Lý thuyết đồ gá

  • Thread starter thienbao_tkqn
  • Ngày mở chủ đề
T

Teppi83

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Lý thuyết vẫn luôn đúng: rằng định vị trước rồi kẹp chặt sau.
Tuy nhiên điều đó chỉ đúng cho các chi tiết điển hình: dạng trục, dạng hộp, dạng bạc,...
Thực tế là với những chi tiết phức tạp, nhiều bậc, và chiều dày nhỏ quá trình định vị và kẹp chặt nhiều khi phải diễn ra cùng lúc.
Chốt tì, mặt tì định vị có thể bố trí trên chính tay clamp dùng kẹp chặt.
Không biết bạn nào đã tham khảo các đồ gá gia công vỏ ô tô trong các nhà máy ô tô chưa.
Lúc đó, các bạn sẽ thấy lý thuyết đồ gá sẽ được hiểu rất linh hoạt
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

@teppi83:bạn có thể cho mình xem hình ảnh minh họa hay video ví dụ để học hỏi được không bạn,?xin cám ơn
 
T

Teppi83

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

@teppi83:bạn có thể cho mình xem hình ảnh minh họa hay video ví dụ để học hỏi được không bạn,?xin cám ơn
Mình rất vui lòng chia sẻ với các bạn những gì mình biết, Cho mình địa chỉ email, mình sẽ gửi bạn tham khảo các bản vẽ Đồ gá trong dây chuyền Hàn của Toyota mà mình có được từ một người bạn. Thân
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

email:big_bang91@yahoo.com
nếu không có gì bất tiện thì bạn có thể up file lên đây để anh em cùng học hỏi? Xin cám ơn bạn nhiều
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: lý thuyết đồ gá

anh poyoyopv cho em hỏi khi kẹp chặt thì gồm 2 quá trình
+ dịnh vị
+ kẹp chặt
thường thì quá trình định vị xảy ra trước quá trình kẹp chăt. vậy có khi nào kẹp chặt trước và định vị sau không ?
nếu có anh có thể cho ví dụ cụ thể.em xin cảm ơn.
Hôm trước mình lên bộ môn Công nghệ CTM tìm gặp được GS Trần Văn Địch và được trả lời là " không có khi nào định vị xảy ra trước kẹp chặt ! nó luôn xảy ra trước chứ không đồng thời hoặc xảy ra sau!"
* Với trường hợp chú SV và yopovp còn thắc mắc là việc cài đặt G54 trên máy CNC sau khi đã rà gá và kẹp chặt chi tiết có phải là đinh vị không và là ngoại lệ định vị xảy ra sau kẹp chặt không ? thì được trả lời là Việc cài đặt G54 không phải là định vị! Quá trình gá đặt đã kết thúc khi cố định chi tiết rồi!
Thầy cũng khẳng định lại là định vị luôn xảy ra trước kẹp chặt và không có ngoại lệ!
Có lẽ mọi chúng ta nên đọc lại sách giáo trình để hiểu sâu hơn và tránh lầm lẫn về các khái niệm cơ bản như vậy..!
 
Last edited:
D

duylinh89

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Em gần phải làm bài báo cáo rồi mà cũng không rõ về tiện lắm,nếu có ai biết xin cố vấn giúp em,thanks!
Em cũng chẳng biết đăng tin ở đâu dành vô đây hỏi vậy
_Các yêu cấu cơ bản khi gá dao tiện. Nếu sai thì sẽ xảy ra việc gì?Quy trình gá dao khi gia công trên máy tiện.
_ Cách xác định tốc độ quay của chi tiết khi tiện. Vận tốc cắt khi tiện phụ thuộc vào các yếu tố nào?Các biện pháp cải thiện vận tốc cắt
_ Các phương pháp gá đặt để gia công chi tiết côn trên máy tiện. Khả năng ứng dụng của từng phương pháp.Nếu có hình cho em thì càng tốt ạ!
 
D

duylinh89

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Có ai đó cgo em hỏi luôn là sao em gửi tin nhắn không dược. khi post nó hiện lên dòng chữ.BB code size is not allowed.
 
H

HVD

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Quá trình định vị và kẹp chặt còn gọi là quá trình gá đặt chi tiết. quá trình gá đặt chi tiết luôn luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc định vị trước rùi kẹp chặt sau. nếu đã kẹp chặt mà chi tiết của you chưa tì hẳn vào mặt định vị thì làm thế nào để dịch chuyển chi tiết được.
 
T

tranhung155

Author
Ðề: Lý thuyết đồ gá

-Căn cứ vào hình dáng hình học và bề mặt cần gia công, tương quan về vị trí cũng như kích thước của phần cần gia công để xác định số bậc tự do cần hạn chế trong nguyên công đang cần gia công.
Và ngoài ra nó còn phải phụ thuộc vào kích thước cũng như hình dáng hình học của cả chi tiết nữa.
-Chốt tì phụ & và chốt tì điều chỉnh:
- Chốt tì phụ có giá trị khi định vị khi dùng làm chuẩn thô.
- Chốt tì điểu chỉnh có tạc dụng tăng cứng cho chi tiết không có tác dụng định vị

- Mặt phẳng định vị ba bậc tự do là gồm hạn chế các chuyển động quay quoanh trục x, y và một chuyển động tịnh tiến theo trục Z,
và một chốt có phương song song với mặt phẳng hạn chế 1 bậc tự do tịnh tiến theo 1 trục nào đó x hoặc y trong mặt phẳng oxy.


P/S: Tóm lại khi học về môn ĐỒ GÁ chúng ta cần phân biệt dõ ba khái niêm cơ bản và rất quan trọng là : Chuẩn , định vị, và kẹp chặt và mối quan hệ giữa ba khái niệm này như thế nào???
Đặc biệt các khãi niệm như Chuẩn, hạn chế bậc tự do, định vị có mối quan hệ gì không, có thể nói ba khái niệm này có tính đồng nhất không? ...
có nhầm lẫn ở đây không vậy
 
T

Từ bỏ đi

Author
Re: Ðề: lý thuyết đồ gá

anh có thể giải thích giùm em: trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì quá trình nào là định vị và kẹp chặt. thank bac nhiều
 
Ðề: lý thuyết đồ gá

"giải thích trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng?"
các anh có thể cho một ví dụ về trường hợp này không?. em chưa hình dung được cách định vị này lắm
cám ơm
 
V

vinaphone1

Author
Ðề: lý thuyết đồ gá

"giải thích trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng?"
các anh có thể cho một ví dụ về trường hợp này không?. em chưa hình dung được cách định vị này lắm
cám ơm
cái này đầy ra ấy đó thôi.một chi tiết có lỗ một bên song song mf dáy
 
V

vinaphone1

Author
Ðề: Re: Ðề: lý thuyết đồ gá

anh có thể giải thích giùm em: trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm thì quá trình nào là định vị và kẹp chặt. thank bac nhiều
khi cho các chấu vào thì nó sẽ từ từ định tâm của chi tiết trùng với tâm của mâm cặp.khi đã trùng tâm thì quá trình định vị kết thúc và bắt đầu quá trình kẹp chặt.
 
Ðề: Lý thuyết đồ gá

Các bạn có thể trả lời giúp mình những câu hỏi này không:
- căn cứ vào những yếu tố nào để xác định số bậc tự do cần khống chế khi định vị để gia công?
- sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chốt tỳ phụ và chốt tỳ điều chỉnh?
-giải thích trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng?
- để gia công chính xác thì không hẳn bắt buộc định vị đủ số bậc tự do là 6, tùy vào việc chúng ta gia công cái gì mà quyết định số bậc tự do cần không chế nhưng định vị đủ 6 bậc là tốt nhất. Vidu chúng ta phay mặt phẳng chẳng hạn thì chỉ cần 3 bậc tự do là đủ đó là mặt phẳng dưới đáy nhưng nếu gia công pocket thì bắt buộc phải 6 bậc.
-Chốt tỳ : chốt tỳ điều chỉnh thì tùy loại phôi gia công mới dùng vidu Forging chẳng hạn người ta sẽ điều chỉnh vị trí phối cho đúng bởi lẽ forging đúc không bao giò chính xác được.
- trường hợp định vị bằng một mặt phẳng và một chốt có tâm song song với mặt phẳng : thì mặt phẳng đủ lớn đã 3 bậc tự do nếu chốt như bạn nói thì chỉ có thể dùng chốt Trám 1 bậc mà thôi bởi nếu dùng chốt trụ dài nó sẽ siêu định vị ngay.
 
T

Tô Mạnh

Author
Chào mọi người ạ. e đang phải làm bài tập lớn về thiết kế đồ gá cho nguyên công phay mặt đáy của nắp hộp giảm tốc.e đang vướng phần chọn các chi tiết để định vị. mọi người
 

Attachments

Top