Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

  • Thread starter ashui82
  • Ngày mở chủ đề
A

ashui82

Author
Chào ae trên diễn đàn.
Em mới tham gia diễn đàn này, đọc thấy cả nhà trao đổi rất hữu ích. Em muốn tạo một topic tập trung để ae có kinh nghiệm trao đổi về một chủ đề duy nhất: "Đúc nhôm với diện tích lớn và đạt yêu cầu bề mặt tốt bằng công nghệ đúc khuôn cát". Mục tiêu sản phẩm là đồ mỹ nghệ với nhiều hoa văn trên bề mặt, bề dày sản phẩm tầm 10-80 mm, diện tích sản phẩm tầm 1-5m2.
Yêu cầu:
1.Chi phí sản xuất rẻ nhất có thể.
2. Vật liệu chính: nhôm
3. Công nghệ: Khuôn cát, làm thủ công.
4. Bề mặt sản phẩm càng nhẵn càng tốt để ít phải tút tát lại nhiều.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Quy trình đầu tiên, mời các bác thảo luận về cách làm cát, loại cát dùng thích hợp nhất cho yêu cầu sản phẩm này.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Mấy tuần mà chả thấy ai comment rứa hic hic
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Bạn cứ chia sẻ ý kiến của bạn trước đi rồi mới có mọi người tham gia chứ :)?
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Ừ thôi mình tự biên tự diễn vậy, có gì các bác cứ chém nhiệt tình nhé.
1. Kỹ thuật làm cát.
Do diện tích bề mặt lớn, việc tăng tính kết dính là tối quan trọng để có thể giữ cát đc diện tích lớn, bề dày mỏng nhằm giảm thiểu trọng lượng của khuôn sau khi lèn cát. Theo kinh nghiệm của em thì em dùng cát trộn tỷ lệ như sau:
- Cát trắng, cỡ hạt 0.3-0.5mm làm cát áo, cát đệm ngoài có thể dùng cỡ hạt to hơn: 0.5-0.8 mm.
- Đất sét.
- Tỷ lệ trộn: 65-35 (65% là cát).
- Độ ẩm đảm bảo yêu cầu đúc.
Kích thước nửa hòm khuôn có bề cao 100-120, giữa các hòm khuôn có xương chia khoảng cách 200 bằng sắt có làm nhám để tăng ma sát và độ kết dính.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

ashui82;186474...1. Kỹ thuật làm cát. Do diện tích bề mặt lớn viết:
Theo kinh nghiệm của em [/B]thì em dùng cát trộn tỷ lệ như sau:
- Cát trắng, cỡ hạt 0.3-0.5mm làm cát áo, cát đệm ngoài có thể dùng cỡ hạt to hơn: 0.5-0.8 mm.
- Đất sét.
- Tỷ lệ trộn: 65-35 (65% là cát).
- Độ ẩm đảm bảo yêu cầu đúc.
Kích thước nửa hòm khuôn có bề cao 100-120, giữa các hòm khuôn có xương chia khoảng cách 200 bằng sắt có làm nhám để tăng ma sát và độ kết dính.
Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về đúc chi tiết nhôm loại này nên ý kiến chỉ mang tính tham khảo thôi nhé:38::
- Cỡ hạt cát dùng quá to nên khả năng cháy dính cát cao nếu không có biện pháp sơn che phủ bề mặt khuôn
- Tỷ lệ đất sét trong hỗn hợp quá cao dẫn đến độ bền, độ ẩm của hỗn hợp sẽ cao, khuôn bí hơi, bề mặt vật đúc dễ có các vết nứt, bóng hơi, chín xá...
- 65% là cát, nếu dùng toàn cát mới khuôn cũng sẽ dễ bị nứt
- Hòm khuôn có diện tích lớn nên chiều cao phải tương xứng để đủ cứng vững khi quay lật hòm, nên dùng hòm gang (ít bị biến dạng hơn hòm thép), có thể quay bá hòm xuống sát bề mặt mẫu (hòm cao nhưng cát giã chỉ phần sát mặt mẫu)
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về đúc chi tiết nhôm loại này nên ý kiến chỉ mang tính tham khảo thôi nhé:38::
- Cỡ hạt cát dùng quá to nên khả năng cháy dính cát cao nếu không có biện pháp sơn che phủ bề mặt khuôn
- Tỷ lệ đất sét trong hỗn hợp quá cao dẫn đến độ bền, độ ẩm của hỗn hợp sẽ cao, khuôn bí hơi, bề mặt vật đúc dễ có các vết nứt, bóng hơi, chín xá...
- 65% là cát, nếu dùng toàn cát mới khuôn cũng sẽ dễ bị nứt
- Hòm khuôn có diện tích lớn nên chiều cao phải tương xứng để đủ cứng vững khi quay lật hòm, nên dùng hòm gang (ít bị biến dạng hơn hòm thép), có thể quay bá hòm xuống sát bề mặt mẫu (hòm cao nhưng cát giã chỉ phần sát mặt mẫu)
Cỡ hạt cát như trên có thể coi là to, mình thừa nhận.
Tỷ lệ sét phải cao vì như vậy nó mới dính khuôn được, nếu thấp hơn sợ ko dính nổi khi nâng lật khuôn.
Hòm khuôn làm bằng gang thì tốt quá, có điều nó nặng quá, thao tác khó khăn.
Nên mình có thể sửa đổi chút.
- Cỡ hạt cát áo <0.3mm.
- Cỡ hạt cát đệm: < 0.5-0.7mm.
Tỷ lệ trộn sét thì mình giữ nguyên, có khi còn phải tăng lên nếu kết dính chưa đạt yêu cầu.

Phần tiếp theo mình muốn trao đổi là mác nhôm và chất trợ dung.
Nhôm phôi dùng cho đúc sản phẩm loại này theo mình là nhôm máy (nhôm cứng), phôi này được luyện từ các block máy móc bằng nhôm. Đặc điểm loại này có đội cứng cao, cỡ hạt mịn, cỡ hạt nhỏ, bộ bóng mịn bề mặt dễ đạt được. Tuy nhiên, độ chảy loãng kém hơn so với nhôm dẻo và nhôm bơ. Vì vậy phải dùng thêm chất hóa chất để tăng tính chảy loãng của nhôm lỏng. Theo kinh nghiệm cả nhà dùng chất gì là ổn nhất.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Cỡ hạt cát như trên có thể coi là to, mình thừa nhận.
Tỷ lệ sét phải cao vì như vậy nó mới dính khuôn được, nếu thấp hơn sợ ko dính nổi khi nâng lật khuôn.
Hòm khuôn làm bằng gang thì tốt quá, có điều nó nặng quá, thao tác khó khăn.
Nên mình có thể sửa đổi chút.
- Cỡ hạt cát áo <0.3mm.
- Cỡ hạt cát đệm: < 0.5-0.7mm.
Tỷ lệ trộn sét thì mình giữ nguyên, có khi còn phải tăng lên nếu kết dính chưa đạt yêu cầu.

Phần tiếp theo mình muốn trao đổi là mác nhôm và chất trợ dung.
Nhôm phôi dùng cho đúc sản phẩm loại này theo mình là nhôm máy (nhôm cứng), phôi này được luyện từ các block máy móc bằng nhôm. Đặc điểm loại này có đội cứng cao, cỡ hạt mịn, cỡ hạt nhỏ, bộ bóng mịn bề mặt dễ đạt được. Tuy nhiên, độ chảy loãng kém hơn so với nhôm dẻo và nhôm bơ. Vì vậy phải dùng thêm chất hóa chất để tăng tính chảy loãng của nhôm lỏng. Theo kinh nghiệm cả nhà dùng chất gì là ổn nhất.
Một hỗn hợp làm khuôn tay phải đảm bảo:
Độ bền nén tươi
Độ thông khí
Độ ẩm
Các yếu tố này của hỗn hợp đảm bảo cho tính in hình của vật đúc, chống các khuyết tật đúc, dễ dàng làm khuôn...tức là chỉ quan tâm đến vật đúc, còn việc thao tác nâng, lật khuôn là do các biện pháp công nghệ như hòm phải cứng vững, nhiều bá hòm, thêm các xương, dăm...
Việc tăng đất sét (để dễ nâng lật khuôn) sẽ làm tăng độ bền nhưng cũng làm tăng khả năng nứt khuôn, độ thông khí sẽ giảm, độ ẩm cũng phải tăng theo --> vật đúc dễ bị rỗ khí, bóng hơi, giảm tính điền đầy khuôn (nhất là các hoa văn đối với vật đúc mỹ nghệ)...

Có lẽ bạn nhầm về độ chảy loãng của vật liệu, nhôm càng nguyên chất (càng dẻo) thì độ chảy loãng càng thấp (tính điền đầy khuôn càng khó). Để tăng độ chảy loãng của nhôm dẻo thì thêm FeSi (đập nhỏ dạng bột cho vào) nhưng vật đúc sẽ bị dòn. Với nhôm phế liệu là nhôm máy thì không cần thêm FeSi, nhiều khi phải thêm nhôm dẻo vào để tăng độ dẻo vì khi nấu thường bị tăng Fe vào nhôm (từ các dụng cụ thao tác, nồi nấu...) mà Fe thì làm dòn nhôm. Các loại nhôm máy bạn thấy hạt nhỏ mịn là do đã được tinh luyện (biến tính) trước khi rót, bạn đem nấu lại hạt sau kết tinh sẽ lại to ngay, có khi bằng hạt ngô :21:.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Một hỗn hợp làm khuôn tay phải đảm bảo:
Độ bền nén tươi
Độ thông khí
Độ ẩm
Các yếu tố này của hỗn hợp đảm bảo cho tính in hình của vật đúc, chống các khuyết tật đúc, dễ dàng làm khuôn...tức là chỉ quan tâm đến vật đúc, còn việc thao tác nâng, lật khuôn là do các biện pháp công nghệ như hòm phải cứng vững, nhiều bá hòm, thêm các xương, dăm...
Việc tăng đất sét (để dễ nâng lật khuôn) sẽ làm tăng độ bền nhưng cũng làm tăng khả năng nứt khuôn, độ thông khí sẽ giảm, độ ẩm cũng phải tăng theo --> vật đúc dễ bị rỗ khí, bóng hơi, giảm tính điền đầy khuôn (nhất là các hoa văn đối với vật đúc mỹ nghệ)...

Có lẽ bạn nhầm về độ chảy loãng của vật liệu, nhôm càng nguyên chất (càng dẻo) thì độ chảy loãng càng thấp (tính điền đầy khuôn càng khó). Để tăng độ chảy loãng của nhôm dẻo thì thêm FeSi (đập nhỏ dạng bột cho vào) nhưng vật đúc sẽ bị dòn. Với nhôm phế liệu là nhôm máy thì không cần thêm FeSi, nhiều khi phải thêm nhôm dẻo vào để tăng độ dẻo vì khi nấu thường bị tăng Fe vào nhôm (từ các dụng cụ thao tác, nồi nấu...) mà Fe thì làm dòn nhôm. Các loại nhôm máy bạn thấy hạt nhỏ mịn là do đã được tinh luyện (biến tính) trước khi rót, bạn đem nấu lại hạt sau kết tinh sẽ lại to ngay, có khi bằng hạt ngô :21:.
Việc rỗ khí, bóng hơi mình đã bị mắc phải. Đó là khi đổ cát ẩm quá (do hôm trước mưa bị dột). Còn độ ẩm đạt theo chuẩn, mình đã thử mẫu 10% sét, 20% sét, 30% sét, 40 % sét thì vẫn đúc ngon lành (mỗi tội vật đúc nhỏ), vật lớn thì chưa có điều kiện thử ( đang chuẩn bị và sẽ có kết quả trong thời gian tới). Tuy nhiên, việc tăng tính kết dính do việc tăng sét là điều bắt buộc bởi vì mình thử với mẫu cát <0.5mm, nếu cát trộn 10% sét như các tài liệu thì khuôn cỡ 350x350x80, xương cách nhau 120 không thể kết dính được, mình phải tăng sét dẫn lên. Ngưỡng 40% như hiện tại bây giờ độ mịn bề mặt vẫn ổn. Việc rỗ khí, bóng hơi chưa bị mặc dù chỉ dùng 1 đậu hơi. Theo mình nghĩ, nguyên nhân rỗ khí, bóng hơi bởi vì trong lòng khuôn chứa khí hoặc ẩm quá (nước sẽ bay hơi ngay khi nhôm lỏng đổ vào. Vậy hạn chế bằng cách: giảm rỗ khí thì bố trí đậu hơi hợp lý, tức là chỗ nào bí khí sẽ bố trí đậu hơi ngay. Còn việc giảm bóng hơi bằng cách kiểm soát độ ẩm tốt. Việc nhiều sét mà kéo theo nguyên nhân nhiều nước là do mọi người trộn sét-cát-nước không đều và thời gian từ khi trộn tới khi dùng ngắn quá. Theo kinh nghiệm mình thấy, nếu trộn đủ nước, ủ đủ thời gian (1 đêm) thì độ ẩm sẽ phân đều, không bị hiện tượng vón cục cát ( nơi sẽ tập trung nhiều nước) sẽ khắc phục được hiện tượng bóng hơi.

Tiện đây muốn trao đổi thêm với Tamac theo kinh nghiệm của bạn để biến tính nhôm máy khi nấu (để đạt cỡ hạt mịn nhất có thể) thì bạn dùng cách nào? Mình muốn quan tâm tới phương án kỹ thuật vừa hiệu quả nhưng phải đảm bảo kinh tế. Mong
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

...để biến tính nhôm máy khi nấu (để đạt cỡ hạt mịn nhất có thể) thì bạn dùng cách nào? Mình muốn quan tâm tới phương án kỹ thuật vừa hiệu quả nhưng phải đảm bảo kinh tế.
Dùng muối Na (2/3 NaF + 1/3 NaCl), lượng dùng khoảng (0,05 - 0,08) % lượng nhôm lỏng cần biến tính, nhôm lỏng từ lò ra nồi được 1/3 thì cho chất biến tính vào để tăng khả năng tự khuấy trộn.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Chào cả nhà.
Tình hình là cuối tuần vừa rồi, em đúc thử sản phẩm 300x1200x40 bằng hai loại nhôm: nhôm cứng và nhôm lon (nhôm thỏi đúc từ vỏ lon) đúc xong em gặp một hiện tượng là cả 2 loại này sản phẩm đầu rất giòn, đập cái vỡ ngay và trên mặt sản phẩm cứ bị lỗ nhỏ li ti cảm giác nhôm nó xốp ấy. Em chỉ nấu thỏi ra và rót bình thường, ko cho thêm chất gì cả. Ai gặp phải vụ này thì chỉ cho e nguyên nhân và cách khắc phục với
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Dùng muối Na (2/3 NaF + 1/3 NaCl), lượng dùng khoảng (0,05 - 0,08) % lượng nhôm lỏng cần biến tính, nhôm lỏng từ lò ra nồi được 1/3 thì cho chất biến tính vào để tăng khả năng tự khuấy trộn.
Tức là khi chiết rót từ lò ra nồi rót thì cho muốn Na vào, khuấy đều và rót luôn hả TAMAC
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Mình đang gặp một trục trặc xin tư vấn cả nhà. Trước đây mình đúc thử nghiệm dùng cát thạch anh cỡ hạt nhỏ hơn 0.7mm dùng để đúc nhôm. Chi tiết của mình có kích thươc 300x850x15. Mác cát mình trộn 50% cát 50% sét thì mới đủ kết dính khuôn và khi đúc không vấn đề gì. Nay nhập cát đồng ở Thủy Nguyên, Hải Phòng về để đúc thử, cỡ hạt rất nhỏ, mịn, mình ước tính cỡ hạt tầm dưới 0.3mm. Vẫn dùng chi tiết trên, mác cát hiện tại mình phải trộn 10 cát-3 sét thì mới đủ kết dính, tuy nhiên khi đúc thì bị hiện tượng nổ bề mặt dưới. Mình nghĩ có 2 nguyên nhân:
1. Cát quá ẩm sẽ gây ra hiện tượng này.
2. Cát quá mịn ở hòm khuôn dưới gây ra hiện tượng này.
Mình đã thử nghiệm lại với mẫu kích thước 300x300x30 vẫn bị hiện tượng nổ bề mặt dưới khi đúc.
Các bạn nào có kinh nghiệm sử dụng loại cát này để đúc nhôm mong gửi cho mình phương án xử lý và kinh nghiệm pha trộn cát với sét theo tỷ lệ bao nhiêu thì hợp lý để đúc nhôm với kích thước hòm khuôn lớn cỡ 3000x4000x120 cho một nửa hòm khuôn
 
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Do bạn dùng sét quá nhiều, xưa giờ chưa thấy ai dùng sét đến 10% trong khi bạn dùng còn cao hơn thế. Cái đầu tiên cơ bản mà không đảm bảo thì chất lượng vật đúc sao đảm bảo được.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Mình đang gặp một trục trặc xin tư vấn cả nhà. Trước đây mình đúc thử nghiệm dùng cát thạch anh cỡ hạt nhỏ hơn 0.7mm dùng để đúc nhôm. Chi tiết của mình có kích thươc 300x850x15. Mác cát mình trộn 50% cát 50% sét thì mới đủ kết dính khuôn và khi đúc không vấn đề gì. Nay nhập cát đồng ở Thủy Nguyên, Hải Phòng về để đúc thử, cỡ hạt rất nhỏ, mịn, mình ước tính cỡ hạt tầm dưới 0.3mm. Vẫn dùng chi tiết trên, mác cát hiện tại mình phải trộn 10 cát-3 sét thì mới đủ kết dính, tuy nhiên khi đúc thì bị hiện tượng nổ bề mặt dưới. Mình nghĩ có 2 nguyên nhân:
1. Cát quá ẩm sẽ gây ra hiện tượng này.
2. Cát quá mịn ở hòm khuôn dưới gây ra hiện tượng này.
Mình đã thử nghiệm lại với mẫu kích thước 300x300x30 vẫn bị hiện tượng nổ bề mặt dưới khi đúc.
Các bạn nào có kinh nghiệm sử dụng loại cát này để đúc nhôm mong gửi cho mình phương án xử lý và kinh nghiệm pha trộn cát với sét theo tỷ lệ bao nhiêu thì hợp lý để đúc nhôm với kích thước hòm khuôn lớn cỡ 3000x4000x120 cho một nửa hòm khuôn
Không bàn tới hốn hợp nữa nhé vì đã có các bài từ trước, bạn cũng đã có kết luận của riêng mình rồi.
Cát Thủy Nguyên (Hải Phòng) là loại hỗn hợp cát đúc tự nhiên, gọi là hỗn hợp vì chúng đã có khoảng 20% đất sét trong đó, độ ẩm cũng vừa đủ có thể dùng ngay, cỡ hạt cát khoảng 0,16 - 0,21, thuộc loại cát tập trung (tức là khi sàng phân loại có khoảng 70% cỡ hạt nằm trên 3 sàng liên tiếp), thích hợp dùng làm khuôn đúc hợp kim màu, gang loại nhỏ.

Bạn dùng cát này đúc nhôm thì về độ chịu nhiệt và bề mặt mịn rất đảm bảo, tuy nhiên nó vẫn bị nổ cát vì một hỗn hợp ngoài chịu nhiệt còn phải (rất quan trọng) bền nhiệt. Khuyết tật nổ cát là một từ không thông dụng, gây khó hình dung, tôi hiểu là không phải vỡ cát, rỗ cát mà là bề mặt vật đúc không phẳng, bị phồng lên, bên dưới lớp nhôm có kẹp lớp cát hoặc là cày thành các rãnh cát trên bề mặt vật đúc??? Bạn nên nói rõ trọng lượng của vật đúc, cách đặt hệ thống rót, hơi...tốt nhất là có bản vẽ hoặc chụp ảnh.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Do bạn dùng sét quá nhiều, xưa giờ chưa thấy ai dùng sét đến 10% trong khi bạn dùng còn cao hơn thế. Cái đầu tiên cơ bản mà không đảm bảo thì chất lượng vật đúc sao đảm bảo được.
Phải cân đối giữa 2 vấn đề là khả năng kết dính và lượng sét tối thiểu. Hòm khuôn của mình mỗi nửa có kích thước 400x80x1200. Nó khá to và lượng cát nhìu. Nếu ko tăng sét thì ko thế dính hòm để giữ cát được.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Không bàn tới hốn hợp nữa nhé vì đã có các bài từ trước, bạn cũng đã có kết luận của riêng mình rồi.
Cát Thủy Nguyên (Hải Phòng) là loại hỗn hợp cát đúc tự nhiên, gọi là hỗn hợp vì chúng đã có khoảng 20% đất sét trong đó, độ ẩm cũng vừa đủ có thể dùng ngay, cỡ hạt cát khoảng 0,16 - 0,21, thuộc loại cát tập trung (tức là khi sàng phân loại có khoảng 70% cỡ hạt nằm trên 3 sàng liên tiếp), thích hợp dùng làm khuôn đúc hợp kim màu, gang loại nhỏ.

Bạn dùng cát này đúc nhôm thì về độ chịu nhiệt và bề mặt mịn rất đảm bảo, tuy nhiên nó vẫn bị nổ cát vì một hỗn hợp ngoài chịu nhiệt còn phải (rất quan trọng) bền nhiệt. Khuyết tật nổ cát là một từ không thông dụng, gây khó hình dung, tôi hiểu là không phải vỡ cát, rỗ cát mà là bề mặt vật đúc không phẳng, bị phồng lên, bên dưới lớp nhôm có kẹp lớp cát hoặc là cày thành các rãnh cát trên bề mặt vật đúc??? Bạn nên nói rõ trọng lượng của vật đúc, cách đặt hệ thống rót, hơi...tốt nhất là có bản vẽ hoặc chụp ảnh.
Hiện tượng của mình là như thế này: khi mình rót nhôm lỏng vào khuôn, trong khuôn phát ra tiếng lục bục và sau khi rót được một lúc thì nhôm bị trào ra, bề mặt vật đúc phía dưới thì toàn rỗ khí to bằng vài ngón tay, có khi to bằng cả nắm tay, loang lổ phổng rộp, trọng lượng chỉ đạt 40%, 50% trọng lượng nếu điền đầy đủ, toàn bộ vật đúc hỏng.
Trọng lượng vật đúc tầm 6kg.
Vật đúc của mình có kích thước 150x30x850.
Mình bố trí một lỗ rót ở tầm giữa vật đúc, có 2 rãnh dẫn vào, bố trí 2 đậu ngót+ hơi ở đầu, cuối, ngoài ra rất nhiều đậu ngót+ hơi nhỏ xiên trực tiếp trên khuôn trước khi rót.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Cả tuần chả thấy bác nào comment, box này có vể ít người quan tâm quá hic
 
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Phải cân đối giữa 2 vấn đề là khả năng kết dính và lượng sét tối thiểu. Hòm khuôn của mình mỗi nửa có kích thước 400x80x1200. Nó khá to và lượng cát nhìu. Nếu ko tăng sét thì ko thế dính hòm để giữ cát được.
Nếu khuôn to thì bạn phải dùng xương cho khuôn, sao lại dùng biện pháp thay đổi hỗn hợp làm khuôn nhiều như vậy.
 
A

ashui82

Author
Ðề: Kỹ nghệ đúc tăng chất lượng bề mặt nhôm khi diện tích sản phẩm lớn bằng khuôn cát.

Nếu khuôn to thì bạn phải dùng xương cho khuôn, sao lại dùng biện pháp thay đổi hỗn hợp làm khuôn nhiều như vậy.
Có chứ, khuôn hiện tại mình làm là chia từng ô như ô bàn cờ, kích thước từng ô là 300x150 x chiều cao khuôn.
À các bạn trong miền Nam cho mình hỏi, có một loại chất gọi là bột chống dính khuôn xuất xứ Trung Quốc, trong Nam bán nhiều nhưng ngoài Bắc ko thấy. Loại bột này có tác dụng chống dính cát vào mẫu sau khi lèn cát tươi xong, nhất nửa hòm khuôn và tách mẫu ra thì hầu như cát ko dính vào mẫu, nhấc mẫu ra rất dễ, ko làm hỏng bề mặt khuôn cát sau khi tách mẫu ra. Bác nào dùng loại này thì gửi cho em thông tin ảnh, địa chỉ bán hàng để em mua với.
 
Top