Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

TAMAC

Active Member
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Nhờ các bác xem hộ thành phần hóa học của anh chàng này thì nó tương đương với mác gì thế ạ! :9:



















Ng/tố
C
Si
Mn
Cr
P
S
Phần trăm
2,5 – 2,7
0,4 – 0,8
0,5 – 0,8
10,8 – 11,5
<0,07
<0,05


thanks các bác trước.
thép này là gang,thường gang chỉ dựa theo cơ tính để ghi mac thép thôi
[MENTION=28593]mucicala[/MENTION]: sao lại có thể trả lời...ẩu như thế này được nhỉ?

Theo bảng thành phần hóa thì gần với thành phần tiêu chuẩn của hợp kim chịu mài mòn hệ gang Cr, dùng trong điều kiện làm việc chịu mài mòn, có thể có va đập nhiệt tới 600 độ C, độ cứng cao có thể tới 64 HRC. Thành phần Cr trong mác chia 3 loại chính: max 11%; (11 - 23) %; (25 - 28) %, thường trong các mác này còn phải có Ni, Mo hoặc Cu để đạt hiệu quả cao nhất về yêu cầu cơ tính.
Với các mác gang yêu cầu đặc biệt, người ta không dùng cơ tính để ghi mác.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Cảm ơn bác [MENTION=12460]TAMAC[/MENTION] chỉ ra chổ sai do thằng này có thêm hợp kim hóa Crom,Ni,Mo.. để cải thiện thêm cơ tính nằm trong nhóm gang đặc biệt có ký hiệu riêng. Do lúc đầu em tưởng người ta nấu gang này bỏ nhiều thép vụn có chứa Crom nên ko ảnh hưởng j nghỉ là thuộc loại gang thông thường.
 
Ðề: giúp em tra mac thep 50X

Khi thể hiện mác thép không gỉ, tôi thường thấy các ký hiệu như SUS304, SUS316, AISI304, SS304 ... Cho tôi hỏi chử SUS viết tắt của chử gì? có ý nghĩa như thế nào? Khi nào thì dùng SUS, khi nào thì dùng AISI?

Một vấn đề nữa hơi sai đề tài ở đây (Tôi là thành viên mới, đã đọc hướng dẫn nhưng ko sao tìm được nút post bài viết mới) là: Công thức tính áp lực thành ống của ống thép không gỉ như thế nào? Ống theo tiêu chuẩn ASTM A312 TP304.

Khi phân theo hệ độ dày như SCH5, SCH10, SCH20, SCH40 ... người ta dùng tiêu chí nào để phân loại, có phải là tiêu chí áp suất thành ống không?

Cảm ơn và mong được sự giúp đở của các thành viên trong diễn đàn.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Khi thể hiện mác thép không gỉ, tôi thường thấy các ký hiệu như SUS304, SUS316, AISI304, SS304 ... Cho tôi hỏi chử SUS viết tắt của chử gì? có ý nghĩa như thế nào? Khi nào thì dùng SUS, khi nào thì dùng AISI?

Một vấn đề nữa hơi sai đề tài ở đây (Tôi là thành viên mới, đã đọc hướng dẫn nhưng ko sao tìm được nút post bài viết mới) là: Công thức tính áp lực thành ống của ống thép không gỉ như thế nào? Ống theo tiêu chuẩn ASTM A312 TP304.

Khi phân theo hệ độ dày như SCH5, SCH10, SCH20, SCH40 ... người ta dùng tiêu chí nào để phân loại, có phải là tiêu chí áp suất thành ống không?

Cảm ơn và mong được sự giúp đở của các thành viên trong diễn đàn.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

-AISI là viết tắt của chữ American Iron and Steel Institute hội tiêu chuẩn bắc Mỹ,còn mac (SUS304, SUS316, AISI304, SS304 ...) là mac Nhật (JIS),mac Nhật thường có chữ cái đầu là S. SUS có thể là viết tắt của của chữ Steel Ues Stainless, stainless là ko ghỉ. Số 304 là loại thép crom niken,0.04%C(tra trên mạng tới 0.08%C). Thường tiêu chuẩn Nhật lấy theo tiêu chuẩn AISI nên 2 mac SUS304,AISI304 tương đương nhau.
-Công thức tính áp lực thành ống,cái này ko rành lắm,tiêu chuẩn
ASTM A312 TP304 coi thêm ở đây:http://www.meslab.org/mes/threads/37419-Thep-khong-gi-SUS-la-gi-Cong-thuc-tinh-ap.html?goto=newpost
-Còn phân loại theo độ dày thì dùng tiêu chí j thì coi tham khảo ở đây:http://vi.wikipedia.org/wiki/DN#B.E1.BA.A3ng_NPS_cho_k.C3.ADch_th.C6.B0.E1.BB.9Bc_.E1.BB.91ng

 
Lượt thích: umy
J

junior

Author
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Mọi người có thể tra giúp em mác thép X12M được không ạ (Độ cứng,xích ma bền,thành phần hóa học)
Em xin cảm ơn rất nhiều.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Các tiền bối cho hỏi thép NACK 55 là loại thép gì? và các mác thép tương đương? thank!
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Tình hình là công ty em vừa nhận hợp đồng ,có vật liệu là 70ΓC,bác nào pro cho em hỏi,vật liệu này là gì?? thành phần hóa học,em tra trên mạng ,các tài liệu mà không tìm thấy được.Thanks you cả nhà
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Tình hình là công ty em vừa nhận hợp đồng ,có vật liệu là 70ΓC,bác nào pro cho em hỏi,vật liệu này là gì?? thành phần hóa học,em tra trên mạng ,các tài liệu mà không tìm thấy được.Thanks you cả nhà
70ΓC là mác thép ký hiệu theo Liên Xô (cũ) - 70MnSi. Mác này hiếm gặp, tra các sổ tay không thấy có, thường thì chỉ có 70Mn ( 70Γ ), hoặc nếu kết hợp Si thì chỉ có 50MnSi (50ΓC). Đây là mác thép chất lượng cao, dùng cho các chi tiết khi làm việc bị mài mòn và chịu tác động nhiệt. Thành phần hóa tra tương đương - %C, Mn, Si lần lượt là: 0,67 - 0,75 ; 0,9 - 1,2 ; 0,85 - 1,15.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

70ΓC là mác thép ký hiệu theo Liên Xô (cũ) - 70MnSi. Mác này hiếm gặp, tra các sổ tay không thấy có, thường thì chỉ có 70Mn ( 70Γ ), hoặc nếu kết hợp Si thì chỉ có 50MnSi (50ΓC). Đây là mác thép chất lượng cao, dùng cho các chi tiết khi làm việc bị mài mòn và chịu tác động nhiệt. Thành phần hóa tra tương đương - %C, Mn, Si lần lượt là: 0,67 - 0,75 ; 0,9 - 1,2 ; 0,85 - 1,15.
thanks bac nhiều,theo như quyển vật liệu của nghiêm Hùng thì em em chỉ suy ra C,Mn,Si lần lượt là :0.7;0.8-1;0.8-1,không biết bác [MENTION=12460]TAMAC[/MENTION] tra ở sổ sách nào hay theo kinh nghiệm mà ra số liệu như vậy ạ.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Tình hình là công ty em vừa nhận hợp đồng ,có vật liệu là 70ΓC,bác nào pro cho em hỏi,vật liệu này là gì?? thành phần hóa học,em tra trên mạng ,các tài liệu mà không tìm thấy được.Thanks you cả nhà
thanks bac nhiều,theo như quyển vật liệu của nghiêm Hùng thì em em chỉ suy ra C,Mn,Si lần lượt là :0.7;0.8-1;0.8-1,không biết bác @TAMAC tra ở sổ sách nào hay theo kinh nghiệm mà ra số liệu như vậy ạ.
Bạn cũng rỗi việc nhỉ !!!
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

sao lại gọi là dỗi được à,đầu tiên em tra trên mạng thì ko có một thông tin gì về vật liệu này,nên việc gì nhất là hỏi các pro trong diễn đàn thôi,thấy bác bảo vật liệu của Nga nên em lục lại sách tra,thì thấy ghi trong đó,nhưng ko có bảng của từng chi tiết.Nên muốn hỏi bác [MENTION=12460]TAMAC[/MENTION] xem ,thành phần hóa học như thế có chính xác không,và nguồn đó,để em chắc chắn còn tin tưởng.Công ty em làm xong là đúc luôn,chứ không phải chỉ học cho biết đâu bác ạ,nên có gì phiền đến bác mong thông cảm giùm nhé.
sau những lần hỏi như thế này ,nếu thành công em sẽ được:
thứ nhất: cách tra vật liệu ,dựa vào nguồn mà bác đưa ra,lần sau sẽ không phải hỏi những câu tương tự nữa.
thứ hai : được kinh nghiệm của bác,như thế có hướng mà học tập.
làm có mục đích đâu phải dỗi ở văn phòng mà lên diễn đàn đâu ạ.
 
M

mylove9195

Author
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

các bạn giúp mình tra mác théo 38XA về giới hạn bền và độ cứng HB được ko? thêm 1 số thông tin về nó cũng tốt.thanks nhé
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Chào cả nhà,

có ai biết thành phần kết cấu của vật liệu GGG40 và vật liệu A395 không ạ ? hai loại này đặc tính cơ học có giống nhau không ạ?
rất mong được mọi người hổ trợ.
xin cảm ơn.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Chào cả nhà,

có ai biết thành phần kết cấu của vật liệu GGG40 và vật liệu A395 không ạ ? hai loại này đặc tính cơ học có giống nhau không ạ?
rất mong được mọi người hổ trợ.
xin cảm ơn.
Cần phân biệt GGG40 và A395
GGG40 là mác gang cầu theo tiêu chuẩn Đức nó tương đương GC400 - 15 (TCVN) hoặc FCD40 (Nhật)
ASTM A395 là bảng tiêu chuẩn (Mỹ) về gang dẻo, trong đó có nhiều mác gang, không phải là 1 mác gang cụ thể
Gang cầu và gang dẻo tất nhiên đặc tính cơ học sẽ khác nhau.
 
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

Cần phân biệt GGG40 và A395
GGG40 là mác gang cầu theo tiêu chuẩn Đức nó tương đương GC400 - 15 (TCVN) hoặc FCD40 (Nhật)
ASTM A395 là bảng tiêu chuẩn (Mỹ) về gang dẻo, trong đó có nhiều mác gang, không phải là 1 mác gang cụ thể
Gang cầu và gang dẻo tất nhiên đặc tính cơ học sẽ khác nhau.
rất cảm ơn anh đã trả lời câu hỏi của em.
anh cho em hỏi thêm ít nha.
vì em cũng có tìm hiểu sơ qua. em thấy nhiều hãng sản xuất đề cập tới 2 mã vật liệu này dường như tương đương
vật liệu DIN GGG40, em thấy một số hãng cũng để là gang dẽo http://www.gefa.com/en/soft-s[MEDIA=youtube]ate-butterflyvalve[/MEDIA]-kg2-m.html
anh TAMAC có thể giải thích thêm về đặc tính của 2 loại này được không ạ? 2 loại này có thể thay thế cho nhau không ? loại nào ưu việt hơn..
rất cảm ơn anh :),
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Tất cả các câu hỏi về TRA MÁC THÉP vui lòng post tại đây !!!

...nhiều hãng sản xuất đề cập tới 2 mã vật liệu này dường như tương đương
vật liệu DIN GGG40, em thấy một số hãng cũng để là gang dẽo http://www.gefa.com/en/soft-s[MEDIA=youtube]ate-butterflyvalve[/MEDIA]-kg2-m.html
anh TAMAC có thể giải thích thêm về đặc tính của 2 loại này được không ạ? 2 loại này có thể thay thế cho nhau không ? loại nào ưu việt hơn..
Khái niệm mác vật liệu (thay thế) tương đương nên hiểu ở tính năng sử dụng cho một loại chi tiết cụ thể nào đó mà điều kiện làm việc cho phép. Chứ không phải các mác vật liệu đó có cơ tính tương đương nhau. Chủ yếu việc các nhà sản xuất thay thế vật liệu tạm gọi là "tương đương" là do tính công nghệ chế tạo, tính kinh tế...quyết định.

Về nấu luyện thì gang dẻo qui trình chế tạo rất phức tạp, tốn kém, đầu tiên phải nấu ra gang trắng, sau đó đem ủ ở nhiệt độ xác định (850 - 1050 độ C) trong nhiều ngày để được gang có tính dẻo cao, có khi nó còn được gọi là "gang rèn" vì tính dẻo nhiều khi có thể dùng thay thế cho thép cho 1 số chi tiết. Còn gang cầu thì chỉ cần nấu gang xám đúng thành phần sau đó cầu hóa là được. Mặt khác sau khi nấu gang ta phải đúc rót ra chi tiết thì với gang cầu cũng dễ dàng hơn so với gang trắng (trước khi ủ thành gang dẻo) vì gang trắng rất cứng, dễ nứt, vỡ...

Các nhà sản xuất ống nước, van, bích... thường quảng cáo là mác vật liệu gang dẻo A395 nhưng lại dùng GGG40 hoặc QT400-15 (là gang cầu) và nói là chúng tương đương. Thực chất do điều kiện làm việc của các loại chi tiết này đúng là có thể dùng gang cầu thay thế cũng được, GGG40 có độ bền kéo > 400 MPA, độ dãn dài 15% tức là cũng rất dẻo.
Với các chi tiết mà điều kiện làm việc yêu cầu cao như Tambua ôtô tải chẳng hạn chắc chả ai dám nói đó là vật liệu tương đương.
 
Top