Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

trong biến tính gang có thể phân làm 2 loại chất biến tính
1/các nguyên tố thúc đẩy quá trình graphit hóa nghĩa là nâng cao Ac( hoạt độ của cácbon) và làm giảm độ hòa tan của C trong dung dịch và các thằng tiêu biểu là Al SI Cu Ni P....

2/trái với thằng trên các nguyên tố Cr,Mn,V.... nó lại làm giảm hoạt độ của cacbon và tạo các hợp chất ổn đinh mà ko phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ

cách sử dụng như thế nào e botay,vài ngày hoc thầy nói phần này e post lên liền ,he he


Mới đúng có một nửa thui, đúng là có 2 loại chất biến tính, cả 1,2 cậu nêu đều nằm trong một loại đó là chất biến tính hợp kim hóa (tăng, giảm hoạt độ Cacbon còn gọi là tăng giảm khả năng Cacbit hóa)

còn 1 ý nữa đó là khi đi làm (thầy e dạy) nếu gặp ngừoi trong nam nhứt là mấy người lớn tuôi thì mình dùng từ bọng cát còn ở ngoài Bắc gọi là đát chớ gọi bọng cát ko ai hiểu đâu .tại do hồi ảnh hưởng của người pháp nên ở ngoài bắc kêu dị họ mới hiểu đó

Ngoài Bắc các kỹ sư học trong trường ĐH được dạy là bọng cát, còn các thợ đúc già hay gọi là đát, hiện nay thế hệ già nghỉ dần nên đều gọi là bọng cát.
 
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

trong biến tính gang có thể phân làm 2 loại chất biến tính
1/các nguyên tố thúc đẩy quá trình graphit hóa nghĩa là nâng cao Ac( hoạt độ của cácbon) và làm giảm độ hòa tan của C trong dung dịch và các thằng tiêu biểu là Al SI Cu Ni P....

2/trái với thằng trên các nguyên tố Cr,Mn,V.... nó lại làm giảm hoạt độ của cacbon và tạo các hợp chất ổn đinh mà ko phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ

cách sử dụng như thế nào e botay,vài ngày hoc thầy nói phần này e post lên liền ,he he


Mới đúng có một nửa thui, đúng là có 2 loại chất biến tính, cả 1,2 cậu nêu đều nằm trong một loại đó là chất biến tính hợp kim hóa (tăng, giảm hoạt độ Cacbon còn gọi là tăng giảm khả năng Cacbit hóa)

còn 1 ý nữa đó là khi đi làm (thầy e dạy) nếu gặp ngừoi trong nam nhứt là mấy người lớn tuôi thì mình dùng từ bọng cát còn ở ngoài Bắc gọi là đát chớ gọi bọng cát ko ai hiểu đâu .tại do hồi ảnh hưởng của người pháp nên ở ngoài bắc kêu dị họ mới hiểu đó

Ngoài Bắc các kỹ sư học trong trường ĐH được dạy là bọng cát, còn các thợ đúc già hay gọi là đát, hiện nay thế hệ già nghỉ dần nên đều gọi là bọng cát.

ủa dị thì loại thứ 2 có phải là biến tính cầu hóa ko A?thằng kia thì nó làm ảnh hưởng đến hoạt độ của các bon nên thằng biến tính cầu hóa thì nó ko ảnh hưởng gì đến hoạt độ mà nó làm cho graphit sau khi kết tinh nó sẽ làm cho graphit chuyển từ dạng tấm sang dạng dạnh hình cầu -----> nó làm cho gang sau khi biến tính cầu hóa thì sẽ làm nó dẻo hơn mà cơ học lại cao hơn,.đúng chưa A.hi vọng là A ok
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

ủa dị thì loại thứ 2 có phải là biến tính cầu hóa ko A?thằng kia thì nó làm ảnh hưởng đến hoạt độ của các bon nên thằng biến tính cầu hóa thì nó ko ảnh hưởng gì đến hoạt độ mà nó làm cho graphit sau khi kết tinh nó sẽ làm cho graphit chuyển từ dạng tấm sang dạng dạnh hình cầu -----> nó làm cho gang sau khi biến tính cầu hóa thì sẽ làm nó dẻo hơn mà cơ học lại cao hơn,.đúng chưa A.hi vọng là A ok
Loại thứ 2 là biến tính graphit hóa gồm có: biến tính cầu hóa, biến tính khi sx gang dẻo, biến tính làm nhỏ mịn hạt, biến tính chống biến trắng
 
C

Chauphoyen

Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Xin kính chào các bậc tiền bối.
Em xin đưa ra một sản phẩm có lẽ là rất mới ở VN.
Bác nào có kinh nghiệm xin chia sẻ.
Đó là một sản phẩm đúc li tâm fi55, dày7 mm, bề mặt fi55 có gai fi0.5 ~0.7mm cao khoảng 0,7 ~ 1,5 mm, các gai cách đều 1 ~ 2mm, vật liệu: GX21-40. Dùng phương pháp nào để tạo ra được bề mặt có gai như vậy???
 
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Xin kính chào các bậc tiền bối.
Em xin đưa ra một sản phẩm có lẽ là rất mới ở VN.
Bác nào có kinh nghiệm xin chia sẻ.
Đó là một sản phẩm đúc li tâm fi55, dày7 mm, bề mặt fi55 có gai fi0.5 ~0.7mm cao khoảng 0,7 ~ 1,5 mm, các gai cách đều 1 ~ 2mm, vật liệu: GX21-40. Dùng phương pháp nào để tạo ra được bề mặt có gai như vậy???
Mình có nghe về vật đúc ly tâm này rồi. Hiện nay, đây là loại vật đúc mới được dùng làm nòng xylanh. Nòng này sau đó được dùng như ruột để đúc block tản nhiệt bằng nhôm.

Việc làm bề mặt vật đúc rất nhám (có gai như Chauyenpho đề cập) là đê nhôm bám dính chắc chắn lên nòng và tăng hiệu quả truyền nhiệt.


(bên trong là nòng xylanh bằng gang, bên ngoài là nhôm để tăng hiệu quả tỏa nhiệt cho động cơ)

Về bề mặt gồ ghề, có thể đạt được theo hai phương pháp sau:
1. Sử dụng hỗn hợp sơn khuôn, hỗn hợp này được rót trước, sau đó rót kim loại vào.
2. Dùng ruột vỏ mỏng với cỡ hạt cát to đặt vào lòng khuôn đúc.

Mức độ gồ ghề phụ thuộc các yếu tố: chất sơn khuôn, phương pháp sơn (đôi lúc chỉ cần phương pháp phụn xịt) và tốc độ quay. Ngoài ra, phương pháp sơn và biến tính gang phù hợp sẽ giúp giảm mức độ biến trắng ở lớp vỏ ngoài cùng của vật đúc.

Vật đúc này là xu hướng công nghệ
mới nên câu trả lời của mình chỉ đến đó.

Thân.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

@Thịnh: tớ cũng đã được xem chi tiết này qua ảnh, đúng đây là SP mới của Honda dùng công nghệ cao để chống hàng nhái, nhưng các gai (gọi là gai có lẽ chưa đúng, dễ hình dung nhầm) chân bám vào ống thì nhỏ, đầu lại to, giống kiểu như cái nấm cơ.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em nghe thầy nhắc đến MAGMASOFT dùng trong ngành đúc rất mạnh ,nó dùng để thiết kế đậu ngót , hệ thống nguội , mô phỏng quá trình đúc. …, mà em lại ít nghe ai trong diễn đàn nhắc đến và bình luận chi tiết về nó, vậy thì có anh nào đã áp dụng nó chưa ạ, và thật sự thì phần mềm này có thể áp dụng rộng rãi ko ?,
 
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em nghe thầy nhắc đến MAGMASOFT dùng trong ngành đúc rất mạnh ,nó dùng để thiết kế đậu ngót , hệ thống nguội , mô phỏng quá trình đúc...
Magmasoft là một công cụ mô phỏng hỗ trợ việc lựa chọn phương án đúc để cho ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Magmasoft giúp tự do thử nghiệm các phương án đúc nhằm tìm ra phương án phù hợp nhất. Từ đó rút ngắn thời gian chuẩn bị với sai sót thấp nhất.

Magmasoft không tự đưa ra phương án đúc mà là công cụ giúp xác định những nguyên nhân gây ra vấn đề trong quá trình đúc (ví dụ liên quan đến rãnh dẫn, đậu ngót…); đồng thời dự đoán chất lượng vật đúc, hỗ trợ thiết kế khuôn kim loại và tiết kiệm chi phí sản xuất.

vậy thì có anh nào đã áp dụng nó chưa ạ, và thật sự thì phần mềm này có thể áp dụng rộng rãi ko ?,
Hiện nay ở Việt Nam có 3 đơn vị có điều kiện sử dụng phần mềm này là: Viện Công Nghệ, VietCAD và Foseco.

Ứng dụng Magmasoft cho cty đúc Việt Nam là một trong những vấn đề nan giải. Tiền đầu tư cho phần mềm khoảng 3 tỷ VND cộng thêm người sử dụng phải am hiểu thực tế và lý thuyết quá trình đúc.

Theo ý anh (sau đã tiếp xúc và hỏi ý kiến nhiều người trong ngành), ở thời điểm này nguồn lực công ty đúc Việt Nam (cả cty lớn và nhỏ) nên dành cho công nghệ, thiết bị và đào tạo nhân viên. Để tránh rủi ro, các công ty Việt Nam nên cùng phát triển sản phẩm với các công ty tư vấn để qua đó nắm được cách ứng dụng và quy trình thực hiện mô phỏng. Đó là tiền đề để sau này không bị bỡ ngỡ khi có điều kiện sỡ hữu công cụ mô phỏng.

Các em sinh viên có thể học cách dùng mô phỏng với Pro/Cast hoặc Ansys.

Quan điểm về cách tiếp nhận công cụ mô phỏng cũng có nhiều. Chung quy chia ra 2 quan điểm chính:
1. Không cần mô phỏng cũng có thể làm được việc. Đó là chưa tính đến việc kết quả mô phỏng nhiều khi không đúng với thực tế --> Không quan trọng có hay không có mô phỏng.
2. Mô phỏng là tiền đề để hình thành nên phương án đúc hợp lý. Kết quả mô phỏng phụ thuộc rất nhiều vào cách đặt điều kiện ban đầu và điều kiện biên, nếu kết quả chưa hợp lý thì hiệu chỉnh thông số cho lần sau --> Mô phỏng là công cụ quan trọng.

Còn anh nghiêng một tý về quan điểm thứ 2. Tùy trường hợp mà ứng dụng. "Không ai dùng chiếc Ferrari công thức một để đi một quãng đường 100m", đúng không em?
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em nghe thầy nhắc đến MAGMASOFT dùng trong ngành đúc rất mạnh ,nó dùng để thiết kế đậu ngót , hệ thống nguội , mô phỏng quá trình đúc. …, mà em lại ít nghe ai trong diễn đàn nhắc đến và bình luận chi tiết về nó, vậy thì có anh nào đã áp dụng nó chưa ạ, và thật sự thì phần mềm này có thể áp dụng rộng rãi ko ?,
Hiện ở Vn có 2 phần mềm mô phỏng đúc được sử dụng đó là Magmasoft và Procast, trên Mes đúng là ít thấy các bài viết mang tính chuyên sâu về các phần mềm này, trong Box về CAE cũng chỉ có 2, 3 bài đề cập mang tính giới thiệu. Những người, đơn vị đã chạy mô phỏng đúc có lẽ ở VN cũng không nhiều và có lẽ cũng chỉ mang tính chất thử nghiệm, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu... còn áp dụng rộng rãi vào thực tế thì chắc chưa có (???)

Theo tôi việc mô phỏng quá trính đúc là một phần mềm rất hay, nó giúp làm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh nghiệm (một đặc điểm của nghề đúc), tối ưu hóa được công nghệ đúc dẫn tới chúng ta có thể đúc ra được những chi tiết đòi hỏi chất lượng cao, số lượng nhiều với tính ổn định của sản phẩm (vd những chi tiết phục vụ công nghiệp ôtô, hàng không, hóa dầu...) nhưng các phần mềm mô phỏng đúc chưa được áp dụng rộng rãi hiện nay theo tôi vì những lý do sau:

Giá của phần mềm quá cao (vài tỷ) so với VN vì chúng ta chưa có một nền cơ khí mạnh đòi hỏi phải có chất lượng cao và số lượng lớn nên các doanh nghiệp không dám đầu tư, thêm vào đó thói quen dùng phần mềm chùa cũng làm ta thấy các phần mềm là quá đắt.
Các phần mềm mô phỏng đúc đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức tốt, rộng về nhiều vấn đề như toán, hóa lý, vật liệu...và đương nhiên phải nắm rất vững công nghệ đúc, tìm được người như vậy rất khó và tất nhiên phải trả lương cao điều mà các doanh nghiệp VN khó thực hiện. Theo tôi việc mô phỏng đúc là bài toán tối ưu hóa quá trình nên được thực hiện bởi các C.ty chuyên làm CAE cho các đơn vị liên quan đến đặt hàng.

Trong tương lai khi nền cơ khí phát triển việc mô phỏng đúc chắc chắn sẽ được áp dụng rộng rãi để phục vụ (các bạn nên tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ bây giờ đi), còn bây giờ khi SX nhỏ thì KS đúc làm công nghệ đúc, đúc thử 2,3 lần kém thì 10 lần cũng ra SP chất lượng tàm tạm, đòi sếp chi vài tỷ mua phần mềm mô phỏng thì chắc được... hưu sớm.
 
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em nghe thầy nhắc đến MAGMASOFT dùng trong ngành đúc rất mạnh ,nó dùng để thiết kế đậu ngót , hệ thống nguội , mô phỏng quá trình đúc. …, mà em lại ít nghe ai trong diễn đàn nhắc đến và bình luận chi tiết về nó, vậy thì có anh nào đã áp dụng nó chưa ạ, và thật sự thì phần mềm này có thể áp dụng rộng rãi ko ?,

bạn Phước Hải định mở rộng sự bành trướng qua bên đúc rùi đó hả.mình gop ý thêm về phần mềm MAGMASOFT.do giá thành quá đắt như a Hải nói nên ở Miền Nam chỉ có 1 số cơ sở (đếm ko hết 1 bàn tay) đang sở hữu nó (trích lời thầy dạy của mình) phần mềm này rất mạnh và tối ưu tuy nhiên bản quyền thì quá cao nên sở hữu nó là không dễ dàng đối với 1 doanh nghiệp nhỏ,và anh Hải cũng đề cập phầm mêm này cần đòi hỏi thật nhiều kiến thức liên quan nên thầy mình nói có cơ sở mua được phần mềm này rùi nhưng chưa hề phát huy hêt toàn bộ công dụng của nó.


 
C

Carbon

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em xin gởi 1 câu hỏi nhỏ ở đây.

Trong nấu đúc gang thì giá trị "Chill Depths" được tạo thành khi cho hoặc không cho chất tạo mầm kết tinh thì các anh thường gọi là gì ạ?

Em gọi là..."độ sâu hoặc độ dài quá nguội hay biến trắng" được không ạ.
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

...Trong nấu đúc gang thì giá trị "Chill Depths" được tạo thành khi cho hoặc không cho chất tạo mầm kết tinh thì các anh thường gọi là gì ạ?

Em gọi là..."độ sâu hoặc độ dài quá nguội hay biến trắng" được không ạ.
Chiều sâu (lớp) biến trắng.

 
C

Carbon

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Sẵn đây em hỏi thêm câu này nữa (tuy không phải công nghệ đúc).
Em dịch Reverberatory and Stack Furnace là... "Lò dội và lò ngăn" thì có đúng với thực tế không ạ.

Xin cám ơn mọi người.
 
C

Carbon

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Em tìm ra rồi, hihi

"Reverberatory Furnace" chắc là "lò phản xạ" trong sách lò công nghiệp.
 
N

Ng.hoanpt87

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Chào các bạn!
Mình mới tham gia vào lĩnh vực đúc chưa được lâu. Nhưng mình nhận thấy rằng Việt Nam có cơ hội phát triển ngành đúc là rất cao. Một số công ty của Nhật có xu hướng chuyển tầm nhìn tới các công ty đúc Việt Nam để thay thế các nhà sản xuất của Trung Quốc theo ý kiến của mình do gần đây có sự tranh về lãnh thổ đảo và do Trung quốc là quốc gia đã có nền kỹ thuật cao nên họ không muốn làm các sản phẩm ở dạng thô sơ. điều đó làm cho chúng ta có tìm năng nhận được đơn hàng từ phía Nhật. Nhưng thực tế công nghệ đúc của mình chủ yếu sử dụng kinh nghiệm thủ công, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật. Hiện này ngày công nghệ đúc Việt Nam xuất hiện từ " công nghệ Furan" nó là công nghệ mới cho chất lượng sản phẩn về bề mặt cao khả năng đạt Rz12.5, dung sai đối với các chi tiết có kích thước dưới 1000 mm, thì có thể đạt tới dung sai dưới 1mm, nhưng bên cạnh đó công nghệ này có một số nhược điểm, cát Furan độc hại thành phần hóa học cùng họ với dioxin, chỉ đúc được các sản phẩm có kích thước trung bình dưới 200mm. và hình dạng không phức tạp, chủ yếu dùng làm thao cho các ống chịu áp lực. với các sản phẩm có kích thước gần 1000mm, công nghệ đúc này hạn chế đối với đúc thép cacbon thấp vì nhiệt độ nấu luyện đạt tới 1600 độ C, nếu rót nhanh quá sẽ sảy ra hiện tượng cháy cát khoản 10 mm, cát Furan bị cháy sẽ ngậm vào trong bề mặt sản phẩm, khi phun bi có thể không thấy được, nhưng khi gia công sẽ lộ ra khuyết tật này. đó là một vài ý kiến cá nhân mình muốn chia sẻ với mọi người, mong là mục đúc sẽ có nhiều ý kiến bổ ích.Chúc các bạn gặp nhiều thành công trong công việc. thank you!
 
N

Ng.hoanpt87

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Mình chưa dùng thử MAGMASOFT nên chưa biết độ chính xác của nó, nhưng đối với procast mình đã thử dùng nhưng thực sự ứng dụng vào thực tế còn rất hạn chế, có thể mình cho các thông số đâu vào chưa chuẩn. nhưng nó chỉ đem lại một vài thông tin mang tính tượng trưng. như nhiệt độ, độ co ngót. vì vậy trong tương lai gần rất mong các bạn nghiên cứu cùng tìm ra những điểm mạnh của phần mềm này. dưới đây là video mình mô phỏng. và mình đã đúc thử với sản phẩm này.

http://www.mediafire.com/download/r1cs2v26n0f28xu/procast.avi

 
V

vinaphone1

Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Có lẽ các câu hỏi của tôi quá đơn giản nên không có bạn nào hưởng ứng, tôi xin hỏi một tình huống cụ thể trong sản xuất đúc nhờ các bạn giải đáp: chi tiết nắp ổ bi, f 120, dày 10 có 4 tai (r9) cách đều làm khuôn trên máy hỗn hợp cát đất sét bentonit, mác gang GX 15-32 nấu trong lò điện, có thành phần phân tích %C = 3.42; %Si = 2.05; %Mn = 0.69 khi đo độ cứng bề mặt = 180 nhưng không gia công được do bị biến trắng mép, nhất là ở 4 tai r9 (độ cứng = 255) vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục?
do ở 4 tai nó mỏng quá nên khi đúc nó nguội nhanh quá nên nó bị biến tráng. bạn muốn tránh biến tráng thì khi đúc xong bạn cứ từ từ mở khuôn hoặc mở khuôn ra thì tấp cát lại cho nó nguộ chậm là giảm dc sự biến trắng
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

do ở 4 tai nó mỏng quá nên khi đúc nó nguội nhanh quá nên nó bị biến tráng. bạn muốn tránh biến tráng thì khi đúc xong bạn cứ từ từ mở khuôn hoặc mở khuôn ra thì tấp cát lại cho nó nguộ chậm là giảm dc sự biến trắng
Khuôn cát đất sét thì mở khuôn làm gì?
 
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

Khuôn cát sét thì mở khuôn làm gì? Đúng. Theo em thì vấn đề ở chỗ thành phần C và Si, nói đến đây ai không rõ tự nghiên cứu tiếp chứ nói ra thì cũng không có gì để nói. :D
 
Ðề: Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

chào các thành viên. Em có câu hỏi về đúc thép trong khuôn cát tươi. Với những chi tiết nhỏ, số lượng nhiều, thép C, muốn đạt năng suất thì dập trên máy là 1 phương án khả thi. Nhưng đúc ra trên bề mặt thường hay có rỗ khí nhỏ. Phun bi, quay tôn thì những góc cạnh bị mòn, với lại không hêt hẳn, khi đưa đi mạ kẽm ra bề mặt không đảm bảo. Nên em mạn phép hỏi các bác có tuyệt chiêu gì hay chỉ em với, giảm vết rỗ khí trên bề mặt khi đúc thép trong khuôn cát tươi? ( kim loại lỏng đã khử khí, biến tính đàng hoàng, đã giảm độ ẩm hỗn hợp làm khuôn). cảm ơn
 
Top