt độ nung. Vậy nên việc giảm nhiệt độ nung không giải quyết được mà còn làm giảm độ cứng sau tôi. Đối với các mác thép này, khi tôi sẽ tạo ứng suất dư khá lớn (có thể do kích cỡ và mật độ hạt ???) thường làm nứt sp khi nhiệt độ xuống dưới 180. Vì vậy, trước đây, sau khi tôi SKD trong dầu, ước lượng khoảng thời gian khi sản phẩm nguội xuống nhiệt độ đó cần tiến hành ram thấp ngay để tránh nứt do ứng suất. Sau đó mới tiến hành ram như bình thường (ram ở 180 ~ 220 hầu như không gây ảnh hưởng đến độ cứng, tác dụng chính là giảm bớt ứng suất dư).

2. Các khuôn dập, cán sau khi làm việc bị mòn, lún hoặc sứt mẻ nhẹ có thể được hàn đắp phục hồi bằng que hàn đắp cứng, độ cứng sau khi hàn đắp vào khoảng 55 ~ 60+ HRC tùy loại que. Muốn biết thêm chi tiết có thể liên hệ Mr Ngô Văn Trọng - Welding Allosy.
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

1. tôi thép SKD11 bị nứt, nứt ở đây có thể do môi trường tôi, tốc độ nguội quá lớn, bạn dùng môi trường phù hợp chưa. Hoặc nứt do ứng suất quá lớn của gia công cơ, bạn chưa khử ứng suất gia công cơ đã tôi. Còn về vấn đề thép SKD11 nếu bạn tôi đúng môi trường thì không bao giờ bị nứt với chi tiết đơn giản như vậy. Bạn đã có tài liệu, tính toán quá trình nung và giữ nhiệt tương đối chính xác, bạn là người có chuyên môn thì mình nghĩ vấn đề đó chỉ có người không chuyên môn hỏi. ( sorry! mình thẳng)
2. Khuôn của bạn bị nứt thì bạn đừng tiếc nữa, hàn rồi tiện sẽ tạo ứng suất lớn thay đổi tổ chức lớn ở vị trí hàn. Để có sản phẩm tốt bạn nên gia công một khuôn khác thì hơn ( nếu có thể).
 
T

tuannghiahy

Author
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Mình làm về khuôn uốn ống sử dụng tôi chân không bên FC Hòa Lạc nay là công ty Felit khá tốt. độ cứng sau khi tôi đạt được 60-62 HRC, có thể sử dụng luôn mà không cần gia công lại biên dạng.
Các bạn cần tìm hiểu về quá trình nhiệt luyện có thể liên hệ với bên đó qua SDT: 0983 055 725 (Anh Bảo- G. Đốc)
Khuôn đã bị nứt hoặc sứt thì tốt nhất là lên thay mới. mình đã từng thử hàn đắp khuôn xong tại vị trí 2 bên mép hàn nứt hết không sử dụng được.
 
Ðề: Lý do nhiệt luyện thép SKD 11 k đạt độ cứng theo yêu cầu

Mình không bàn về cty nào hay công việc của cty khác.
Độ cứng sau tôi hay sau xử lý nhiêt là 60-62. Đây là 2 vấn đề khác nhau. Nếu là sau tôi thì cái này chưa đạt chuẩn, bên mình xử lý sau tôi độ cứng luôn là 63-64HRC, đạt 60-62 coi như mẻ bị hỏng và làm lại. có thể bạn nhầm trong vấn đề này.
 
Top